Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tình thái nguyên đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.2 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUANG HOÀNG

XÂY DỰNG NỘI DUNG KHUNG TIÊU CHÍ
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN
TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN 2015

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG

Thái nguyên - 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUANG HOÀNG

XÂY DỰNG NỘI DUNG KHUNG TIÊU CHÍ
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN
TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN 2015



LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Thái nguyên - 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Phạm Hồng Quang đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình.
Các phịng ban chun mơn văn phịng S ở GD-ĐT, Các trường
THPT, các Phòng giáo dục - đào tạo huyện đã cung cấp thông tin và
nguồn tư liệu quý giá cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tồn thể các anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm
giúp đỡ.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT


Ban chấp hành Trung ương

BCHTW

Bổ túc văn hóa

BTVH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Cơ sở vật chất

CSVC

Cao đẳng sư phạm

CĐSP

Đại học sư phạm

ĐHSP

Giáo dục - Đào tạo

GD-ĐT

Giáo dục thường xuyên


GDTX

Hội đồng nhân dân

HĐND

Ủy ban nhân dân

UBND

Hường nghiệp, dạy nghề

HN-DN

Kinh tế - xã hội

KT-XH

Khoa học, kỹ thuật

KH - KT

Khoa học tự nhiên

KHTN

Lực lượng lao động

LLLĐ


Mầm non

MN

Tiểu học

TH

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT

Học sinh

HS

Phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ

PCGDTH-XMC

Phổ cập giáo dục trung học cở sở

PCGDTHCS

Tổng sản phẩm quốc nội


GDP

Trung học sư phạm

THSP

2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài
4
2. Mục đích nghiên cứu
7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
7
5. Giả thuyết nghiên cứu
7
6. Phương pháp nghiên cứu
7
7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
8
8. Cấu trúc luận văn

8
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng tiêu chí dự báo
9
phát triển giáo dục vùng khó khăn
1.1. Một số vấn đề về dự báo giáo dục.
9
1.2. Một số khái niêm cơ bản
28
1.3. Vai trò của giáo dục phổ thông
30
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giáo dục
34
CHƯƠNG 2. Thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh
36
2.1. Những đặc điểm KT-XH tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay
36
2.2. Thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên
43
2.3. Những thách thức chính đối với giáo dục - đào tạo vùng khó
55
khăn của tỉnh đến 2015
2.4 Xu hướng phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên
56
đến 2015.
2.5 Nhận xét chung về thực trạng của giáo dục vùng khó khăn tỉnh
57
Thái Nguyên
CHƯƠNG 3. Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển
60
giáo dục vùng khó khăn

3.1. Những căn cứ để xây dựng khung tiêu chí dự báo phát triển giáo
60
dục vùng khó khăn
3.2 Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể phát triển giáo dục vùng khó khăn
61
tỉnh Thái Nguyên đến 2015.
3.3. Cấu trúc nội dung khung tiêu chí dự báo được mô tả theo sơ đồ khối
68
4.4. Xây dựng, nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục
69
vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Loài người đang đứng trước thềm thế kỷ XXI với tư tưởng xây dựng
một xã hội học tập, lấy việc học là động lực quyết định hàng đầu để đưa xã
hội tiến lên. Trong xã hội mới, giáo dục có vị trí rất quan trọng, vấn đề con
người, vấn đề giáo dục nổi lên hàng đầu. Ủy ban giáo dục thế giới nêu lên
một cột trụ của giáo dục thế kỷ XXI là dạy con người chung sống với nhau,
tạo dựng một nền văn minh mới, văn minh h bình, v minh khoan dung.

ịa
ăn
Trong tình hình hiện nay cả nước đang phấn đấu đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh, cùng loài người bước vào một nền văn minh mới mở đầu thiên niên kỷ
thứ ba. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng
rất nặng nề đầy thử thách do cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ đặt ra. Kinh
tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất. Trước những địi hỏi của cơng cuộc đổi mới, nền giáo dục phải có
những chuyển biến mạnh mẽ, phải tìm kiến con đường đi hiệu quả để giáo
dục trở thành quốc sách hàng đầu, làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội. Trên
lộ trình đi lên đ h ỏi phải có dự báo và hoạch định chiến lược ở tất cả mọi
òi
cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định rõ... “ Phát triển
giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [ Vtrang 40]. Muốn có sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành cơng thì
điều kiện cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con người. Bởi con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để

