Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giáo trình PLC cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 95 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGUYỆT (Chủ biên)
NGUYỄN ĐỨC NAM – NGUYỄN VĂN SÁU

GIÁO TRÌNH PLC CƠ BẢN
Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hịa khơng khí
Trình độ: Trung cấp
(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội - Năm 2021


LỜI GIỚI THIỆU
PLC cơ bản là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ
Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa khơng khí. Việc
học tập tốt mơn học này là cơ sở, tiền đề để lập trình điều khiển các hệ thống lạnh
trong cơng nghiệp.
Giáo trình của mơn học gồm 5 bài với thời lượng 90 giờ. Giáo trình đã đề
cập tới những kiến thức cơ bản nhất của điều khiển lập trình PLC, để học sinh
sinh viên có thể hiểu được các phương pháp và cách thức lập trình các bài toán cơ
bản trong phạm vi của nghề.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song sai sót là khó tránh. Tác giả rất mong nhận
được các ý kiến phê bình, nhận xét của bạn đọc để giáo trình được hồn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Chủ biên: Nguyễn Thị Nguyệt

2



MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2
Bài 1 Giới thiệu chung về PLC và bài toán điều khiển.................................... 7
1.1

Giới thiệu chung về PLC .................................................................... 7

1.2

Bài toán điều khiển ............................................................................. 9

1.3

Ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC: ......................................... 13

Bài 2 Đại cương về điều khiển lập trình.......................................................... 14
2.1

Tổng quát về một PLC ..................................................................... 14

2.2

PLC Q03UDV của hãng Mitsubishi ................................................ 28

2.3

Kết nối dây giữa PLC và các thiết bị ngoại vi ................................. 39

Bài 3 Các phép toán nhị phân của PLC .......................................................... 41

3.1

Các liên kết logic .............................................................................. 41

3.2

Các lệnh ghi/xóa giá trị cho tiếp điểm (SET, RST) ......................... 50

3.3

Lệnh Timer (OUT T, OUTH T, OUT ST, OUTH ST) .................... 53

3.4

Lệnh đếm (Counter) ......................................................................... 61

Bài 4 Các phép toán số của PLC ...................................................................... 68
4.1

Chức năng truyền dẫn....................................................................... 68

4.2

Lệnh so sánh (=, >, <, <>, >=, <=) ................................................... 69

4.3

Chức năng chuyển đổi (Converter) .................................................. 70

4.4


Các lệnh xử lý toán học .................................................................... 72

4.5

Lệnh đồng hồ thời gian thực ............................................................ 76

Bài 5 Lắp đặt mơ hình điều khiển bằng PLC ................................................. 85
5.1

Lập trình điều khiển động cơ có đảo chiều quay ............................. 85

5.2

Lập trình điều khiển đếm sản phẩm ................................................. 87

5.3

Lập trình điều khiển đèn giao thơng ................................................ 88

5.4

Lập trình điều khiển xe chuyển nhiên liệu ....................................... 90

5.5

Lập trình điều khiển trộn liệu ........................................................... 92

5.6


Lập trình điều khiển hệ thống nâng hàng ......................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 95

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: PLC CƠ BẢN
Mã mơ đun: MĐ 23
Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành/ thực tập/thí
nghiệm/ bài tập/thảo luận: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun được bố trí dạy cuối chương trình sau khi học xong các môn
chuyên môn như Điện tử công suất, Trang bị điện....
- Tính chất: Là mơ đun bắt buộc.
II. Mục tiêu mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày các khái niệm về điều khiển lập trình chính xác theo nội dung đã
học và cấu trúc và phương thức hoạt động của một PLC chính xác theo nội dung
đã học;
- Về kỹ năng:
+ Kết nối thành thạo phần cứng của PLC - PC với thiết bị ngoại vi.
+ Lập trình được chương trình để thực hiện một số bài toán ứng dụng đơn giản
trong cơng nghiệp.
+ Phân tích được một số chương trình đơn giản, phát hiện sai lỗi và sửa chữa
khắc phục.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, tác phong cơng nghiệp.
III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

4


Thời gian (giờ)
Số
TT

1

2

3

4

Trong đó
Tên các bài trong mơ
đun

Tổng số


thuyết

Bài 1: Giới thiệu chung 1
về PLC và bài toán điều
khiển


1

1.1. Giới thiệu chung về 0.5
PLC

0.5

1.2. Bài tốn điều khiển

0.5

0.5

Thực hành/
thực tập/thí
nghiệm/ bài
tập/thảo luận

Kiểm
tra

Bài 2: Đại cương về điều 4
khiển lập trình

3

2.1.Tổng quát về một PLC 1

1


2.2. Kết nối dây giữa PLC 1
và các thiết bị ngoại vi

1

2.3. Cài đặt và sử dụng 2
phần mềm GX Work2

1

1

Bài 3: Các phép toán nhị 20
phân của PLC

9

10

3.1. Các liên kết logic

2

1

1

3.2. Các lệnh ghi/xóa giá 2
trị cho tiếp điểm


1

1

3.3. Timer

3

2

1

3.4. Couter

3

2

1

3.5. Bài tập ứng dụng

10

3

6

1


Bài 4: Các phép toán số 20
của PLC

9

10

1

4.1. Chức năng truyền dẫn 4

1

3

4.2. Chức năng so sánh

1

3

4
5

1

1


4


4.3. Chức năng chuyển 4
đổi (Converter)

2

2

4.4. Chức năng toán học

3

2

1

4.5. Đồng hồ thời gian 5
thực

3

1

1

Bài 5: Lập trình điều 45
khiển bằng PLC

8


36

1

5.1. Lập trình điều khiển 4
động cơ có đảo chiều quay

0.5

3.5

5.2. Lập trình điều khiển 4
hệ thống cân và cấp liệu

0.5

3.5

5.3. Lập trình điều khiển 5
đếm sản phẩm

1

4

5.4. Lập trình điều khiển 5
đèn giao thơng

1


4

5.5. Lập trình điều khiển 5
xe chuyển nhiên liệu

1

4

5.6. Lập trình điều khiển 5
trộn liệu

1

4

5.7. Lập trình điều khiển 5
cầu trục

1

4

5.8. Lập trình điều khiển 5
hệ thống nâng hàng

1

4


5.9. Lập trình điều khiển 7
biến tần

1

5

1

30

57

3

Cộng

90

6


Bài 1
Giới thiệu chung về PLC và bài toán điều khiển
1.1 Giới thiệu chung về PLC
1.1.1 Định nghĩa
Bộ điều khiển logic có thể thể lập trình được (Programable Logic
Controller) là một thiết bị có thể xem như là có thể coi như là một máy tính cơng
nghiệp với một cấu trúc được thiết kế đặc biệt bao gồm cả khối điều khiển trung
tâm (Main CPU) và mạch giao tiếp với các thiết bị trường (Các đầu vào/ra nối với

