Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

hãy đưa ra các chính sách và cải cách chế độ tiền lương để nâng cao thu nhập cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.67 KB, 9 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

BẢN THUYẾT TRÌNH MƠN KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI: Thu nhập là gì? Anh/chị hãy cho biết cơ cấu thu nhập của
người lao động? Bằng việc nghiên cứ và trải nghiêm thực tiễn, anh
chị hãy đưa ra các chính sách và cải cách chế độ tiền lương để nâng
cao thu nhập cho người lao động?

Bài làm
Tình huống dẫn nhập
Chị B là trưởng nhóm, cũng là cơng nhân may cho một doanh nghiệp may mặc. Để
tính thu nhập lao động của chị B trong tháng 10 có thể dựa vào các giá trị thực tế
được thể hiện trên bảng lương như sau:
Tiền lương trên sản phẩm: 5.000.000 Vnđ.
Tiền lương thâm niên: 500.000 Vnđ.


Phụ cấp chức vụ: 500.000 Vnđ.
Phụ cấp xăng xe, đi lại: 300.000 Vnđ.
Phụ cấp ăn ca: 700.000 Vnđ.
Như vậy, ngoài tiền lương, chị còn được nhận các khoản phụ cấp
5.000.000 + 500.000 + 500.000 + 300.000 + 700.000 = 7.000.000 Vnđ.
Giá trị 7.000.000 Vnđ phản ánh thu nhập của chị A trong tháng 10. Và khoản tiền
này được công ty trả toàn bộ cho chị sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan khác
I, Thu nhập và cơ cấu thu nhập của người lao động
1, Khái niệm thu nhập
Thu nhập là tổng lượng tiền (bao gồm cả hiện vật quy ra tiền nếu có) mà người lao
động hoặc các thành viên trong gia đình nhận được trong một thời kì nhất định
(tháng, quý, năm). (Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực)
Thu nhập là khoản tiền thu được từ việc sở hữu và cung ứng các nhân tố sản xuất


trong một thời kì. Các khoản tiền thu được từ lao động, tư bản, đất đai và năng lực
kinh doanh là thu nhập từ tiền lương, lãi suất, địa tô và lợi nhuận. Doanh nhân
(người sở hữu năng lực kinh doanh) là người kết hợp các nhân tố sản xuất để tạo ra
sản lượng và thu nhập cho các nhân tố sản xuất. (Theo từ điển Kinh tế học - Nguyễn
Văn Ngọc - Đại học Kinh tế Quốc dân)
2. Phân loại thu nhập
a, Căn cứ vào giá cả
Do cách tính thu nhập bằng giá trị, nên thu nhập phụ thuộc vào giá cả và hình
thành hai phạm trù:
 Thu nhập danh nghĩa là thu nhập chưa tính đến yếu tố giá cả của sản phẩm tiêu
dùng và công việc phục vụ (Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu giáo trình Kinh tế
nguồn nhân lực)
 Thu nhập thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hóa tiêu
dùng và dịch vụ mà mỗi người lao động trao đổi được thông qua thu nhập danh
nghĩa của mình (Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực)
Công thức thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa

Itntt =


Trong đó: Itntt là chỉ số thu nhập thực tế
Itndn là chỉ số thu nhập danh nghĩa
Igc là chỉ số biến động giá cả
 Thu nhập của các hộ gia đình:
 Để đo lường lượng giá trị sản phẩm hàng hóa của một quốc gia được sản
xuất ra hoặc thu được trong một năm thì theo cách tính của Liên Hiệp Quốc
dựa vào các chỉ tiêu sau:
 Tổng sản phẩm quốc dân GNP: là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị sản xuất
của một quốc gia (bao gồm cả con người và máy móc của họ) trong một thời
gian nhất định, bất kể các hoạt động sản xuất diễn ra ở đâu