4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




hình thành và phát triển nhân cách con người, là chìa khóa mở cửa vào tương
lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Để giáo dục và đào tạo thực sự vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế xã hội thì cần phải xây dựng chiến lược phát phát triển giáo

dục - đào tạo. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã đề ra nghị quyết “ Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [3 - trang 19].
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác đ ịnh mục tiêu, giải
pháp và các bước đi cho ngành giáo dục cả nước theo phương châm đa dạng
hóa, chuẩn hóa hiện đại hóa, xã hội hóa trong đó ưu tiên bảo đảm phát triển
giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn để tạo sự
công bằng trong giáo giữa các vùng miền trong cả nước.
Muốn thực hiện được mục tiêu chiến lược đó trước hết cần phải tiến
hành cơng việc mang tính dự báo, quy hoạch giáo dục. Xây dựng dự báo là
công việc hết sức quan trọng của người quản lý giáo dục trong tình hình hiện
nay, vì dự báo chính là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra quyết định,
điều khiển, điều chỉnh trong quản lý. Vì vậy một trong những giải pháp quan
trọng để khắc phục những mặt yếu kém của giáo dục - đào tạo hiện nay là đổi
mới công tác quản lý, đặt trọng tâm vào vấn đề:
“ Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch phát triển giáo dục. Đưa
giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và
từng địa phương, có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù
hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khắc phục tình trạng mất cân đối
hiện nay, gắn đào tạo với sử dụng” [ 3- trang 42].
Trên thế giới dự báo là vấn đề có ý nghĩa quan tr ọng nhằm tạo ra cơ sở
khoa học cho hoạch định chính sách, các chương ình phát tri ển kinh tế xã
tr
hội cụ thể vấn đề dự báo giáo dục đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở trong

5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





nước và ngoài nước. Tháng 8 năm 1990 UNESCO khu vực châu Á Thái Bình
Dương đã tổ chức hội nghị “ Những chất lượng mà nền giáo dục hôm nay địi
hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu tiên đốn của thế kỷ XXI. Tiến sỹ R.ROY.SINGH
một nhà giáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ đã phác họa những điểm nổi bật của thế
giới ngày nay và viễn cảnh giáo dục trong xã hội ngày mai trong cuốn sách “
Nền giáo dục thế kỷ XXI: Những triển vọng Châu Á Thái Bình Dơng”.
ư



Việt Nam đã có m ột số tác giả nghiên cứu về dự báo giáo dục và các vấn đề
liên quan đến dự báo giáo dục đáng chú ý nhất là cơng trình nghiên cứu của
tác giả PTS. Đỗ Chấn về dự báo nhu cầu cán bộ chuyên môn Việt Nam đến
năm 2000 (Viện nghiên cứu đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1984).
Tác giả Hà Thế Ngữ về “ Dự báo giáo dục vấn đề và xu hướng”, (Viện khoa
học và giáo dục Việt Nam - 1989). Gần đây là cơng trnh nghiên c ứu của tác
ì
giả Xn Thủy “ Dự báo phát triển giáo dục tỉnh Quảng Ninh”.
Thái Nguyên là Trung tâm văn hóa x
ã h

ội của các tỉnh phía Bắc, là

trung tâm đào tạo lớn của cả nước. Quán triệt quan điểm giáo dục là quốc
sách hàng đầu, trong đó ưu tiên phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu
số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục
giữa các vùng lãnh thổ. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xác đ ịnh mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh và Điều chỉnh quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến 2020. Trong những năm qua

Giáo dục & Đào tạo Tỉnh Thái Nguyên đã thực sự thu lượm được những
thành tích đáng tự hào, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều điều bất cập, các
yếu tố điều kiện để đảm bảo cho các bậc học trong tỉnh phát triển một cách
vững chắc cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
và giáo viên, hệ thống mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ cho
dạy và học ở các vùng dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn. Từ những yêu
cầu thực tiễn, vấn đề dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn có một ý

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




nghĩa quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng kế hoạch, chương trnh phát
ì
triển giáo dục tổng thể trong những năm tiếp theo để giảm sự chênh lệch về
phát triển giáo dục giữa các vùng. Vì những lý do trênđây chúng tôi chọn
nghiên cứư đề tài: " Xây dựng nội dung, khung tiêu chí dự báo phát triển
Giáo dục vùng khó tỉnh Thái Ngun đến 2015”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục vùng khó khăn đề xuất một số
nội dung, tiêu trí dự báo phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc
biệt khó khăn để đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để khẳng định giáo dục ở các vùng
khó khăn của tỉnh Thái nguyên là công việc bức xúc cần thiết để nâng cao
chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo của ngành, góp phần vào việc xây
dựng hệ thống giáo dục và nguồn nhân lực của tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên

- Xây dựng nội dung, tiêu chí dự báo để phát triển giáo dục vùng khó
khăn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu: Hệ thống giáo dục phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái
Nguyên trong bối cảnh hiện nay và dự báo phát triển đến 2015.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên sẽ được phát triển đồng
bộ cân đối, đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nếu như hệ thống
giáo dục này được quản lý bằng hệ thống các tiêu chí dự báo có tính khoa học
và cơ sở thực tiễn với những điều kiện có tính khả thi.

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm các phương pháp khác: Điều tra, ngoại suy, so sánh, toán thống
kê, phương pháp chuyên gia....
7. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Tỉnh Thái Nguyên.
- Hệ thống giáo dục phổ thông trong đề tài này là giới hạn ở các bậc
học: ( Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ), đặt trọng tâm vào
dự báo quy mô số lượng học sinh, mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, và
các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển giáo dục thực hiện dự báo.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Gồm 3 phần.

