Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

dạy tích hợp nội dung thực tiễn với kiến thức hóa học nâng cao kết quả hứng thú học tập cho học sinh ( áp dụng phần kim loại chương trính hóa học lớp 12 ).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.21 KB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT HẢI AN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Đề tài: Dạy tích hợp nội dung thực tiễn với kiến thức hóa học
nâng cao kết quả hứng thú học tập cho học sinh ( Áp dụng phần
kim loại chương trính hóa học lớp 12 ).
Tác giả : VŨ VĂN ĐIỀN
Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị : Trường THPT Hải An
Hải Phòng, Năm 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả
- Họ và tên: VŨ VĂN ĐIỀN
- Ngày tháng năm sinh: 21 – 11- 1982
- Đơn vị công tác: THPT HẢI AN
- Số điện thoại: 0905 488861 , Mail :
II. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tên đề tài : Dạy tích hợp nội dung thực tiễn với kiến thức hóa học
nâng cao kết quả hứng thú học tập cho học sinh ( Áp dụng phần
kim loại chương trính hóa học lớp 12 ).
III. Cam kết
Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu này là của cá nhân tôi. Nếu xảy ra sự
tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nội dung của đề tài
tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo phòng giáo
dục về tính trung thực của bản cam kết này.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 03 năm 2013
NGƯỜI VIẾT CAM KẾT
VŨ VĂN ĐIỀN


DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT
TT Tên SKKN
Thuộc thể
loại
Năm
viết
Xếp
loại
1
Xây dựng câu hỏi thực tiễn áp dụng trong dạy
học hóa học phần hydrôcacbon Hóa học 11
Chuyên
môn
2009
A
2
Biện pháp quản lí lớp chủ nhiệm lúc ban đầu
trong công tác chủ nhiệm lớp
Quản lý 2010
A
3
Thiết kể câu hỏi trắc nghiệm áp dụng trong dạy
học chương săt – Crom – Đồng hóa học 12
Chuyên
môn
2011
A
4
Xây dựng câu hỏi thực tiễn áp dụng trong dạy
học hóa học phần phi kim hóa học 10

Chuyên
môn
2013
A
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
TÓM TẮT: 3
2. GIỚI THIỆU: 4
2.1. Cơ sở của dạy học tích hợp : 4
2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp : 4
2.1.1.1.Theo UNESCO : 4
2.1.1.3.Theo Xavier Roegiers 4
2.1.3.2.Theo Xavier Roegiers 6
2.2. Tuyển chọn các bài tập thực tiễn phần kim loại chương trình hóa học 12 7
2.2.1. Bài tập thực tiễn chương kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ và nhôm 7
2.2.2. Bài tập thực tiễn chương Sắt , đồng và các kim loại khác 13
3. Phương pháp nghiên cứu 17
3.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 17
3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 17
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 17
4.1. Đối tượng và địa bàn TNSP 17
4.2. Thiết kế chương trình TNSP 17
4.3. Kết quả TN và xử lý kết quả TN 18
4.3.1. Xử lí theo thống kê toán học 18
5. Kết luận và khuyến nghị : 23
5.1. Kết luận: 23
Trong đề tài tác giả đã tiến hành: Phiếu hỏi học sinh và giáo viên về việc dạy học tích
hợp, hiệu quả và các phương thức tiến hành dạy học tích hợp. Đã tìm được nội dung ứng
dụng thực tiễn của kiến thức hóa học trong thực tiễn, tuyển chọn và xây dụng được các bài

tập hóa học thực tiễn để dạy học tích hợp làm tăng thêm hiệu quả và hứng thú học tập cho
học sinh. Tiến hành thực nghiệm sư phạm cụ thể cho 02 lớp học sinh trường THPT Hải An cho
thấy lớp thực nghiệm học sinh học tập tích cự, chủ động và hiệu qảu cao hơn lớp đối chứng.
Từ đó kết luận dạy học tích hợp là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hứng thú và kết qảu học
tập cho học sinh 23
5.2. Khuyến nghị 23
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
7. Phụ lục 25
PHỤ LỤC 2 30
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CÁC BÀI KIỂM TRA THỰC NGHIỆM 30
Đề kiểm tra sau thực nghiệm số 1 30
BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT 30
1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Đề kiểm tra thực nghiệm số 2(15’) 32
PHỤ LỤC 3 33
MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 33
PHIẾU ĐIỀU TRA 33
VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 33
PHIẾU ĐIỀU TRA 35
VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 35
2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
TÓM TẮT:
Hiện nay, chúng ta đang sống trong xã hội tri thức. Xã hội có sự phát triển như vũ
bão của khoa học kĩ thuật đã và đang dẫn đến bùng nổ thông tin.
Trong giai đoạn này, nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhân
tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập

quốc tế là con người. Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế
giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục nước ta là
phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học. Giáo dục phải tạo
ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính độc lập, sáng tạo, những người có khả
năng tự học, tự đánh giá, có khả năng hòa nhập và thích nghi với cuộc sống luôn biến
đổi. Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) đã xác định: “Phải khuyến khích tự
học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Vì vậy, hiện nay ở nước ta đang tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và bồi dưỡng phương pháp học
tập mà cốt lõi là tự học để họ tự học suốt đời. Có thể nói, dạy học chủ yếu là dạy cách
học, dạy cách tư duy. Dạy cách học chủ yếu là dạy phương pháp tự học. Theo yêu cầu đổi
mới hướng dạy học nhằm giúp người học dạy học theo hướng tiếp cận kỹ năng
Một trong những phương pháp không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng
kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới đó là việc dạy học
tích hợp, lồng ghép và dạy học liên môn.Với những lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề
tài : “Dạy học tích hợp nội dung thực tiễn với kiến thức hóa học nâng cao kết quả , hứng
thú học tập cho học sinh ( phần kim loại trong chương trình hoa học lớp 12) ”.
Mục đich nhằm bồi dưỡng năng lực tự học, sự say mê yêu thích môn học cho học
sinh thông qua việc giảng dạy tích hợp, nồng ghép nội dung ứng dụng thực tiễn của hóa
học đối với đời sống trong phần kim loại ở chương trinh hoa học trường Trung học phổ
thông. Trong đề tài này tôi nghiên cứu về dạy học tích hợp, mục tiêu và phương pháp dạy
học tích hợp. Đã lựa chọn và đề xuất 47 nội dung thực tiễn áp dụng trong dạy học phần
kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm , sắt và một số kim loại khác. Soạn giáo án giảng dạy
phần kim loại chương trính hóa học lớp 12. Giới hạn các nội dung đích hợp và phương
thức tích hợp và các thời điểm tích hợp trong từng nội dung cụ thể ở từng bài học.
3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
2. GIỚI THIỆU:
2.1. Cơ sở của dạy học tích hợp :

