Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Xây dựng nội dung và phương hướng đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn tp hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 100 trang )

Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Mẫu T05
Ngày nhận hồ sơ
(Do P.QLKH-DA ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM 2019

Tên đề tài:
XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐÀO TẠO NĂNG LỰC
THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Tham gia thực hiện
TT

Học hàm, học vị,
Họ và tên

1.

ThS. Bùi Vũ Bảo Khuyên

2.

ThS. Mai Mỹ Hạnh

3.


ThS. Nguyễn Tấn Công

Chịu
trách
nhiệm
Chủ nhiệm

Điện thoại

Email

0935382589

baokhuyen@hcmu
ssh.edu.vn

Thư ký

0948752181

maimyhanh@hcm
ussh.edu.vn

Tham gia

0908197834

ntcongkhtn@gmail
.com


4.

Tham gia

5.

Tham gia

6.

Tham gia

TP.HCM, tháng 03 năm 2020



MẪU 1V

PHIẾU TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________


Mục tiêu của Phiếu tóm tắt

Phiếu này dùng để giúp nhà nghiên cứu giới thiệu các kết quả nghiên cứu từ các nhiệm vụ
khoa học công nghệ của mình đến cộng đồng khoa học, các nhà quản lí, hoạch định chính
sách và đặc biệt là cơng chúng; đồng thời góp phần gia tăng nhận thức của xã hội về sự cần
thiết và tầm quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn trong cuộc sống.
Các đề mục
Nội dung
1. Tên nhiệm vụ Xây dựng nội dung và phương hướng đào tạo
năng lực thông tin cho sinh viên trường Đại học
KHCN
Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay

Hướng dẫn điền Nội dung
Ghi đầy đủ tên nhiệm vụ
khoa học công nghệ và mã
số (nếu có)

2. Lĩnh vực
nghiên cứu
3. Từ khóa tìm
kiếm

Khoa học Xã hội

Ghi chi tiết lĩnh vực nghiên
cứu mà đề tài đã thực hiện
Tối đa 5 từ khoá

4. Câu hỏi
nghiên cứu

hoặc Nội
dung nghiên
cứu



Năng lực thông tin, giáo dục đại học, đào tạo đại
học.






5. Phương pháp
nghiên cứu





Lý thuyết về năng lực thông tin và năng lực Liệt kê các câu hỏi nghiên
cứu hoặc nội dung nghiên
thông tin của sinh viên.
Thực trạng năng lực thơng tin của sinh viên cứu chính của đề tài
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Thực trạng hoạt động nâng cao năng lực
thông tin của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay.
Thiết kế nội dung đào tạo cụ thể, đề xuất
phương hướng triển khai nội dung đào tạo về
nâng cao năng lực thơng tin vào chương trình
giảng dạy đại cương hệ chính quy của trường.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khái quát, Ghi rõ cách tiếp cận cũng
hệ thống hóa, làm sâu sắc những vấn đề lý như phương pháp nghiên
luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó cứu của đề tài
xác lập cơ sở lý thuyết để tiến hành khảo sát
thực trạng năng lực thông tin của sinh viên.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm
tìm hiểu thực trạng năng lực thông tin của
sinh viên.

i








6. Những phát
hiện chính







Phương pháp phỏng vấn nhóm: Tìm hiểu nhu
cầu nâng cao năng lực thông tin của sinh viên
hiện nay; lấy ý kiến về vấn đề bổ sung môn
học Nâng cao năng lực thông tin cho sinh
viên vào chương trình đào tạo
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực
tiếp cán bộ thư viện phụ trách các nhiệm vụ.
Nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động nâng cao
năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương
pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Nhằm đề
xuất triển khai vào chương trình giáo dục đại
học chính quy của nhà trường một mơn học
cụ thể nhằm nâng cao năng lực thông tin cho
sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn.
Khái quát về năng lực thơng tin của con người Tóm tắt (gạch đầu dịng)
nói chung và nâng cao năng lực thơng tin cho những phát hiện chính của
nghiên cứu
sinh viên nói riêng.
Thực trạng hoạt động nâng cao năng lực
thông tin của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
Tầm quan trọng của năng lực thông tin và giải
pháp nâng cao năng lực thông tin cho sinh
viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh

Thiết kế đề cương chi tiết một môn học nhằm
nâng cao năng lực thông tin cho sinh viên, đề
xuất phương hướng triển khai môn học này vào
chương trình giảng dạy đại cương hệ chính quy
của trường.
8. Khả năng
 Sản phẩm này kết quả đầu tra là một mơn học,
ứng dụng thực
có thể dễ dàng áp dụng vào chương trình đào
tiễn
tạo cho sinh viên của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh. Hoặc có thể áp dụng một phần nội
dung vào một số hoạt động của thư viện hiện
nay nhầm giúp sinh viên nâng cao năng lực
thơng tin của mình.
7. Các khuyến
nghị

ii

Liệt kê các khuyến nghị
được đưa ra dựa trên kết
quả nghiên cứu của đề tài

Mô tả cụ thể khả năng ứng
dụng thực tiễn của kết quả,
trong lĩnh vực/hoạt động gì,

ở đâu và đối tượng thụ
hưởng kết quả



VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCMC
UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES
AND HUMANITIES

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
_______________________

FORM 1E

RESEARCH OUTCOME SUMMARIZE FORM

Code

Purpose of this Form
This form is designed to help researchers communicate their research findings to scientific
community, practitioners, policy makers, and other audience; additionally, the information
on the form helps to increase awareness of the necessary and importance of social sciences
and humanities in social life.
Section
1. Title

2. Area of
Inquiry
3. Keywords


4. Research
Questions/
Contents

Content
Building the content and the training direction of
the Information literacy for students of the
University of Social Sciences and Humanities of
Ho Chi Minh city.
Social Sciences
Information literacy, University education,
University training.





5. Research
Methodology






Theory of the Information literacy and
student’s information literacy.
Improvement of the information literacy
activities of students at the University of

Social Sciences and Humanities of Ho Chi
Minh city in reality.
Designing a detailed course outline, propose
the direction of deployment the training of
the information literacy skills by adding the
course to the general curriculum of the
regular program.
The document analysis method: generalize,
systematise and clarify the arguments
relevent to the research topic in attempt to set
up the basic theory for carrying out the survey
about the information literacy of students in
reality.
The survey questionaire method: examine the
information literacy of students in reality
Group interviews method: examine the need
of improving student information handling

iv

Instructions
Provide full title and
management code (if
any)
Provide in detail the
area of inquiry
Word limit: about 5
words
Using a bullet point
list, outline your

research questions of
interest or research
contents

Describe the basic
elements of your
research design to
show how your
research was
conducted






6. Research
Findings

7. Practical
Recommendations

8. Beneficiaries

ability; gather opinions about adding the
information literacy subject into the
curriculum.
In-depth interviews method: interview the
librarian in order to understand the activities
improve the information literacy of students

at the University of Social Sciences and
Humanities of Ho Chi Minh city in reality.
The document analysis method, the expert
interview method: propose the deployment of
adding a specific subject aiming to improve
student Information handling ability to the
University of Social Sciences and
Humanities of Ho Chi Minh city curriculum.



Genaralizing human information handling
ability in general and improving student
information handling ability in particular
 Improvement of student Information
handling ability activities at the University of
Social Sciences and Humanities of Ho Chi
Minh city in reality.
 The necessary of the information literacy and
the solution to improve the information
literacy of students at the University of Social
Sciences and Humanities of Ho Chi Minh
city.
Design the detailed subject outline aiming to
improve the student Information handling
ability. Propose the direction of deployment the
training of the information literacy content
added to the general curriculum of the regular
program.






