Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Một số bệnh lý và thể chất thường gặp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.74 KB, 5 trang )

Một số bệnh lý và thể chất
thường gặp
Nôn
Nguyên nhân
Do ǎn thức ǎn bị nhiễm khuẩn hay ôi thiu.
Triệu chứng của một số bệnh: tắc ruột, viêm ruột thừa, sốt cao
Triệu chứng
+ Một số truờng hợp không đáng lo ngại
+ Phải đi khám bệnh nếu có một số triệu chứng:
- Tình trạng kiệt nước ngày càng tǎng mà không ngǎn được
- Nôn nhiều kéo dài trên 24 tiếng
- Nôn nhiều, đặc biệt nôn màu xanh sẫm, nâu hoặc có mùi như mùi phân.
- Đau liên tục ở ruột, đặc biệt nếu người ốm không ỉa được hoặc khi áp tai
vào bụng nghe có tiếng òng ọc.
- Nôn ra máu
Xử trí
- Không ǎn gì khi nôn nhiều
- Nhấp nước gừng
- Nếu bị kiệt nước: cho uống nhiều nước
- Nếu xử lý như trên không cầm được nôn: dùng một số thuốc cầm nôn như
prometazin, diphenhydramin( theo chỉ dẫn của thầy thuốc).

Ngạt mũi và sổ mũi
Ngạt mũi và sổ mũi có thể do cảm lạnh hoặc do dị ứng. Chất nhầy mũi
nhiều có thể gây viêm tai ở trẻ con hay viêm xoang ở nguời lớn.
Xử trí
- Trẻ nhỏ: dùng bơm tiêm (không có kim tiêm) hút sạch chất nhờn trong
mũi
- Trẻ lớn hay người lớn: cho ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi
làm chất nhầy loãng ra.
- Hít hơi nuớc nóng giúp làm thông mũi.


- Khi bị sổ mũi và ngạt mũi nên lau mũi chứ đừng xì mũi vì xì mũi có thể
gây viêm tai và viêm xoang
- Người hay bị viêm tai hoặc viêm xoang, sau khi bị cảm lạnh dễ bị ngạt
mũi và sổ mũi, muốn ngǎn chặn bệnh thì sau khi bị cảm lạnh cần nhó thuốc nhỏ
mũi giảm xung huyết mũi như pheninerphin mỗi mũi 2-3 giọt /1lần; không nhỏ
quá 3 lần trên 1 ngày và không nhó quá 3 ngày.

Kiệt nước
Kiệt nước là khi có thể mất nhiều nước hơn là nhận nước vào. Điều này
thường xảy ra khi bị ỉa chảy nặng kèm theo nôn. Kiệt nước cũng có thể gặp ở
người ốm nặng lâu ngày không ǎn uống được. Lứa tuổi nào cũng có thể bị kiệt
nước, nhưng kiệt nước xảy ra nhanh hơn và nguy hiểm hơn nếu là trẻ nhỏ.
Những dấu hiệu của kiệt nước :
1. Đái ít, nước tiểu vàng sẫm hoặc không có nước tiểu,
2. Sút cân đột ngột
3. Miệng khô
4. Mắt lõm, không có nước mắt
5. Thóp lõm
6. Da kém đàn hồi hay da không cǎng
7. Mạch nhanh nhỏ; thở sâu.
Xử trí
- Cho uống nhiều nước: nước sôi nguội, nước chè, nước canh
- Cho uống nước ozerol pha theo hướng dẫn. Nếu không có ozerol thì pha
lấy: dùng hai thìa canh đường và nửa thìa cà phê muối cho vào một lít nước sôi để
nguội. Người lớn cho uống khoảng 3 lít /ngày, trẻ nhỏ 1 lít/ ngày, uống liên tục
đến khi đi tiểu bình thường. Tiếp tục cho uống, kể cả trường hợp người kiệt bị nôn
mửa. Nếu người bệnh không uống được đủ nước thì phải truyền dịch.

Ho
Ho là phản ứng của cơ thể để đẩy đờm và các mầm bệnh từ trong họng hay

phổi ra ngoài. Ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh có liên
quan đến họng, phổi và phế quản. Có nhiều loại ho:
. Ho khan (có đờm hoặc không có đờm): Hay gặp khi bị cảm lạnh, cúm, hút
thuốc.
. Ho có nhiều hoặc ít đờm: Hay gặp trong viêm phế quản, viêm phổi.
. Ho có kèm thở rít hoặc khó thở: hay gặp ở người bị bệnh tim.
. Ho dai dẳng: Gặp ở người bị lao, hút thuốc công nhân mó, người hen,
viêm phế quản mãn. giãn phế nang.
. Ho ra máu: Lao, viêm phổi.
Xử trí
- Bất cứ loại ho nào cũng nên uống nhiều nước để đờm loãng ra.
- Có thể hít hơi nước nóng hoặc xông nước nóng.
- Đối với ho khan: dùng xiro ho, bổ phế
- Nếu ho khan nặng hơn làm không ngủ được: dùng xiro ho và codein hoặc
uống aspirin với codein.
- Nếu có nhiều đờm hoặc thở rít: không dùng codein.
- Với bất cứ loại ho nào: Không nên hút thuốc
- Ngoài ra cần tìm xem ho do bệnh nào thì điều trị bệnh đó.
- Nếu ho kéo dài, ho ra máu, ra mủ hoặc có đờm thuốc khó thở liên tục phải
đi khám bệnh.

×