Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.98 KB, 3 trang )
Tránh sập bẫy khi khởi nghiệp
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thị trường, nhiều doanh nghiệp
không có cơ hội kỷ niệm sinh nhật lần thứ 2 của mình và bị “khai tử”
ngay trong năm đầu hoạt động. Thương trường với luật chơi khắc
nghiệt của nó không bao giờ nương tay đối với những doanh nghiệp
“ngây thơ”.
Để có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt, các doanh nghiệp trẻ nên
hết sức chú ý để tránh sa vào những “cái bẫy” dẫn đến sai lầm trong chiến lược hoạt động và phát
triển.
Bẫy thứ nhất: Quá quan tâm tới khách hàng mà không để ý đến vấn đề tài chính
Có nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh vỡ nợ chỉ bởi vì họ tập trung quá nhiều vào doanh thu mà
xem nhẹ khâu quản lý công việc kinh doanh. Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên lập bảng
theo dõi để dễ dàng kiểm tra hàng tuần. Bảng theo dõi này ít nhất phải bao gồm doanh thu, lợi
nhuận biên, ngân quỹ, số lượng hàng bán được, chi phí…
Mỗi quý cần kiểm tra xem nhu cầu khách hàng tăng trưởng như thế nào để có mức cung phù hợp.
Bạn đã phân tích nhu cầu tiềm năng của khách hàng hay chưa? Bạn đã có kênh phân phối tốt
chưa? Giá cả có cạnh tranh được với thị trường hay không? Đối với vấn đề tài chính, ba câu hỏi
cần đặt ra là: tôi phải thu cái gì, tôi phải trả cái gì và tôi còn bao nhiêu tiền trong tài khoản?
Để làm được việc này, bạn nên tuyển một kế toán giàu kinh nghiệm. Họ sẽ giúp bạn phát hiện
những bất thường trong vấn đề tài chính để cảnh báo bạn kịp thời.
Bẫy thứ hai: Không dám đàm phán với chủ nợ
Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính, nhiều chủ doanh nghiệp không dám đàm phán với
ngân hàng cho họ vay tiền mà quên mất rằng, nếu doanh nghiệp của mình đóng cửa thì ngân
hàng đó cũng không lấy lại được số tiền đã cho vay. Điều này có nghĩa là ngân hàng thường sẵn
sàng đàm phán với bạn.
Bẫy thứ ba: Yếu kém trong việc phân tích các nguồn khách hàng có nguy cơ rủi ro cho doanh
nghiệp
Chẳng ích gì khi bạn cứ mãi chạy theo một hợp đồng không có khả năng thanh toán. Chính vì vậy,
việc quan trọng nhất là phải tìm hiểu khả năng tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, khi không may
gặp phải khoản nợ khó đòi, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các cơ quan pháp luật hoặc các công
ty đòi nợ chuyên nghiệp.