Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đạo đức với đối tác và đối thủ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.94 KB, 5 trang )

Đạo đức với đối tác và đối thủ

Có doanh nghiệp nhờ vào thế chính trị, hay quen biết, tìm cách không
cho công ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm
mới.

NHỮNG HÀNH VI TRÁI VỚI ĐẠO ĐỨC

Một doanh nhân Việt kiều về Việt Nam làm ăn, do không thể đứng tên công
ty, đã nhờ một người bạn chí cốt đứng tên giùm và cho hùn một phần vốn
vào đó. Thời gian sau, công ty ăn nên làm ra, người bạn chí cốt vì mê tiền và
danh vọng nên đã tìm cách hất luôn người chủ thật sự của công ty ra khỏi
doanh nghiệp.

Anh A giỏi về kỹ thuật, hợp tác với anh B mạnh về vốn và có khả năng mở
thị trường, để lập công ty AB. Đến khi công ty lớn mạnh, anh A - lúc này đã
tích lũy đủ vốn và tạo được nhiều mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, âm
thầm lập thêm một công ty cùng ngành nhờ người nhà đứng tên hoạt động
song song và "hốt trọn" khách hàng của doanh nghiệp hợp tác AB.

Hai người góp vốn làm ăn chung. Lợi dụng sự cả tin của đối tác, một người
đưa người thân vào những vị trí then chốt và lén lút rút bớt lợi nhuận của
doanh nghiệp.

Những câu chuyện tương tự như vậy xảy ra là do những doanh nhân đó
không có đạo đức. Họ có thể thành công bước đầu, nhưng nếu chỉ dựa trên
sự tráo trở thường không bền. Hơn nữa, họ không có "uy" để quản lý nhân
viên và thiếu sự tự tín nhiệm của khách hàng. Quan trọng hơn, sau này nếu
họ cần mở rộng kinh doanh thì còn ai dám hợp tác?

HÀNH XỬ CHUYÊN NGHIỆP VỚI ĐỐI TÁC



Để có thể hợp tác với nhau lâu dài, các đối tác cần:

Thứ nhất, xác định xem đối tác có "ăn rơ" với mình không? Hai bên có tôn
trọng và tin tưởng nhau không? Thứ hai, bàn bạc thật kỹ về việc quyền lợi
và nghĩa vụ giữa hai bên, và nên cụ thể hóa sự thỏa thuận bằng văn bản. Thứ
ba, hoạch định hướng đi lâu dài của doanh nghiệp, nếu thành công hay thất
bại thì giải quyết theo cách nào là hợp lý. Thứ tư, nên thiết lập hệ thống quản
lý nhân sự chuyên nghiệp. Thứ năm, phải thông tin với nhau rõ ràng và trung
thực. Và cuối cùng, điều quan trọng hơn hết là phải có lòng tin lẫn nhau.

Làm được như thế các đối tác phần nào sẽ tránh được những diễn tiến xấu
trong quá trình hợp tác. Một khi đã đối xử với nhau như thế, dù phải chia tay
các bên hợp tác vẫn nể trọng và quan hệ tốt với nhau.

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VỚI ĐỐI THỦ

Đối thủ ở đây là những doanh nghiệp khác cạnh tranh trực tiếp hoặc gián
tiếp với doanh nghiệp. Lợi dụng câu nói "thương trường là chiến trường",
một số doanh nghiệp đã tìm mọi cách "giết" hay làm suy yếu đối thủ bằng
nhiều chiêu cạnh tranh không lành mạnh.

Có doanh nghiệp nhờ vào thế chính trị, hay quen biết, tìm cách không cho
công ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm mới.

Có doanh nhân tìm cách làm hỏng sản phẩm của đối thủ, hoặc thu gom sản
phẩm rồi tung tin bất lợi về đối thủ.

Có doanh nghiệp gài người hoặc thâm nhập vào hệ thống máy tính của đối
thủ để lấy cắp thông tin.


Có doanh nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, sao
chép, làm nhái 100% sản phẩm của người khác và dán mác của mình lên.

Những hành vi như vậy thể hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanh
nhân. Có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộng
đồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ với
chính bản thân mình.

SAO KHÔNG SỐNG CHUNG VỚI ĐỐI THỦ?

Tùy theo chiến lược kinh doanh đã chọn: dẫn đầu, thách thức, theo đuôi, thị
trường ngách mà mỗi công ty có cách nhìn khác nhau về đối thủ. Nhưng
dẫu sao cũng không nên "tận diệt" đối thủ vì diệt đối thủ này sẽ có đối thủ
khác xuất hiện. Cách lựa chọn đúng đắn là phải tập sống chung và luôn cảnh
giác đừng để mất thị phần vào tay đối thủ.

Một ngành kinh doanh mà có nhiều đối thủ cũng có cái lợi. Chẳng hạn như
tạo được tiếng nói tập thể đối với cơ quan chức năng, hay tạo được sức
mạnh khi cùng khai phá thị trường mới. Thậm chí, khi có nhiều công ty cùng
cố gắng đẩy mạnh nhu cầu, thì thị phần của một vài doanh nghiệp có thể bị
nhỏ lại, nhưng điều quan trọng là doanh số của tất cả đều tăng. Một điểm lợi
nữa là các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển.

Một doanh nhân từng chia sẻ, trong ngành của ông có hai doanh nghiệp nhỏ
chiếm khoảng 15% thị phần. Nếu thật sự muốn chiếm trên 80% thị phần ông
có thể giảm giá và dùng chiêu cạnh tranh khác để đưa hai doanh nghiệp kia
đến chỗ phá sản. Nhưng ông đã không làm thế. Thứ nhất, ông nghĩ mình ăn
cơm, thì cũng nên dành cho người ta miếng cháo. Thứ hai, cứ để cho công ty
đối thủ tồn tại thì công ty của ông được học tập ý tưởng kinh doanh mới, để

sáng tạo và phát triển mạnh hơn.
Theo TBKTSG


×