This is the production with a particular
subject as an output that easily apply to the
curriculum of the University of Social
Sciences and Humanities of Ho Chi Minh
city. Or a part of the subject can be applied
into library activities to improve student
Information handling ability.
Student is the first benefit of the study by
improving the ability of searching, gathering,
evaluating and utilising the information
resources. Contributing to the lifelong

v

Using a bullet point
list, outline the main
findings of your
research

Using a bullet point
list, outline the
practical
recommendations
that can be
reasonably made
based on research

findings
Describe (1) the
situations that the
findings can most
readily and
appropriately be
applied, (2) who
may be the
beneficiary




Danh mục các công trình nghiên cứu
(Kèm theo Giấy đồng ý công bố kết quả nghiên cứu)
Chủ nhiệm nhiệm vụ KHCN: Bùi Vũ Bảo Khuyên

STT

1

2

3

Tên tác phẩm

Mã số
nhiệm vụ
(nếu có)


Thời gian
nghiệm thu/xuất
bản

Nơi
nghiệm
thu/NXB

ĐH

Xây dựng nội dung và phương
hướng đào tạo năng lực thông tin
cho sinh viên trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Đề tài cấp
cơ sở

1/2019

Giáo dục đại học với công tác
đào tạo năng lực thông tin cho
sinh viên hiện nay,”, số 4, 2019.

Bài báo

7/2019


Tập chí Thư
viện Việt
Nam

4/2020

Tạp chí
Thơng tin và
Tư liệu

Đánh giá năng lực thông tin
của sinh viên

Bài báo

4
5

viii

KHXH&NV,
ĐHQGHCM



TĨM TẮT- ABSTRACT
Tóm tắt: Năng lực thơng tin là một trong những thước đo đánh giá khả năng nắm
bắt, sử dụng thông tin phục vụ nhu cầu của mỗi cá nhân. Nâng cao năng lực thông tin
là một vấn đề được quan tâm và có tầm quan trọng đáng kể, nhất là trong giai đoạn
hiện nay, khi thông tin đã trở thành một dạng hàng hóa đặc biệt, mang lại những lợi

ích thiết thực cho cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, kết quả từ các cơng trình cho thấy
các trường đại học chưa có sự quan tâm đúng mực trong việc đào tạo năng lực thông
tin cho sinh viên, công tác này chủ yếu được thực hiện bởi thư viện trường, và bản
thân sinh viên cũng có nhận thức khá mơ hồ về năng lực thông tin và vai trị của năng
lực thơng tin đối với q trình học tập suốt đời. Chính vì lý do đó, đề tài đưa ra một
giải pháp nhầm nâng cao năng lực thông tin của người dùng tin, cụ thể là tiến tới xây
dựng nội dung và phương hướng đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Abstract: Information handling ability is a measure of seizing and utilizing
information in serving personal need. Improving Information handling ability issue
is more and more well-considered owed to the significant crucial of the ability,
especially in recent years when information becomes a special type of goods bringing
substantial benefit to individuals and organizations. However, the result of the study
showed that universities are not giving the training of information handling ability an
equivalent standing. This assignment is commonly carried out by the university
library and students have an obscure knowledge about information handling ability
as well as the value of the ability to the lifelong learning process. Hence, the subject
offers the solution to improve information handling ability of information users,
particularly moving forward to building the content and the training direction of
information handling ability for the student of University of Social Sciences and
Humanities of Ho Chi Minh City- Vietnam National University Ho Chi Minh City.

ix


MỤC LỤC
PHIẾU TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... i
TÓM TẮT- ABSTRACT ..................................................................................... ix
MỤC LỤC ...............................................................................................................x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.........................................................................xv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ xvii
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN VÀ
NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN .....................................................1
1.1. Những vấn đề lý luận về năng lực thông tin ..............................................1
1.1.1. Khái niệm năng lực ............................................................................ 1
1.1.2. Khái niệm năng lực thông tin ............................................................. 2
1.1.3. Nội dung, vai trị của năng lực thơng tin ............................................ 6
1.1.4. Một vài mơ hình năng lực thơng tin trên thế giới ............................ 16
1.2. Những vấn đề lý luận về năng lực thông tin của sinh viên ......................23
1.2.1. Năng lực thông tin của sinh viên...................................................... 23
1.2.2. Các quan điểm trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 24
1.2.3. Sinh viên và những đặc điểm cơ bản của năng lực thông tin ở sinh
viên

.......................................................................................................... 27

1.2.4. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên
hiện nay ....................................................................................................... 29
1.2.5. Tiêu chí đánh giá năng lực thông tin của sinh viên ......................... 32
x


