Ngày soạn: Ngày dạy:
TUẦN: 01 MÔN: ĐẠO ĐỨC 4
Tiết: 01 BÀI: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể của trung thực trong học tập.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghỉa của trung thực trong học tập.
Kó năng:
- Biết được: trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
Thái độ:
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
+ HS khá, giỏi: Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung
thực trong học tập.
II. Chuẩn bò
- Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn đònh lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra phần chuẩn bò của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
a. Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
b. Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
c. Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp
sau.
- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết
nào?
- GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp
thành nhóm thảo luận.
Kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu
tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính
trung thực trong học tập.
c. Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1)
- GV nêu yêu cầu bài tập: Việc làm nào thể
hiện tính trung thực trong học tập:
a. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b. Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c. Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d. Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e. Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g. Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong
học tập.
Kết luận: Việc b, d, g là trung thực học tập.
- HS xem tranh trong SGK.
- HS đọc nội dung tình huống: Long
mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài
học. Long có những cách giải quyết
như thế nào?
- HS liệt kê các cách giải quyết của
bạn.
- HS giơ tay chọn các cách.
- HS thảo luận nhóm.
+ Tại sao chọn cách giải quyết đó?
- 3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
- HS phát biểu trình bày ý kiến, chất
vấn lẫn nhau.
- HS lắng nghe.
- HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán
thành, phân vân, không tán thành.
Trang 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
d. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2)
- GV nêu từng ý trong bài tập.
a. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c. Trung thực trong học tập là không gian dối,
…
- GV kết luận: Ý b, c là đúng. Ý a là sai.
- HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn
của mình và giải thích lí do sự lựa
chọn.
+ HS khá, giỏi: Biết quý trọng những
bạn trung thực và không bao che cho
những hành vi thiếu trung thực trong
học tập.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
HS khá giỏi
4. Củng cố:. Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
5. Dặn dò: - Các nhóm chuẩn bò tiểu phẩm. HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực
trong học tập.- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Trang 2
Ngày soạn: Ngày dạy:
TUẦN: 02 MÔN: ĐẠO ĐỨC 4
Tiết: 02 BÀI: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể của trung thực trong học tập.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghỉa của trung thực trong học tập.
Kó năng:
- Biết được: trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
Thái độ:
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
+ HS khá, giỏi: Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung
thực trong học tập.
II. Chuẩn bò
- Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn đònh lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra các phần chuẩn bò của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập (2)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3)
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được
bài kiểm tra?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bò điểm kém mà
cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
Nhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra
bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu
em?
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi
tình huống:
a. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b. Báo cho cô biết để sửa chữa điểm lại cho
đúng.
c. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm
vậy là không trung thực trong học tập.
c. Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4)
- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu
chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập
lên trình bày.
Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm
gương về trung thực trong học tập. Chúng ta
cần học tập các bạn đó.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp góp ý trao đổi.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghỉa của
trung thực trong học tập.
- HS kể trước lớp. Cả lớp cho ý kiến,
những suy nghó về mẫu chuyện vừa
nghe.
- Đại diện HS trình bày ý kiến, suy
nghó của mình trước lớp.
- HS nghe và thực hành.
HS khá giỏi
4. Củng cố:. HS nêu lại ghi nhớ chung.
5. Dặn dò: Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bò bài tiết sau. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Trang 3
Trang 4
Ngày soạn: Ngày dạy:
TUẦN: 03 MÔN: ĐẠO ĐỨC 4
Tiết: 03 BÀI: VƯT KHÓ TRONG HỌC TẬP (1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
+ HS khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
Kó năng:
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
Thái độ:
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
II. Chuẩn bò
- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn đònh lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu yêu cầu kiểm tra: Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”. Kể
một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
*Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo
vượt khó.
- Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp
những khó khăn gì và đã vượt qua thế nào?
- GV kể chuyện.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2-
SGK trang 6)
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
- GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó
khăn trong học tập và trong cuộc sống, song
Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên
học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt
khó của bạn.
*Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi
+ Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo,
em sẽ làm gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
- GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài
tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì
sao?
a. Tự suy nghó, cố gắng làm bằng được.
+ HS khá, giỏi: Biết thế nào là vượt
khó trong học tập và vì sao phải vượt
khó trong học tập.
- HS lắng nghe.
Nhóm 1: Thảo gặp khó khăn gì trong
học tập và trong cuộc sống hằng
ngày?
Nhóm 2: Trong hoàn cảnh khó khăn
đó, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- Các nhóm thảo luận. Đại diện các
nhóm trình bày ý kiến.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện từng nhóm trình bày cách
giải quyết.
- HS trao đổi, đánh giá cách giải
quyết.
- HS làm bài tập 1
- HS nêu cách sẽ chọn giải quyết và lí
do.
HS khá giỏi
Trang 5