Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Ths BCH báo IN CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào với vấn đề GIỮ GÌN VÀ QUẢNG BÁ BẢN sắc văn hóa dân tộc lào lùm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.73 KB, 111 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHDCNDL
NXB
HCMC
UNESCO

NDCM
CNH - HĐH
ĐHQG
AEC
TS
PGS

: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
: Nhà xuất bản
: Hồ Chí Minh City
: United Nations Educationai,
Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc)
: Nhân dân Cách mạng
: Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
: Đại học quốc gia
: ASEAN Economic Community
: Tiến sỹ
: Phó giáo sư


2

DANH MỤC BẢNG




3

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ người đọc báo Paxaxon quan tâm đọc về các khía cạnh bản
sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm
Biểu đồ 2: Bạn đọc đánh giá về hình thức thế hiện các tin về quảng bá, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm
Biểu đồ 3: Biểu đồ người đọc báo Viengchanmai quan tâm đọc về các khía cạnh
bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm
Biểu đồ 4: Người quan tâm đánh giá về hình thức thế hiện các tin về quảng bá
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm


4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế
giới có xu hướng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc càng trở thành trung
tâm của sự chú ý vì nó là sợi chỉ đỏ xun suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân
tộc, giúp cộng đồng dân tộc của mỗi quốc gia trong đó có Lào khơng ngừng
phát triển. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa Lào cũng khơng phải là ngoại lệ.
Dân số nước Lào khoảng 7 triệu người, gồm 49 dân tộc và bộ tộc trình
độ phát triển khơng đồng đều và văn hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú
đã tồn tại từ rất lâu đời. Trong đó dân tộc Lào Lùm chiến 65% dân số là dân
tộc đông người nhất và có nhiều đặc sắc văn hóa.

Cũng như ở Việt Nam và các nuối trên thế giới, Đảng và Nhà nước Lào
ln coi “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi
và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử của dân tộc. Văn hóa
phát triển nối tiếp từ nhiều thế hệ tạo nên giá trị bản sắc riêng luôn được trao
truyền phát triển, làm cơ sở nền cho sự định hướng phát triển văn hóa dân tộc
cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Việc xây dựng, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
của đất nước Lào là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu
của Đảng, nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào. Chủ tịch nước Kai Sone
Phomvihan của Lào từng cho rằng “Hết văn hóa là hết quốc gia”để nói về


5

tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển nhà nước và sự giữ gìn văn
hóa các dân tộc. Hiển nhiên, trong nhiệm vụ vẻ vang này, báo chí nói chung,
Báo in Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào nói riêng là lực lượng xung kích, tiên
phong, có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cơng tác tun truyền, cổ vũ và
tham gia xây dựng, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống đó của đất
nước.
Những năm gần đây, việc các nhà hàng karaoke mọc lên như nấm và
chủ yếu trong đó là các bài hát tiếng nước ngồi, rất ít bài hát tiếng Lào. Sách
báo, phim ảnh, các rạp chiếu phim cũng chủ yếu chiếu phim nước ngồi kéo
theo đó là phong trào thanh niên sống, ăn mặc, nói năng học theo các thần
tượng, là những ngơi sao ca nhạc, diễn viên hiện nay… Vì vậy, hơn bao giờ
hết nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Lào, giá trị truyền thống tốt
đẹp được đặt ra cấp bách cho báo chí Lào.Vì vậy, việc xem xét đánh giá về
vai trị của báo chí đối với giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc là
đòi hỏi cấp thiết.

Báo Paxaxon là cơ quan ngôn luận của Đảng nhân dân cách mạng Lào
phát hành tồn quốc, là tờ báo có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Lào và báo
Viengchanmai là cơ quan ngôn luận của Thành ủy thành phố Viêng chăn, thủ
đô của CHDCND Lào, là hai tờ báo có số phát hành lớn nhất cả nước. Với sự
nỗ lực của mình, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Báo in CHDCND Lào nói
chung, báo Paxaxon và Viengchanmai nói riêng đã có nhiều đóng góp đáng kể
trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ bản sắc văn hóa
Lào. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Báo in CHDCND Lào
vẫn còn nhiều hạn chế cần phải sớm khắc phục để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là việc tuyên truyền về giữ gìn, quảng bá bản
sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm. Cũng vì vậy, việc nghiên cứu những đóng góp


6

và hạn chế về giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm là một địi
hỏi khách quan cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Việt Nam đã có một số cơng
trình nghiên cứu về di sản văn hóa địa phương, kể cả văn hóa vật thể và phi
-

vật thể, gần gũi với đề tài như:
Bounyor Phommabouth - Khun Phommaha (1998) ວວດທະນະທທທຳສວງຄຄົມ,
ພພມທທທໂຮງພພມສສກສທຳ (Văn hóa xã hội Lào, NXB giáo dục). Cuốn sách có 8

chương nói về chính sách về văn hóa Lào lễ phép trong xã hội và nhiệm vụ
-

của nhân dân Lào đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa.