2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp :
2.1.1.1.Theo UNESCO :
Dạy học tích hợp các bộ môn khoa học được định nghĩa là "một cách trình bày các
khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng
khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học
khác nhau"
Định nghĩa này cho rằng cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lí khoa học chứ
không phải là hợp nhất nội dung.
Việc giảng dạy khoa học ở cấp tiểu học , Trung học cơ sở và việc đào tạo GV cho 2
cấp học này được chú ý bởi vì ở các nước đang phát triển đa số trẻ em chỉ có điều kiện
học hết 2 cấp học này. Trong bối cảnh như vậy, việc giảng dạy khoa học không thể chỉ
xem là việc trang bị các kiến thức mở đầu, chuẩn bị cho các cấp học trên mà còn là kết
thúc, chuẩn bị cho đời sống trưởng thành.
2.1.1.2.Theo Hội nghị tại Maryland 4/1973
Khoa học và công nghệ là 2 lĩnh vực hoạt động của loài người có đặc trưng khác
nhau và liên quan với nhau. Hoạt động khoa học đáp ứng nhu cầu muốn được hiểu biết
về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan hướng vào sự giải thích, dự đoán, tìm
ra các mối liên hệ nhân - quả. Hoạt động công nghệ hướng vào việc không ngừng tìm
kiếm những phương pháp mới, hoàn hảo hơn để thoả mãn nhu cầu đạt những mục tiêu
mong muốn. Nếu khoa học đặc trưng bởi quá trình tìm tòi, phát hiện tri thức mới, đi từ
đơn nhất đến cái chung thì công nghệ đặc trưng bởi quá trình nhận định, lựa chọn giải
pháp, đi từ nguyên tắc chung để giải quyết vấn đề cụ thể. Một trong những bài học cơ bản
của giáo dục các khoa học là phải chỉ ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết và hành
động. Dạy học tích hợp các khoa học nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứu
khoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật - công nghệ trở thành
một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Rất tiếc là hiện nay trong giáo
dục phổ thông người ta thường tách khoa học và công nghệ , coi trọng khoa học, xem nhẹ
công nghệ . Hay nói khác đi , một cách gần gũi hơn đó là nền giáo dục của ta hiện nay
còn coi trọng lý thuyết, xem nhẹ thực hành.
2.1.1.3.Theo Xavier Roegiers

Giáo dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở học sinh
các năng lực hành động, xem năng lực là khái niệm cơ sở của khoa sư phạm tích hợp .
4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Theo Xavier Roegiers, sư phạm tích hợp là quá trình học tập, góp phần hình thành ở học
sinh những năng lực cụ thể có dự tính trước những điều kiện cần thiết cho học sinh, nhằm
phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập các em vào cuộc sống lao
động. Như vậy sư phạm tích hợp tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Ngoài
những hoạt động học tập riêng lẻ cần thiết cho các năng lực đó, sư phạm tích hợp còn
tính đến những hoạt động tích hợp giúp các em học cách sử dụng phối hợp những kiến
thức, kĩ năng, thao tác đã lĩnh hội một cách rời rạc.Loại hình gíao dục này sẽ giúp học
sinh lựa chọn và phối hợp các loại thông tin khác nhau ,từ đó hình thành năng lực lao
động một cách hệ thống và có mục tiêu nhất định.
2.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp.
+ Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng
ngày.
+ Học sinh có năng lực cơ bản vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong
cuộc sống.
Trong thực tế nhà trường có nhiều điều chúng ta dạy cho HS nhưng không thật sự có
ích, ngược lại có những năng lực cơ bản không được dành đủ thời gian.
Ví dụ 1: Học sinh được học phản ứng hoá học giữa muối và kiềm , nhưng các em
không nhận ra tầm quan trọng của nó khi trong đời sống thực tế, nếu ta trộn lẫn vôi bột
( kiềm) dùng để cải tạo đất chua với phân đạm ( có chứa NH
4
) sẽ làm tiêu huỷ lượng
đạm trong phân ( do hình thành khí NH
3
thoát ra ngoài không khí ) - dẫn đến tốn kém và
giảm hiệu quả trồng trọt .
Ví dụ 2: Khi học bài phân bón, các em có thể phân loại phân một cách rành rẽ, nhưng

quan trọng là các em có thể tư vấn cho cha mẹ nên dùng phân Kali nếu cây cần ra hoa tạo
quả, phân Photpho nếu cây cần tốt cho bộ rễ.
Ví dụ 3 : Khi mẹ giặt quần áo bị xà bông làm ngứa tay, các em có thể lấy chanh hoặc
giấm cho mẹ rửa tay nhằm trung hoà lượng kiềm dư trong xà bông.
Chính những kiến thức của khoa học đã bước ra khỏi sách vở nhờ sự vận dụng vào
các tình huống đời thường cụ thể, góp phần làm các em cảm thấy việc học là có ích , tạo
hứng thú học tập và sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức khoa học.
2.1.3 Phương thức dạy học tích hợp.
Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong suốt những năm học phổ thông,
học sinh được học nhiều môn học .Mỗi môn học lại có những chương, những bài học
khác nhau , nhưng các em cần phải biết hệ thống hoá các kiến thức thành một kênh thông
5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
tin đa chiều nhưng thống nhất. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải
càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng
được kiến thức đã học. Trước hết phải vượt lên trên cách nhìn quen thuộc về vai trò của
từng môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn về quan hệ tương tác giữa các môn học.
2.1.3.1.D' Hainaut
Có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học.
- Quan điểm đơn môn : có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống nội dung của
một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.
- Quan điểm đa môn : một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với những kiến
thức, kĩ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn học tiếp tục được tiếp cận riêng
rẽ, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung.
- Quan điểm liên môn : nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình
huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng của những môn
học khác nhau.
- Quan điểm xuyên môn : nội dung học tập hướng vào phát triển những kĩ năng, năng lực
cơ bản mà HS có thể sử dụng vào tất cả các môn học, trong việc giải quyết những tình
huống khác nhau.

