Tải bản đầy đủ (.ppt) (113 trang)

Bài giảng tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.74 KB, 113 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO & DU LỊCH
HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

GVC.THS HOÀNG NGỌC VĨNH

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HUẾ, 2/2020


ĐỀ CƯƠNG TĨM TẮT CHƯƠNG TRÌNH TÍN CHỈ
MƠN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Tên môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Thời lượng: 2 tín chỉ
- Nghe giảng:
70%
- Thảo luận và bài tập:
30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khơng chun ngành Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
4. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong môn học Những Nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
5. Mục tiêu môn học:
- Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá
trị văn hố Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
hành động của Đảng và của cách mạng nước ta.
- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.



6. Mô tả vắn tắt nội dung: Ngoài chương mở đầu, nội
dung mơn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày về cơ
sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội
dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu
mơn học.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi,
đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu
tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương.
- Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng
dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy
định.


8. Tài liệu học tập:
- Chương trình mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐBGDĐT ngày 18/9/2008 và Cơng văn số 8899/BGDĐT-GDĐH
ngày 26/9/2008.
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dục và Đào tạo
chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản
năm 2009-2017.
- Sách tham khảo: các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo TW.
- Hồ Chí Minh: toàn tập, tuyển tập, đĩa CDROM Hồ Chí Minh
toàn tập.
- Các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng.
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo quy chế đào tạo đại học, cao
đẳng hiện hành: Điểm quá trình 40%, Thi hết học phần 60%.



Chương mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Khái niệm tư tưởng và nhà tư tưởng
- Khái niệm tư tưởng: Theo nghĩa thơng thường thì tư tưởng là ý thức, ý
nghĩ, suy nghĩ.
Theo nghĩa khoa học tư tưởng là hệ thống những quan niệm, quan điểm
được xây dựng trên một thê giới quan nhất định.
Như vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm, quan niệm,
luận điểm được xây dựng trên nền tảng thế giới quan và phương pháp
luận nhất quán của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đại biểu cho ý chí,
nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân và dân tộc Việt Nam.
- Khái niệm nhà tư tưởng: là người có tư tưởng (khoa học) thể hiện bằng
tác phẩm và hoạt động thực tiễn của người đó gây được ảnh hưởng
đối với một bộ phận dân cư nhất định.


b) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Vài nét về sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh: Ra đời từ rất sớm: 1919
với tác phẩm “Yêu sách của nhân dân An Nam”, 1927 với tác phẩm
“Đường Kách mệnh”, 1930 với tác phẩm “Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam”
- Vì sao 1991 mới triển khai môn học TTHCM? Ở Việt Nam, từ 1951, 1960,
1969 Đảng và Nhà nước ta đã từng đưa vào Nghị quyết, Văn kiện
Đảng khẳng định những ảnh hưởng to lớn của tư tưởng Hồ Chí
Minh với dân tộc Việt Nam; là cơ sở, nền tảng để từ 1991 TTHCM là

một trong hai bộ phận cấu thành quan trọng của hệ tư tưởng thống
trị của Việt Nam.
Do bối cảnh quốc tế chưa thuận lợi (từ Liên Xơ là Stalin, Lêbrêgiơnép,
Gcbachốp; từ Trung Quốc là bè lũ 4 tên do Mao cầm đầu) mà trước
1991 chưa thể triển khai được môn học TTHCM.
- Về định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh: Có nhiều định nghĩa
Vì TTHCM là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học.
Vì tư liệu về HCM hiện còn rất thiếu.


+ Ở phương diện LL: Cũng có nhiều định nghĩa, nhưng
định nghĩa trong GTTTHCM dùng trong các trường
ĐH, CĐ xuất bản năm 2003, được tái bản năm 20092017 là khá hoàn thiện nhất cho đến hiện nay.
- Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng
XHCN; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển
CNMLN vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời
là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời
đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người”.


- Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng
Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về
cách mạng Việt Nam: tư tưởng về vấn đề
dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc;
về CNXH và con đường quá độ lên CNXH
ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam;

về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế;
về dân chủ và Nhà nước của dân, do dân, vì
dân; về văn hóa, đạo đức và xây dựng con
người mới XHCN.


2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học TT HCM

a) Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ vào khái niệm
TTHCM thì mơn học này có 3 nhóm đối tượng
nghiên cứu:
Cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh gắn
liền với hai cuộc cách mạng ở Việt Nam;
Sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin của Hồ Chí Minh vào Việt Nam;
Sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại
của Hồ Chí Minh.
Ba nhóm đối tượng nghiên cứu ấy ln quan hệ mật
thiết với nhau là đều nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người.