Phần A: Một số vấn đề chung của đề tài.
Phần B: Nội dung của đề tài gồm các chương:
Chương 1: cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng tiêu chí dự báo phát triển
giáo dục vùng khó khăn
Chương 2: Thực trạng phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái
Nguyên.
Chương 3:. Xây dựng nội dung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng
khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015.
Phần C: Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ
DỰ BÁO PHÁT TRIỂNGIÁO DỤC VÙNG KHĨ KHĂN
1.1. Một số vấn đề về dự báo giáo dục
1.1.1 Quan niện chung về dự báo.
Rất nhiều học giả nhận định rằng: Thế giới hôm nay đang ở một thời
đại của những chuyển động gia tốc và đột biến, một thời đại mà tương lai
đang chỉ đạo ứng xử của hiện tại. Từ thời thượng cổ Á Đông, các sách vở đạo
lý đã ghi “ Suy xưa, ngẫm nay” thì khơng mắc sai lầm. Muốn biết tương lai
thì phải xét dĩ vãng, ông cha ta đã t ừng nhắc nhở “ ôn cố, tri tân” đó chính là
cơ sở của dự báo.
Ngày nay người ta dự báo tương lai không c n đơn thu ần là để “ Vén


tấm màn bí ẩn” mà nhằm mục đích thiết thực hơn là t m cách thích nghi v ới
ì
tương lai và trong chừng mực nào đó có thể thay đổi điều khiển tương lai.
Trong quá trình dự báo tương lai, cần phân biệt các sự kiện nhất thời với
chiều hướng cơ bản. Những biến đổi sâu sắc về công nghệ và xã hội để vạch
ra các “xu thế lớn” trong sự tiến triển của thế giới. “ Xu thế lớn” đó là những
chiều hướng không thể cưỡng nổi thường xuyên xuất hiện từ dưới lên, đem
đến cái nhìn mới, động thái mới, chứa đựng hình ảnh tương lai. Những xu thế
lớn đó có tầm quan trọng rất lớn cho những chiến lược của mỗi quốc gia. Vì
vậy dự báo tương lai phải có cách nhìn tồn cầu trong triển vọng dài hạn. Khi
xem xét bất cứ một hiện tượng xã hội nào trong sự phát triển, vận động của nó
thì bao giờ cũng thấy có vết tích của q khứ, cơ sở hiện tại, mầm mống của
tương lai. Phân tích tiền sử của sự vật, phát hiện ra xu hướng phát triển theo
thời gian của nó, có thể thấy trước được tương lai. Đó chính là nội dung khoa
học của dự báo. Với những quan niệm như vậy, dự báo là một tài liệu tiền kế

9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




hoạch bao gồm nhiều ph ươn g án, tron g đó các kết quả dự báo khơng mang
tính pháp lệnh mà chỉ mang tính khuyến cáo.
Dự báo chúng ta có thể hiểu là thơng tin có cơ sở khoa học về mức độ
trạng thái, các quan hệ, các xu thế phát triển có thể xẩy ra trong tương lai của
đối tượng nghiên cứu với mức độ tin cậy nhất định và ước tính được những
điều kiện khách quan để có thể thực hiện được dự báo đó.
Dự báo được hiểu là những kiến giải có căn cứ khoa học về trạng thái

khả dĩ của đối tượng dự báo trong tương lai, về các con đường khác, thời hạn
khác để đạt tới các trạng thái tương lai đó, ở thời điểm khác nhau. Ngày nay
dự báo được xây dựng để tăng cường cơ sở khoa học cho việc ra quyết định,
vạch ra các chiến lược phát phát triển và là công cụ có hiệu quả của việc kế
hoạch hóa cũng như qu ản lý nền kinh tế quốc dân. Xét về mặt tính chất của
dự báo thì dự báo chính là khả năng nhìn trư ớc được tương lai mức độ tin cậy
nhất và ước tính được điều kiện khách quan để thực hiện được dự báo đó. Dự
báo gắn liền với khái niệm rộng lớn đó chính là sự tiên đoán. Tùy theo mức
độ cụ thể và tác động đến sự phát triển của hiện tượng, ta có thể chia tiên
đoán thành các cấp độ khác nhau:
+ Giả thiết: Là sự tiên đoán khoa học ở cấp độ lý luận chung, lý luận
về một lĩnh v ực nào đó hàm chứa đối tượng nghiên cứu và các tính quy luật
được phát hiện. Nó chính là cơ sở để xây dựng giả thiết khoa học giả thiết cho
chúng ta những đặc trưng định tính, biểu thị tính quy luật của sự phát triển
của đối tượng nghiên cứu. Giả thiết còn mang tính chất định tính.
+ Dự báo: Khơng phải chỉ có những tham số định tính mà cịn có tham
số định lượng. Vì vậy dự báo có tính xác định cao hơn giả thiết. Đối với dự
báo, mức độ bất định thấp hơn và ở mức độ khả dụng trực tiếp. Dự báo là sự
tiên đoán ở cấp độ ứng dụng cụ thể của lý luận. Tuy vậy dự báo không xác
định những liên hệ chặt, đơn trị cho đối tượng dự báo. Do đó dự báo có đặc