các thiết bị chấp hành) trên cùng một Module để thức hiện các chức năng điều
khiển. PLC có khả năng thực hiện các lệnh như: Các lệnh tuần tự, định thời, đếm,
xử lí dữ liệu và truyền thơng để điều khiển hoạt động của các máy gia công công
nghiệp và điều khiển các quá trình sản xuất.

Hình 1.1. Ứng dụng của PLC

1.1.2 Lịch sử phát triển
Ý tưởng về bộ điều khiển logic có khả năng lập trình được các kĩ sư của
hãng General Motors đưa ra đầu tiên vào năm 1968 với mục đích để giảm giá
thành cho các hệ thống điều khiển bằng role. Đặc biệt bộ điều khiển logic lập trình
được u cầu phải nhỏ gọn, có khả năng xử lí linh hoạt như máy tính, có khả năng
làm việc lâu dài trong mơi trường cơng nghiệp, có khả năng lập trình và bảo dưỡng
bởi các kĩ sư, các kĩ thuật viên của các nhà máy, có khả năng tái sử dụng. Hơn
nữa hệ thống điều khiển dùng bộ điều khiển logic lập trình được phải giảm được
thời gian dừng máy và có khả năng mở rộng hệ thống trong tương lai. Một số đặc
tính của PLC:
- Hệ thống điều khiển dùng PLC có giá thành có thể so sánh được với hệ
thống điều khiển dùng role;
7


- PLC phải có khả năng làm việc trong mơi trường công nghiệp;
- Dễ dàng thay thế các đầu vào/ ra;
- PLC phải được thiết kế dạng Module, dẽ dàng tháo rời thuận tiện cho việc
thay thế và sửa chữa;
- Có khả năng tái sử dụng;
- Phương pháp lập trình phải đơn giản;
Ngày nay với cùng với sự phát triển của cơng nghệ, các bộ điều khiển logic
lập trình được cũng không ngừng phát triển ngày càng được nâng cấp cả về thiết

kế và tính năng cả về phần cứng và phần mềm. Một số đặc điểm của PLC ngày
nay:
- Thời gian chu kì quét nhanh hơn nhờ việc sử dụng công nghệ mới;
- Số lượng đầu vào ra nhiều hơn;
- Giao diện vào ra được mở rộng tiêu biểu như giao diện PID, Network,
Canbus, Fieldbus…;
- Nâng cao khả năng truyền thơng;
- Cung cấp cơng cụ lập trình hướng đối tượng với nhiều ngôn ngữ khác
nhau;
- Tập lệnh nhiều hơn;
- Ngôn ngữ bậc cao như Basic, C cũng được sử dụng để viết chương trình
cho một số loại PLC để việc lập trình linh hoạt hơn khi thực hiện truyền thơng với
các thiêt bị ngoại vi và xử lí dữ liệu;
- Có thể xử lí dữ liệu dạng số thực;
Trong tương lai cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông, thông qua mạng truyền thông công nghiệp, PLC kết nối với PLC và kết nối
với máy tính tạo thành một hệ thống sản xuất tích hợp, sự kết nối đó giúp năng
cao khả năng tự động hóa trong các hệ thống sản xuất và dễ dàng chia sẻ tài
nguyên với các hệ thống điều khiển khác như: Hệ thống điều khiển số NC
(numerical controls), Robots, CAD/CAM, các máy tính cá nhân, các hệ thống
thơng tin quản lý…
Các công nghệ mới được sử dụng trong PLC đã nâng cao khả năng hoạt
động của các hệ thống giao tiếp vào ra, GUI (Graphic User Interfaces), giao tiếp
giữa người và máy (HMI). Sự phát triển của các hệ thống giao tiếp này cho phép
truyền thông PLC với các thiết bị, phần cứng và phần mềm thông minh như: hệ
thống vào ra logic mờ. Việc nâng cao tính năng phần mềm sẽ cung cấp khả năng
8