Sonethavi Sengdalasin - bounpheng nettavong (2009), ວວດທະນະທທທຳສວງຄຄົມລທຳວ ອທຳຊທຽນ, ພພມທທທໂຮງພພມຢທຳນຊທຳນກທຳນແຕຕມ (Văn hóa xã hội Lào – Asian, NXB Nhan

Dan Printing House HCMC, Viêng chăn). Cuốn sách có 14 chương trong đó
nói về lịch sử văn hóa Lào và Asian, phong tục cổ đại, ăn mặc và sự chuyển
-

đổi của văn hóa xã hội.
TS. Phandoungchit Vongsa (2007), ພພູມໃຈໃນວວດທະນະທທທຳລທຳວ, ພພມທທທໂຮງພພມວຽງຈວນ
(Sẵn lịng trong Văn hóa Lào, NXB Viêng Chăn). Cuốn sách có 18 chương

-

nói về lịch sử nước Lào từ ngày xưa đến ngày nay, tương lai về văn hóa Lào.
Nhiều tác giả (2009), “Báo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt

-

Nam”, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam
Của Đảng bộ Thông tin - Văn hóa và du lịch (2015), ເອກະສທຳນກອງປະຊຊມພວກຄວຕງທທ

,

ໂຮງພພມແຫທງຊທຳດ V (Tài liệu đại hội lần thứ tư, NXB Nhà nước)

-

Học viện khoa học xã hội quốc tế (2009), ຊອກຮພູຕຊຄົນເຜຄົທທຳໃນລທຳວ, ໂຮງພພມສທບຊນເຮຮອງ

-


(Tìm hiểu dân tộc Lào, NXB Sỉ Bún Hương)
Ở phương diện nghiên cứu sau đại học cũng đã có một số cơng trình nghiên
cứu về việc báo chí thơng tin, phản ánh những vấn đế thuộc lĩnh vực văn hóa
nói chung và giữ gìn quảng bá bản sắc văn hóa Lào nói riêng.


7

Ngồi ra, đã có một số luận văn thạc sĩ mà học viên Lào đã thực hiện
bằng tiếng Việt tại Việt Nam có nội dung liên quan đến đề tài này ở các góc
-

độ khác nhau như:
Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng, Học viện Báo chí và tun truyền
(2004) của Đa Von Phom My Sít, “Vai trị của báo Paxaxon Lào trong sự

-

nghiệp xây dựng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”.
Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng, Học viện Báo chí và Tun truyền
(2007) của May Mặn Mun ty, “Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí ở nước

-

Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”.
Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(2008) của Phăn Kẹo Phơm Mi Xay, “Đài truyền hình quốc gia Lào với công
tác xây dựng và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống Lào”.
Những nghiên cứu trên đây đã ít nhiều cập đến vần đế về Báo chí
tham gia giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm và giá trị văn

hóa truyền thống nói chung, tuy chưa toàn diện nhưng là những kết quả bước
đầu, làm cơ sở cho những nghiên cứu có tính hệ thống hơn.
Ngồi ra trên các báo, tạp chí như Báo văn hóa, tạp chí Văn hóa
Vannasin, tạp chí Văn hóa Lào, tạp chí phụ nữ Lào... trong những năm qua
cũng đã đăng tải khá nhiều bài viết đề cập đến vấn đề bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm.
Tuy nhiên chưa có một cơng trình nghiên cứu sau đại học nào đặt vấn
đề nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về Báo in Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào với vấn đề giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hóa dân
tộc Lào Lùm (Khảo sát hai tờ báo in Paxaxon và Viêng Chăn Mai năm
2016). Vì vậy, đề tài này của tơi là khơng trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích


8

Trên cơ sở hình thành quan niệm – khung lý thuyết về vai trò của báo
in với vấn đề giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm, luận văn
khảo sát, đánh giá thực trạng trên 2 tờ báo về việc tuyên truyền giữ gìn, quảng
bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm, từ đó có những đánh giá khoa học,
khách quan và đề ra những giải pháp, khuyến nghị khoa học cho vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ
-

Luận văn làm rõ khung lý thuyết báo in với vấn đề giữ gìn và quảng bá bản

-

sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm.

Khảo sát và đánh giá thực trạng báo in với vấn đề giữ gìn quảng bá bản sắc

-

văn hóa dân tộc Lào Lùm trong giới hạn khảo sát.
Rút ra những vấn đề từ thực tiễn và tìm kiếm những giải pháp, khuyến nghị
khoa học cho vấn đề nghiên cứu, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo in
nói chung, báo Paxaxon, báo Viengchanmai nói riêng trong nhiệm vụ giữ gìn,
quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm trong bối cảnh hội nhập quốc tế
và tồn cầu hóa...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tin bài, ảnh liên quan đền vấn đề truyền thơng giữ gìn, quảng bá
bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm trên báo Paxaxon và báo Viengchanmai
năm 2016.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tin, bài trên Báo Paxaxon và báo Viengchanmai ở các
mục thời sự và tập trung nghiên cứu vấn đề giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa
Lào trên các trang chuyên đề về văn hóa- xã hội.
Các tin, bài báo in trực tiếp về các cuộc thi, sự kiện về văn hóa, có nội
dung trực tiếp đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn, quảng bá bản
sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm.


9

Do điều kiện thực tế về thời gian và cấp độ nghiên cứu của đề tài này,
chúng tôi giới hạn thời gian nghiên cứu, khảo sát trong năm 2016.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề văn
hóa dân tộc, các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào trong cơng tác giữ gìn, quảng bá bản
sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm.
Cơ sở lý luận trực tiếp của vấn đề nghiên cứu là vai trị, chức năng của
báo chí đối với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, nhất là trong thời kỳ hội nhập
quốc tế và toàn cầu hóa. Cơ sở lý thuyết này được sử dụng trong nghiên cứu vai
trị báo chí với vấn đề giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Thứ nhất là, Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để nghiên cứu các

-

văn kiện và tài liệu liên quan nhằm hình thành khung lý thuyết.
Thứ hai là, Phương pháp thống kê.
Thứ ba là, phương pháp phỏng vấn sâu với các nhà quản lý báo chí, các biên