1.3. Tình hình giảng dạy nâng cao năng lực thơng tin ở nược ngoài ..............33
1.4. Tiểu kết chương một .................................................................................34
Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN VÀ
HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ................................................................................36

2.1. Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .........................................36
2.1.1. Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. ...................... 37
2.1.2. Nguyên nhân thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ...... 60
2.2. Bối cảnh và những yếu tố tác động đến hoạt động nâng cao năng lực thông
tin của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh ...........................................................................................................63
2.2.1. Bối cảnh hoạt động nâng cao năng lực thông tin của sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh .......................... 64
2.2.2. Những yếu tố tác tác động đến hoạt động nâng cao năng lực thông tin
của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh...................................................................................................... 70
2.3. Tiểu kết .....................................................................................................72
Chương 3 THIẾT KẾ NỘI DUNG MÔN HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC
THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .........................74
3.1. Xây dựng nội dung môn học nâng cao năng lực thông tin cho sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM ..............................74
xi


3.1.1. Xác định tên môn học, thời lượng, đối tượng học, nội dung cụ thể của
môn học ....................................................................................................... 76
3.1.2. Xây dựng đề cương chi tiết môn học ............................................... 78
3.2. Giải pháp triển khai mơn học vào chương trình giáo dục đại học tại Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM............................................80
3.2.1. Triển khai như một môn học đại cương dành cho sinh viên ............ 81
3.2.2. Lồng ghép vào các mơn học khác hiện có ....................................... 81

3.2.3. Lồng ghép vào các hoạt động của thư viện ...................................... 81
3.3. Kết quả đạt được .......................................................................................82
3.4. Khuyến nghị và hướng phát triển của đề tài .............................................83
3.5. Tổng kết đề tài NCKH ..............................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................84

xii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Thuật ngữ tiếng Anh

Thuật ngữ tiếng Việt

1

Information literacy

Năng lực thông tin (NLTT)

2

Librarian

Thủ thư

3


Search engine

Cơng cụ tìm kiếm

4

Information technology (IT)

Cơng nghệ thơng tin (CNTT)

5

Impact factor (IF)

Chỉ số tác đông

6

Journal impact factor (JIF)

Chỉ số tác động tập chí

7
8
9
10
11

xiii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 – Mơ hình năng lực thơng tin của tổ chức Big6 . .................................17
Hình 1.2 – Mơ hình năng lực thơng tin của Patrica Senn Breivik.......................19
Hình 1.3 – Mơ hình năng lực thơng tin CILIP Information Literacy: A new
Paradigm in Digital Information Age .......................................................................21
Hình 1.4 – Một vài quan điểm về phát triển năng lực thông tin ở sinh viên .......24
Hình 1.5 – Mơt vài quan điểm về nâng cao năng lực thông tin ở sinh viên ........26

xiv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 – Quan điểm của một số nhà nghiên cứu về năng lực thông tin ............5
Biểu đồ 1.2 – Thống kê số website từ năm 2000 đến năm 2014. ........................10
Biểu đồ 1.3 – Thông tin mức độ phổ biến của tài liệu. .......................................13
Bảng 1.4 – Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực thơng tin. ...........................32
Bảng 2.1 – Danh sách các Khoa và Bộ môn trong trường Đại học Khoa Học Xã
hội và Nhân văn ........................................................................................................37
Biểu đồ 2.2 – Sự phân bố khảo sát bảng hỏi vào các khoa và bộ mơn (hình dưới).
Tỉ lệ sinh viên giữa các năm tham gia khảo sát (hình trên). .....................................38
Biểu đồ 2.3 – Kết quả khảo sát thực trạng mục đích sử dụng tin của sin viên trường
ĐH. KHXH&VN TP. HCM. .....................................................................................42
Biểu đồ 2.4 – Khảo sát thực trạng nơi sinh viên thường sử dụng để thực hiện tìm
kiếm thơng tin. ..........................................................................................................43
Biểu đồ 2.5 – Kết quả khảo sát các công cụ tra cứu sinh viên thường sử dụng để
thực hiện tìm kiếm thơng tin. ....................................................................................44
Biểu đồ 2.6 – Khảo sát mức độ sinh viên sử dụng các cổng thông tin của các nhà
xuất bản nổi tiếng. .....................................................................................................45
Biểu đồ 2.7 – Khảo sát những khó khăn của sinh viên khi tìm kiếm thơng tin trên

