Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tài liệu tập huấn chăn nuôi 2009 - Phần 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.54 KB, 6 trang )

PHẦN IV
MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI
Ngày nay, giống vật nuôi khác xa với tổ tiên của chúng. Dó là kết quả của
một quá trìn thuần dưỡng và chăn nuôi lâu dài, với việc áp dụng các thành tựu
khoa học công nghệ trong chọn lọc, nhân giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý.
Trong giai đoạn 1945 - 1995, sản lượng sữa của bò HF đã tăng lên 3 lần nhờ sử
dụng tinh bò đực giống cao sản trong các chương trình TTNT và cải tiến quản lý.
Tương tự, việc nhân giống đã cho ra các giống lợn nạc lớn nhanh, đồng đều về
khối lượng, tỷ lệ nạc cao. Cũng nhờ chọn lọc và các công nghệ trong chăn nuôi,
sản lượng trứng gà đã tăng từ 134 quả/mái/năm (năm 1940) lên 254 quả/mái/năm
(năm 1994). Nếu như vào năm 1950, để nuôi gà thịt thương phẩm phải mất 84
ngày mới đạt khối lượng 1,8kg/con thì ngày nay chỉ mất 43 ngày và chỉ tiêu tốn
một nữa thức ăn. Điều đó thể hiện vai trò của khoa học công nghệ và lợi ích của
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi. Chúng tôi giới thiệu một số
TBKT thuộc lĩnh vực chăn nuôi đang được chuyển giao sản xuất ở nước ta.
I. Trồng thâm canh các giống cỏ chất lượng cao
Trong thời gian qua chúng ta đã nhập một số giống cỏ chất lượng cao từ
Australia. Đó là các giống Sweet Jumbo, Superdan (cả ai giống này thuộc loại
thân đứng, cỏ hỗn hợp (hoà thảo và họ đậu) Các giống cỏ này có hàm lượng
đạm cao từ 14 – 18%, có thể lên đến 20%
(hàm lượng đạm cỏ voi 8-10%), tỷ lệ tiêu
hoá cao, gia súc nhai lại rất thích ăn và rất
thích hợp để nuôi trâu, bò, dê thâm canh.
Năng suất 200tấn/ha/năm (giống Sweet
Jumbo, Superdan); năng suất trên 250
tấn/ha/năm đối với cỏ hỗn hợp. Các giống cỏ
trên có thể được sử dụng dưới dạng tươi,
phơi khô hoặc ủ chua.
II. Sản xuất tảng khoáng liếm cho gia súc nhai lại
Tảng khoáng liếm là loại thức ăn bổ xung khoáng đa lượng và vi lượng từ
các nguồn nguyên liệu khoáng tự nhiên và khoáng hữu cơ sẵn có ở địa phương.


Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ và thiết bị chế tạo trong nước. Chất
lượng của sản phẩm không thua kém các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, giá
thành hạ.
1. Ưu điểm:
- Nguyên liệu sẵn có trong nước; thiết bị chế tạo trong nước
- Chất lượng tốt, giá thành hạ, dễ sử dụng, gia súc thích ăn
- Giảm chi phí lao động và bảo quản được lâu dài

13
2. Kết quả sử dụng:
- Bò sữa: sữa tăng 9-18%, giảm chi phí thức ăn 4,6 – 6,4%, đồng thời giảm
được một số bệnh sinh sản thường gặp ở bò
- Dê sữa: sữa tăng 10%, giảm chi phí thức ăn 7-15%, giảm tỷ lệ bệnh sinh
sản như sát nhau, viêm vú, bại liệt sau khi đẻ
- Sử dụng cho bò và dê thịt: tăng trọng hơn 10 -15% so với đối chứng,
tăng khả năng thu nhận thức ăn, giảm một số bệnh về da.
III. Áp dụng phầm mềm quản lý đàn bò sữa và TTNT
1. Các phần mềm: Áp dụng công nghệ tin học với các phần mềm phù hợp như
VDM (Vietnam Dairy Management) và VDM-AI (VDM-Artificial Insemination)
2. Lợi ích: Thông qua các phần mềm này, đã mã số hóa được từng tỉnh, trang
trại, dẫn tinh viên và từng con sữa trên phạm vi toàn quốc, đồng thời cho phép
kết nối mạng từ cơ sở đến trung ương. Các thông số về sinh sản, tính năng sản
xuất cảu bò sữa được theo dõi và đưa vào hệ thống dữ liệu, giúp cho việc quản lý
đàn bò thuận tiện, chọn lọc đàn hạt nhân hoặc ra các quyết định cụ thể một cách
chính xác và hiệu quả.
IV. Áp dụng công nghệ phôi và công nghệ tế bào để bảo tồn quỹ gen động
vật quý hiếm và nhân nhanh đàn vật nuôi cao sản
Trong thời gian qua chúng ta đã tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ
phôi, công nghệ tế bào và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Chúng ta
đã thành công trong việc tạo tế bào gốc một động vật quý hiếm, có nguy cơ tiệt