-

tập viên, phóng viên ở báo Paxaxon và báo Viengchanmai.
Phương pháp phân tích nội dung để phân tích các tác phẩm báo in trong diện
khảo sát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là cơng trình đầu trên ở cấp độ Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vai
trò của báo in (báo Paxaxon và báo Viengchanmai năm 2016) với vấn đề giữ
gìn và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm. Vấn đề này nếu được
nghiên cứu thành công thì có ý nghĩa tạo sự đồng thuận trong xã hội, đặc biệt là

trong giới lãnh đạo quản lý nói chung, các cơ quan báo in nói riêng về bản sắc
văn hóa dân tộc Lào Lùm và cách thức giữ gìn và quảng bá văn hóa dân tộc


10

Lào Lùm trong quá trình phát triển. Bởi vì văn hóa là mục tiêu phát triển, văn
hóa là nội sinh, tức là nếu biết giữ gìn và phát triển thì nó có khả năng tự sinh
ra giá trị và động lực mới, sản sinh năng lượng mới cho sự phát triển bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là công trình tổng kết những kinh nghiệm của báo in nói
chung, báo Paxaxon và BáoViengchanmai nói riêng để nhìn rõ hơn những thành
công và hạn chế đồng thời đưa ra những khuyến nghị khoa học có ý nghĩa thực
tiễn giúp cho quá trình nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo in, nhất
là trong vấn đề giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 3 chương, 9 tiết.
Chương1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1
1
1

Các khái niệm cơ bản
Khái niệm bản sắc văn hóa
Khái niệm bản sắc
Đại từ điển Tiếng Việt giải nghĩa thì “bản sắc” là thuộc tính, tính chất,
đặc tính vốn có, tạo thành phẩm cách riêng. Thuật ngữ “bản sắc” dùng để chỉ
tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói

tới sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó.
Trong thực tế, khi nói “bản sắc” thường là nói tới cái riêng, cái rất
riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới khách
quan. Cách định nghĩa này có phần nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù, cái biểu
hiện ra bên ngoài của bản chất sự vật.


11

Xét từ phương diện từ ngun thì bản có nghĩa là cơ bản, bản chất;
sắc là màu sắc, sắc thái. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản
nhất của một sự vật, hiện tượng, nó chính là cơ sở để phân biệt sự việc hiện
tượng đó với những sự vật hiện tuợng khác khác loại và cùng loại. “Bản sắc”
là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân tích
trên ngữ nghĩa của hai từ “bản” và “sắc”. Theo đó, “bản” là cái gốc, cái căn
bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; “sắc” là sự biểu hiện cái căn bản,
cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngồi. Cách tiếp cận thứ hai này có tính hợp lý
hơn bởi khái niệm “bản sắc” được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên
trong và mặt biểu hiện bên ngồi và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Trong đó, mặt bên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất
của một lớp đối tượng sự vật nhất định và mặt bên ngoài phản ánh những dấu
hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau
giữa sự vật này với sự vật khác.
Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc.
Nói đến dân tộc là nói đến văn hố, bản sắc văn hố và nói đến văn hố là nói
đến dân tộc, bản sắc dân tộc.
2

Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hiệu quả của sự tiến hóa nhân

loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và
khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để
hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau, do đó
có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.
Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,


12

pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [15,tr431]. Với cách hiểu này, văn
hóa sẽ bao gồm tồn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí
Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời
sống con người.
Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vơ
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì khơng phải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển,
quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị:
tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm
và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng
đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và khơng ngừng lớn
mạnh”. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên
nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm
và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.
Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ
nhất là góc độ hẹp, mà ơng gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn
hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không mặn mà với

cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không
biết chữ vẫn bị xem là “khơng có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu
chuẩn kiến thức sách vở. Cịn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với
góc nhìn này, văn hóa được xem là tồn bộ cuộc sống - cả vật chất, xã hội,
tinh thần- của từng cộng đồng; và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ
khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những


13

mơi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm sốt
của xã hội thơng qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tơn giáo.
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc
trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản
sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội…
Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền
thống, tín ngưỡng… cịn hiểu theo nghĩa hẹp thì văn hóa là tổng thể những hệ
thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng,
khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng…
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định
nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn
hóa. Nói ngắn gọn : Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất, tinh thần được sáng
tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ q trình hoạt động thực tiễn của con người.
Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội
và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hóa được chia làm hai loại: Văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể [33, tr 1].
Văn hóa vật thể
Văn hóa vật thể là bộ phần có thể nhìn và được thơng qua các giác

quan như các cơng trình về: Chùa, nhà, trang phục, đồ thủ cơng... Đó là những
văn hình thái biểu trưng, tồn tại ổn định trong khơng gian và thường trực theo
thời gian (có nghĩa là sản phẩm văn hóa sau khi được sáng tạo ra tồn tại ổn
định cùng với thời gian và khách quan đối với chủ thể sáng tạo ra nó).
Văn hóa vật thể là một bộ phận trong văn hóa tồn vẹn của một cộng
đồng. Một mảnh bình vỡ hoặc một chiếc vịng đeo tay của thời xa xưa mà các


