Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Thở "nông" khi bầu bí có đáng ngại? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.15 KB, 4 trang )

Thở "nông" khi bầu bí có đáng ngại?

Đây là một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Hơi thở gấp
gáp này rất bình thường và hoàn toàn vô hại.
Khi có thai, hơi thở của tôi trở nên nông và gấp. Điều
này có bình thường?
Trong giai đoạn đầu, hormone thai kỳ thúc đẩy nhịp thở
của bạn tăng lên để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ở giai
đoạn sau, tử cung bắt đầu đẩy cơ hoành lên, chèn ép phổi
khiến hơi thở bạn càng trở nên nông và gấp gáp, đặc biệt
nếu bạn “chửa cao”.
Mặc dù bạn có thể cảm thấy mình có vẻ tốn nhiều sức khi
lên cầu thang hơn nhưng đừng lo lắng, hơi thở gấp gáp này
rất bình thường và hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, có lẽ là bạn
nên tăng cường tập luyện thể lực hơn một chút.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường như thời tiết nắng nóng,
mức độ ô nhiễm tăng lên, khói bụi, tình trạng kẹt xe và
trong những nơi thiếu các thiết bị thông gió cũng làm bạn
khó thở hơn.
Điều này kéo dài bao lâu?
Hầu hết các thai phụ lần đầu mang thai đều chửa thấp và
giai đoạn “sụt bụng” quanh tuần thứ 36 sẽ giúp tình trạng
thở nông giảm đi đáng kể.
Có thể làm gì để giảm hơi thở gấp?

Tránh các thực phẩm nhiều mỡ, đường, muối. Nên quan
tâm tới chế độ ăn giàu dưỡng chất và cân bằng.
Tập luyện các bài tập như đi bộ, bơi lội, hay yoga hằng
ngày hay học cách điều hòa hơi thở.
Khi nào hơi thở hổn hển là dấu hiệu nguy hiểm?
Thở hổn hển rất bình thường trong giai đoạn mang thai


nhưng nếu có kèm các biểu hiện như: đau ngực, hoa mày
chóng mặt, “trống ngực”, ngón tay, ngón chây rịn mồ hôi
thì bạn nên gọi điện cho bác sĩ ngay. Nếu bạn bị hen hay có
tiền sử về bệnh ở tuyến giáp thì bạn cần đến phòng khám
chuyên khoa ngay.
Hơi thở hổn hển có ảnh hưởng tới thai nhi?
Bạn lo rằng thở hổn hển, thở gấp sẽ khiến thai nhi không
nhận đủ ôxy nhưng thực sự thì cơ thể bạn đã được điều
chỉnh để luôn cung cấp tối đa lượng ôxy cho chính cơ thể
bạn cũng như nhu cầu của thai nhi.

×