Internet. .....................................................................................................................46
Biểu đồ 2.8 – Khảo sát thời gian xử lý một yêu cầu tin trong thư viện và trên
internet. ......................................................................................................................47
Biểu đồ 2.9 – Khảo sát những yếu tố quan trọng khi tìm kiếm thông tin. ..........48
Biểu đồ 2.10 – Khảo sát những yếu tố đánh giá độ chính xác của thơng tin ......48
Biểu đồ 2.11 – Khảo sát những yếu tố đánh giá độ chính xác của thơng tin trên
Internet. .....................................................................................................................49
xv


Biểu đồ 2.12 – Khảo sát thực trạng tham gia tập huấn nâng cao kỹ năng tìm kiếm
đánh giá thơng tin. .....................................................................................................50
Biểu đồ 2.13 – Khảo sát cách thức đánh giá chất lượng tài liệu. ........................51
Biểu đồ 2.14 – Khảo sát cách thức sở hữu và sử dụng tại liệu. ...........................52
Biểu đồ 2.15 – Khảo sát về sự hiểu biết về luật bản quyền. ................................53
Biểu đồ 2.16 – Khảo sát về kỹ năng cần để nâng cao năng lực thông tin cho sinh
viên. ...........................................................................................................................54
Biểu đồ 2.17 – Khảo sát thời lượng dành cho môn học nâng cao năng lực thông
tin. ..............................................................................................................................55
Biểu đồ 2.18 – Khảo sát về mức độ tham gia các hoạt động học tập và nghiên cứu
khoa học ngoại khóa của sinh viên. ..........................................................................56
Biểu đồ 2.19 – Khảo sát về mức độ tham gia các hoạt động thư viện của sinh viên.
...................................................................................................................................56
Biểu đồ 2.20 – Khảo sát về mức độ hiểu biết các chỉ số đánh giá chất lượnng của
tài tiệu. .......................................................................................................................57
Biểu đồ 2.21 – Khảo sát về mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường
ĐH. KHXH&NV TP. HCM. .....................................................................................58
Biểu đồ 2.22 – Khảo sát về các kỹ năng cần thiết cho triết lý học tập suốt đời. .59
Bảng 3.1 – Bảng nội dung môn học Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thơng tin ....80


xvi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiêt của đề tài:
Xã hội hậu công nghiệp với đỉnh cao là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại
cho con người nhiều cơ hội và thách thức, nó địi hỏi mỗi cá nhân khơng ngừng học
tập để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách tích cực, chủ động. Vì lẽ đó,
vấn đề học tập ngày nay được nhắc đến khơng chỉ đơn thuần là việc tích lũy kiến thức
trong nhà trường mà còn hướng đến mục tiêu học tập trọn đời.
Trong mơi trường học tập hiện đại, để có thể phát huy tối đa năng lực của bản
thân, con người nhất thiết phải làm chủ được thế giới thông tin rộng lớn, đa chiều,
việc làm chủ thông tin sẽ mang lại nhiều lợi thế cho người học, với cùng một khối
lượng thơng tin cần xử lý, cá nhân có năng lực thông tin vượt trội hơn sẽ giải quyết
vấn đề chính xác, tiết kiệm thời gian hơn. Như vậy, năng lực thông tin trở thành yếu
tố quan trọng quyết định thành công của con người. Nếu năng lực thông tin hạn chế,
con người sẽ rơi vào trạng thái “bất định”, “bội thực” thơng tin, thậm chí là “sản phẩm”
của một thế giới thông tin thiếu sự chắc chắn, lệch lạc. Vì vậy, nâng cao năng lực
thơng tin cho mỗi cá nhân là nhiệm vụ thật sự có ý nghĩa, mang tính cấp thiết cho tất
cả các khơng gian sống và học tập hiện nay.
Bên cạnh đó, Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 04/11/2013 đã khẳng định: “Đối với giáo dục đại
học, cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm
chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Có thể nói,
trong các khơng gian học tập thì trường đại học là một trong những nơi quy tụ nhiều
hình thức thơng tin khác nhau, được phân chia thành các chuyên ngành nghiên cứu,
thông tin cũng là chất liệu để sinh viên có thể từng bước hình thành kiến thức từ cơ
bản đến chuyên sâu. Bên cạnh việc giải quyết các nhu cầu tin của bản thân, nâng cao
năng lực chuyên môn, khai thác tốt thơng tin cịn giúp phát triển năng tự học, học tập
chủ động và học tập trọn đời, tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc không nhỏ vào năng