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




trưng xác xuất. Như vậy dự báo khác với giả thiết ở tính cụ thể và khả năng
ứng dụng.
+ Kế hoạch: Là sự tiên đoán những sự kiện cụ thể, chi tiết của tương

lai, trong kế hoạch phải nêu rõ những con đường, phương tiện để thực hiện
những nhiệm vụ đã đề ra làm luận chứng khoa học cho các quyết định quản
lý. Kế hoạch có đặc trưng và đơn trị
Trong công tác quản lý, dự báo là công cụ cho việc xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch bản thân dự báo phải dựa vào đường lối. Nếu dự
báo chính xác góp phần xây dựng chiến lược, kế hoạch. Ta có thể biểu diễn
bằng sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1: Mối quan hệ của đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và dự báo.
Đường lối
chính sách

Chiến lược

Quy hoạch

Kế hoạch

Dự báo

1.1.2 Phân loại dự báo:
Có nhiều tiêu thức để ta phân loại dự báo, ở đây chúng ta chỉ lựa chọn
một số tiêu thức chính như: theo phạm vi, đối tượng, chức năng để phân loại
dự báo.
- Phân loại dự báo theo phạm vi đối tượng.

11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Chúng ta có thể dự báo theo cấp vĩ mơ, d ự báo vi mô, dự báo liên
ngành, dự báo ngành, dự báo khu vực, dự báo sản phẩm.
- Phân loại dự báo theo thời gian: dự báo ngắn hạn cho 1- 2 năm, dự
báo xã hội trung hạn cho 5-10 năm, dự báo xã hội dài hạn 15-20 năm. Việc
phân chia thời gian như trên cũng ch ỉ có nghĩa tương đối, vì thời hạn dự báo 5
năm đối với đối tượng này là trung hạn nhưng đối với đối tượng khác có thể
là ngắn hạn. Bởi như vậy sự phân chia thời hạn dự báo còn tùy thuộc vào đối
tượng dự báo.
- Phân loại dự báo theo đặc trưng của đối tượng: Tuy từng đối tượng
khác nhau mà ta có những dự báo đặc trưng cho dự báo đó như:
+ Dự báo tiến bộ khoa học cơng nghệ.
+ Dự báo tiến bộ xã hội.
+ Dự báo sử dụng tài ngun thiên nhiên.
+ Dự báo tình trạng ơ nhiễm môi trường.
+ Dự báo dân số.
+ Dự báo sinh thái
+ Dự báo phát triển giáo dục.
+ Dự báo thời tiết....
- Phân loại dự báo theo chức năng:
+ Dự báo tìm kiếm : Đó là loại dự báo với những xu thế phát triển đã
có trong quá khứ và hiện tại, chúng ta sẽ phải dự báo tiếp tục trong tương lai,
khơng tính đến những điều kiện có thể làm biến dạng những xu thế này.
Nhiệm vụ của dự báo tìm kiếm là làm sáng tỏ xem đối tượng dự báo sẽ phát
triển, biến đổi như thế nào trong tương lai nếu giữ nguyên xu thế đã có.
+ Dự báo định chuẩn: Đây là loại dự báo được xây dựng trên cơ sở
những mục tiêu đ xác đ ịnh trước. Nhiệm vụ của dự báo này là phát hiện
ã


12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




những con đường và thời hạn đạt tới những mục tiêu đã định của đối tượng dự
báo.
1.1.3. Những cách tiếp cận khi lập dự báo:
- Tiếp cận lịch sử: Là cách tiếp cận khảo sát một hiện tượng bởi mối
quan hệ qua lại với hình thức tồn tại lịch sử của nó.
Xem xét một sự vật hiện tượng chúng ta thường đặt nó trong mối quan
hệ qua lại với các hình thức tồn tại lịch sử của nó. Đó chính mối quan hệ quá
khứ hiện tại và tương lai.
Việc lập dự báo phải gắn liền với việc dịch chuyển các quy luật, xu thế
đã và đang t ồn tại của đối tượng vượt khỏi ngưỡng của nó để xác định mơ
hình trong tương lai c ủa đối tượng trong tương lai. Tất nhiên việc dịch chuyển
này không phải đơn thuần theo ngh cơ h ọc mà là sự dịch chuyển biện
ĩa
chứng.
Thực tiễn không bao giờ tách rời lịch sử phát triển của nó.
Chính vì vậy thực tiễn và dự báo có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Dự
báo khơng dừng lại ở mức độ nhận thức mà còn trở thành công cụ tác động
vào hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo hiện thực khách quan.
- Tiếp cận phức hợp: Xem xét các hiện tượng, sự vật trong mối quan hệ
phổ quát của hiện tượng và sự vật. Các sự vật hiện tượng khơng đơn lẻ một
mình trong quá trình tồn tại phát sinh, phát triển. Chúng ln ln có mối
quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Muốn làm bộc lộ rõ bản chất của sự vật
và hiện tượng chúng ta phải sử dụng thành tựu, các phương pháp của nghiều
ngành khoa học khác nhau. Như vậy cách tiếp cận phức hợp thể hiện rõ rệt

