Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kiêng cữ sau khi sinh mổ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.56 KB, 5 trang )

Kiêng cữ sau khi sinh mổ

Nếu bắt buộc phải mổ đẻ thì người mẹ cần hết sức giữ gìn vệ sinh và chú ý
để nhanh chóng khôi phục sức khỏe còn chăm sóc bé sơ sinh
Mổ đẻ không phãi là ca phẫu thuật quá phức tạp, nên sau khi tiến hành
thông thường khoảng 7 ngày là có thể cắt chỉ, 9-10 ngày sau có thể xuất viện. Tuy
vậy, sản phụ sinh mổ vẫn cần chú ý những điều sau :
- Không nên nằm bằng : Sau khi mổ tác dụng của thuốc mê không còn
nữa, vết mổ bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường là không tốt, sẽ cảm thấy đau đớn
hơn, tử cung co thắt, nên cầm nằm nghiêng được kê gối chăn cao sau lưng để lưng
và giường khoảng 20-300 nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, vết mổ bớt
đau.
- Không nằm yên tĩnh, cố định : Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở
giường, nhưng ngủ lâu không tốt, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau khi phẫu
thuật, cần thực hiên các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Sau 24h
thì trở thân mình, ngồi dậy nhẹ nhàng, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày,
điều tiết khí sớm, như thế còn có thể dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết
mạch bị tắc dẫn đến các bộ vị tách mạch.Nên cho trẻ bú sữa sớm , không nên để
sữa chảy, vú căng



- Không nên ăn no : Sau khi mổ đẻ : ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế,
sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó
khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy
hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ
thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.
- Chú ý nước bẩn bài tiết ra : Nếu tử cung co rút không tốt, khôi phục
kém thì nước ối vỡ sẽ tích chứa trong tử cung, bài tiết mà dẫn tới bị viêm nhiễm.
Nên mỗi ngày cần kiểm tra độ nóng trong cơ thể, nếu vượt qua 38 độ C thì có thể
bị viêm nhiễm, nên lập tức gặp bác sĩ để kháng chế trị liệu.





- Chú ý có hay không viêm nhiễm vết mổ : nếu khi không hoạt động, vết
mổ ở bụng bị trướng lên hay đau đớn, đây có thể là do bị viêm nhiễm vết mổ. Chú
ý vết mổ có biểu hiện màu hồng, sưng trương, nếu đụng vào vết mổ thì đau, xung
quanh bị tấy cứng, nên đến bệnh viện điều trị.
- Đại tiểu tiện kịp thời : Sau khi phẫu thuật, nếu không thể bài tiết đại, tiểu
tiện kịp thời thì dễ tạo thành nước tiểu bị lưu lại, và đại tiện bị vón, táo bón. Cho
nên sau khi phẫu thuật, nên kịp thời đại, tiểu tiện.
- Không nên làm việc gia đình sớm : Nên tránh các hoạt động nặng, người
mẹ sau mổ đẻ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khỏe để vết thương chóng
khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.
- Không nên ăn cá : theo nghiên cứu thì trong cá chứa hàm lượng vị chua
rất lớn, nó ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi
mổ phẫu thuật và khiến vết thương lâu không lành.
- Phòng trị cảm mạo : Sản phụ sau khi mổ cần hết sức giữ gìn tránh bị
cảm mạo, bởi như thế sẽ làm giảm sức đề kháng của thân thể xuống rất thấp, vết
thương dễ bị viêm nhiễm. Sản phụ đã bị cảm mạo thì nên uống thuốc kịp thời để
trị khỏi bênh.
Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ : Đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương
chưa làmh cùng với âm đạo cần được thường xuyên giữ vệ sinh, không được bôi
thuốc gì lạ lên vết thương mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Không được cởi bỏ
hết băng bó ở vết mổ cũng như không được băng quá chặt vết mổ. Sau khi phẫu
thuật chừng 3-4 tuần thì được tắm rửa, gội đầu. Nếu âm đạo bị chảy máu thành
dòng hay đột nhiên chảy máu thì cần kịp thời đưa sản phụ tới bệnh viện để kiểm
tra và chữa trị kịp thời.



×