kết nối tốt hơn giữa các loại thiết bị khác nhau, sử dụng cùng một chuẩn truyền

thông thông qua hệ thống mạng. Các lệnh nâng cao của PLC ngày nay đã giúp
cho các bộ điều khiển logic lập trình được trở nên thông minh hơn và nâng cao
năng lự hoạt động của hệ thống.
Khái niệm hệ thống sản xuất linh hoạt FMS (Flexible Manufaturing
System) sẽ làm thay đổi triết lý điều khiển. Tuy nhiên trong tương lai thì PLC vẫn
sẽ là bộ điều khiển được sử dụng hầu khắp các nhà máy nhưng phương pháp điều
khiển sẽ thay đổi chuyển từ điều khiển tập chung sang điều khiển phân tán một
cách “Thơng minh”. Khi đó PLC “Cỡ lớn” được sử dụng trong các ứng dụng có
u cầu tính tốn phức tạp, quản lý mạng truyền thông và giám sát các PLC “nhỏ
hơn”, các bộ điều khiển trực tiếp các máy gia cơng.
1.2 Bài tốn điều khiển
Tự động hóa trong sản xuất nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ các thao
tác vật lý của người công nhân vận hành máy thông qua hệ thống điều khiển.
Những hệ thống điều khiển này có thể điều khiển q trình sản xuất với độ tin cậy
cao, ổn định mà không cần sự tác động nhiều của người vận hành. Điều này đòi
hỏi hệ thống điều khiển phải có khả năng khởi động, kiểm sốt, xử lý và dừng một
q trình theo u cầu hoặc đo đếm các giá trị đã được xác định nhằm đạt được
kết quả mong muốn ở sản phẩm đầu ra của máy hoặc thiết bị. Một hệ thống như
vậy gọi là hệ thống điều khiển.
Để giải quyết được nhiệm vụ điều khiển, nguời ta có thể thực hiện bằng hai
cách: thực hiện bằng Rơle, Khởi động từ...hoặc thực hiện bằng chương trình nhớ.
Hệ điều khiển bằng role và hệ điều khiển bằng lập trình có nhớ khác nhau ở phần
xử lý: thay vì dùng Role, tiếp điểm và dây nối, chúng ta dùng các mạch điện tử.
Như vậy, thiết bị PLC làm nhiệm vụ thay thế phần mạch điều khiển trong khâu
xử lý số liệu. Nhiệm vụ của sơ đồ mạch điều khiển sẽ được xác định bằng một số
hữu hạn các bước thực hiện xác định gọi là “Chương trình”. Chương trình này
mơ tả các bước thực hiện gọi là tiến trình điều khiển, tiến trình này được lưu vào
bộ nhớ nên được gọi là “Điều khiển lập trình có nhớ”
Trong kỹ thuật tự động điều khiển, các bộ điều khiển chia làm 2 loại:
- Điều khiển bằng Rơle

- Điều khiển lập trình (PLC)
Khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển người ta cần thay đổi mạch điều khiển
bằng cách lắp lại mạch, thay đổi phần tử mới đối với hệ thống điều khiển bằng
Rơle điện. Trong khi đó, khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển ta chỉ cần thay đổi
chương trình soạn thảo đối với hệ điều khiển bằng lập trình có nhớ.
9


Bộ điều khiển lập trình PLC (bộ điều khiển logic khả trình) là loại thiết bị
cho phép thực hiện linh hoạt các thuật tốn điều khiển thơng qua các ngơn ngữ
lập trình. Với chương trình điều khiển của PLC đã tạo cho nó trở thành một bộ
điều khiển số nhỏ gọn, dễ dàng thay đổi thuật toán, các số liệu và trao đổi thông
tin với môi trường xung quanh.
1.2.1 Cơ sở xây dựng một hệ thống điều khiển từ điều khiển nối cứng thành
điều khiển lập trình PLC:
Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng Rơle điện và lập trình có nhớ có thể
minh hoạ bằng một ví dụ sau:
Điều khiển hệ thống 3 máy bơm nước qua 3 khởi động từ K1, K2, K3.
Trình tự điều khiển như sau: Các máy bơm hoạt động tuần tự nghĩa là K1
đóng trước tiếp đến là K2 rồi cuối cùng là K3 đóng.
Để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trên mạch điều khiển ta thiết kế như
sau:
- Trong đó các nút ấn S1, S2, S3, S4 là các phần tử nhập tín hiệu.
- Các tiếp điểm K1, K2, K3 và các mối liên kết là các phần xử lý.
- Các khởi động từ K1, K2, K3 là kết quả xử lý.

Hình 1.2. Sơ đồ mạch điều khiển

Nếu ta thay bằng thiết bị điều khiển PLC ta có thể mơ tả như sau:
-Tín hiệu vào: S1, S2, S3, S4 vẫn giữ nguyên.

-Tín hiệu ra: K1, K2, K3 là các khởi động từ vẫn giữ nguyên.
- Phần tử xử lý: được thay thế bằng PLC.
10


Hình 1.3

Khi thực hiện bằng chương trình điều khiển có nhớ PLC ta chỉ cần thực
hiện nối mạch theo sơ đồ sau:

Hình 1.4. Sơ đồ nối dây thực hiện bằng PLC

Nếu bây giờ nhiệm vụ điều khiển thay đổi ví dụ như các bơm 1,2,3 hoạt
động theo nguyên tắc là chỉ một trong số các bơm được hoạt động độc lập. Như
vậy đối với mạch điều khiển dùng Rơle ta phải tiến hành lắp giáp lại toàn bộ mạch
điều khiển, trong khi đó đối với mạch điều khiển dùng PLC thì ta lại chỉ cần soạn
thảo lại chương trình rồi nạp lại vào CPU thì ta sẽ có ngay một sơ đồ điều khiển
theo yêu cầu nhiệm vụ mới mà không cần phải nối lại dây trên mạch điều khiển.
Như vậy một cách tổng quát có thể nói hệ thống điều khiển PLC là tập hợp
các thiết bị và linh kiện điện tử. Để đảm bảo tính ổn định, chính xác và an tồn..
trong q trình sản xuất, các thiết bị này bao gồm nhiều chủng loại, hình dạng
khác nhau với công suất từ rất nhỏ đến rất lớn. Do tốc độ phát triển quá nhanh của
công nghệ và để đáp ứng được các yêu cầu điều khiển phức tạp nên hệ thống điều
khiển phải có hệ thống tự động hố cao. u cầu này có thể thực hiện được bằng
hệ lập trình có nhớ PLC kết hợp với máy tính, ngồi ra cịn cần có các thiết bị
ngoại vi khác như: Bảng điều khiển, động cơ, cảm biến, tiếp điểm, công tắc tơ,...
11