lực thông tin của sinh viên.
xvii


Trước thực trạng này, việc nghiên cứu năng lực thông tin của sinh viên trong các
trường đại học thiết nghĩ là một điều cần thiết để có cái nhìn tổng thể về thực trạng
năng lực thông tin của họ, từ đó có các biện pháp cải thiện theo hướng phù hợp, quan
trọng hơn, cần thiết phải thiết kế một môn học giúp sinh viên nâng cao năng lực thông
tin của bản thân. Đây là một xuất phát điểm để nhóm thực hiện đề tài lựa chọn nghiên
cứu năng lực thông tin của sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh. Việc triển khai nghiên cứu này cịn có tính cấp thiết hơn
khi chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về đề tài này tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Từ những
lý do căn bản trên, chúng tôi đề xuất và đăng ký đề tài nghiên cứu “Xây dựng nội
dung và phương hướng đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu cấp trường năm 2018 – 2019.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong, ngồi nước
2.1.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

Thuật ngữ “Information literacy” (dịch sang tiếng Việt với các tên gọi “năng lực
thông tin”, “kiến thức thông tin”, “kỹ năng thông tin”, sau đây tác giả đề tài lựa chọn
thuật ngữ “năng lực thông tin”) được xuất hiện lần đầu trong bài báo cáo “The
Information Service Environment Relationships and Priorities” [5] năm 1974 của tác
giả Paul G. Zurkowski. Vào thời điểm này, vấn đề sử dụng thông tin nhằm phục vụ
nhu cầu đa dạng của con người ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi thông tin dần
trở nên phong phú, đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung. Theo quan điểm của
Zurkowski, năng lực thông tin là việc con người được đào tạo để hiểu về nguồn tài

nguyên thông tin và áp dụng kiến thức này trong quá trình tìm kiếm thông tin giải
quyết nhu cầu tin của bản thân. Có thể thấy, tác giả đã nêu được một thuật ngữ mới
thể hiện chính xác yêu cầu của thực tiễn, tuy nhiên, cách hiểu về khái niệm
“Information literacy” lúc này cịn khá sơ khai khi cho rằng năng lực thơng tin chỉ là
những hiểu biết chung về thông tin, là tập hợp những kỹ năng nhận biết và thu thập
xviii


thông tin, chưa đề cập đến các vấn đề khác như: xác định chính xác nhu cầu tin, đánh
giá chất lượng thông tin, khả năng xử lý, chia sẻ thông tin v.v…
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm “Information literacy” được
làm rõ nội hàm và liệt kê thành những biểu hiện cụ thể. Minh chứng tiêu biểu đó là
vào năm 1989, Hiệp hội Thư viện Mỹ (American Library Association – ALA) đã đưa
ra định nghĩa, năng lực thông tin là tập hợp những yêu cầu về khả năng của con người
trong quá trình từ lúc xác định được yêu cầu tin đến khi thỏa mãn nhu cầu tin, bao
gồm: nhận biết nhu cầu tin, định vị nguồn tin, đánh giá thông tin và sử dụng thông
tin hiệu quả.
Trên cơ sở quan điểm của ALA, năm 1992, tác giả Doyle đã khái quát hóa những
biểu hiện cụ thể của một người có năng lực thơng tin, đó là:
– Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin trong việc ra quyết định
– Xác định được các nguồn tin tiềm năng và có chiến lược tìm kiếm phù hợp
– Truy cập và đánh giá được thơng tin
– Có khả năng tổ chức thông tin, biến thông tin thành kiến thức của bản thân
để giải quyết các vấn đề [5]
Năm 2004, Viện Năng lực thông tin Úc và New Zealand [5] đã liệt kê ba yếu
tố liên quan đến năng lực thông tin:
– Kỹ năng chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy
phản biện
– Kỹ năng thơng tin: Tìm kiếm, sử dụng thơng tin, khả năng công nghệ thông
tin