14

nhà khảo cổ học đào được dưới lòng đất, hay những đồ vật còn mới hơn như
chiếc bát ta ăn, bộ quần áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, chiếc xe ta đi, tóm lại là từ
các di tích sử đến các hiện vật đang được vận hành, tất cả những thứ đó đều
được gọi là văn hóa vật thể.
Nói một cách khái qt thì, văn hóa vật thể bao gồm các tư liệu sản xuất
và tư liệu tiêu dùng của con người. Từ nguyên vật liệu đến các công cụ lao động
và kết cấu hạ tầng; từ các phương tiện giao tiếp và giao thơng đến tịa nhà các
cơng trình sinh hoạt, nơi làm việc và giải trí; từ các vật phẩm tiêu dùng đa dạng
đến các quan hệ vật chất trong lĩnh vực kinh tế, tóm lại là mọi giá trị vật chất, vật
thể với tư cách là kết quả lao động mà con người đã sáng tạo ra.
Văn hóa vật thể được sinh ra từ hai tiền đề lớn: Một là: Các nguyên
liệu có sẵn từ tự nhiên; hai là: Do nhu cầu và thị hiếu của con người.
Gắn liền tiền đề thứ nhất, văn hóa vật thể bao giờ cũng giữ lại dấu vết
và bị quy định bởi những đặc điểm hoặc tính chất của các khách thể tự nhiên
ban đầu với tư cách là các nguyên vật liệu mà con người đã khai thác và sử
dụng (như vải vóc may mặc cịn giữ ngun tính chất của tơ tằm, tơ chuối, sợi
gai, sợi đay; các loại vòng tai, vòng cổ, vòng chân, ngọc trai, kim cương hay
các loại vỏ ốc, vỏ sò, ngà voi, vuốt hổ, v.v).
Bị quy định bởi tiền đề thứ hai, văn hóa vật thể chứa đựng trong nó
những ý nghĩa ý nghĩa khác biệt, thậm chí trái ngược từ nền văn hóa này sang

nền văn hóa khác. Chẳng hạn kim loại và hóa chất ở nơi này được dung làm
cày, cuốc hay các vật thể dụng sinh hoạt hàng ngày thì ở một nền văn hóa
khác người ta lại đem chúng chế tạo thành gươm đao, sung đạn phục vụ cho
cuộc chiến tranh chinh phạt. cũng vậy, một mảnh vải màu có thể là biểu tượng
cho lá cờ tổ quốc của một quốc gia, được con người ở đấy tự hào và tơn kính,
sang, cũng mảnh vải đó lại có thể khơng có ý nghĩa gì nhiều ở một nền văn
hóa khác và con người này thì văn hóa vật thể nhiên đem cắt may quần áo.


15

Theo ý nghĩa này thì “văn hóa vật thể cũng chính là do nhu cầu, trí tuệ và tình
cảm của con người được đối tượng hóa, vật chất hóa mà thành”.
Văn hóa sinh hoạt tinh thần
Người Lào Lùm có nhiều phong tục đẹp, được lưu giữ như: Phong tục
cưới xin, lễ gọi hồn, lễ buộc chỉ cổ tay…
Theo phong tục truyền thống, gia đình người Lào Lùm theo chế độ gia
đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm
hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Hôn lễ truyền thống của người Lào Lùm được
tiến hành qua các nghi thức: Lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ đón dâu và rể, đưa dâu đưa
rể (từng gia đình muốn dâu đến nhà hoặc gia đình muốn rể đến nhà), thể hiện
bản sắc văn hóa của một tộc người [28, tr137].
Người Lào Lùm quan niệm, khi có người trong gia đình chết trong năm
muốn tổ chức hơn nhân thì phải hỗn đến năm sau vì trong năm đó phải kiêng.
Người Lào Lùm có nhiều lễ hội mang đặc trưng của nền sản xuất nông
nghiệp; lúa nước; sinh sống hoạt động.
Tết Bunpimay (té nước) là lễ lớn nhất trong năm diễn ra từ ngày 14
đến ngày 16 tháng tư hằng năm theo Phật lịch. Người Lào Lùm rất coi trọng
ngày Tết cổ truyền này, trước khi đến ngày lễ nhà ai cùng dọn dẹp nhà cửa.
Sau đó, buổi sáng của ngày 14 tháng 4 là ngày bắt đầu lễ té nước, các con

cháu chuẩn bị nước thơm ở tay để tạ lỗi với bố mẹ và té nước. Ngoài ra,
người Lào đi chùa để té Phật, buộc chỉ cổ tay. Ngày 17 mới là ngày rước Phật
lên chùa và có xây tháp cát theo phong tục. Đây là dịp con cháu về nhà đầy đủ
sum họp, bố mẹ là những người vui vẻ, hạnh phúc, may mắn nhất.
Vào đêm mùng 3 tháng 3 Phật lịch, là ngày tốt đẹp nhất của người Lào
Lùm vì ngày này là dịp buộc chỉ cổ tay cho người già trong gia đình và làm
nước thơm để té cột nhà, cột phịng. Mọi hoạt động vui chơi, ăn uống đều
diễn ra trong khơng khí sự quan tâm của con cháu dành cho người già.
Hội đua thuyền là lễ hội được gọi là lễ Okphansa (lễ mãn chay) diễn
ra vào tháng 10 dương lịch hằng năm, đây là một trong những lễ hội mang