Khả năng truyền dữ liệu trong hệ thống rất rộng thích hợp cho hệ thống xử

lý và cũng rất linh động trong các hệ thống phân phối .
Hệ thống PLC sẽ khơng cảm nhận được thế giới bên ngồi nếu khơng có
các cảm biến, và cũng khơng thể điều khiển được hệ thống sản xuất nếu khơng có
các động cơ, xy lanh hay các thiết bị ngoại vi khác nếu cần thiết có thể sử dụng
các máy tính chủ tại các vị trí đặc biệt của dây chuyền sản xuất .
*Tóm tắt nhược điểm của hệ thống điều khiển dùng Rơle:
- Tốn kém rất nhiều dây dẫn .
- Thay thế rất phức tạp.
- Cần công nhân sửa chữa tay nghề cao.
- Công suất tiêu thụ lớn .
- Thời gian sửa chữa lâu.
- Khó cập nhật sơ đồ nên gây khó khăn cho cơng tác bảo trì cũng như thay
thế.
*Ưu điểm của hệ điều khiển PLC:
Sự ra đời của hệ điều khiển PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển
cũng như các quan niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển dùng PLC có nhiều ưu
điểm như sau:
- Giảm 80% Số lượng dây nối.
- Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp .
- Có chức năng tự chuẩn đốn do đó giúp cho cơng tác sửa chữa được
nhanh chóng và dễ dàng.
- Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình (máy tính,
màn hình) mà khơng cần thay đổi phần cứng nếu khơng có u cầu thêm bớt các
thiết bị vào, ra.
- Số lượng Rơle và Timer ít hơn nhiều so với hệ điều khiển cổ điển.
- Số lượng tiếp điểm trong chương trình sử dụng khơng hạn chế.
- Thời gian hồn thành một chu trình điều khiển rất nhanh (vài mS) dẫn đến
tăng cao tốc độ sản xuất .
- Chi phí lắp đặt thấp .
- Độ tin cậy cao.

- Chương trình điều khiển có thể in ra giấy chỉ trong vài phút giúp thuận
tiện cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống.
12


1.3 Ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC:
Từ các ưu điểm nêu trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng trong rất nhiều
lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp như:
- Hệ thống nâng vận chuyển.
- Dây chuyền đóng gói.
- Các ROBOT lắp giáp sản phẩm .
- Điều khiển bơm.
- Dây chuyền xử lý hố học.
- Cơng nghệ sản xuất giấy .
- Dây chuyền sản xuất thuỷ tinh.
- Sản xuất xi măng.
- Công nghệ chế biến thực phẩm.
- Dây chuyền chế tạo linh kiện bán dẫn.
- Dây chuyền lắp giáp Tivi.
- Điều khiển hệ thống đèn giao thông.
- Quản lý tự động bãi đậu xe.
- Hệ thống báo động.
- Dây chuyền may công nghiệp.
- Điều khiển thang máy.
- Dây chuyền sản xuất xe Ơtơ.
- Sản xuất vi mạch.
- Kiểm tra quá trình sản xuất .

Hình 1.5. Một số hình ảnh về ứng dụng của PLC


13


Bài 2
Đại cương về điều khiển lập trình
2.1 Tổng quát về một PLC
Về cơ bản, tất cả các loại PLC của các hẵng sản xuất khác nhau có thể được
chia làm 5 phần chính như sau :
- Phần giao diện đầu vào (Input)
- Phần giao diện đầu ra (Output)
- Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Bộ nhớ dữ liệu và chương trình (Memory)
- Nguồn cung cấp cho hệ thống (Power Supply)
Nguồn cung cấp (Power Supply) biến đổi điện cung cấp từ bên ngồi thành
mức thích hợp cho các mạch điện tử bên trong PLC (thông thường là 220VAC 5VDC hoặc 12VDC).
Phần giao diện đầu vào biến đổi các đại lượng điện đầu vào thành các mức
tín hiệu số (digital) và cấp vào cho CPU xử lý.

Hình 2.1. Sơ đồ khối của PLC

Bộ nhớ (Memory) lưu chương trình điều khiển được lập bởi người dùng và
các dữ liệu khác như cờ, thanh ghi tạm, trạng thái đầu vào, lệnh điều khiển đầu
ra,... Nội dung của bộ nhớ được mã hoá dưới dạng mã nhị phân.
Bộ xử lý (Processor) tuần tự thực thi các lệnh trong chương trình lưu trong
bộ nhớ, xử lý các đầu vào và đưa ra kết quả kết xuất hoặc điều khiển cho phần
giao diện đầu ra (output).
Phần giao diện đầu ra thực hiện biến đổi các lệnh điều khiển ở mức tín hiệu
số bên trong PLC thành mức tín hiệu vật lý thích hợp bên ngồi như đóng mở
rơle, biến đổi tuyến tính số-tương tự,..
14



2.1.1 CPU
CPU hay là đơn vị xử lí trung tâm là bộ phận quan trọng nhất của PLC, có
thể coi là bộ não của PLC. CPU bao gồm ba phần:
- Bộ xử lí
- Bộ nhớ
- Nguồn cung cấp
CPU bao gồm Bộ xử lí (Processor), bộ nhớ hệ thống và nguồn cung cấp,
mối quan hệ giữa các chức năng trong CPU được mơ tả bởi hình vẽ sau:

Hình 2.2. Chức năng tương tác của hệ thống PLC

Chức năng cơ bản của bộ xử lí là điều khiển và giám sát tồn bộ hoạt động
hệ thống. Bộ xử lí thực hiện các chức năng này bằng cách biên dịch và thực hiện
các lệnh của chương trình, giám sát sự hoạt động của hệ thống. Chức năng giám
sát là một chương trình giám sát được lưu trữ trong bộ nhớ hệ thống và được coi
là một phần của hệ thống, nhờ hoạt động của chương trình giám sát này mà bộ xử
lí có thể thực hiện các chức năng điều khiển, xử lí, truyền thơng…Chức năng giám
sát hoạt động của bộ xử lí sẽ thực hiện truyền thông giữa hệ thống PLC và người
dùng qua thiết bị lập trình, đồng thời nó cũng trợ giúp truyền thông qua cổng ngoại
vi khác như các thiết bị giám sát, các module vào ra, các thông tin chuẩn đoán từ
nguồn cung cấp, bộ nhớ và các giao tiếp khác. CPU của một PLC có thể có nhiều
hơn một bộ xử để tách riêng nhiệm vụ điều khiển và truyền thơng. Cấu hình như
vậy được gọi là MultiProcessor. Một kiểu Multiprocessor khác đó là chuyển một
phần chức năng xử lí từ CPU sang Module ngoại vị khác, được gọi là Module
“Thông minh”. Module “Thông minh” bên trong có chứa bộ xử lí, bộ nhớ và thực
hiện một số nhiệm vụ độc lập với nhiệm vụ điều khiển. Tiêu biểu là Module điều
15



khiển PID, nó thực hiện nhiệm vụ điều khiển closedloop độc lập với CPU, Module
Stepping motor, Servo motor…
Các loại bộ xử lí sử dụng trong PLC được đưa ra bởi nhà sản xuất tương ứng với
kích thước của Word hoặc số bit mà nó sử dụng đồng thời để thực hiện các nhiệm
vụ. Kích thước của Word tiêu biểu là 8, 16, 32 bit, kích thước của Word sẽ ảnh
hưởng tới tốc độ hoạt động của bộ xử lí trong tất cả các hoạt động. Ví dụ bộ xử lí
32 bit sẽ có tốc độ xử lí dữ liệu gấp đơi bộ xử lí 16 bit