 Tổng sản phẩm trong nước GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là thước đo
về tổng sản lượng của nền kinh tế hay do nền kinh tế trong nước sản xuất ra,
khơng tính đến yếu tố giá trị mang ra và mang vào. GDP còn được coi là giá
trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng sản xuất ra trong
phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định.
 Sản phẩm quốc dân rỏng NNP chỉ tiêu này phản ảnh phần còn lại của
tổng sản phẩm quốc dân sau khi trừ đi phẩn khấu hao (khấu hao là phần
doanh thu được sử dụng để bù đắp phẩn tài sản đã hao mòn trong quá trình
sản xuất)
 Thu nhập quốc dân Ni chỉ tiêu này phản ánh tổng thu nhập mà công dân
một nước tạo ra. Nó được tính bằng cách lấy sản phẩm quốc dân ròng NNP
trừ đi thuế gián thu và cộng với trợ cấp kinh doanh. Thuế gián thu bao gồm
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, là những loại thuế đánh vào chi
tiêu mua hàng hoá
 Khi xem xét ở phạm vi một tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp), người ta dùng
các chỉ tiêu sau:
 Tiền lương của công nhân viên chức. Đây là bộ phận chủ yếu cấu thành nên
thu nhập của công nhân viên chức.
 Thu nhập bằng tiền trong gia đình, là tổng số tiền nhận được từ tiền lương, tiền
thưởng, thu nhập cá nhân từ các nguồn khác nhau.
 Tổng thu nhập, là chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ đảm bảo vật chất của người
lao động, bao gồm tất cả các loại thu nhập bằng tiền, hiện vật và các công việc
nội trợ trong gia đình.
 Thu nhập rịng, là thu nhập bằng tiền hay tổng thu nhập sau khi đã trừ đi tiền
thuế và những khoản tiền khấu trừ bắt buộc. Thu nhập rỏng là khoản thu nhập


lớn nhất mà gia đình có thể dùng để chi tiêu cho những nhu cầu mua sắm hàng
hóa và cơng việc phục vụ cuối cùng mà không cần đến các khoản dự trữ khác.
b, Căn cứ vào nguồn gốc thu nhập

Chỉ tiêu

Thu nhập từ lao động

Thu nhập không lao động

Phân loại

 Thu nhập từ các hoạt động lao  Thu nhập từ hoạt động cá nhân
động
 Thu nhập từ sở hữu tài sản
 Thu nhập từ các hoạt động
kinh doanh
 Thu nhập từ sở hữu tài sản

Tính chất

 Chính đáng

 Phần lớn là khơng chính đáng

 Thu nhập thơng qua tiền
 Thu nhập dưới dạng hối lộ, từ sự
Cách thức
lương, các khoản tính chất
mua đi bán lại, của sự đầu cơ
lượng
3, Vai trò
Một là, trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi, nảy sinh hai vấn đề mâu thuẫn
nhau: một là, sự phân phối phù hợp với số lượng và chất lượng lao động hao phí và

hai là, sự cạnh tranh trên thị trường, cải quyết định thu nhập của doanh nghiệp và cán
bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trưởng, người lao động
làm thuê hoặc những chủ sở hữu, những công ty cổ phần thường hướng vào các hoạt
động kinh tế khi mà thu nhập họ nhận được cao hơn mức tiền lương quy định, do
tính tích cực sáng tạo, hiệu quả của lao động của các tập thể, cũng như nhóm cơng
nhân riêng biệt, làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, tập thể hoặc tự nhân.
Như vậy, hệ thống các quan hệ phân phối, bao gồm những cơ chế không chỉ gắn với
việc trả cơng lao động mà cịn gắn với thu nhập từ sở hữu và tử các hoạt động kinh
tế.
Hai là, các mối liên hệ ràng buộc nêu trên và điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra cơ chế điều chỉnh thu nhập, trong đó, xã hội duy trì
và kích thích việc nhận thu nhập từ các hoạt động kinh doanh và sở hữu tài sản cũng
như thu nhập từ lao động. Đồng thời, nó cũng tạo ra những điều kiện làm nảy sinh
trong xã hội xu hướng tăng số lượng người ăn bám, sống nhờ vào những thu nhập có
tính chất đầu cơ. Tuy nhiên, nếu các hoạt động kinh doanh gắn với việc dầu tư vào
sản xuất nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, kích thích nâng cao hiệu quả lao động thì
những thu nhập khơng lao động có khả năng giảm dần và dừng lại. Trong trường hợp


ngược lại, sẽ không tránh khỏi sự căng thẳng xã hội và dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn
xung đột giữa hiệu quả kinh doanh và thu nhập.
Ba là, việc nâng cao thu nhập từ hoạt động lao động đòi hỏi hệ thống trả cơng lao
động và kích thích vật chất phát huy tác dụng thiết thực không chỉ đảm bảo thù lao
bằng tiền với độ lớn nhất định (phản ảnh giá trị sức lao động), mà còn phải gắn trực
tiếp với kết quả lao động của họ. Cần phải ổn định quan hệ trực tiếp giữa đơn vị đo
lường lao động hao phí của cơng nhân viên chức và độ lớn thu nhập bằng tiền nhận
được của họ, cũng như mỗi liên hệ giữa số lượng lao động và chất lượng lao động.
Chi trong những điều kiện như vậy, việc thực hiện các chức năng của quan hệ phân
phối mới có thể phát triển bình thường, lành mạnh.
4, Cơ cấu thu nhập của người lao động

