Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI 9 ĐIỂM Lý luận về tích tụ tư bản và tập trung tư bản của tích tụ tư bản và liên hệ với thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.33 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI HẾT HỌC PHẦN
Môn: Kinh tế Chính trị

Họ và tên:
Lớp:
MSSV:

Hanoi, 2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
NỘI DUNG.......................................................................................................6
1. Lý luận về tích tụ và tập trung tư bản:...............................................6
a. Tích lũy tư bản:.....................................................................................6
b. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản:....................................................8
2. Liên hệ thực tiễn tói nước ta hiện nay:...............................................9
a. Vấn đề ở Việt Nam hiện nay:...............................................................9
b. Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề trên:..................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................13
BẢNG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.....................................14

1


MỞ ĐẦU


Tích lũy tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hình thành
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản đầu
tiên trên thế giới đã hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã
cho thấy rằng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, tích lũy ngun thủy đã diễn ra
sơi động ở các nước phương Tây và nền kinh tế- xã hội của các nước này phát
triển vô cùng mạnh mẽ. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng tích lũy tư
bản còn là sự đòi hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở bất
cứ quốc gia nào trên thế giới. Nếu khơng tích lũy và huy động nguồn lực tư
bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ khơng phát triển
mạnh mẽ và cường thịnh được.
Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản xuất mở
rộng. Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển,
đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã
lựa chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công
cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn để xây dựng các cơng
trình nền tảng và cái tiến kỹ thuật áp dụng khoa học tiên tiến là càng cần thiết
và quan trọng hơn bao giờ hết.
Qua bài tiểu luận sau đây, em xin giải quyết về vấn đề: “Lý luận về tích tụ
tư bản và tập trung tư bản của C. Mác và liên hệ với thực tiễn phát triển nền
kinh tế nước ta hiện nay”.
Bài tiểu luận của em cịn có những thiếu sót nhất định, kính mong sẽ nhận
được những góp ý của thầy cơ, giúp em có thể củng cố thêm kiến thức của
mình một cách vững chắc.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


NỘI DUNG
1. Lý luận về tích tụ và tập trung tư bản:

a. Tích lũy tư bản:
Chủ nghĩa tư bản đã trải qua hai hình thức tích lũy: tích lũy ngun thủy
và tích lũy tư bản chủ nghĩa. Nêu như tích lũy nguyên thủy tách người nông
dân ra khỏi ruộng đất của họ, tước đoạt tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là đất
đại hoặc thông qua con đường xâm chiếm thuộc địa, cướp bóc… thì tích lũy
tư bản chủ nghĩa là một hình thái mới với bước phát triển cao hơn về chất
lượng so với tích lũy nguyên thủy.
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội lồi người. Tái sản xuất có
hai hình thức chủ yếu: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản
xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mơ như cũ. Dưới chủ
nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần
giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một phần giá
trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, có thể coi
nguồn gốc duy nhất của tích luỹ cơ bản là giá trị thặng dư.
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mơ tích lũy tư bản phụ
thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác
định thì sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh
hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
- Trình độ khai thác sức lao động: Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày
lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân. Như vậy khối lượng giá trị
thặng dư càng lớn và quy mơ của tích lũy tư bản càng lớn.
- Trình độ năng xuất lao động xã hội: Năng xuất lao động xã hội tăng lên
sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới,
nên làm tăng quy mơ của tích lũy.
- Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trong
quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào
3


quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như

vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy
móc vẫn có tác dụng như khi cịn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc
được xem như là sự phục vụ không công. Sự phục vụ không công càng lớn, tư
bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy
quy mơ của tích lũy tư bản càng lớn.
- Đại lượng của tư bản ứng trước: Thị trường thuận lợi, hồng hố ln
bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mơ tích luỹ
lớn.
Tích luỹ tư bản sẽ dẫn tới những hệ quả sau:
- Tích luỹ cơ bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản: Cấu tạo hữu cơ của
tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh
sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Do tác động thường xuyên của
tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng
biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ: bộ phận tư
bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng
tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối,
nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.
- Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản: Tích tụ tư bản là
việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ.
Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt
lớn. Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên, và tư bản xã hội cũng tăng
theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mơ cịn tư bản
xã hội vẫn như cũ.
- Q trình tích luỹ tư bản là q trình bần cùng hố giai cấp vô sản: Cấu
tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, làm cho cầu tương đối về sức lao động
có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn nhân
khẩu thừa tương đối ( nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng,
nhân khẩu thừa ngừng trệ).
4