16

đậm nét văn hóa truyền thống của Lào. Theo phong tục của người Lào sau ba
tháng ăn chay, lễ mãn chay gồm có 3 hoạt động chính đó là: hành lễ (trong đó
có cúng thực và rước nến xung quanh chùa), thả thuyền đèn và quan trọng, sôi
nổi nhất là hội đua thuyền. Trước ngày lễ người dân đến các ngôi chùa trong
thành phố để làm lễ Tắc bạt (lễ khẩn Phật, xá tội). Đêm trước của ngày hội
đua thuyền họ tập trung ở bờ sông Mê Kông để thả đèn và thuyền xuống dịng
sơng cầu mong hạnh phúc và những điều tốt đẹp. Lễ hội đua thuyền được xem
như là một mốc khởi đầu cho chuỗi hoạt động vui chơi, giải trí của người Lào
[28,tr157].
Ngồi ra, từng tháng và từng nơi cũng có lễ của địa phương mình như:
lễ tháp lớn (Thát Luổng) ở thủ đô Viêng Chăn được tổ chức trong tháng 12
Phật lịch, lễ Vắt Phu (lễ chùa núi) ở tỉnh Chăm Pa Sắc và lễ tháp
Sikhottabong (lễ tháp huyện cũ) ở tỉnh Khăm Muộn tổ chức trong ngày răm
tháng 3 Phật lịch…
Văn hóa phi vật thể
Văn hóa phi vật thể là phần khơng thể nhìn bằng giác quan, mà có giá

trị trong tâm lý của con người như: triết học, lễ phép, đạo đức, luật, tiếng nói,
phong tục, các lễ hội… “Văn hóa phi vật thể thì tiềm ẩn trong trí nhớ của con
người, chỉ khi nó được khách thể hóa (thơng qua các hoạt động của con
người, xã hội trong một khoảng thời gian nhất định) thì người ta mới nhận
biết được các hình thái biểu trưng của nó” [33, tr 22].
Tương tự như văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể cũng được coi như
một bộ phận của văn hóa nói chung. Theo nghĩa hẹp, khái niệm này gắn liền
với đời sống tôn giáo của con người, nó thể hiện các lý tưởng trí thức, các giá
trị tâm linh bảo đảm cho mới liên hệ của con người với thượng đế.
Theo nghĩa rộng khái niệm văn hóa phi vật thể được hiểu như là tổng
thể kinh nghiệm tinh thần của nó nhằm bảo đảm sự phát triển của con người
với tư cách là một vật thể có văn hóa.


17

Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới vơ vàn các dạng thức khác nhau. Đó
là các tập quán, các chuẩn mực, các khn mẫu ứng xử đã hình thành trong
điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể; là các lý tưởng đạo đức, tơn giáo,thẩm mỹ xã
hội, chính trị và tư tưởng; là các lý niệm, các trí thức khoa học, các hình
tượng nghệ thuật, v.v. trong những nền văn hóa phát triển, các thành tố này
biến thành cấc lĩnh vực hoạt động khác nhau và được thiết chế hoá trong đời
sống xã hội một cách độc lập, như đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật, chính trị,
khoa học, v.v. điều cần lưu ý là, nếu như văn hóa vật thể có nguồn gốc từ thế
giới tự nhiên thì sự hình thành văn hóa phi vật thể lại khơng phải như vậy,
khơng có một cơ sở nào trên thế giới tự nhiên tạo điều kiện để con người làm
việc đó. Làm cơ sở cho sự ra đời văn hóa phi vật thể chính là đời sống xã hội.
Mặc dù người ta dễ dàng thống nhất với nhau là cơ sở cho sự ra đời
văn hóa phi vật thể là bản thân xã hội, song cho đến nay vẫn còn có sự tranh
cãi. Vậy thì văn hóa phi vật thể đã xuất phát từ đâu trong xã hội? Có người

cho rằng lao động sáng tạo ra. Trên lập trường này, người ta cịn khẳng định
văn hóa phi vật thể chỉ tồn tại trong kho tàng văn hóa cổ truyền. Những nếu
tán thành với cách lập luận này thì các giá trị và chuẩn mực về đạo đức, tôn
giáo, thẩm mỹ của các nhà bác học và giới quý tộc trong các xã hội truyền
thống nên xếp vào đâu? Thêm vào đó, nếu coi nền văn hóa phi vật thể chỉ là
một bộ phận của văn hóa cổ truyền, vậy thì trong xã hội hiện đại lẽ nào con
người khơng cịn tiếp tục sáng tạo ra các giá trị mới nữa?
Vậy văn hóa phi vật thể khơng chỉ bao gồm những dạng thức của văn
hóa dân gian, mà là những dạng thức của văn hóa bác học và cung đình,
chúng khơng được sản sinh từ trong các xã hội truyền thống, mà cả trong xã
hội hiện đại. Có điều, trong tình hình cụ thể hiện nay khơng chỉ ở Lào mà nói
chung trên tồn thế giới, khi mà khuynh hướng coi trọng các tiện nghi vật
chất đang chiếm phần ưu thế, trong khi các giá trị văn hóa cổ truyền, nhất là


18

văn hóa phi vật thể, đang ngày càng mai một và có nguy cơ bị qn lãng, thì
tất yếu cần phải ưu tiên mọi nguồn lực để phục nguyên, khai thác và sử dụng
các giá trị văn hóa đó. Như ví dụ: Lời nói của chủ tịch nước Kai Sone
Phomvihan đã cho rằng “Hết văn hóa là hết quốc gia” [33, tr 1].
Văn hóa sinh hoạt vật chất
Về ẩm thực: Nét ăn uống của người Lào Lùm khá đơn gian, món ăn ưa
thích của họ là những sản vật của núi rừng: rau rừng, măng, mây, cá sông
Mê Kông... và được chế biến hồn tồn đơn giản. Những món ăn như canh
măng, nộm đu đủ, lạp thịt, nướng gà, cơm lam... là những món phổ biến
trong cộng đồng. Ngồi ra, người Lào Lùm có món ăn đặc biệt khác nhau
trong địa phương.
Ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có văn hóa ẩm thực riêng và ẩm thực
của người Lào Lùm góp phần lớn làm phong phú thêm sự tinh túy về ẩm thực

của dân tộc ta [37, tr 60].
Về trang phục truyền thống: Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân
có khả năng tự sản xuất được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm,
người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cơ gái thích mặc vải hoa, vải
kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa là tự nhiên trong rừng núi bao la
trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao
cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi lao động sản
xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay...
Phụ nữ Lào Lùm thường mặc váy. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ
Lào mặc váy có cạp, có gấu, khơng q ngắn hoặc quá dài. Đi dự lễ hội, phụ
nữ Lào Lùm ăn mặc theo truyền thống. Đó là váy tồn tơ, chân váy có những
đường hoa văn mang màu sắc, chiếc áo tay ngắn được may cầu kỳ hơn, có
những đường viền hoặc thêu hình hoa lá, chim mng.