– Các giá trị và niềm tin: Sử dụng thông tin một cách khôn ngoan, hợp pháp
để thực hiện trách nhiệm xã hội và hỗ trợ cộng đồng
Tác giả Bothma (2008) [2] cho rằng, năng lực thông tin là tập hợp khả năng
để: nhận biết khi nào thơng tin là cần thiết, tìm kiếm đánh giá và sử dụng thông tin,
xix


và những khả năng này có thể được sử dụng bất kỳ ở đâu từ các trường đại học, trường
phổ thơng, ở nhà hay nơi làm việc, trong khi đó tác giả Scott (2012) [2] cho rằng,
năng lực thông tin là việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thơng tin một cách có đạo
đức để đáp ứng các nhu cầu tin, cho dù nhu cầu tin đó ở lĩnh vực nào, thơng tin cũng
cần được đánh giá chính xác và những ý tưởng/ tác phẩm của tác giả được người dùng
tin sử dụng cần được tơn trọng.
Nhìn chung, quan điểm về năng lực thông tin của ACRL, Viện năng lực thông
tin Úc và New Zealand, các tác giả Bothma và Scott đều nhấn mạnh đến vai trò của
năng lực thơng tin đối với cá nhân trong q trình học tập và làm việc độc lập, phát
triển năng lực thông tin phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, và phát huy, trau
dồi năng lực thông tin để phục vụ quá trình học tập trọn đời.
Như vậy, quá trình nghiên cứu về năng lực thông tin trên thế giới đã trải qua
ba giai đoạn:
– Giai đoạn sơ khai: Gồm nhận định ban đầu về khái niệm năng lực thông tin
– Giai đoạn định hình: Bản chất khái niệm đã được nghiên cứu và trình bày cụ
thể, các tác giả đã liệt kê được những biểu hiện của một người có năng lực
thơng tin
– Giai đoạn hồn thiện: Khái niệm Năng lực thông tin được nghiên cứu trong
mối quan hệ với hệ thống giáo dục, với vấn đề học tập suốt đời của con người
và trách nhiệm xã hội của mỗi công dân.
Vấn đề nâng cao năng lực thông tin cho đối tượng sinh viên cũng được nhiều
học giả quan tâm và nghiên cứu trên thế giới. Bruce (1997) [1] cho rằng cần phổ biến
rộng rãi khái niệm năng lực thông tin và tầm quan trọng của việc trau dồi năng lực

thơng tin cho sinh viên để họ có cái nhìn rõ ràng và tồn diện về vấn đề này. Đồng
quan niệm với Bruce, tác giả Doskatsch (2001) [1] cho rằng việc rèn luyện năng lực
thơng tin sẽ có ích cho sinh viên trong quá trình học tập suốt đời và hơn bao giờ hết,
việc đánh giá năng lực thông tin cần được tích hợp vào các tiêu chí tốt nghiệp của
xx