Hình 2.3. MultiProcessor

2.1.2 Nguồn cung cấp

Nguồn cung cấp đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động của hệ
thống, nó quyết định đến tính ổn định và tinh cậy của hệ thống. Nguồn cung cấp
không chỉ đáp ứng nguồn một chiều cho các thành phần của hệ thống ví dụ như
bộ xử lí, bộ nhớ và các mạch giao tiếp vào ra mà nguồn cung cấp cịn có nhiệm
vụ giám sát điều chỉnh điện áp (ổn áp) và đưa ra thông tin cảnh báo cho CPU nếu
có hiện tượng bất thường. Nguồn cung cấp
ngồi nhiệm vụ chính là cung cấp năng lượng ổn định nó cịn có nhiệm vụ bảo vệ
các
thành phần khác trong hệ thống.
Điện áp vào (Input Voltage): Thông thường PLC yêu cầu điện áp cung cấp
là điện áp xoay chiều nhưng một số loại PLC yêu cầu điện áp cung cấp là điện áp
một chiều bời vì trong một số trường hợp thì PLC dùng nguồn một chiều thì thuận
tiện hơn ví dụ như các hệ thống điều khiển dùng trong các dàn khoan trên
biển…Thông thường nguồn điện áp cung câp cho PLC là 120VAC-240 VAC hoặc
24VDC. Trong cơng nghiệp thì điện lưới và tần số có thể khơng ổn định do đó
16



nguồn cung cấp cho PLC phải có khả năng ổn định khi điện lưới thay đổi 10%15%. Ví dụ PLC dùng nguồn điện áp 120VAC khi điện lưới thay đổi trong khoảng
108VAC – 132VAC thì PLC vẵn hoạt động bình thường. PLC dùng nguồn điện
áp 120VAC khi điện lưới thay đổi trong khoảng 198VAC – 122VAC thì PLC vẫn
hoạt động bình thường. Khi dịng điện áp vượt q giới hạn dung sai trên hoặc
thấp hơn trong một thời gian nhất định (thường 1-3 chu kỳ AC), hầu hết các nguồn
cung cấp sẽ gửi một lệnh tới bộ xử lý để dừng hoạt động. Tuy nhiên điện lưới tại
các nhà máy có thể thường xun khơng ổn định, nên thời gian dừng hoạt động
trở nên thương xuyên, do đó tại các nhà máy phải có các máy biến áp để ổn định
điện áp.
Nguồn cung cấp sẽ cấp điện áp một chiều cho CPU, các mạch giao tiếp vào
ra, mỗi nguồn đều có một cơng suất cung cấp cho tải nhất định ví dụ: 10A với
điện áp 5V. Cơng suất của nguồn có thể khơng đủ để cung cấp cho các Module
vào ra mở rộng, như vậy sẽ gây ra mất ổn định của hệ thống. Thông thường các
module đặc biệt thường yêu cầu công suất lớn hơn các module vào ra. Như vậy
sẽ gây ra hiện tượng quá tải cho nguồn cung cấp mà điều này nhiêu khi rất khó
phát hiện, hiện tượng quá tải thường xảy ra trong trường hợp đồng thời nhiều đầu
ra được bật ON một lúc. Biện pháp khăc phục là dùng thêm nguồn phụ hoặc lựa
chọn nguồn cung cấp có cơng suất lớn hơn.

Hình 2.4. Sơ đồ kết nối nguồn cho PLC

2.1.3 Bộ nhớ
Đặc trưng quan trọng nhất của một bộ điều khiển logic lập trình được là
người sử dụng của khả năng thay đổi chương trình điều khiển một cách nhanh
17


chóng và dễ dàng. Bộ nhớ hệ thống là vùng nhớ nẵm bên trong CPU của PLC ở
đó tất cả các trình tự các lệnh, hoặc chương trình được lưu trữ và được thực hiện

bởi bộ xử lí để đưa ra câc tác động điều khiển đối với các thiết bị trường. Một
phân của bộ nhớ lưu trữ chương trình điều khiển có thể thay đổi được hoặc lập
trình lại để đáp ứng sự thay đổi sản phẩm của dây chuyền sản xuất hoặc sự thay
đổi của cả hệ thống.
a. Tổ chức bộ nhớ
Bộ nhớ của PLC được chia thành hai vùng nhớ là:
- Vùng nhớ hệ thống
- Vùng nhớ ứng dụng
Vùng nhớ hệ thống là tập hợp các chương trình giám sát đã được lưu trữ
vĩnh viễn trong PLC và nó được coi là một phần của PLC. Các chương trình giám
sát này chỉ đạo tất cả các hoạt động hệ thống, chẳng hạn như thực hiện chương
trình điều khiển và thông tin tới các thiết bị ngoại vi. Vùng nhớ hệ thống là một
phần của PLC nó lưu trữ các mã lệnh ví dụ: Mã lệnh role, mã lệnh dịch chuyển
khối hoặc các mã lệnh số học…. Không thể truy cập vùng nhớ hệ thống bỏi người
dùng.