19

Hiện nay cách ăn mặc của người Lào Lùm có một số thay đổi theo xu
hướng hội nhập với thời đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của người Lào
Lùm. Chẳng hạn ở thành thị, thanh niên ưa thích ăn mặc âu phục, một số cô
gái mặc quần, uốn tóc nhưng đa số phụ nữ vẫn mặc váy, riêng chiếc áo sơ mi
có nhiều kiểu mới mẻ hơn trước.
Tóm lại, bản sắc văn hóa là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản
nhất để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một
nền văn hoá khác. Đây là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một
nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện
thơng qua nhiều sắc thái văn hóa. Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc
trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu
2
1


hiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn [37, tr 58].
Khái niệm giữ gìn và quảng bá
Khái niệm giữ gìn
Giữ gìn là giữ cho được ngun vẹn, khơng bị mất mát, tồn hại. Duy
trì về nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng. Giữ gìn dùng trong nhiều
trường hợp như giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, giữ gìn đạo đức truyền
thống tốt đẹp hay giữ gìn vốn quý của dân tộc.
Giữ gìn trong vấn đề bản sắc dân tộc được hiểu là duy trì sự nguyên
gốc qua thời gian. Nguyên gốc ở đây không nhất thiết phải là nguyên gốc vật
chất mà có thể là nguyên gốc về mặt tinh thần tức là vị trí, vai trị chức năng
của nó trong đời sống tâm lý con người. Nó được hiểu tuỳ theo bản chất của
di sản văn hóa, bối cảnh văn hóa và sự vận động của nó qua thời gian mà
những sự kiểm định tính nguyên gốc có thể được gắn với lượng giá trị của
một sự đa dạng lớn các nguồn thông tin. Các nguồn thơng tin này có thể bao
gồm các mặt như kiểu dáng và thiết kế, vật liệu và chất liệu, chức năng và tác


20

dụng, truyền thông và kỹ thuật, địa điểm và cảnh quan, tinh thần và tình cảm,
và các yếu tố bên trong và bên ngồi khác.
Ví dụ như ở Trung Quốc có hơn 350.000 di tích bất động sản được
nhà nước xác định mà chỉ có khoảng vài nghìn cơng nhân (kể cả kỹ thuật
viên) trực tiếp tham gia vào công việc bảo tồn thì tại Việt Nam với hơn 3400
di tích thắng cảnh được Bộ Văn hóa Thơng tin cơng nhận, khoảng ngần ấy di
tích được các địa phương ra quyết định bảo vệ, số lượng người tham gia trực
tiếp vào cơng tác tu bổ di tích có tính chun nghiệp cịn ít hơn nhiều. Nên
khơng thể đáp ứng nổi nhu cầu tu bổ tôn tạo chống xuống cấp di tích ở khắp
các địa phương. Trước tình hình đó ở nhiều nơi nhân dân đã tự động đứng ra

vận động tu bổ tơn tạo di tích. Nhiều địa phương đã mời các cơ quan tư vấn
thiết kế vốn không chuyên về bảo tồn di tích xây dựng phương án thiết kế tu
bổ tơn tạo di tích. Tại những nơi này nhân dân địa phương thực hiện việc tu
bổ tôn tạo di tích chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống do người xưa
truyền lại. Tức tuỳ theo số kinh phí có được để sửa chữa, mở mang, hoặc xây
mới làm cho bộ mặt di tích trở nên khang trang. Đặc biệt tại những di tích tín
ngưỡng tơn giáo, do những nơi này khơng chỉ là di tích dưới dạng “hiện vật
bảo tàng” mà còn là nơi linh thiêng, nhân dân địa phương vẫn tới thờ cúng
thần, phật.
Trong mỗi làng thôn Việt Nam giờ đây vẫn còn rất nhiều hiệp thợ nắm
vững kỹ thuật truyền thống xây dựng và tô tượng đúc chng. Chính họ tham
gia tu sửa di tích tại q nhà. Hơn thế nữa các di tích tơn giáo tín ngưỡng ở
Việt Nam hầu hết điều trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa trong quá khứ,
ngay cả các tháp Chàm trong khu vực Mỹ Sơn (Quảng Nam) cũng đã qua
nhiều lần tu bổ trong quá khứ. Tình hình đó cho thấy nếu địi hỏi phải giữ gìn