Bên cạnh những hệ quả tiêu cực, tích luỹ tư bản cũng có những vai trị và
ý nghĩa rất quan trọng. Tích luỹ tư bản làm cho qui mơ vốn ngày càng tăng,
có điều kiện cải tiến kĩ thuật ứng dụng thành tựu khoa học cơng nghệ, có khả
năng giành thắng lợi trong cạnh tranh. Các nhà tư bản cũng hiểu và nắm được
các nhân tố tăng qui mơ tích lũy, từ đó vận dụng trong sản xuất kinh doanh để
tăng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế. Khơng chỉ vậy, q trình tích lữ
cũng làm tăng năng suất lao động là cách sử dụng vốn có hiệu quả nhất và
tăng khấu hao tư liệu sản xuất, tránh được hao mịn vơ hình, có ý nghĩa rất lớn
tăng tích lũy vốn sản xuất và sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả.
b. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản:
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng
lên thơng qua q trình tích tụ và tập chung tư bản.
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mơ tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị
thặng dư trong một xí nghiệp nào đó. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu tái
sản xuất trở mở rộng, của sự ứng dụng khoa học kỹ thuật; mặt khác là sự tăng
lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư
bản chủ nghĩa tạo khả năng thực hiện cho tích lũy tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác
lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những địn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập
trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết, sự tự nguyện hay sáp nhập
các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các
khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản.
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có điểm giống nhau là đều làm tăng quy mô
của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có điểm khác nhau:
- Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản
làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mơ của tư bản xã hội.
Cịn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do
5



đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mơ của tư bản cá biệt mà không làm tăng
quy mô của tư bản xã hội.
- Hai là, tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư
sản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm th để tăng quy
mơ của tích tụ tư bản. Cịn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh
tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời nó cũng tác động đến
mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư
bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh
gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo
điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích
tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ tư bản và tập trung tư bản
làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh.
Như vậy, q trình tích lũy tư bản gắn với q trình tích tụ và tập trung tư
bản ngày càng tăng, do đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản
xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư
bản ngày càng sâu sắc thêm.
2. Liên hệ thực tiễn tói nước ta hiện nay:
a. Vấn đề ở Việt Nam hiện nay:
Việc đề cập đến tình hình đất nước, các nhiệm vụ, đặc điểm của nền kinh
tế, hình thức sở hữu cũng như cơ cấu nền kinh tế và vai trị có tác dụng giúp
chúng ta nhận thức rõ về vấn đề tích tụ và tập trung tư bản đối với đất nước ta
hiện nay.
Tư bản chính là vốn, được đầu vào trong sản xuất. Tích tụ và tập trung tư
bản thực chất là tích tụ và tập trung vốn vào trong sản xuất. Rõ ràng đất nước
ta với những đặc điểm như trên, cùng với nó là q trình cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước thì vấn đề tích tụ và tập trung tư bản vốn là một trong
những vấn đề cơ bản để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế.

6


Đối Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những
nhiệm vụ kinh tế cơ bản như: phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ
cũng tồn tại ba hình thức sở hữu là: sở hưu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu
tư nhân, mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở hữu ở nhiều mức độ
khác nhau.
Vốn là một nhân tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế.
Thiếu vốn, nền kinh tế khơng thể tăng trưởng được. Vì vậy, để nền kinh tế
tăng trưởng cao thì nhu cầu về vốn càng lớn và đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả
nguồn vốn đó. Vốn khơng chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà cịn đóng góp
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng. Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam rất cần nguồn tư bản (vốn) những hình thức vốn, đặc biệt
của nó đối với sự phát triển của kinh tế đất nước.
b. Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề trên:
Có thể nói, do nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội, cùng lúc trên đất nước đang tồn tại nhiều
thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu đan xen nhau, nên q trình tích tụ
và tập trung tư bản ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Vì
vậy, giải pháp cho vấn đề tích tụ và tập trung tư bản ở Việt Nam:
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng: Vì mục
tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản phẩm xã
hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác cho được quan
hệ giữa tích lũy vào tiêu dùng. Việc phân chia này tùy thuộc vào nhu cầu nền
kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Đồng thời phải khuyến khích mọi người
không ngừng tiết kiệm.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn: Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn,

trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân
bố nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng
7


vốn cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ khơng nên cấp
vốn tồn bộ mà nên tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp phát huy mọi năng
lực cũng như mọi khả năng quản lý của họ từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
- Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư
nước ngồi: Tích lũy vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng
đầu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan
trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi
cho đầu tư phát triển và cho phát triển cơng nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả
tích lũy, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách
và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tín dụng và
ngân hàng. Đây là hai hình thức tích lũy vốn có hiệu quả tương đối cao do có
thể thu hút được vốn cịn nhàn dỗi trong xã hội. Để thực hiện được ngày càng
tốt các nhiệm vụ của mình, một mặt ngân hàng cần phải tự đổi mới phương
thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết kiệm qua bưu điện cải
thiện các thủ tục đảm bảo an ninh, bí mất. Đặc biệt hệ thống ngân hàng cần
phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích tụ và tập trung vốn
được thuận lợi.
Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài
nguyên quốc gia và từ các tài sản cơng cịn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện
pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước
cho đầu tư phát triển.
Ngoài nguồn vốn trong nước thì trong hồn cảnh hiện tại, khi nền kinh tế mở
của hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai trị đặc biệt

quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực
tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ý nghĩa vơ cùng
to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì vậy mà chúng ta
8


cần phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốn đầu
tư của các nước đang phát triển.

9


KẾT LUẬN
Qua lý luận tích lũy tư bản, ta thấy rằng cùng với sự phát triển của xã
hội, tích lũy ngày càng đóng vai trị cần thiết. Nhờ tích lũy mà của cải xã hội
không ngừng tăng lên. Tuy nhiên trong từng giai đoạn lịch sử tích lũy lại
mang những bản chất khác nhau: dưới chủ nghĩa tư bản, tích lũy là phương
tiện để giai cấp tư sản bóc lột lao động làm thuê, tích lũy càng nhiều lao động
làm thuê càng bị bóc lột nặng nề gây mâu thuẫn đối kháng không thể giải
quyết được, trong chủ nghĩa xã hội, tích lũy là phương tiện làm tăng của cải,
tích lũy càng cao thì đời sống của nhân dân càng được cải thiện.
Riêng đối với Việt Nam, để đạt những thuận lợi cùng với việc vượt qua
những thách thức trong cơng nghiệp hiện đại hóa đất nước, trước 19 hết phải
có nguồn vốn dồi dào và quan trọng là việc sử dụng vốn như thế nào để đạt
hiệu quả.Sự phát triển bền vững và liên tục của nền kinh tế cũng tạo áp lực,
thách thức đòi hỏi mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp…khơng chỉ biết làm
giầu cho mình mà cịn phải làm giầu cho toàn xã hội.Quy luật cạnh tranh đã
bắt buộc bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải không ngừng mở rộng vốn
đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Mà con đường duy nhất là phải tích lũy
ngày càng nhiều hơn để tái sản xuất mở rộng. Mặt khác việc thu hút vốn đầu

tư nước ngồi sẽ có tác động rất lớn. Có như vậy chúng ta mới từng bước thực
hiện thành cơng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót đối với nhận định cũng như đánh giá của bản thân. Vì vậy, em mong
có thể nhận được các ý kiến đóng góp từ thầy cơ để góp phần hồn thiện hơn
nữa kiến thức em đã tiếp thu được, để tạo nên nền móng vững chắc và có thể
áp dụng vào thực tiễn sau này.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủa nghĩa Mác- Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2021.
3. Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội,
2007.
4. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005.
5. Tích luỹ tư bản, Wikipedia, />%C5%A9y_t%C6%B0_b%E1%BA%A3n

11



×