Hình 2.5. Bộ nhớ của PLC

Vùng nhớ ứng dụng là vùng nhớ cho phép người dùng lưu trữ chương trình
điều khiển. Trong vùng nhớ ứng dụng lại được chia thành một số vùng nhớ khác
nhau có chức năng và ứng dụng cụ thể.
b. Các loại bộ nhớ
Chức năng và nhiệm vụ của vùng nhớ hệ thống và vùng nhớ ứng dụng là
khác nhau, do đó loại bộ nhớ sử dụng cho hai vùng nhớ này là hồn tồn khác
nhau, Ví dụ, vùng nhớ hệ thống đòi hỏi một bộ nhớ vĩnh viễn lưu trữ nội dung
của nó và khơng thể bị xóa hoặc bị biến đổi hoặc do điện hoặc do người sử dụng,
tất nhiên loại bộ nhớ này không phù hợp với vùng nhớ ứng dụng.
Bộ nhớ có thể được chia thành hai loại: Loại bay hơi và không bay hơi.
Loại bộ nhớ bay hơi thì nội dung của nó có thể bị thay đổi hoặc sẽ bị mất nếu mất
18



điện. Bộ nhớ bay hơi dễ dàng thay đổi nội dung, phù với việc lưu trữ chương trình
ứng dụng. Bộ nhớ khơng bay hơi thì nội dung của nó khơng bị mất khi mất điện.
Bộ nhớ khơng bay hơi thì nội dung của nó là khơng thể thay đổi, nhưng cũng có
loại bay hơi đặc biệt có thể thay đổi nội dung của nó. Có hai điểm chú ý về loại
bộ nhớ lưu trữ chương trình ứng dụng, thứ nhất bộ nhớ lưu trữ chương trình ứng
dụng phải duy trì chương trình điều khiển chạy hàng ngày mà khơng bị “bay hơi”,
thứ hai chương trình điều khiển lưu trữ trong bộ nhớ ứng dụng có thể bị thay đổi.
Việc dễ dàng thay đổi nội dung bộ nhớ ứng dụng là rất quan trọng ví nó tham gia
vào q trình tương tác giữa người sủng dụng và PLC. Sự tương tác này là thay
đổi chương trình điều khiển trong khi hệ thống bắt đầu hoạt động hoặc trong khi
chương trình đang thực hiện.
Bộ nhớ chỉ đọc (ROM): Bộ nhớ chỉ đọc được thiết kế để lưu trữ vĩnh viễn
chương trình hệ thống. Tên của bộ nhớ đã phản ánh thực tế đặc tính của bộ nhớ
là nó cho phép kiểm tra, hoặc đọc nội dung chương trình nhưng khơng được phép
thay đổi nội dung. Do đó chương trình giám sát sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ này.
Bộ điều khiển logic lập trình được hiếm khi sử dụng bộ nhớ ROM để làm
bộ nhớ ứng dụng. Hơn nữa trong các ứng dụng địi hỏi dữ liệu cố định, tốc độ cao
thì bộ nhớ chỉ đọc có nhiều ưu điểm về tốc độ và độ ổn định. Nói chung nội dung
của bộ nhớ ROM được các nhà chế tạo PLC cài đặt ngay tại nhà máy. do đó các
chương trình, các mã lệnh lưu trữ trong ROM người sử dụng không bao giờ có
thể can thiệp được. Phương pháp dùng ROM là bộ nhớ ứng dụng thì chương trình
điều khiển lưu trong ROM phải đảm bảo đã được sửa lỗi và không bao giờ thay
đổi. Loại PLC sử dụng ROM làm bộ nhớ ứng dụng thường được áp dụng trong
các bộ điều khiển chuyên dụng.
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên thường
được gọi bộ nhớ có thể là đọc / ghi (R / W), được thiết kế để thơng tin có thể được
ghi vào hoặc đọc từ bộ nhớ. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên không lưu lại nội dung
của nó khi bị mất điện, do đó nó là loại bộ nhớ bay hơi. Ngày nay trong PLC bộ

nhớ truy cập ngẫu nhiên thường sử dụng một pin dự phịng để duy trì nội dung
của nó trong trường hợp bị mất điện. Việc sử dụng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
cho phép người sử dụng đễ dàng ghi, thay đổi chương trình điều khiển cũng như
cập nhật dữ liệu. So với các loại bộ nhớ khác thì RAM có tốc độ hoạt động cao
hơn. Một điểm lưu ý là dung lượng của pin dự phòng cho bộ nhớ RAM có thể bị
cạn, mặc dù bộ xử lí giám sát liện tục tình trạng của pin. Ngày nay với sự phát
triển của công nghệ điện tử, PLC có thể sử dụng bộ nhớ EPROM kết hợp với bộ
nhớ RAM. Đây là loại bộ nhớ lai giữa bộ nhớ ROM và RAM có nghĩa là nội dung
của nó khơng bị mất khi mất điện nhưng nó cũng có thể đọc ghi giống như bộ nhớ
RAM
19


c. Cấu trúc bộ nhớ:
Bộ nhớ của PLC có thể coi như là một mảng hai chiều của các cell, mỗi
một cell trong mảng chỉ lưu trữ thông tin dưới dạng nhị phân “1” hoặc “0”. Mỗi
cell chỉ có thể lưu trữ một kí số nhị phân (Binary Digit) được gọi là bit, do đo mỗi
cell được gọi là một bit. Bit là phần tử nhỏ nhất của bộ nhớ, mỗi bit chỉ có thể lưu
trữ mộ đơn vị thơng tin “1” hoặc “0”. “1” hoặc “0” là các giá trị logic, “1” tương
ứng với mức điện áp cao, “0” tương ứng với mức điện áp thấp. Một bit được coi
là ON nếu thông tin lưu trữ là “1” (Mức điện áp cao) và được coi là OFF nếu
thông tin lưu trữ là “0” (Mứ điện áp thấp). Thông tin ON / OFF được lưu trữ trong
một bit được gọi là trạng thái bit. Đơi khi bộ xử lí phải xử lí nhiều hơn một bit tại
một thời điểm, ví dụ quá trình trao đổi dữ liệu với bộ nhớ khi đó bộ xử lí thực hiện
thao tác này đồng thời với một nhóm các bit để nâng cao dung lượng trao đổi,
cũng như vậy thì việc lưu trữ trong bộ nhớ cũng thục hiện theo nhóm các bit. Một
nhóm các bit được xử lí đồng thời được gọi là một byte, byte là một nhóm nhỏ
nhất của các bit được xử lí đồng thời, theo qui ước 1 byte bằng 8 bit. Đơn vị thông
tin cuối cùng sử dụng trong PLC là từ Word. Nói chung một word là đơn vị thơng
tin mà bộ xử lí sử dụng khi xử lí dữ liệu hoặc các lệnh được thực hiện. Cũng giống

như byte, word gồm 16 bit, hay là 2 byte.