trong dự báo giáo dục. Dự báo giáo dục đòi hỏi phải có nhiều ngành khoa học
tham gia như: Triết học, tâm lý học, kinh tế học, dân số học, toán học ...
- Tiếp cận cấu trúc hệ thống: Một mặt đòi hỏi phải xem xét, nghiên cứu
đối tượng dự báo như là một hệ thống toàn vẹn trong sự vận động phát triển

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




của nó. Mặt khác, đối tượng được nghiên cứu được xem xét dưới góc độ của
mỗi thành tố tạo thành trong sự liện hệ và tác động qua lại lẫn nhau của
chúng, trên cơ sở đó phát hiện các tính quy luật vận động, phát triển của mỗi
thành tố, của các quan hệ, cũng như toàn bộ đối tượng với tư cách là một hệ
thống trọn vẹn.
1.1.4. Các nguyên tắc dự báo
- Nguyên tắc thống nhất chính trị, kinh tế và khoa học.
Khi lập dự báo bao giờ cũng cần xuất phát từ mục tiêu và lợi ích tồn
cục của Quốc gia. Dự báo phải dựa trên cơ sở những tính tốn khoa học sự
phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục là hệ con
của hệ kinh tế xã hội. Vì thế nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong quá
trình soạn thảo các dự báo giáo dục, bởi vì giáo dục liên quan chặt chẽ đến
định hướng phát triển của toàn xã hội, đến thể chế chính trị, đến mục tiêu và
yêu cầu của sự phát triển kinh tế, đến những khả năng địi hỏi của tiến bộ
khoa học - cơng nghệ.
- Ngun tắc tính của hệ thống dự báo.
Các mơ hình và ph
ương pháp s ử dụng trong dự báo phải có mối liên hệ
hữu cơ với nhau, có logic của sự tồn tại và bổ sung cho nhau, làm nền tảng

cho nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Tính hệ thống của dự báo địi
hỏi phải xây dựng một trật tự chặt chẽ việc hình thành và sử dụng các mơ
hình dự báo cho một dự báo có tính phức tạp của đối tượng.
- Nguyên tắc tính khoa học của dự báo.
Căn cứ khoa học ngày càng cao thì dự báo càng có độ tin cậy lớn. Dự
báo phải được xây dựng trên cơ sở những tính tốn, luận chứng khoa học có
tính đến những quy luật vận động phát triển của đối tượng dự báo, những
quan sát và dữ liệu đủ khách quan và tin cậy.
- Nguyên tắc tính thích hợp của dự báo.

14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Dự báo phải tương thích với quy luật với tính quy luật, với xu thế phát
triển khách quan của đối tượng dự báo.
Dự báo phải phù hợp với khả năng thể hiện thực tế chứng minh trong
tương lai.
- Nguyên tắc đa phương án cho dự báo.
Dự báo phải gắn liền với khả năng phát triển của đối tượng theo những
quỹ đạo, những con đường khác nhau. Tính đa phương án là thể hiện sức
mạnh của nhữn g tiên đ o á có cơ sở khoa học, cho phép cơ q uan quản lý (
n
người sử dụng dự báo ) có khả năng lựa chọn những phương án hợp lý, tối ưu,
nhằm điều khiển sự phát triển của đối tượng dự báo theo những mục tiêu đã
định.
1.1.5. Quan niệm về dự báo giáo dục
Dự báo phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những vấn đề quan

trọng của công tác quản lý, trong việc xây dựng kế hoạch có căn cứ. Dự báo
giáo dục là xác định trạng thái tương lai của hệ thống giáo dục với một xác
xuất nào đó, trong một thời gian nhất định được mơ ta theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Khái quát quá trình dự báo.
Các nhân tố ảnh
hưởng

Trạng thái qn
tính của đối
tượng dự báo

Trạng thái tương
lai với xác suất P2

Các nhân tố ảnh
hưởng

Hiện trạng đối
tượng dự báo

Trạng thái tương
lai với xác suất P1

Trạng thái tương
lai với xác suất P3

15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Dự báo giáo dục có ý ngh đ ịnh hướng, làm cơ sở khoa học cho việc
ĩa
định ra phương hướng, nghiệm vụ và mục tiêu lớn của giáo dục - đào tạo.
Hoặc ta có thể mơ tả q trình dự báo trên bằng mơ hình tốn học với đồ thị
dưới dạng tổng quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Mô hình tốn học của q trình dự báo.
Y Trạng thái
GD-ĐT
B

Trạng thái
tương lai

Trạng thái
hiện tại

A
y = f(x1,x2,...xn )