Cơ cấu này là tiền lương trong doanh nghiệp nó bao gồm lương, phụ cấp, tiền
thưởng và các loại phúc lợi.
 Tiền lương được xác định trên cơ sở: Tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học,
xã hội học, mức độ phức tạp, mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện trung
bình của từng nghành nghề
 Đối với những người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh hoặc trong
khu vực hành chính ở Việt Nam thì được xác định qua hệ thống thang, bảng lương
của nhà nước
 Trong thực tế, người lao động trong khu vực nhà nước thường coi lương cơ
bản như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp.
Mặc dù, lương cơ bản có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ công
việc.
 Phụ cấp là tiền trả cho những cơng lao động ngồi lương cơ bản. Nó bổ sung
cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong
những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi
xác định lương cơ bản
 Ở Việt Nam, trong khu vực nhà nước, có loại phụ cấp khác nhau như: Phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp khu vực, v.v…Tuy nhiên, trong
khu vực phi quốc doanh có các phụ cấp khác như phụ cấp di chuyển, phụ cấp đi
đường, v.v…;
 Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động.
 Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với
người lao động trong việc phấn đấu thực hiện cơng việc tốt hơn. Tiền thưởng có rất
nhiều loại


 Trong thực tế các doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại
thưởng sau đây: Tiền thưởng cho năng suất, chất lượng; Thưởng tiết kiệm; Thưởng
sáng kiến; Thưởng sự tận tụy trung thành, thưởng cho nhân viên tìm được các
khách hàng, các địa chỉ tiêu thụ mới…;

 Phần lợi ích mà nhân viên mang lại cho doanh nghiệp.
 Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc
bởi nhiều yếu tố như: Quy định của nhà nước, mức độ phát triển nền kinh tế, khả
năng tài chính của doanh nghiệp…;
 Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao
động có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp
 Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; Hưu trí;
Nghỉ phép; Nghỉ lễ; Ăn trưa do doanh nghiệp chi trả; Quà tặng của doanh nghiệp
cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên, v.v….
II. Thực trạng thu nhập và chính sách tiền lương của người lao động tại Việt
Nam
1. Thu nhập bình quân tháng của người lao động

Thu nhập bình quân tháng của lao động quý III năm 2021 là 5,19 triệu đồng, giảm
760 nghìn đồng so với quý trước và giảm 600 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến đời sống
của người lao động, điều này thể hiện rõ nét khi mức thu nhập bình quân của người
lao động năm 2021 đã sụt giảm so với năm 2020.
Nếu như quý 3/2021 đã chứng kiến mức thu nhập thấp nhất chưa từng có trong
nhiều năm trở lại đây thì sang quý 4/2021 mức thu nhập bình quân của người lao


động đã được cải thiện hơn. Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý
4/2021 là 5,33 triệu đồng, tăng 139.000 đồng so với quý trước. Tuy nhiên nếu so
sánh cùng kỳ năm trước thì quý 4/2021 đã giảm 624.000 đồng so với cùng kỳ năm
trước.
Tính cả năm 2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu
đồng, giảm 32.000 đồng so với năm 2020.
Xét theo ngành kinh tế, so với năm 2020, lao động trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản năm 2021 duy trì được mức độ tăng trưởng dương ổn định và là