Hình 2.6. Byte, Word

d. Dung lượng bộ nhớ:

Hình 2.7. Dung lượng bộ nhớ

Khi đánh giá khả năng ứng dụng của PLC thì một trong các nhân tố chính
là dung lượng bộ nhớ. Dung lượng bộ nhớ là số lượng các bit nhớ trên một đơn vị
phần cứng và khả năng mở rộng bộ nhớ. Với các PLC cỡ nhỏ (64I/O) thì dung
20


lượng bộ nhớ khơng thể mở rộng, cịn các loại PLC cỡ lớn thì có thể mở rộng
dung lượng bộ nhớ. PLC cỡ nhỏ có dung lượng bộ nhớ cố định dủ cho các ứng
dụng cỡ nhỏ, còn PLC cỡ lớn cho phép mở rộng dung lượng bộ nhớ bởi vì phạm
vi ứng dụng và số lượng thiết bị vào ra của nó. K là đơn vị chỉ kích thước của bộ
nhớ, tùy thuộc vào cấu hình mà 1K bằng 1024 word hoặc 1K bằng 1024 byte.
e. Tổ chức không gian nhớ:
Không gian nhớ của PLC được chia thành hai phần chính là vùng nhớ hệ
thống và vùng nhớ ứng dụng. Trong mỗi vùng nhớ này lại được chia thành các
vùng nhớ khác nhau: Vùng nhớ điều hành, vùng nhớ tạm thời, bảng dữ liệu, vùng
nhớ lập trình

Hình 2.8. Khơng gian bộ nhớ

Vùng nhớ hệ thống: Được chia làm vùng nhớ điều hành và tạm thời
Vùng nhớ điều hành: Vùng nhớ điều hành là vùng chứa các chương trình
giám sát được lưu trữ vĩnh viễn và được coi là một phần của PLC. Đây là các

chương trình giám sát hoạt động hệ thống như chương trình giám sát thơng tin
trao đổi dữ liệu với các thiết bị ngoại vi.
Vùng nhớ tạm thời: Đây là vùng nhớ dùng để CPU lưu trữ giá trị tạm thời
trong q tính tốn xử lí dữ liệu. Vùng nhớ này có dung lượng nhở. Khi tính tốn,
xử lí dữ liệu CPU trao đổi trực tiếp vùng nhớ này giảm thời gian tính tốn, xử lí.
Vùng nhớ ứng dụng: Được chia là hai vùng nhớ bảng dữ liệu và vùng nhớ
lập trình. Bộ nhớ úng dụng được sử dụng để lưu trữ các lệnh của chương trình
điều khiển và các dữ liệu mà bộ xử lí dùng để thực hiện chức năng điều khiển của
nó. Mỗi PLC có một giá trị dụng lượng bộ nhớ nhớ ứng dụng khác nhau tùy thuộc
vào cỡ của PLC. PLC sẽ lưu trữ tất cả các dữ liệu trong bảng dữ liệu, cịn các lệnh
của chương trình điều khiển được lưu trữ ở vùng nhớ lập trình
Bảng dữ liệu: Vùng nhớ này lưu trữ tất cả các dữ liệu của chương trình
điều khiển, như giá trị thiết lập của Timer, Counter, các hằng số, các biến sử dụng
trong chương trình điều khiển. Đồng thời vùng nhớ này cũng lưu trữ các thông tin
21


của hệ thống đầu vào khi thông tin đầu vào được đọc và kết quả đầu ra của hệ
thống khi nó được thiết lập bởi chương trình điều khiển.

Hình 2.9. Vùng nhớ ứng dụng

Trong bảng dữ liệu được thành ba vùng nhớ: Input register, Output register,
và vùng lưu trữ (Storage Area). Các vùng nhớ này chứa các thông tin nhị phân
tương ứng với trạng thái các đầu vào (ON hoặc OFF), các dữ liệu số.
Input register: Thanh ghi đầu vào là một mảng của các bit lưu trữ trạng
thái của các đầu vào số kết nối với giao diện đầu vào của PLC. Số lượng tối đa
của các bit thanh ghi đầu vào bằng với số lượng đầu vào của PLC có thể kết nối.
Ví dụ PLC có 64 đầu vào thì cần một thanh ghi đầu vào có 64 bit. Địa chỉ
của thiết bị đầu vào được xác định bởi vị trí của bit trong thanh ghi và vị trí của

word.

Hình 2.10. Thanh ghi đầu vào

Ví dụ: Địa chỉ của cơng tắc hành trình nói tới đầu vào là 13007 có nghĩa là
cơng tắc hành trình đã được nối tới vị trí bit thứ 07 của word có địa chỉ 13. Trong
khi hoạt động PLC, bộ vi xử lý sẽ đọc tình trạng của mỗi đầu vào và thiết lập một
giá trị (0 hoặc 1) vào địa chỉ tương ứng trong thanh ghi đầu vào. Giá trị của thanh
ghi đầu vào thay đổi liên tục phản ánh sự thay đổi trạng thái của các thiết bị trường
được kết nối ở đầu vào.
22


Output register: Thanh ghi đầu ra là một mảng các bit đề điều khiển trạng
thái các thiết bị đầu ra được kết nối với giao tiếp đầu ra của PLC. Số lượng tối đa
của bít trong thanh ghi đầu ra bằng số lượng thiết bị được kết nối với giao diện
đầu ra. Ví dụ một PLC có 128 đầu ra thì số bít trong thanh ghi đầu ra là 128. Bộ
xử lí sẽ điều khiển các bit trong thanh ghi đầu ra tươn ứng với trình tự của chương
trình điều khiển logic trong chu kì quét, bật ON hoặc OFF các thiết bị đầu ra tương
ứng trong chu trình cập nhật trạng thái đầu ra. Ví dụ Nếu bit 05 trong word 051
ON thì thiết bị đầu ra tương ứng sẽ ON. Lưu ý sự thay đổi trạng thái của thiết bị
trường được kết nối tới giao tiếp đầu ra xảy ra trong chu kỳ cấp nhật kết quả sau
chu kì quét thực hiện chương trình.