Nhu cầu phát triển xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường hướng tới quan điểm liên môn và
quan điểm xuyên môn.
2.1.3.2.Theo Xavier Roegiers
Có 4 cách tích hợp môn học được chia thành 2 nhóm lớn:
- Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học.
- Phối hợp quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau.
Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học, được thực hiện ở cuối năm học hay
cuối cấp học. Ví dụ: Các môn lí, hoá, sinh vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối năm
hoặc cuối cấp có một phần, một chương về những vấn đề chung của các khoa học tự
nhiên và thành tựu ứng dụng thực tiễn, HS được đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến
thức.
Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở những thời điểm
đều đặn trong năm học. Ví dụ: Các môn lí, hoá, sinh vẫn được giảng dạy riêng rẽ, hoặc vì
bản chất và lôgíc phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì các môn học này do các GV
khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chương trình có bố trí xen một số chương tích hợp liên
6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
môn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho HS quen dần với việc sử dụng kiến thức những
môn học gần gũi với nhau.
Cách 3: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp. Cách
này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho những
môn học có đóng góp bổ sung cho nhau, thường dựa vào một môn học công cụ như
Tiếng Việt Nam. Trong trường hợp này môn học tích hợp được cùng một GV giảng dạy.
Cách 3 có giá trị chủ yếu ở cấp tiểu học, ở đó các vấn đề phải xử lí thường là
những đề tài đơn giản, có giới hạn. Ví dụ. Bài tập đọc tích hợp kiến thức lịch sử, khoa
học, bài toán tích hợp kiến thức dân số, môi trường. Cách tiếp cận này cố gắng khai thác
tính bổ sung lẫn nhau của các môn học theo đuổi những mục tiêu bổ sung cho nhau bằng
các hoạt động trên cơ sở các chủ đề nội dung
Cách 4:
Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay

quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp. Ví dụ:
Môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học tích hợp các kiến thức về con người và sức khoẻ, gia
đình và nhà trường với môi trường xã hội,
Lên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, hệ thống khái niệm trong các môn học
phức tạp hơn, đòi hỏi sự phát triển tuần tự chặt chẽ hơn, mỗi môn học thường do một
Giáo viên được đào tạo chuyên đảm nhiệm, do đó cách tích hợp thứ 3 khó thực hiện,
người ta thiên về áp dụng cách 4, tuy có nhiều khó khăn nhưng phải tìm cách vượt qua vì
dạy học tích hợp là xu hướng tất yếu, đem lại nhiều lợi ích.
2.2. Tuyển chọn các bài tập thực tiễn phần kim loại chương trình hóa học 12.
2.2.1. Bài tập thực tiễn chương kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ và nhôm.
Câu 1: Trong cuốn sách “800 mẹo vặt trong đời sống” có viết rằng: nồi nhôm chỉ nên
dùng để nấu cơm, nấu nước; không nên dùng để nấu canh chua, không nên để canh chua
quá lâu trong nồi nhôm. Em hãy giải thích vì sao.
Đáp án : Bởi trong dung dịch kiềm lớp oxit bảo vệ bên ngoài của các đồ bằng Al
sẽ bị phá hủy. Do đó Al sẽ phản ứng với nước
2Al +2H
2
O

2Al(OH)
3
+3H
2
#
Hơn nữa Al(OH)
3
sinh ra được hòa tan trong axit vì thế Al tiếp tục bị phá hủy, cho nên ta
không dùng các đồ bằng nhôm để nấu canh chua ( vì chứa axit)
7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền

Câu 2:Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát
trong không khí thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích nguyên
nhân và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra nếu có.
Đáp án : Vì kim loại có tính ánh kim nhưng để một lát trong không khí thì bề
mặt đó không còn sàng nữa mà bị xám vì Na hoạt động mạnh nên bị oxi hóa bởi oxi
không khí
4Na + O
2
–2Na
2
O
Na
2
O + CO
2
à Na
2
CO
3
Câu 3:Trong phòng thí nghiệm người ta bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm kin
chúng trong dầu hỏa. Hãy giải thích vì sao?
Đáp án : Vì dầu hỏa không phản ứng với KLK và còn ngăn không cho Na phản
ứng với oxi không khí
Câu 4: Sau khi đi bơi tóc thường bị khô do nước trong bể bơi có hại cho tóc .Nếu dùng
nước soda gội đầu thì tóc sẽ mượt mà và mềm mại .Hãy giả thích việc là đó và viết
phương trình hóa học (nếu có )
Đáp án : Vì nước trong bể bơi thường được sát trùng bằng clo
Cl
2
+H

2
O à HCl + HClO
Môi trường axit của bể bơi thường làm tóc bị khô .Khi dùng nước soda để gội xảy ra
phản ứng trung hòa axit làm tóc mềm trở lại :
2HCl + Na
2
CO
3
à 2NaCl + CO
2
+ H
2
O
Câu 5: Tại sao các vận động viên trước khi thi đấu thường phải xoa bột trắng vào lòng
bàn tay? Bột trắng đó là gì?
Đáp án :Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat”(MgCO3) mà người ta
vẫn hay gọi là “ bột magiê”. MgCO
3
là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt.
MgCO
3
có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các
dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác
chuẩn xác hơn.
Câu 6: Ở một số vùng dùng nước giếng khoan để sinh hoạt, khi đun sôi nước rồi để
nguội thấy xuất hiện 1 lớp cặn trắng lắng xuống đáy nồi đun. Giải thích hiện tượng?
Đáp án:Trong nước giếng khoan ở một số vùng có độ cứng tạm thời cao, trong
dung dịch chứa nhiều muối hiđrocacbonat của Mg
2+
và Ca