Đối tượng của môn học bao gồm hệ thống
quan điểm, quan niệm, lý luận về cách
mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời
đại mới, mà cốt lõi là tư tưởng về độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH.
Hệ thống ấy, khơng chỉ được phản ánh trong
các bài nói, bài viết mà còn được thể hiện
qua quá trình chỉ đạo thực tiễn phong phú
của Người, được Đảng Cộng sản Việt Nam

vận dụng, phát triển sáng tạo qua các thời
kỳ cách mạng


b) Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở hình thành
của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm khẳng định sự
ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu
để giải đáp các vấn đề lịch sử dân tộc đặt ra;
Làm rõ các giai đoạn hình thành, phát triển của
tư tưởng Hồ Chí Minh; Làm rõ nội dung, bản
chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các
quan điểm trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Những nội dung trong cuốn GT này là mới chỉ đáp ứng
những yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách do bối cảnh hiện
nay quy định: CNXH đã tan rã và sụp đổ ở LX và ĐÂ
từ 1991, ÂMDBHB-BLLĐ do đế quốc Mỹ đứng đầu;
Những thách thức của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TTHCM

1. Cơ sở phương pháp luận

a) Phép biện chứng duy vật là cơ sở phương
pháp luận xuyên suốt
b) Phương pháp nghiên cứu của Hồ Chí Minh
là cơ sở phương pháp luận chủ yếu. Phương
pháp nghiên cứu của Người bao gồm:
Phương pháp lý luận gắn liền với thực tiễn

nhưng đề cao thực tiễn;
Phương pháp lịch sử cụ thể;
Phương pháp toàn diện và hệ thống;
Phương pháp kế thừa và phát triển.


2. Các phương pháp cụ thể:

a. Phương pháp lôgic-lịch sử
b. Phương pháp liên ngành
c. Phương pháp phân tích-tổng hợp; so
sánh-đối chiếu, thống kê-trắc lượng,
văn bản học-điều tra điền dã-phỏng
vấn nhân vật lịch sử... Kết hợp nghiên
cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo
cách mạng của Hồ Chí Minh


3 Đặc điểm nghiên cứu của Tư tưởng Hồ Chí Minh:

a) Phải nắm vững phép biện chứng duy vật để
làm rõ tính khoa học và tính cách mạng của
Tư tưởng Hồ Chí Minh
b) Phải nắm vững các phương pháp của Hồ Chí
Minh để làm rõ tính khách quan và tính
trung thực của Tư tưởng Hồ Chí Minh
c) Phải căn cứ vào các kết luận về Hồ Chí Minh
của các lãnh tụ Quốc tế Cộng sản và của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước
CHXHCN Việt Nam để làm rõ tính sâu sắc

và tính toàn diện của Tư tưởng Hồ Chí Minh


4. Vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
hành động đối với cách mạng Việt Nam; Nắm vững quá
trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là
nắm vững sự quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
của Đảng và nhà nước ta qua các giai đoạn cách mạng;
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là các giá trị tư tưởng lý luận không
chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với kho tàng tư tưởng lý
luận cách mạng thế giới của thời đại.
- Chỉ khi nào nắm vững nội dung cơ bản của “Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” mới học tập và nghiên
cứu tốt mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chỉ khi nào
nắm vững nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh mới
học tập, nghiên cứu tốt môn học “Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam”


III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN

1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công
tác: nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với đời sống cách mạng Việt Nam; làm cho
tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam; Bồi dưỡng,
củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường thế giới
quan cách mạng trên nền tảng CNMLN và TTHCM; kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt

Nam; Góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức dân
tộc, nhờ đó sinh viên xác định đúng trách nhiệm và nghĩa
vụ của mình đối với quê hương, đất nước, nhân dân.
2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện
bản lĩnh chính trị: Giúp nâng cao lòng tự hào về Người,
về Đảng CSVN, về Tổ Quốc, nguyện “Sống chiến đấu, lao
động, rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”;
Vận dụng TTHCM vào cuộc sống, có đóng góp thiết thực
và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng theo con đường Hồ
Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn.


Chương I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN,
CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Cơ sở khách quan
a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
+ Giai cấp phong kiến Việt Nam đã bạc nhược không thể đảm
đương được sứ mệnh lịch sử dân tộc.
+ Giai cấp tư sản non yếu không đủ sức đảm đương sứ mệnh
lịch sử dân tộc.
+ Phong trào yêu nước phát triển rầm rộ và rộng khắp nước
nhưng đều thất bại, Vì chưa có con đường cứu nước khoa
học
=> Việt Nam đòi hỏi phải có một lực lượng CM mới với lý luận
khoa học dẫn đường. TTHCM ra đời là 1 tất yếu LSVN.