21

tính xác thực của một thời kỳ nào đó của di tích là khơng thể thực hiện được,
mà cần phải tơn trọng q trình thay đổi của di tích. Một điều đáng quan tâm
nữa là các di tích này vẫn cịn là nơi thờ cúng vì vậy một số nơi bị mất tượng
phật người ta nghĩ ngay đến việc làm tượng mới thay vào (chùa Tây PhươngHà Tây), mất đầu tượng người ta cũng không thể không làm đầu tượng mới
(chùa Ngô Xá- Nam Định). Người ta không thể cầu khấn ở nơi khơng có
tượng hoặc trước pho tuợng mất đầu. Tượng Bà tại tháp Ponagar -Nha trang
bị mất đầu, lập tức người ta làm lại cho tượng một cái đầu mới. Người Việt
khơng có truyền thống thờ tượng bán thân, hoặc chiêm bái tượng khiếm
khuyết, việc này chỉ có từ khi Tây vào nước. Rõ ràng đối với các di tích này
nếu địi hỏi tính xác thực của di tích về vật liệu thì rất khó thực hiện mà phải
quan tâm đến tính xác thực về chức năng và tác dụng, truyền thơng và kỹ

thuật, tinh thần và tình cảm của di tích, đây là một kiểu gìn giữ văn hóa rất
phổ biến hiện nay và ở Lào cũng không phải ngoại lệ.
2

Khái niệm quảng bá
Khái niệm quảng bá được hiểu theo nghĩa thông thường là phổ biến
rộng rãi bằng các phương tiện thông tin. Trong triết tự từ Hán Việt thì quảng
là rộng lớn, bá là làm bung ra, vung ra. Quảng bá từ tiếng Hán có nghĩa
khuếch tán, làm lan rộng ra một việc gì đó hay ý tưởng nào đó.
Theo nghĩa đó thì quảng bá trong lĩnh vực văn hóa hay cụ thể hơn là
quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là đem các giá trị văn hóa độc
đáo, riêng biệt, những nét đẹp của quốc gia dân tộc phổ biến rộng rãi ra tồn
thế giới. Mục đích là hướng các giá trị tốt đẹp của quốc gia mình đến với tồn
nhân loại, qua đó mọi người sẽ hiểu và trân trọng giá trị dân tộc mình hơn.
Hiện nay khái niệm quảng bá đi liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật


22

và công nghệ. Quảng bá diễn ra với quy mô lớn chưa từng có và tốc độ phủ
sóng cực kỳ nhanh. Các thiết bị truyền dẫn hay các phương tiện thơng tin đại
chúng mang các giá trị văn hóa đến với đơng đảo cộng đồng người trên tồn
thế giới với các cách thức mới mẻ, qua đó giá trị văn hóa cũng được tơ điểm
thêm, nâng cao mục tiêu quảng bá.
2

Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về giữ gìn, quảng bá bản

1


sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm
Đường lối của Đảng nhân dân Cách mạng Lào về giữ gìn, quảng bá bản
sắc văn hóa dân tộc Lào Lùm
Thời gian qua, trước sự khủng hoảng sâu sắc của tình hình kinh tế - xã
hội, đặc biệt là những năm 1988 – 1991, sự tan rã của các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và sự sụp đổ của Liên Xơ dẫn đến tình hình thế giới có diễn
biến phức tạp. Những mâu thuẫn cũ chưa giải quyết xong mâu thuẫn mới lại
phát sinh đan xen nhau, vừa có thuận lợi, vừa có những thử thách đối với các
dân tộc Lào nói chung Lào Lùm nói riêng. Do đó, nước Lào cũng phải phải có
sự điều chỉnh đường lối chiến lược cho phù hợp với các quan hệ quốc tế.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với các lĩnh
vực văn hóa: “Đảng ta coi văn hóa là cơ sở xã hội, bảo đảm cho sự tồn tại và
phát triển của dân tộc, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy con người, vừa là
mục tiêu phát triển xã hội” [24, tr27]
Quan điểm của Đảng về văn hóa: Đảng nhân dân cách mạng Lào coi
văn hóa là cơ sở của sự tồn tại của quốc gia. Bởi vì văn hóa làm cho con
người cả nước trở thành một khối đoàn kết, tạo thành sức mạnh để bảo vệ và
xây dựng tổ quốc. Quốc gia nào không bảo hoặc bảo vệ không được tốt phong
tục tập quán, phong tục tập quán về văn hóa của quốc gia mình, quốc gia đó


23

sẽ mất đi, bị quốc gia khác chiếm lấy hoặc trở thành người của nước khác.
Vậy công tác bảo vệ văn hóa quốc gia cũng là bảo vệ tổ quốc.
Phương hướng nhiệm vụ chung: tiếp tục thực hiện phương hướng xây
dựng nền văn hóa mang tính tính quốc gia và tiến bộ; tiếp thêm sức mạnh cho
người Lào tinh thần yêu nước, yêu chế độ dân chủ nhân dân, có quan điểm lập
trường chính trị vững vàng, có đạo đức, có phong cách sống lành mạnh tốt
đẹp và có tài năng, trình độ, sự hiểu biết rộng tương xứng với nhu cầu sự

nghiệp đổi mới, có khả năng nhận biết, tiếp thu những kết quả của sự tiến bộ
mọi mặt trong thới đại mới.
Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội của Đảng nhân dân cách mạng Lào
lần thứ IX và hướng dẫn của Đảng ủy Bộ Thông tin và Văn hóa Lào về vấn đề
xây dựng nếp sống văn minh về tinh thần cho nhân dân Lào đến năm 2020,
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước phải liên quan với công
việc bảo vệ tài sản về văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của Nhà nước nói
chung, nói riêng là phải lập kế hoạch sinh sống văn hóa mới. Để giúp cho nhân
dân Lào có sự phát triển về tinh thần đi cùng với sự phát triển về kinh tế, sử
dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong cuộc sống hàng ngày.
Đối tượng phấn đấu: thúc đẩy khuyến khích, cổ vũ các phong trào
hoạt động về văn hóa, văn nghệ, làm cho càng ngày càng giàu thêm các màu
sắc văn hóa, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ về đời sống thinh thần của
nhân dân; phấn đấu sản xuất các chương trình, làm ra những sản phẩm văn
hóa, văn nghệ có chất lượng tốt lên, cả về hình thức và nội dung. Phản ánh
các tập thể, cá nhân có những cống hiến cao cả, tốt đẹp và văn hóa chung của
cộng đồng, dân tộc, vì lợi ích quốc gia, nhất là trong thời kỳ nhân dân Lào
đang tiến vào sự nghiệp đổi mới, tiến bộ và tốt đẹp. Phải quan tâm và coi việc