2+
. Khi đun nước, muối
8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
hiđrocacbonat bị phân hủy tạo thành MgCO
3
và CaCO
3
tạo thành lớp cặn bám dưới đáy
nồi.
Mg
2+
+ 2HCO
3
-
→ MgCO
3
$ + CO
2
# + H
2
O
Ca
2+
+ 2HCO
3
-
→ CaCO
3
$+ CO

2
# + H
2
O
Câu 7:Những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng. Hãy giải thích tại sao?
Đáp án : Quá trình hình thành men răng:
2Ca
2+
+ PO
4
3-
+ OH
-
Ca
2
(PO
4
)OH $
Trong vôi có Ca
2+
và OH
-
nên cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo men
răng.
Tương tự như vậy khi ta đánh răng, trong thành phần kem đánh răng có CaF
2
nên
cũng góp phần tạo thành men răng. Ở đây F
-
thay thế vai trò của OH

-
2Ca
2+
+ PO
4
3-
+ F
-
Ca
2
(PO
4
)F $
Câu 8 : Giải thích quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động?Tại sao càng đi
sâu vào trong hang động ta càng thấy khó thở?
Đáp án: Trong hang động, dưới tác dụng của CO
2
và H
2
O, đá vôi ở phía trên hang
bị tan dần thành Ca(HCO
3
)
2
tan được trong nước.
CaCO
3
+ H
2
O + CO

2


Ca(HCO
3
)
2
Khi tiếp xúc với không khí, Ca(HCO
3
)
2
dễ bị phân hủy theo phản ứng :
Ca(HCO
3
)
2

CaCO
3
+ H
2
O + CO
2
Quá trình này sảy ra rất chậm, làm thạch nhũ dần hình thành từ trên hang đá
xuống, Mặt khác, dung dịch Ca(HCO
3
)
2
còn có thể rơi xuống phía dưới rồi mới phân hủy,
nên hình thành thạch nhũ nhú lên từ phía dưới lên.

Khi đi sâu vào trong hang thì sự lưu thông khí kém, do có các phản ứng làm hàm
lượng CO
2
lớn, nên càng làm giảm sự lưu thông O
2
, hơn nữa CO
2
lại là khí nặng hơn
không khí . Vì vậy nên ta cảm thấy khó thở.
Câu 9: Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Đáp án :Thành phần chủ yếu của đá là CaCO
3.
Trong không khí có khí CO
2
nên
nước hòa tan một phần tạo thành axit H
2
CO
3
. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :
CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O Ca(HCO
3
)
2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO
3
)
2
, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng
(*) sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị
bào mòn dần.
9
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Câu 10: Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
Đáp án : Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100
o
C. Nếu cho thêm một ít
muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100
o
C. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và
chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.
Câu 11:Tại sao khi phun nước rửa sạch đường phố người ta thường cho thêm CaCl
2
(rắn)
xuống đường?
Đáp án :CaCl
2
rắn có khả năng hút ẩm rất tốt, vì vậy người ta cho CaCl
2
để giữ hơi
nước lâu hơn trên mặt đường.
Câu 12: Người nông dân thường dùng vôi để bón ruộng nhưng tại sao không nên trộn vôi
chung với phân ure để bón ruộng?
Đáp án: Khi trộn vôi với urê có phản ứng:

CO(NH
2
)
2
+ 2H
2
O

(NH
4
)
2
CO
3
Ca(OH)
2
+ (NH
4
)
2
CO
3


CaCO
3
$ + 2NH
3
# + 2H
2

O
Phản ứng làm mất tác dụng của đạm urê (tạo ra NH
3
thoát ra) và làm rắn đất lại
(do tạo CaCO
3
). Vì thế không nên trộn vôi với urê để bón ruộng.
Câu 13: Tại sao khi sản xuất vôi người ta phải đập nhỏ đá vôi tới 1 kích thước nhất định
tùy theo từng loại lò?
Đáp án :Phản ứng nung vôi: CaCO
3
CaO + CO
2
#
Do phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên để tăng hiệu suất của phản ứng ta
phải đập đá có kích thước vừa phải tăng diện tích bề mặt được cung cấp nhiệt trực tiếp.
Mặt khác nó sẽ tạo ra những lố hở để thoát CO
2
ra ngoài làm hạn chế phản ứng nghịch.
Ngược lại nếu đá vôi bị đập tới kích thước nhỏ quá thì dưới tác dụng của nhiệt, đá
vôi bị tơi nhỏ ra và bít kín lò, CO
2
không lưu thông được với bên ngoài và do đó cũng
làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 14: Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?
Đáp án : Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào
của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu , muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối
trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra
ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.
Câu 16: Tại sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn thêm

tro bếp?
10
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Đáp án :Về phương diện hóa học, khi bón phân chuồng hoặc phân bắc thì người
nông dân thường trộn thêm tro bếp vì:
Trong tro bếp có chứa kali, lân, vôi và một số nguyên tố vi lượng nên khi bón
phân chuông hoặc phân bắc thì trong đó có chứa đạm rồi thì khi trộn thêm tro bếp sẽ giúp
đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Hơn nữa khi bón cùng với tro, tro sẽ làm cho
phân trở nên xốp, cây cối dễ hấp thụ hơn.
Câu 17: Vì sao người ta dùng muối NaHCO
3
chế thuốc đau dạ dày?
Đáp án : Vì những người bị đau dạ dày là do dư axit nên để trung hòa lượng axit
đó không ảnh hưởng đến cơ thể người ta dúng NaHCO
3
( Thuốc Nabica)
NaHCO
3
+ 2HCl à 2NaCl + H
2
O + CO
2
Câu 18: Khi nhóm bếp than ta có thể nhúng bếp than vào nước vôi trong rồi phơi trước
khi đun, làm như vậy được lợi gì khi nhóm bếp?
Đáp án Một kinh nghiệm nhóm bếp than là hãy nhúng than vào nước vôi trong rồi
phơi khô trước khi đun, làm như vậy Ca(OH)
2
sẽ hấp thụ được CO
2
sinh ra, khi nhóm sẽ