Hình 2.11. Thanh ghi đầu ra

Vùng lưu trữ: Mục đích của vùng nhớ này để lưu trữ các dữ liệu, vùng lưu
trữ bao gồm hai phần: Phần bit nội (Internal bit) và vùng Register/word.
Vùng lưu trữ bit nội chứa các bít được dùng để lưu trữ kết quả đầu ra nội
(Bên trong PLC), cuộn dây nội (Internal Coil), role nội (Internal relay). Các bit

nội này được sử dụng cho mục đích khóa gài của chương trình điều khiển. Kết
quả các đầu ra nội khơng trực tiếp điều khiển thiết bị đầu ra bởi vì chúng chỉ được
lưu trữ trong thanh ghi đầu ra.
Register/word: Là vùng nhớ được sử dụng để lưu trữ một nhóm các bit
(byte, word). Các thông tin này được lưu trữ dưới dạng nhị phân đó là các dữ liệu
dạng số, có thể là số nguyên, số thực, số BCD…Các dữ liệu này được đưa tới từ
các thiết bị đầu vào sau đó được lưu trữ trong vùng nhớ register/word như cơng
tắc thumbwheel, đầu vào tương tự, và các loại biến. Ngoài các giá trị đầu vào,
vùng nhớ register/word còn chứa các số liệu mà sẽ được đưa tới các thiết bị trường
được kết nối tới đầu ra như LED 7 đoạn, điều khiển valve, điều khiển tốc độ động
cơ…Ngoài ra Register/word còn được dùng để lưu trữ các hằng số cố định, các
giá trị thiết lập của timer/counter và các giá trị biến đổi khác như kết quả số học,
giá trị hiện hành của timer/counter.
23


Hình 2.12. Vùng lưu trữ

Vùng nhớ lập trình: Vùng nhớ này lưu trữ các lệnh được sử dụng trong
chương trình điều khiển do người lập trình viết. Khơng thể truy cập vùng nhớ điều
hành và vùng nhớ tạm thời và có thể coi đó là vùng nhớ sủ dụng cho mục đích
chung, được gọi là vùng nhớ hệ thống. Mặt khác người sử dụng có thể truy cập
vùng nhớ bảng dữ liệu và vùng nhớ lập trình và người sủ dụng có thể sử dụng
vùng nhớ này để cho các yêu cầu của chương trình điều khiển nên chúng được
gọi là vùng nhớ ứng dụng.
Dung lượng bộ nhớ của một PLC bao gồm bộ nhớ hệ thống và bộ nhớ ứng
dụng, ví dụ PLC có 64K bộ nhớ, 32K dành cho bộ nhớ điều hành, 1/4K dành cho bộ
nhớ tạm thời, còn lại 3/4K dành cho bộ nhớ ứng dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào
cũng như vậy, khi đề cập tới dung lượng bộ nhớ của PLC thì đó là dung lượng của
bộ nhớ ứng dụng có sẵn. Cũng có trường hợp khi đề cập tới dung lượng của bộ nhớ

của PLC thì đó là dung lượng bộ nhớ sử dụng cho chương trình ứng dụng ví dụ dung
lượng của vùng nhớ bảng dữ liệu là cố định do nhà sản xuất quy định.
f. Cấu hình bộ nhớ và định địa chỉ vào ra
Cấu hình bộ nhớ là việc xác định địa chỉ của các vùng nhớ, cũng như thanh
ghi mà nó được sử dụng để điều khiển số và tương tự. Việc định địa chỉ của PLC
phụ thuộc vào mỗi hãng PLC và mỗi loại PLC. Đối với PLC dòng Q của
Mitsubishi, việc định địa chỉ phụ thuộc vào module và vị trí các module trên thanh
Base main.
2.1.4 Hệ thống vào ra số
a. Tín hiệu vào
Mức độ thơng minh của một hệ thống điều khiển phụ thuộc chủ yếu vào khả
năng của PLC để đọc được các dữ liệu khác nhau từ các cảm biến cũng như bằng
các thiết bị nhập bằnh tay .
24


Tiêu biểu cho các thiết bị nhập bằng tay như : Nút ấn, bàn phím và chuyển
mạch. Mặt khác, để đo, kiểm tra chuyển động, áp suất, lưu lượng chất lỏng ... PLC
phải nhận các tín hiệu từ các cảm biến. Ví dụ : Tiếp điểm hành trình, cảm biến
quang điện ... tín hiệu đưa vào PLC có thể là tín hiệu số (Digital) hoặc tín hiệu
tương tự (Analog), các tín hiệu này được giao tiếp với PLC thơng qua các Modul
nhận tín hiệu vào khác nhau khác nhau DI (vào số) hoặc AI (vào tương tự)....
b. Đối tượng điều khiển

Hình 2.13. Tín hiệu vào/ ra của PLC
Một hệ thống điều khiển sẽ khơng có ý nghĩa thực tế nếu khơng giao tiếp được
với thiết bị ngồi, các thiết bị ngồi thơng dụng như: Mơtơ, van, Rơle, đèn báo,
chng điện,... cũng giống như thiết bị vào, các thiết bị ngoài được nối đến các
cổng ra của Modul ra (Output). Các Modul ra này có thể là DO (Ra số) hoặc AO
(ra tương tự).

Mọi hoạt động xử lý tín hiệu bên trong PLC có mức điện áp 5VDC và 15
VDC trong khi tín hiệu bên ngồi có thể lớn hơn nhiều, thường là 24VDC –
240VDC với dòng lớn.
25


×