chủng. Kết quả này mở ra triển vụng cho việc nhân bản các loài động vật này để
bảo tồn quỹ gen.
Việc cấy truyền phôi bò đã trở thành quy trình. Tuy nhiên, việc triển khai
công nghệ này trong sản xuất cò gặp nhiều khó khăn do giá thành cao. Để khức
phục tình trạng này gần đây chúng ta đã thành công trong công việc tạo phôi bò
trong ống nghiệm từ tế bào trứng lấy từ lò mổ hoặc từ bò sống với sự trợ giúp
của máy siêu âm. Kết quả: số té bào trứng trung bình thu được từ mỗi buồng
trứng là 14,92 đối với bò giết thịt ở lò mổ và 3,98 đối với bò sống. Các tế bào
này được nuôi cấy in vitro và sau đó
được thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ
thành thục là: 65,61% và 71,28%; tỷ lệ
thụ tinh trong ống nghiệm là 51,29%
và 53,73% tươn ứng với hai nhóm bò.
Các trứng đã thụ tinh phát triển thành
phôi và được chuỷen cấy cho bò cái,
đạt tỷ lệ thụ thai: 27-30%



14
V. Công thức lai ba máu lợn ngoại cho tỷ lệ nạc cao
Sử dụng ba giống lợn ngoại thuần: Landrace, Yorkshire, Duroc để tạo ra
con lai thương phẩm có tỷ lệ nạc cao. Trước hết tạo nái lai từ công thức đực
Landrace x cái Yorkshire hoặc đực Yorkshire x cái Landrace, sau đó dùng đực
Duroc cho phối với nái lai F
1
. Lợn nái lai có năng suất sinh sản và sinh trưởng
tăng lên rõ rệt so với các giống thuần. Số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,1 lứa; số con sơ
sinh còn sống; số con cai sữa/ổ; khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa/ổ đều
tăng từ 10 – 15%. Tăng trọng bình quân ở lợn thịt đạt 750g/con/ngày, tiêu tốn

thức ăn 2,67 kg/kg tăng trọng, tỷ lệ thịt nạc đạt 59 - 61%.
Công thức lai này phù hợp với các trang trại có trình độ quản lý, kỹ thuật
chăn nuôi tốt và mức đầu tư lớn.

x





x

Yorkshire
Landrac
Duroc
50%L+50%Y
25%L+25%Y+ 50%D
VI. Công thức lai kinh tế phức tạp nội, ngoại
Sử dụng nái móng cái làm nền co phối với đực Yorkshire để tạo nái lai F
1
.
Bước tiếp theo, dùng đực Landrace cho phối với nái lai F
1
để tạo ra nái lai F
2

cuối cùng cho phối với đực Duroc.
Lợn lai có tỷ lệ máu ngoại 87,5%; nuôi 6 -7 tháng tuổi đạt 80 - 90 kg/con
tiêu tốn 2,8 – 3,2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Một số ưu điểm khác của lợn
này là khả năng thích nghi tốt, mắn đẻ do được di truyền từ lợn móng cái và tỷ

nạc cao do có 50% máu lợn Duroc.
Công thức lai này có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều trang trại khác nhau.

15
x


x


x

Landrace
Yorkshire
Duroc
Móng cái
25%L+ 25%M+50%Y
50%L + 50%M
12,5%L+12,5%M+25%Y+50%D
VII. Công nghệ chuồng lồng, chuồng sàn
Chuồng lồng, chuồng sàn công nghiệp cho phép chúng ta có thể điều
chỉnh điều kiẹn tiểu khí hậu, chế độ ăn uống và vệ sinh thú y phù hợp với yêu
cầu của từng cá thể lợn, theo từng giai đoạn phát triển và sản xuất của chúng.
Mặt khác, giúp chúng ta tiết kiệm được diện tích chăn nuôi, công chăm sóc và
thuận tiện hơn trong quản lý đàn lợn.
1. Ưu điểm:
- Cho phép điều khiển điều kiện
tiểu khí hậu, chế độ ăn.
- Tiết kiệm diện tích, công chăm
sóc.