bớt khói hơn.
Câu 19:Vì sao các dụng cụ bằng nhôm hằng ngày khi tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao
nào cũng không có phản ứng gì?
Đáp án : Vì khi Al tác dụng với nước tạo Al(OH)
3
kết tủa ngăn không cho Al tiếp
xúc với nước nữa 2Al +6 H
2
O à 2Al(OH)
3
+ 3H
2
Câu 20:Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài
cái) rồi mới mở vòi ? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng
được trong mọi vụ cháy không?
Đáp án :Trong bình chữa cháy người ta thường để H
2
SO
4
và muối cacbonat của
natri. Khi cần dùng thì phải dốc ngược để hai chất tiếp xúc với nhau và phản ứng tạo CO
2
: NaHCO
3
+ H
2
SO
4
→ Na
2

SO
4
+ CO
2
# + H2O.
Do CO
2
là khí không duy trì sự cháy và nặng hơn không khí sẽ làm tắt lửa. Nhưng
không phải đám cháy nào cũng dùng CO
2
để dập được ví dụ các vụ cháy kim loại có ái
lực mạnh với Oxi như Mg , Al , K. Vì các kim loại đó sẽ kết hợp với Oxi trong CO
2

cháy rất mạnh trong CO
2
.
4Al + 3 CO
2
→ 2Al
2
O
3
+ 3C
Trong trường hợp này dùng cát thì tốt hơn.
Câu 21:Bột tẩy là chất gì ?
11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Đáp án :Là clorua vôi Ca(OCl)
2

.CaCl
2
.8H
2
O, hoặc biểu diễn thành phần chính là
CaOCl
2
. Chất bột trắng, mùi clo, phân huỷ trong nước và trong axit, điều chế bằng cách
cho clo tác dụng với vôi tôi.
2Ca(OH)
2
+ 2Cl
2
→ Ca(OCl)
2
+ CaCl
2
+ 2H
2
O
Câu 22:Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Đáp án :Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số cây) có axit hữu cơ tên là
axit fomic. Vôi là chất bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau.
2HCOOH + Ca(OH)
2
→ (HCOO)
2
Ca + 2H
2
Câu 23: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?

Đáp án :Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC
2
, khi tác dụng với nước
sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit.
CaC
2
+ 2H
2
O → C
2
H
2
+ Ca(OH)
2
Axetilen có thể tác dụng với H
2
O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn
thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
Câu 24:Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?
Đáp án :Các bà mẹ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm, điều
này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó
có thể coi nó như một dung dịch đặc, và lớp vỏ là một màng bán thẫm. Khi nấu, nước bên
ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong
hạt đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm.
Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào
trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước
muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều.
Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm
hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.
Câu 25: Các loại trứng gia cầm dù có dính bùn đất hoặc bị vấy bẩn cũng không nên rửa

sạch vì sẽ làm trứng dễ bị hỏng. Để bảo quản trứng lâu, không bị hư, người ta đem nhúng
trứng vào nước vôi trong. Hãy giải thích tại sao?
Đáp án : Các loại trứng gia cầm dù có dính bùn đất hoặc bị vấy bẩn cũng không
nên rửa sạch vì sẽ làm trứng dễ bị hỏng vì trên bề mặt trứng có lớp keo nếu rửa thì lớp
keo bị mất sẽ làm cho nước thông qua các lỗ nhỏ liti trên bề mặt trứng đi vào làm cho
trứng mau hỏng còn khi ngâm vào Ca(OH)
2
càng làm tăng thêm lớp keo
12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Câu 26: Ở đâu có cung điện bằng muối?
Đáp án :Sâu hơn 100 m dưới lòng đất trong núi, mỏ muối ở Ba Lan có một cung điện
làm bằng muối. Công trình này được tạo dựng từ thế kỷ 17. Các chỉnh thể điêu khắc, giá đèn
chùm treo trần và cả đến các gian phòng đều được làm bằng muối.
Câu 27: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)?
Đáp án : Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100
o
C, nếu ta thêm NaCl thì lúc
đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100
o
C. Do nhiệt
độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không
lâu nên rau ít mất vitamin khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.
2.2.2. Bài tập thực tiễn chương Sắt , đồng và các kim loại khác.
Câu 1: Loại sơn đáy tàu thuyền đi biển có gì đặc biệt nhằm đảm bảo các đặc tính của tàu
thuyền?
Đáp án:Trong nước biển luôn có các sinh vật sống trôi nổi như: rong, sò, hà, trùng đục
lỗ, Đặc biệt là khi chúng còn ở dạng ấu trùng, các sinh vật này rất dễ bám vào đáy tàu và
các phần tàu ngập trong nước. Qua thời gian dài, các sinh vật này càng phát triển. Điều này
sẽ làm giảm đáng kể tốc độ của tàu thuyền. Để hạn chế điều này, đáy thuyền được sơn bằng

loại sơn đặc biệt có chứa một số chất độc như: đồng (I) oxit, các hợp chất có chứa thuỷ ngân,
các hợp chất hữu cơ có chứa thiếc,
Câu 2: Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải làm từ vàng thật không?
Đáp án : Các chữ mạ vàng hầu hết được chế tạo từ "vàng giả”. Vàng giả là hợp kim
của đồng-kẽm được nghiền mịn rồi cho dầu sơn vào để tạo các chữ trên bìa.
Câu 3:Vì sao khi luyện gang từ 1 loại quặng sắt có tạp chất là đolomit, người ta phải
thêm đất sét vào lò?
Đáp án :Công thức của Đôlômit là CaCO
3
.MgCO
3
là tạp chất có tính bazơ nên
phải thêm chất cháy có tính axit thường là đất sét có thành phần chính là SiO
2
.
CaCO
3