- Bối cảnh thời đại (quốc tế) cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ CNTB đã là CNĐQ: là kẻ thù chung của mọi
dân tộc, là con đỉa 2 vòi. Muốn chiến thắng
CNĐQ trong đoàn kết quốc tế phải đoàn kết
nhân dân lao động của nước thuộc địa với
nước chính quốc
+ CMT10/1917 đã thắng lợi, QTCS đã ra đời
soi sáng cho CMGPDT
=> TTHCM giương cao đồng thời 2 ngọn cờ
ĐLDT và CNXH ra đời là tất yếu LSNL, soi
sáng con đường giải phóng của mọi dân
tộc.


b) Các tiền đề tư tưởng-lý luận

b1. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam (bộ
phận cốt lõi là CNYNTTVN).
+ Đặc điểm cơ bản: Yêu HB, ghét Ctranh;/
Nhân ái cao cả;/
Bất khuất chống giặc ngoại xâm vì ĐLDT;/
Cố kết cộng đồng dân tộc cao.
+ Hồ Chí Minh tiếp thu CNYNTTVN ngay
trong gia đình Người và được hun đúc bởi
truyền thống 2 quê hương của Người (Nam
Đàn và Huế)


b2. Văn hóa phương Đơng:


- Nho giáo: Hạn chế về thế giới quan là Duy tâm
khách quan-Hữu thần, về nhân sinh quan là
coi thường nhân dân lao động và phụ nữ;
Tích cực ở Triết lý tu thân (đề cao tu dưỡng đạo
đức cá nhân)
Ảnh hưởng ở Hồ Chí Minh: Sinh trưởng trong
gia đình nhà Nho yêu nước;/ Trước 1911 học
chủ yếu ở trường làng;/ Sử dụng tài tình các
phạm trù đạo đức Nho giáo để quy định các
chuẩn mực đạo đức cách mạng ở Việt Nam


- Phật giáo: Hạn chế về thế giới quan là Duy tâm chủ
quan, về nhân sinh quan là thường hướng con
người tới xuất gia tu hành;
Tích cực: Tấm gương đại từ đại bi của Đức Phật;/ Từbi-hỷ-xả và vô ngã vị tha lợi lạc quần sinh của đạo
đức Phật giáo
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Hồ Chí Minh: Ấu thơ được
bà ngoại ru ngủ bằng kinh Phật;/ Bố rất mến mộ
Phật giáo;/ 2 quê hương là 2 nôi PGVN;/ Đã từng
ẩn náu ở các ngôi chùa để hoạt động cách mạng
- Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc
lập;/ Dân quyền tự do;/ Dân sinh hạnh phúc.
Nhưng Tơn Trung Sơn đưa Trung Quốc lên CNTB còn
Hồ Chí Minh đưa Việt Nam lên CNXH


b3. Văn hóa phương Tây:


- Cơng giáo: Hạn chế về thế giới quan là Duy tâm khách
quan-hữu thần, về nhân sinh quan là thường hướng
con người tới xuất gia tu hành;
Tích cực là tấm gương nhân từ của Chúa, tấm gương hy
sinh cao nhất vì sự cứu rỗi con người của Chúa
Ảnh hưởng ở Hồ Chí Minh: Đến nhà thờ cầu Chúa ban
phước lành cho dân tộc Việt Nam;/ Từ 1945-1969
trong các thư và các bài nói chuyện với Giáo hội
Công giáo Việt Nam và đồng bào Công giáo Việt
Nam Người dùng tấm gương nhân từ của Chúa để
kêu gọi đoàn kết dân tộc đánh bại kẻ thù của dân
tộc, hoàn thành các nhiệm vụ của cách mạng


Dân chủ tư sản:

Tự do – Bình đẳng – Bác ái
-Trước 1911 ở Việt Nam chưa có
- Hồ Chí Minh tiếp thu nó khi học ở
Quốc
Học
(Vonte,
Rutxo,
Mongkectio),
- Thực thi nó ở Pari mà giác ngộ
DCTS là hình thức, giả tạo nên từ
bỏ nó để đến với CNMLN năm
1920.



c. Chủ nghĩa Mác–Lênin: Cội nguồn cốt lõi của TTHCM.

CNMLN về lịch sử có 2 giai đoạn
phát triển chủ yếu: 1848-1919 lúc
này có 2 chủ nghĩa song song tồn
tại là CNM và CNLN; từ 1919-nay
là CNMLN
CNMLN có 3 bộ phận cấu thành là
triết học MLN, kinh tế chính trị
học MLN và CNXHKH


Ảnh hưởng của CNMLN ở Hờ Chí Minh

Hồ Chí Minh đến với CNMLN năm 1920 và
nhanh chóng trở thành lãnh tụ của QT3
ngay giai đoạn 1923-1924; 1925-1927
Người truyền bá CNMLN vào Việt Nam
một cách có hệ thống, có tổ chức; Từ 1930
đến 1969 Người tổ chức, trực tiếp lãnh đạo
đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi
theo con đường cách mạng vơ sản.
Với Hồ Chí Minh, Lênin và CMT10 là người
thầy vĩ đại, là ngọn đuốc soi đường cho
cách mạng phương Đông


×