- Thuận lợi trong quản lý
2. Hiệu quả kỹ thuật:
- Số lứa đẻ tăng từ 1,85 lên 2,1
- Số con cai sữa tăng 3,2%
- Số con lúc 60 ngày tăng 8,0%
- Khối lượng lúc 60 ngày tăng 8,5%
VIII. Các giống thủy cầm năng suất cao, phù hợp với chăn nuôi tập trung,
khép kín và an toàn sinh học


16

1. Vịt siêu thịt: do hãng Cherry Valley (Anh) lai tạo,
được nhập vào Việt Nam năm 1990, gồm hai giống
CV. Super M và giống CV. Super M2. Đây là hai
giống vịt có khả năng thích nghi rộng và cho năng
suất cao. Khôi lượng lúc 56 ngày tuổi là 3,31kg/con,
tiêu tốn 2,78kg thức ăn/kg tăng trọng.
2. Vịt siêu trứng CV 2000 Layer: tuổi đẻ lúc 19



tuần, năng suất trứng đến 52 tuần đẻ là 265-275 quả/mái với chi phí thức ăn
2,4kg cho 10 quả trứng, khối lượng trứng đạt 70 – 75g/quả.
3. Ngan Pháp: do hãng Grimaud Freres (Pháp) lai tạo, có năng suất và chất
lượng thịt cao, được xếp vào hàng thịt đỏ, tỷ lệ thân thịt đạt trên 70%, tỷ lệ mỡ
chỉ 1-1,5%. Gồm 3 dòng: R51, R71 và siêu nặng
- Dòng R51: khối lượng lúc 12 tuần tuổi đạt 4,10kg/con trống và 2,46
kg/con mái, tiêu tốn thức ăn bình quân 3,12kg/kg tăng trọng.
- Dòng R71: khối lượng lúc 12 tuần tuổi đạt 4,24kg/con trống và 2,55

kg/con mái, tiêu tốn thức ăn bình quân 3,08kg/kg tăng trọng.
- Dòng siêu nặng: khối lượng lúc 12 tuần tuổi đạt 4,40kg/con trống và
2,70 kg/con mái, tiêu tốn thức ăn bình quân 3,00 – 3,10kg/kg tăng trọng.
4. Mula (con lai giữa ngan và vịt): Khối lượng lúc 80 ngày tuổi đạt 3,7kg/con
trống và 3,5kg/con mái với tiêu tốn thức ăn bình quân 2,7 - 2,9kg/kg tăng trọng.
Tỷ lệ thịt xẻ đạt 74%,tỉ lệ mỡ thấp hơn so với cả ngan và vịt.


IX. Các giống gà thịt lông mầu năng suất chất lượng cao, phù hợp với chăn
nuôi tập trung hoặc bán chăn thả, an toàn sinh học
1. Gà Lương Phượng: nhập từ Quảng tây (Trung Quốc); khối lượng lúc 10 tuần
tuổi đạt 1,8kg/con; tiêu tốn 2,6 - 2,7kg thức ăn/kg tăng trọng.
2. Gà Sasso: Có nguồn gốc từ Cộng hoà Pháp, nhập vào nước ta năm 2002. khối
lượng lúc 56 ngày tuổi đạt 2,0 kg/con; tiêu tốn 2,16 kg thức ăn/ kg tăng trọng.

17
3. Gà Kabir: Có nguồn gốc từ Israel, nhập vào nước ta năm 2000. Khối lượng
cơ thể lúc 9 tuần tuổi đạt 2,16kg/con, tiêu tốn 2,4kg thức ăn/kg tăng trọng.
4. Gà Isa color: Do hãng Hubbard ISA (Pháp) lai tạo và được nhập vào nước ta
năm 2002. khối lượng cơ thể lúc 9 tuần tuổi đạt 1,7kg với mức tiêu tốn 2,37 kg
thức ăn/kg tăng trọng.
5. Gà Sao: có nguồn gốc từ Madagasca, đang được thuần hoá và nuôi nhiều ở
Châu Âu. Gà Sao được nhập từ Hungari vào nước ta năm 2002. có 3 dòng là Sao
nhỏ, Sao trung bình, Sao lớn. Khối lượng cơ thể 12 tuần tuổi đạt tương ứng là
1,37; 1,38 và 1,88 kg/con; tiêu tốn thức ăn tương ứng là 2,81; 2,77 và 2,34 kg/kg
tăng trọng. tỷ lệ thân thịt cao, đạt từ 76-77 %
X. Ứng dụng công nghệ TTNT trong lai tạo và nhân giống gia cầm
1. Lợi ích:
- Khắc phục chênh lệch tầm vóc
- Kiểm soát được ghép đôi giao phối

- Tăng tỷ lệ trứng có phôi
- Giảm chi phí chăn nuôi sinh sản: chỉ cần 20% số gia cầm trống
2. Ý nghĩa: quan trọng trong tạo con lai. Tỷ lệ phôi 80-92%. Tỷ lệ nở 82-85%










18

×