CaO + CO
2
MgCO
3


MgO+ CO
2
CaO + SiO
2



CaSiO
3
MgO + SiO
2


MgSiO
3
Câu 4: Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong,
nhưng để lâu lại thấy nước đục, có màu nâu, vàng?
Đáp án :Trong nước giếng khoan của những vùng này có chứa Fe
2+
, ở dưới giếng,
điều kiện thiếu O
2
nên Fe
2+
có thể được hình thành và tồn tại được. Khi múc nước giếng
lên, nước tiếp xúc với O
2
không khí làm Fe
2+
bị oxihoa thành Fe
3+
và Fe
3+
tác dụng với
H
2

O chuyển thành hiđroxit là một chất rất ít tan.
13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
4Fe
2+
+ O
2
+ 10H
2
O→ 4Fe(OH)
3
$ + 8H
+
Câu 5: Vì sao trong phòng thí nghiệm người ta thường sử dụng CuSO
4
khan để phát
hiện dấu vết nước trong các chất lỏng?
Đáp án : Vì CuSO
4
khan không có màu và khi gặp dấu vết nước thì chuyển sang
màu xanh
Câu 6:Dựa trên cơ sở nào để phân biệt các kim loại nhẹ, kim loại nặng, kim loại màu,
kim loại đen?
Đáp án : Dựa vào tỉ khối và khối lượng riêng để phân biệt kim loại năng và kim
loại nhẹ còn dựa vào màu sắc của kim loại để phân biệt kim loaij màu và kim loaị đen
Câu 7: Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu
hơn?
Đáp án : Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ion Cu
2+
tan vào trong nước sẽ có tác

dụng diệt khuẩn . Làm cho các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các mao
quản dẫn nước lên cánh hoa nên hoa tươi hơn. Các muối của Cu
2+
có tính diệt khuẩn rất
tốt người ta thường dùng CuSO
4
để sát khuẩn trong bể bơi. Nếu không dùng đoạn dây
đồng thì nên cắt bỏ phần thối mỗi ngày, hoa mới tuơi lâu.
Câu 8: Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực dương và
cực âm của một ắc quy?
Đáp án :Có thể nối 2 đầu dây với 2 cực của ăcquy rồi cắm 2 đầu dây còn lại vào
củ khoai tây.Sau một thời gian ngắn,chỗ khoai tây nào tiếp xúc với đồng trở nên có màu
xanh (da trời) thì chỗ đó nối với cực dương của acquy vì ở đó H2O bị điện phân (mà
dung dịch điện phân là các muối khoáng hoà tan trong nước của củ khoai tây) giải phóng
O
2
,biến Cu → CuO → Cu
2+
(do axit sinh ra trong quá trình điện phân) có màu xanh.
Câu 9: Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh ?
Đáp án :Cu(OH)
2
có màu xanh ngọc. Phản ứng do H
2
O và O
2
hoặc O
3
trong không
khí oxi hoá Cu. Thường thì phản ứng này khó xảy ra hơn phản ứng oxi hoá Cu thành

CuO (màu đen) hoặc từ CuO sau mới trở thành Cu(OH)
2
cho nên ban đầu đồ đồng
thường bị đen đi. Chỉ có đồ đồng cổ mới có màu xanh
Câu 10:Tại sao khi ta có thể đánh cảm bằng dây bạc , và khi đó dây bạc bị hóa đen. Để dây
bạc sáng trắng trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu. Giải thích tại sao?
Đáp án :Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng
sunfua (vô cơ, hữu cơ) có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh
với Ag nên xẩy ra phản ứng tạo Ag
2
S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể.
14
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
2Ag + - S - → Ag
2
S (đen)
Trong nước tiểu có NH
3
, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng
Ag
2
S + 4NH
3
→ 2[Ag(NH
3
)
2
]
+
+ S

2-
.
Ag
2
S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại.
Câu 11::Tại sao vỏ tàu bằng thép bị ăn mòn ở khu vực mạn tàu tiếp xúc với nước biển và
không khí? Vì sao để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn ta thường gắn tấm kẽm vào vỏ tàu?
Đáp án: Khi tiếp xúc với nước biển (dung dịch chất điện li), vỏ tàu (Fe- Fe
3
C) tạo
thành nhiều cặp pin volta trong đó sắt hoạt động hơn là cực âm, Fe
3
C là cực dương ,nước
biển là chất điện li. Khi pin hoạt động: Fe

Fe
2+
+2e
Fe nhường electron tạo ra Fe
2+
để lại trên mặt Fe những electron tự do và ion H
+
trong dung dịch chất điện li sẽ thu electron giải phóng ra H
2
và do đó tạo ra dòng điện.
2H
+
+ 2e

H

2
Fe
2+
sẽ tác dụng với OH
-
trong chất điện li :Fe
2+
+ 2OH
-


Fe(OH)
2
Sau đó ngoài không khí Fe(OH)
2
bị oxihóa :4Fe(OH)
2
+ O
2
+ 2H
2
O

4 Fe(OH)
3
Và chuyển thành gỉ xFeO.yFe
2
O
3
.zH

2
O.
Khi có Zn thì Zn-Fe –dung dịch điện li tạo thành pin volta. Zn hoạt động mạnh hơn nên
nó là cực âm và Zn

Zn
2+
+2e.Như vậy Zn bị ăn mòn còn Fe được bảo vệ.
Câu 12: Vì sao bóng đèn điện để lâu lại bị đen ?
Đáp án : Dây tóc bóng đèn làm bằng wonfram có nhiệt độ nóng chảy hơn 3000
o
C
( 3308
o
C ). Khi sợi wonfram bị đốt đến sáng trắng một phần rất nhỏ wonfram trên bề mặt
có thể bị bay hơi khi gặp thành thuỷ tinh lạnh của bóng đèn có thể bám chặt vào thuỷ
tinh, dần dần bóng bị đen là nó sắp hỏng. Khi sơi wonfram bay hơi càng bé thì điện trở
càng lớn làm nhiệt độ càng cao càng bốc hơi nhanh càng chóng hỏng.
Câu 13: Chảo, môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ?môi lại dẻo ? còn dao
lại sắc ?
Đáp án :Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế tạo
chúng lại không giống nhau.Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất
giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc
gang”. Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang.
Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác nhau.Dao
thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có
thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
15
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Câu 14: Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí ẩm thường bị bao phủ một