Thời điểm
hiện tại
Trong đó:

Thời điểm
tương lai

t thời gian


f(x): là hàm xu thế với n biến số - là nhân tố ảnh hưởng là

diễn biến của trạng thái tương lai.
y là hàm số diễn biến thời điểm dự báo.
x là nhân tố ảnh hưởng tới đối tượng dự báo.
Ta có:

y= f(x1,x2,...xn )

Chúng ta biết rằng giáo dục - đào tạo là một hệ thống con trong hệ
thống lớn kinh tế - xã hội, vì thế hệ thống giáo dục - đào tạo có thể xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau như số lượng, chất lượng, mạng lưới. Do đó,

16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




việc dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn khơng thể tách rời bài tốn dự
báo giáo dục đào tạo nói chung.
1.1.5.1. Vai trị của dự báo giáo dục.
Các nhà tương lai học dự báo rằng: ở ngưỡng cửa của thế kỷ XXI nhân
loại có cơ hội đứng trước một bước nhảy kỳ diệu, tiến vào một nền văn minh
mới, cịn gọi là nền văn minh trí tuệ, hậu công nghiệp, một “xã hội thông tin”
chứa đựng những vận hội lớn về chính trị và sự phục hưng lớn về văn hóa. Dự
báo giáo dục nhằm xây dựng những phán đốn có thể về tình trạng của nền
giáo dục trong tương lai, nghiên cứu những triển vọng của nền giáo dục đó,
chỉ ra những thời hạn xác định của biến đổi sẽ ra sao.
Dự báo giáo dục nhằm tìm kiếm những mục tiêu mới, những viễn cảnh

mới, phương pháp mới nhằm đem lại những tiềm năng tương lai cho nền giáo
dục trên cơ sở đó ra được những quyết định đúng đắn cho sự phát triển giáo
dục và đào tạo về mục tiêu trước mắt, hiện tại và lâu dài.
1.1.5.2. Dự báo giáo dục.
Đối tượng của dự báo giáo dục chính trị là hệ thống giáo dục quốc dân
của một nước, một địa phương, với những đặc trưng về quy mơ phát triển, về
cơ cấu loại hình, về chất lượng giáo dục - đào tạo, về tổ chức sư phạm. Đối
tượng đó được nghiên cứu, dự báo từ nhiều mặt, nhiều yếu tố cấu thành, do
các nhà khoa học khác nhau như: X h ội học, Dân số học, Kinh tế học, Giáo
ã
dục học, Tâm lý học,... cùng tham gia dự báo.
1.1.5.3. Dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn.
Là một trong những căn cứ quan trọng của việc xây dựng quy hoạch
giáo dục - đào tạo. Dự báo giáo dục - đào tạo là xác định trạng thái tương lai
của hệ thống giáo dục - đào tạo với xác xuất nào đó có ý nghĩa đ ịnh hướng,
làm cơ sở khoa học cho việc xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu
lớn của giáo duc - đào tạo. Đối tượng của dự báo giáo dục - đào tạo là hệ

17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




thống giáo dục quốc dân của một nước, một địa phương với những đặc trưng
về quy mô phát triển, cơ cấu loại hình, mạng lưới trường, đội ngũ giáo viên,
chất lượng đào tạo, tổ chức sư phạm.
1.1.6. Nhiệm vụ của dự báo.
- Phục vụ cho quản lý để có cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thực hiện được khả thi.

- Thiết lập các phương án tối ưu, xác định được xu thế phát triển các
mục tiêu cần đạt được để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
chiến lược, phục vụ cho nhà quản lý có thể điều khiển, điều chỉnh trong việc
hoạch định chiến lược có cơ sở khoa học.
1.1.7. Một số phương pháp dự báo.
Phương pháp dự báo là tập hợp các thao tác và thủ pháp tư duy, cho
phép trên cơ sở phân tích các dữ kiện quá khứ và hiện tại các mối quan hệ bên
trong và bên ngoài của đối tượng dự báo cũng như việc đo lường các dữ kiện,
các mối quan hệ đó trong khn khổ của hiện tượng hoặc q trình đang xét
để đo đếm những phán đốn có độ tin cậy nhất định về tương lai của đối
tượng dự báo. Độ chính xác của dự báo phụ thuộc rất nhiều ở việc lựa chọn
các phương án dự báo dự báo. Có nhiều phương pháp dự báo việc phân loại
các phương pháp dự báo có ý nghĩa khoa h ọc và thực tiễn quan trọng. Có thể
phân loại phương pháp dự báo theo các dấu hiệu sau đây: Mức độ hình thức
hóa, ngun tắc chung của các thủ tục lập dự báo, cách thức thu nhận thông
tin. Dưới đây là cách phân loại theo các thức thu nhận thơng tin ( trực quan và
hình thức hóa).

18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bảng 1: Các phương pháp dự báo
Các phương pháp
đánh giá cá nhân
chuyên gia (1)
- Phỏng vấn.