24

sản xuất sản phẩm văn hóa có giá trị, có chất lượng phù hợp với trình độ và sở
thích cũng như đòi hỏi đúng đắn của quần chúng.
Việc bảo tồn phải đi đôi với phát huy nét đẹp của văn hóa truyền
thống nói chung và dân tộc Lào Lùm nói riêng. Biết phát hiện và khơi đậy các
tiềm năng, tình sáng tạo của tồn dân, phát triển nó hịa vào dịng chảy của
nền văn hóa đất nước. Đấu tranh khơng khoan nhượng với những biểu hiện
của lối sống xa hoa, trụy lạc; quan điểm, suy nghĩ, hành động lệch lạc; tẩy
chay và chống lại mọi hành động phá hoại nền văn hóa và những phong tục

tập quán tốt đẹp của các bộ tộc, của quốc gia. Chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ
thuật và tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho mục tiêu phát triển mạnh mẽ về
văn hóa ngay từ thập niên đầu của thế kỷ 21.
Phương hướng lãnh đạo: Cơng tác văn hóa trong những năm tiếp theo
sẽ thực hiện theo phương hướng lãnh đạo chung mà Đảng nhân dân cách
mạng Lào đã chỉ ra là: vừa bảo vệ, vừa xây dựng và phát huy di sản và giá trị
văn hóa quốc gia; chống lại luồng văn hóa độc hại và những hành động làm
bang hoại nền văn hóa tốt đẹp của nhân dân các bộ tộc Lào.
Muốn đạt được mục tiêu đó, Đảng, Nhà nước cần có chính sách ưu
tiên phát triển và có hành lang pháp lý chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ để tạo
điều kiện thuận lợi cho quấn chúng nhân dân, đặc biệt là những người sáng
tác, người biểu diễn cống hiến hết tài năng cho sự nghiệp phát triển chung của
các dân tộc.
Bảo vệ, xây dựng và phát huy văn hóa phải gắn với sự nghiệp đổi mới
toàn diện của Đảng. Cùng với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó, mọi
hoạt động văn hóa phải được định hướng một cách rõ ràng, có cơ sở và nền
tảng vững chắc dựa trên những nét văn hóa truyền thống nhằm phục vụ sự
nghiệp bảo vệ độc lập, xây dựng đất nước giàu mạnh phát triển hiện đại cho
nhân dân các dân tộc.


25

Việc bảo vệ, xây dựng và phát huy văn hóa quốc gia phải gắn với việc
mở rộng quan hệ trao đổi với văn hóa với các nước anh em, bạn bè quốc tế
nhằm học hỏi kinh nghiệm, biện pháp quản lý và tiếp thu văn hóa tinh hoa
nhân loại về xây dựng nền văn hóa Lào càng ngày càng giàu mạnh lên. Cùng
đó, việc mở rộng quan hệ quốc tế cũng phải đề cao cảnh giác, kịp thời có biện
pháp chống lại những luồng văn hóa độc hại.
Xây dựng và phát huy văn hóa phải gắn với sự thúc đẩy khuyến khích,

động viên các tài năng sáng tạo, tài năng nghệ thuật của con người; phát huy
dân chủ, tự do trong việc sáng tạo đi cùng với việc nâng cao trách nhiệm về
chính trị đạo đức của đội ngũ nhà hoạt động văn hóa, nhà sáng tạo. Bên cạnh
đó cũng phải chú trọng việc giáo dục và trao đổi kiến thức về văn hóa truyền
thống cho lớp trẻ. Khuyến khích quấn chúng, nhân dân tự giác tham gia và có
trách nhiệm trong nhiệm vụ truyền bá văn hóa truyền thống; Đẩy mạnh và
nâng cao sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa theo đường
lối của Đảng đã chọn lựa; Giải quyết vấn nạn thương mại văn hóa vì mục đích
kinh tế cá nhân đang bùng phát trong xã hội hiện nay. Mà trong việc này, báo
in có đủ khả năng để giải quyết vấn đề này.
Tuyên truyền và giáo dục là hai biện pháp cần thiết để cho các tầng
lớp nhân dân thấy rõ rằng, văn hóa truyền thống tốt đẹp mà cha ơng để lại tài
sản quý báu của quốc gia; là niềm tự hào của mỗi người dân Lào; là đời sống
tâm hồn và là động lực thúc sự phát triển đất nước. Giáo dục nhân dân và các
tầng lớp người cho hiểu rõ rằng Đảng nhân dân cách mạng Lào bao giờ cũng
coi văn hóa là vấn đề quan trọng của đất nước cũng như trách nhiệm giữ gìn
của tồn Đảng, tồn dân.
Việc tuyên truyền, thực hành giáo dục phải được coi là một nhiệm vụ
thường xuyên, liên tục và phải tuyên truyền rất rộng rãi. Bất kể đó là ở cơ
quan cơng sở, nhà trường hay gia đình; trong nhóm lao động, nhóm sản xuất,


×