lớp màng màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng này?
Đáp án : Vì Cu để lâu trong không khí ẩm bị oxi hóa tạo một lớp màng
CuCO
3
.Cu(OH)
2
màu xanh
Câu 15:Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Đáp án : Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh
còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thuỷ tinh chứa từ 1 đến 2%
sắt thì có màu xanh hoặc vàng nâu. Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá
3 phần vạn sắt.
Câu 16:Vì sao kim loại có vẻ sáng đặc biệt? Vì sao một số kim loại lại có màu đặc trưng?
Vì sao kim loại không có tính trong suốt?
Đáp án : Kim loại có vẻ sáng đặc biệt do kim loại có electron tự do hấp
thụ photon và bức xạ màu nên một số kim loại có mầu đặc trưng .
Kim loại không có tính trong suốt vì có e tự do hấp thị ánh sáng
( photon không cho ánh sáng truyền qua )
Câu 17: Bạn hãy cho biết nguyên tố nào được con người biết đến đầu tiên ?
Đáp án: Đó là bẩy nguyên tố mà con người biết từ xa xưa : vàng, bạc, đồng, chì,
thiếc, sắt, thuỷ ngân.
Câu 18:Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao có màu xanh lam?
Đáp án: Tại nhiệt độ cao sắt và nước tác dụng với nhau tạo nên oxyt sắt từ ( Fe
3
O
4
)
lấp lánh màu lam, nó chính là lớp màng bảo vệ cho sắt khỏi bị gỉ và ăn mòn.
Câu 19: Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn không bị ôi?
Đáp án : Khi bạc gặp nước, sẽ có một lượng nhỏ bạc đi vào nước thành ion. Ion bạc

có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 2.10-10 gam bạc trong một lít nước cũng đủ diệt
các vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển và thức ăn không bị ôi.
Câu 20:Hãy giải thích tại sao những bức tranh cổ (vẽ bằng bột chì, thành phần chính là
muối bazơ 2PbCO
3
.Pb(OH)
2
) thường có màu đen? Tại sao có thể dùng H
2
O
2
để phục hồi
bức tranh cổ này?
Đáp án: Những bức tranh cổ vẽ bằng bột chì ( thành phần chính là muối bazơ
2PbCO
3
.Pb(OH)
2
).

Khi để lâu bột chì tác dụng với H
2
S trong không khí tạo thành PbS
màu đen.
2PbCO
3
.Pb(OH)
2
+ 3H
2

S à 3PbS + 2CO
2
+ 4H
2
O
16
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Có thể dùng H
2
O
2
để phục hồi những bức tranh này, vì PbS (màu đen) biến thành
PbSO
4
màu trắng theo phản ứng :
PbS + 4H
2
O
2
à PbSO
4
+ 4H
2
O
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận về việc giảng dạy nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
- Nghiên cứu về tác dụng và cách sử dụng các phương pháp dạy học tích cực với
những nội dung thực tiễn trong dạy học hoá học.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi
- Phỏng vấn.
- TN sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của HTBT và các biện pháp bồi
dưỡng HS tự học đã đề xuất.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
4.1. Đối tượng và địa bàn TNSP
Được sự đồng ý giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn và các giáo viên giảng
dạy, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở Trường THPT Hải An.
Trường THPT Hải An
- Lớp 12A1
1
– 45 học sinh (Giáo viên Nguyễn Trọng Nghĩa ).
- Lớp 12A2 – 48 học sinh ( Giáo viên Vũ Văn Điền )
Do hạn chế về thời gian và thời điểm tiến hành thực nghiệm nên chúng tôi chọn 1 lớp
thực nghiệm 12A2 và 1 lớp đối chứng 12A1 tương đương về nhận thức
Bảng 4.1. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra trước tác động
Trường
THPT
Đối
tượng

số
Điểm Xi
X
P độc
lập
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hải An TN 45 0 0 1 3 7 9 7 9 5 3 1 5,88
ĐC 48 0 0 0 5 8 10 6 8 6 5 0 5,91
Qua bảng 3.1. Giá trị p>0,05 tức giá trị trung bình và ở lớp đối chứng và thực

nghiệm là ngẫu nhiên , độ lệch chuẩn ở lớp ĐC và TN gần tương đương .Để kết quả thực
nghiệm thêm chính xác chúng tôi sẽ chỉ lấy kết quả thực nghiệm ở một số HS nhất định
mỗi lớp chọn 40 HS có lực học môn hóa như nhau sao cho điểm trung bình đạt 6,0-6,5
4.2. Thiết kế chương trình TNSP
* Thiết kế đề kiểm tra: Sử dụng câu hỏi và bài tập có liên quan áp dụng nội dung
thực tiễn.
17
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
* Tiến hành kiểm tra.
* Chấm bài kiểm tra.
* Sắp xếp kết quả bài, kiểm tra theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 3 nhóm:
Nhóm khá giỏi, nhóm trung bình, nhóm yếu kém.
● Nhóm khá, giỏi có các điểm : 7, 8, 9, 10
● Nhóm trung bình có các điểm : 5, 6
● Nhóm yếu, kém có các điểm : 0, 1, 2, 3, 4
* So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
* Kết luận.
4.3. Kết quả TN và xử lý kết quả TN
4.3.1. Xử lí theo thống kê toán học
Kết quả bài kiểm tra của 2 nhóm ĐC và nhóm TN được xử lí theo phương pháp thống kê
toán học theo thứ tự sau:
1. Lập các bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất luỹ tích.
2. Vẽ đồ thị đường luỹ tích từ bảng phân phối tần suất luỹ tích
a) Trung bình cộng: Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.
1 1 2 2 1
1 2


k
i i

k k i
k
n x
n x n x n x
x
n n n n
=
+ + +
= =
+ + +

(3.1)
Trong đó x
i
:

Điểm của bài kiểm tra (0 ≤ x ≤ 10)
n
i:
Tần số các giá trị của x
i
n: Số HS tham gia thực nghiệm
b) Phương sai S
2
và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu
quanh giá trị trung bình cộng.
( )
2
2 2
1

;
1
k
i i
i
n x x
S S S
n
=

= =


(3.2)
Giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
c) Hệ số biến thiên V: Để so sánh 2 tập hợp có
x
khác nhau
100%
S
V
x
=
(3.3)
- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S,
nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.
18
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì ta so sánh mức độ phân tán
của các số liệu bằng hệ số biến thiên V.

Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn
hơn thì có trình độ cao hơn.
+ Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.
+ Nếu V trong khoảng 10 – 30%: Độ dao động trung bình.
+ Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.
Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ
dao động lớn thì kết quả thu được không đáng tin cậy.
d. Độ đáng tin cậy : Sai khác giữa 2 giá trị phản ánh kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC

1 2
X X
S

với
2 2
1 2
1 2
T
S S
S
n n
 
= +
 ÷
 
Trong đó :
1 1
,X S
: thực nghiệm
2 2

,X S
: đối chứng
e. Chuẩn student (t)
Giá trị t
TN
được tính theo công thức sau :
1 2 1 2
1 2
.
TN
X X n n
t
S n n
 

=
 ÷
+
 
với
2 2
1 1 1
( 1) ( 1)
2
T
n S n S
S
n n
 
− + −

=
 ÷
+ −
 
Trong đó :
1
X
,
2
X
là điểm TB cộng của nhóm TN và ĐC
S
1
và S
2
là độ lệch chuẩn của nhóm TN và ĐC
n
1
và n
2
là kích thước mẫu của nhóm TN và ĐC
n
1
=n
2
=n thì
2 2
1 2
2
T

S S
S
 
+
=
 ÷
 
à
1 2
2 2
1 2
( )
TN
n
t X X
S S
 
= −
 ÷
+
 
Sau đó so sánh t
TN
với t
LT
(
0,05
α
=
và f = n

1
+ n
2
-2 =158) , t
LT
=1,96
- Nếu t
TN
lớn hơn t
LT
chứng tỏ sự khác nhau giữa
1
X

2
X
do tác động của phương án
thực
nghiệm là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05
- Nếu t
TN
nhỏ hơn t
LT
chứng tỏ sự khác nhau giữa
1
X

2
X
do tác động của phương

án thực nghiệm là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05
Bảng 4.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích
trường THPT Hải An
19
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Hình 4.3. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra trường Hải An.
Bảng 4.4. Phân loại kết quả học tập của HS(%)
Hải An
ĐC 15,0 55,0 27,5 2,5
TN 5,0 37,5 47,5 10,0
20
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
Hình 4.5. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra trường Hải An
Bảng 4.6. Bảng các tham số đặc trưng
Trường THPT
Hải An
TN ĐC
X
6,67 5,85
S
2
2,32 1,93
S 1,58 1,48
V % 22,72 23,72
t
TN
2,61
Như vậy t
TN
lớn hơn t

LT
Nhận xét :Dựa trên kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập của HS khối lớp TN cao
hơn khối lớp ĐC , thể hiện ở :
- Tỉ lệ %HS yếu –kém (0-4) của khối TN luôn thấp hơn ở lớp ĐC
- Tỉ lệ % HS đạt trung bình trở lên và khá giỏi các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC
- Đồ thị các đường tích lũy của khối TN luôn nằm bên phải và phía dưới các đường
tích lũy của khối lớp ĐC
- Điểm trùng bình cộng của khối lớp TN cao hơn HS khối lớp ĐC
- S
TN
< S
ĐC
và V
TN
<V
ĐC
chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm
TN nhỏ hơn .Các giá trị V đều nhỏ hơn 30% chứng tỏ có độ dao động đáng tin cậy
Song vấn đề đặt ra là các kết quả khác nhau có thực sự là do phương pháp mới đem
lại hay không ? Các số liệu có đáng tin cậy hay không ?Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi áp
21
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2014Môn hoá học Tác giả: Vũ Văn Điền
dụng bài toán kiểm định trong thống kê toán học theo phương pháp theo phương pháp xử
lí thống kê theo TS.Soh Kay Cheng và TS .Chris Tan
4.3.2. Xử lí theo tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Mode là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong dãy các điểm số
- Trung vị ( median) là điểm nằm giữa trong dãy điểm số xếp theo thứ tự
- Giá trị trung bình (Mean) là điểm trung bình cộng của các điểm số
-Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) cho biết quy mô các điểm sốPhép kiểm chứng t-test
độc lập cho phép xác định mức khác biệt giữa điểm trung bình của hai nhóm không liên

quan xuất hiện một cách ngẫu nhiên .Tính giá trị p của phép kiểm chứng t-test trong đó p
là khả năng xảy ra ngẫu nhiên
Đại lượng Công thức tính Ý nghĩa
TB (giá trị
trung bình)
=Average(number1,number…2)
Cho biết giá trị điểm
trung bình
SD (Độ lệch
chuẩn) =Stdev(number1,number2 )
Mức độ đồng đều điểm
của học sinh
P độc lập =ttest(array1,array2,tail,type)
Có định hướng: tail =1
biến không đều: Type =3
Kiểm chứng sự chênh lệch về giá
trị trung bình của hai nhóm khác
nhau xẩy ra ngẫu nhiên hay
không.
p≤0,05 có ý nghĩa (không có khả
năng xẩy ra ngẫu nhiên)
p>0,05 không có ý nghĩa (có khả
năng xẩy ra ngẫu nhiên)
SMD: Mức
độ ảnh hưởng
SMD= [GTTB(nhóm TN) –
GTTB(nhóm ĐC)]/ độ lệch chuẩn
nhóm ĐC
Cho biết độ ảnh hưởng của tác
động


Bảng 4.7. Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của 2 lớp (TN-ĐC)
Trường THPT
Hải An
TN ĐC
Mode 7 6
Median 7 6
22

×