Các phương pháp Các phương pháp
chun gia (2)
ngoại suy (3)

Các phương
pháp mơ hình
hóa (4)
- Phương pháp - Phương pháp - Phương pháp

- Phân tích.

hội đồng.

ngoai suy theo mơ hình hóa cấu

- Phương pháp kịch - Phương pháp dãy thời gian.
bản.

tấn công não.

- Phương pháp - Phương pháp

- Khái quát tâm lý, - Phương pháp quan hệ tỷ lệ.
trí tuệ tưởng tượng. DelPhi

trúc.



hình


hóa

- Phương pháp tốn học.

- Phương pháp tương quan hồi - Phương pháp
phân tích hình quy.

mơ phỏng.

thái.
Phương pháp 1: Phương pháp đánh giá chun gia.
Đây là phương pháp dựa trên ý kiến đánh giá của cán bộ chuyên môn
trong lĩnh vực đang được dự báo, phương pháp này được xem là công cụ hữu
hiệu để dự báo những vấn đề ảnh hưởng đến quy mô giáo dục - đào tạo và các
yếu tố liên quan thuộc lĩnh vực khác nhau nhưng khơng tính tốn cụ thể được.
Phương pháp chuyên gia là phương pháp được thành lập một nhóm
cơng tác, nhóm này có nhiệm vụ trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, qua một
số vòng hỏi chuyên gia và xử lý các ý kiến của chuyên gia, dần dần hướng các
chuyên gia thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát nhất định, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố cịn chưa có hoặc cịn thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.
- Trong điều kiện thông tin không đầy đủ và thiếu tin cậy về đặc tính
của đối tượng dự báo khơng cho phép sử dụng phương pháp khoa học chính
xác để giải quyết vấn đề dự báo.

19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





- Do thiếu thời gian hoặc do hoàn cảnh cấp bách của việc dự báo. Việc
tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia cần tuân thủ các nguyên tắc
sau đây:
+ Các đánh giá phải do các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cần dự báo
đưa ra theo một quy trình có tính hệ thống để có thể tổng hợp được.
+ Nhóm điều hành dự báo cần phải thống nhất và nắm vững hệ thống
các phương pháp tiến hành cụ thể từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác dự
báo.
- Phương pháp chuyên gia được thông qua 2 hình thức: Hội đồng và
phương pháp DelPhi.
* Phương pháp hội đồng ( hay phương pháp chuyên gia tập thể ).
+ Trước hết cần phải lập một nhóm cơng tác làm nhiệm vụ trưng cầu ý
kiến các chuyên gia, xử lý tài liệu và phân tích kết quả của việc đánh giá
chuyên gia tập thể.
+ Trước khi tiến hành trưng cầu ý kiến các chuyên gia, cần phải làm
chính xác các phương hướng phát triển cơ bản của đối tượng dự báo. Phải xác
định các mục tiêu ( mục tiêu toàn cục và mục tiêu bộ phận ). Cũng như các
phương tiện để đạt mục tiêu đó cho đối tượng dự báo. Xây dựng câu hỏi đề
nghị chuyên gia cho ý kiến trả lời:
+ Khi tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia phải đảm bảo sao cho các
chuyên gia có sự thông hiểu các câu hỏi đã nêu ra m ột cách thống nhất và
đảm bảo tính độc lập của những trả lời ( phán đoán của họ ).
+ Tiến hành xử lý các đánh giá của mỗi chuyên gia để rút ra ý kiến
chung ( sự phù hợp ) của các chuyên gia tham gia hội đồng nhằm làm cơ sở
cho việc tổng hợp các giả thiết và phương án có tính dự báo về sự phát triển
của đối tượng dự báo. Sự đánh giá ( ước lượng ) cuối cùng có thể là phán
đốn “ trung bình” hoặc “trung bình có trọng số” …


20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Khi tiến hành đánh giá chuyên gia hội đồng ( tập thể), không thể bỏ qua
những công cụ quan trọng như các phương pháp toán học trong việc xây dựng
bảng hỏi cũng như xử lý các kết quả, các ý kiến chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia thực hiện dưới hình thức hội đồng ( tập thể )
có những ưu điểm sau:
+ Tổng số thơng tin mà nhóm chun gia có khơng ít hơn số lượng
thơng tin của một trong các chuyên gia của nhóm. Nếu chuyên gia biết vấn đề
đang nghiên cứu nhiều hơn các chuyên gia khác th các thành viên khác trong
ì
nhóm vẫn có thể có những đóng góp có ích cho việc giải quyết vấn đề. Nếu
các thành viên của nhóm được lựa chon một cách cận thận và họ là những
chuyên gia thực thụ trong l nh v ực đang nghiên cứu thì tổng thơng tin mà
ĩ
nhóm có được sẽ rất lớn so với lượng thơng tin của từng thành viên đang có.
+ Số lượng các yếu tố tác động đến lĩnh vực đang nghiên cứu mà nhóm
bàn đến sẽ khơng ít hơn số lượng các yếu tố mà mỗi thành viên của nhóm
đang biết.
+ Một tập thể chuyên gia bao giờ cũng có trách nhiệm hơn từng cá
nhân chuyên gia.
Tuy nhiên phương pháp chuyên gia hội đồng ( tập thể ) có các nhược
điểm sau:
+ Ý kiến tập thể có thể gây sức ép nghiêm trọng đến ý kiến của từng cá
nhân trong nhóm, bắt buộc cá nhân nghe theo tập thể, cho dù cá nhân đó hiểu
rằng quan điểm của nhóm là sai.