khu vực duy nhất có thu nhập bình qn tăng. Mức thu nhập bình quân tháng năm
2021 của khu vực này là 3,6 triệu đồng, tăng 7,1% (tương ứng tăng 236.000 đồng).
Trong năm 2021, thu nhập bình quân của lao động khu vực cơng nghiệp và xây
dựng năm có mức giảm cao nhất giảm 201.000 đồng (tương ứng giảm 3%), còn 6,4
triệu đồng. Lao động trong khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình qn cao nhất với
6,8 triệu đồng nhưng cũng giảm 27.000 đồng so với năm 2020, tương ứng giảm
0,4%.
Do ảnh hưởng của COVID-19, thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng
ăn lương năm 2021 là 6,6 triệu đồng, giảm 45.000 đồng so với năm 2020.
2. Thực trạng về chính sách tiền lương hiện nay của VN
Trải qua nhiều lần thay đổi và cải thiện thì tổng thể chính sách tiền lương đã đạt
được như cải thiện nâng dần mức lương phù hợp với biến động giá cả cũng như sức
lao động, tạo ra sự cơng bằng chung giữa các ngành nghề, các nhóm lao động trong
xã hội
Bất cập: Việc Khuyến khích cống hiến, đảm bảo thu hút nhân tài, trả công xứng
đáng với những thành tích của người lao động thì dường như tiền lương chưa đạt đến
được mục tiêu này
Trừ lương ở doanh nghiệp thì lương ở ngân sách nhà nước khá trì trệ, tiền lương
tăng rất chậm và cịn thấp, do đó cịn tạo trường hợp NLĐ đến khi cả cuối đời vẫn
chưa đạt được mức lương cao nhất (Năm 2022 Không cải cách tiền lương cho cán
bộ, công chức, viên chức theo Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15)

Chính sách tiền lương vẫn mang tính hình thức, chưa đảm bảo được yêu
cầu tích lũy cho người lao động như mục tiêu của lương với tư cách là giá cả của
người lao động đặt ra
III. Nguyên nhân thu nhập của người lao động còn thấp


Hiện mức lương bình quân mà NLĐ nhận được ở hầu hết các doanh nghiệp, các
KCN ở Việt Nam là thấp. Việt Nam có trên 300 KCN đang sử dụng trên 10 triệu lao

động. Mức lương bình quân thấp chưa đến 5 triệu đồng/người/tháng, ngồi yếu tố
trình độ khoa học, cơng nghệ, tay nghề, chất xám... của NLĐ thấp, cịn do một số
nguyên nhân sau:
 Thiết kế mức lương tối thiểu thấp
 Việc vận dụng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, ở một số nhà đầu tư,
một số người làm quản lý lao động chưa thỏa đáng.
 Một số chủ doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp lợi dụng biến mức
lương tối thiểu thành mức lương bình quân
 Một số doanh nghiệp “phớt lờ” kỳ “nâng lương” cho NLĐ.
IV. CHÍNH SÁCH VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG
1. Nghị định 108 của Chính phủ ngày 7/12/2021
Điều chỉnh tăng thêm 7.4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ
cấp hằng tháng của tháng 12/2021. Áp dụng cho cán bộ, công chức, công nhân,
viên chức và người lao động, lực lượng quân nhân, công an, cán bộ phường/ xã/ thị
trấn.
Điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng nghỉ hưu trước ngày 01/01/1995 cụ
thể.
+ Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu,
trợ cấp BHXH, tợ cấp hằng tháng từ 2.3000.000 đồng/người/tháng trở xuống
+ Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/ người/ tháng đối với những người có mức
lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng thắng từ 2.300.00 đồng/ người/ tháng
đến dưới 2.500.000 đồng/ người/ tháng.
2. Không cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 nêu rõ:
Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3
Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh
lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
3. Khả năng tăng lương tối thiểu vùng và lương cơ sở
Trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 nên lương tối thiểu vùng 2021 đã
không tăng và được thực hiện theo mức lương cơng bố tại Nghị định 90/2019/NĐCP. Và với tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay thì dự kiến lương tối thiểu

vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021.


 Việc tăng mức lương cơ sở trong thời gian tới chắc chắn vẫn sẽ được thiện
hiện tuy nhiên thời điểm cần được lựa chọn hợp lý và mức độ cũng cần cân
nhắc.
V. CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG NÂNG CAO CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG
Từ những nội dung cơ bản về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp nêu trên,
trong thời gian tới, chúng ta cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách chính
sách tiền lương
2. Tích cực xây dựng hệ thống vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang, hoàn thiện hệ thống pháp luật
3. Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới để áp dụng thống nhất từ năm 2021.
4. Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách tạo nguồn lực cho cải cách
chính sách tiền lương
5. Triển khai có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về
tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu quả
6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền lương; sửa đổi, hoàn thiện pháp luật
về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, …
7. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trị của nhân dân, và các đồn
thể chính trị-xã hội trong việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ với
sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý đối
với đơn vị sự nghiệp công lập.




×