sinh viên. Cũng theo xu hướng đó, năm 2004, Hiệp hội Cán bộ thư viện đại học
Australia (CAUL) đã xuất bản bản Hướng dẫn thực hiện tối ưu việc phát triển năng
lực thông tin trong các trường đại học Australia với ba cấp độ [1], mỗi cấp độ được
triển khai với rất nhiều quy định cụ thể. Tài liệu này đã được các trường đại học ở
Australia lựa chọn làm kim chỉ nam để sử dụng trong q trình tích hợp đánh giá
năng lực thông tin của sinh viên vào chương trình đào tạo.
Theo Hiệp hội Thư viện đại học và Viện nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL, 2000),
để thỏa mãn các yêu cầu trong quá trình học tập tiếp tục sau đại học địi hỏi sinh viên
phải có năng lực thông tin tốt, năng lực này được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn [3],
cụ thể là: xác định yêu cầu tin, truy cập thông tin, đánh giá thông tin, sử dụng thông
tin và am hiểu những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc sử dụng thông tin.
Trong khi đó, Rockman (2004) [4] lại có quan niệm khác về vấn đề huấn luyện
năng lực thông tin, tác giả cho rằng các trường đại học nên thực hiện việc đào tạo
năng lực thơng tin cho từng nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm chương trình dành
cho sinh viên năm 1, chương trình dành cho giảng viên, v.v…
Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhận định của các tác giả đã khẳng
định tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực thông tin của sinh viên tại các trường
đại học, đây là một nhiệm vụ cần thiết mà nhà trường cần thực hiện bởi nó mang đến
giá trị và lợi ích lâu dài cho sinh viên, như tác giả Crebert (2011) đã khẳng định, “một
sinh viên được trang bị kĩ năng và kiến thức thông tin tốt sẽ đọc nhiều hơn, biết tranh
luận bằng cách sử dụng thông tin từ nhiều nguồn và ở nhiều góc độ khác nhau, biết
sử dụng dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình, có thể kết nối các ý tưởng và các khái
niệm, biết phân tích và tổng hợp thơng tin, có thể trích dẫn thơng tin một cách thống

nhất và chính xác, đánh giá được mức độ tin cậy và giá trị của thơng tin, quản lí và
tổ chức được thơng tin” [3], ý kiến của tác giả cũng cho thấy tác động của năng lực
thông tin đối với một con người trong việc nhìn nhận, giải quyết vấn đề một cách tồn
diện, bảo vệ quan điểm, xử lý tình huống một cách công minh,… Rõ ràng, đây không
chỉ là những tố chất, yêu cầu cần thiết trong môi trường đại học với hoạt động học
xxi


thuật là chủ yếu mà nó cịn cần thiết ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào, ở bất kỳ
không gian nào.
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, tầm quan trọng của vấn đề đào tạo năng lực thông tin tại các
trường đại học và phát triển năng lực thông tin cho sinh viên đã được đề cập trong
nhiều cơng trình nghiên cứu.
Tác giả Trần Thị Q (2015) [10], trong bài viết “Năng lực thông tin của sinh
viên – Yếu tố quyết định đến sự thành công của việc sử dụng và xây dựng học liệu
mở” đã khẳng định trong xã hội học tập hiện đại, khi mơ hình tài nguyên giáo dục
mở OER (Open Education Resource) ngày càng phổ biến tại các quốc gia, các thế hệ
sinh viên cần được trang bị tốt năng lực thông tin – thể hiện cụ thể ở việc am hiểu
những yêu cầu và quy định của OER để sử dụng nó trong quá trình học tập, nghiên
cứu. Tuy nhiên, qua việc phân tích thực trạng nhận dạng nhu cầu tin, xây dựng chiến
lược tìm kiếm, khai thác thơng tin, vấn đề trích dẫn, hiểu biết về sở hữu trí tuệ, bản
quyền, tác giả nhận định năng lực thông tin của sinh viên Việt Nam cịn nhiều hạn
chế.
Chi tiết hóa về những năng lực sinh viên cần đạt được, tác giả Trần Dương
(2016) [9] đã nhấn mạnh hai yêu cầu cơ bản đối với sinh viên đó là am hiểu về kiến
thức thơng tin và tích lũy một số kỹ năng quan trọng như:

– Xác định chính xác phạm vi nhu cầu tin của bản thân
– Kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các vật mang tin khác nhau
– Kỹ năng đánh giá, phân tích và tổng hợp thơng tin phục vụ nhu cầu học tập
Bên cạnh đó, bàn về cơng tác đào tạo kỹ năng thông tin tại các trường đại học
ở Việt Nam, tác giả Đinh Thúy Quỳnh (2011) [6] trình bày sự khác biệt giữa nhiệm
vụ Hướng dẫn sử dụng thư viện và huấn luyện kỹ năng thông tin, theo tác giả, cần có
sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ thư viện và giảng viên trong quá trình đào tạo kỹ
năng thơng tin cho sinh viên, thư viện cần phối hợp với giảng viên trong việc thiết kế
xxii


×