+ Vì nể nhau các thành viên trong nhóm thường thiên về thỏa hiệp với
nhau để đoàn kết hơn là tranh luận cho ra lẽ phải của vấn đề nghiên cứu.
+ Nếu trong nhóm có một cá nhân là chuyên gia có ảnh hưởng hoặc có
tài hùng biện thì ý kiến của cá nhân đó dù khơng đúng vẫn có thể áp đặt được
với các thành viên khác trong nhóm.

21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




* Phương pháp Delphi.
Phương pháp Delphi là sự nâng cao của phương pháp hội đồng ( tập
thể) ở trên. Phương pháp Delphi được một nhóm chun gia Mỹ thuộc cơng
ty RAND áp dụng và được công bố lần đầu tiên vào năm 1964 trong cơng
trình “ khảo sát các khả năng dự báo dài hạn”. Phương pháp Delphi được xây
dựng trên ngun tắc: Trong các nhà khoa học khơng chính xác ( các nhà
khoa học không được biểu đạt bằng ngơn ngữ tốn học ), các ý kiến của các
chun gia và các phán đoán chủ quan của học cần phải ( và có thể ) thay thế
các quy luật nhân quả chính xác phản ánh trong các khoa học tự nhiên.
Phương pháp Delphi cho phép khái quát ý kiến của các chuyên gia riêng lẻ
thành ý kiến chung của nhóm chuyên gia.
Phương pháp 2: Phương pháp ngoại suy
Các phương pháp ngoại suy là những phương pháp sử dụng thông dụng
nhất trong các dự báo định lượng.
Các phương pháp ngoại suy dựa trên luận điểm cho rằng mọi biến cố
trong tương lai đều bắt nguồn từ hôm nay. Các phương pháp ngoại suy chấp
nhận giả định cho rằng các xu hướng của đối tượng nghiên cứu phát triển theo
các quy luật và quy luật này không thay đổi hoặc cũng ít nhất tương đối ổn

định trong thời hạn dự báo. Các quy luật này phản ánh các mối quan hệ khách
quan và chịu tác động của các nhân tố đó.
Đặc điểm đặc trưn g của các phương pháp ngoại suy là sự mơ tả q
trình phát triển của đối tượng dự báo dưới hình thức những biểu diễn tốn học
như hàm số, chuỗi số, hoặc các quá trình ngẫu nhiên. Hiển nhiên việc vận
dụng các phương pháp này đòi hỏi phải nắm vững tính quy luật vận động phát
triển của đối tượng dự báo và xác định một mơ hình tốn học tương thích với
quy luật đó.
* Phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian.

22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Một trong những phương pháp sau: Thiết lập mối quan hệ giữa sự phát
triển của đối tượng dự báo theo thời gian. Các kết quả quan sát đối tượng
được sắp xếp theo trình tự theo các thời gian tương ứng. Tất nhiên để thời
gian phản ánh đúng xu hướng khách quan òi h ỏi thời gian phải là lượng
đ
đồng nhất ( ví dụ trong giáo dục là hàng năm hoặc 5 năm ).
Chọn mơ hình tốn hoạc tương thích với quy luật được phác ra theo
dãy thời gian.
Các dạng hàm số của dãy thời gian dùng để dự báo cho ở sơ đồ sau:
- Dạng hàm số tuyến tính:

y = a + bt.

- Dạng hàm số Parabon:


y = a + bt + ct2.

- Dạng hàm số lũy thừa:

y = aeb.

- Dạng hàm số mũ:

y = aebt.

- Dạng hàm số logarit:

y = a + blnt

Sơ đồ 4: Các dạng hàm số dùng để dự báo ngoại suy theo dãy thời
gian.
Dạng hàm số

Hệ phương trình tính các tham số
n

1. Tuyến tính

∑y
t =1

n

= na + b∑ t


t

t =1

n

n

n

t =1

y = a + bt

t =1

t =1

∑ yt .t = a∑ t + b∑ t 2
n

2. Pa ra bôn

∑y
t =1

n

t


n

t =1

t =1

= na + b∑ t + c ∑ t 2

n

n

n

n

t =1

y = a + bt + ct2

t =1

t =1

t =1

∑ yt .t = a∑ t + b∑ t 2 + c∑ t 3
n


∑ y, t
t =1

n

2

n

n

t =1

t =1

t =1

= a ∑ t 2 + b∑ t 2 + c ∑ t 2

n

n

t =1

3. Lũy thừa

t =1

∑ ln yt = n ln a + b∑ ln t


23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×