Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

đặc trưng trong giao tiếp của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 11 trang )

1. Văn hoá giao tiếp của người Việt:
- Con người là tổng hồ các mối quan hệ xã hội, vì vậy, giao tiếp là một trong
những hình thái biểu hiện của văn hoá cá nhân và cộng đồng rõ nét nhất. Qua đó
thể hiện bản chất của con người.
- Ngừơi Việt rất coi trọng việc coi trọng giao tiếp bởi:
+ Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : “Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen”.
+ Sự giao tiếp củng cố tình thân : “áo năng may năng mới, người năng tới năng
thân”.
+ Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá
con người : “Vàng thì thử lửa, thử than
Chng kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
2. Những đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt:
- Về thái độ trong giao tiếp: vừa cởi mở vừa rụt rè
Đặc trưng này bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, sống phụ thuộc lẫn nhau nên
cần coi trọng các mối quan hệ cộng đồng, giữ gìn mối quan hệ tốt với các thành
viên trong cộng đồng.
Coi trọng giao tiếp nên người Việt mới thích giao tiếp. Điều này thể hiện chủ yếu
ở 2 điểm:

+ Về chủ thể, người Việt thích thăm viếng nhau, đây là hành vi biểu hiện tình cảm,
tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt mối quan hệ. Đặc biệt thăm viếng nhau đây không
do nhu cầu công việc ( như ở Phươg Tây) vậy nên việc này càng trở tốt đẹp, có ý
nghĩa.


+ Về đối tượng giao tiếp, người Việt có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù
quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón
một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt
nhất, các đồ ăn ngon nhất.



Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược
lại là rất rụt rè.

Hai thái độ trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt
nam là tính cộng đồng và tính tự trị:
+ Khi ở trong cộng đồng quen thuộc, tính cộng đồng ngự trị, họ sẽ thoải mái theo
những qui tắc có sẵn
+ Khi ở ngồi cộng đồng, tính tự trị phát huy tác dụng, họ khơng xác định được vị
thế của mình, vì vậy trở nên lúng túng.
*UƯ VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÁI ĐỘ TRONG GIAO TIẾP:
- Uư điểm:
+ sự cởi mở trong giao tiếp làm tăng thêm tình cảm giữa người với người, làm
khăng khít thêm các mối quan hệ
+ sự hiếu khách của người Việt sẽ tạo được ấn tượng tốt trong mắt đối tượng giao
tiếp, rút ngắn khoảng cách giữa người với người, đặc biệt là những người mới
quen.
+ Tính rụt rè trong giao tiếp của người Việt thường có trong những buổi gặp mặt
đầu, với những người chưa thực sự quen biết, nó sẽ giúp người giao tiếp khơng trở
nên sỗ sàng, vồ vập và có thêm thời gian để tìm hiểu về đối phương.
+ Đơi khi nét rụt rè, e thẹn lại được nhận xét là 1 trong những nét duyên dáng,
cuốn hút bí ẩn của người Việt, đặc biệt là người con gái Việt Nam.
-Nhược điểm:


+ Sự hiếu khách của đa số người Việt gắn liền với quan niệm “Khách đến nhà
chẳng gà thì gỏi/ Bởi lẽ đói năm, khơng bằng đói bữa” . Đặc biệt điều này càng
tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi. Vô hình
chung tính hiếu khách dẫn đến sự xa xỉ trong, tốn kém và nó cũng đi cùng với tính
sĩ diện. Dù nhà khơng có gì ăn nhưng vẫn cố mua những món ngon nhất để đãi
khách.

+ Trái với sự cởi mở (kết nối con người lại với nhau) thì rụt rè làm cho người giao
tiếp trở nên lúng túng và cũng có thể làm cho đối tượng giao tiếp trở nên ngại
ngùng. Người giao tiếp rụt rè thường sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt đối
tượng giao tiếp. Đây là 1 trong những nguyên nhân đưa con người ra xa nhau hơn
và làm cho quá trình giao tiếp rơi vào ngõ cụt.
 Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy ko hề mâu thuẫn với nhau vì
chúng bộc lộ trong những mơi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của
cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt
Nam.
- Về quan hệ giao tiếp, do ảnh hưởng của văn hoá nơng nghiệp với đặc điểm trọng
tình nên họ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
VD: “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
“Yêu nhau mọi việc chẳng nề/ Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
Mặc dù lấy sự hài hoà âm dương làm trọng nhưng họ vẫn thiên về âm, cuộc sống
có lý nhưng vẫn thiên về tình, coi trọng tình cảm hơn “Một bồ cái lý khơng bằng
một tý cái tình” , ai giúp cũng nhớ ơn, ai bảo ban cũng tôn là thầy -> khái niệm
“thầy” được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng..


-Uư điểm:
+ có tác dụng tích cực, tạo nên sức mạnh của sự cố kết cộng đồng, nếp sống chan
hoà, cởi mở, giàu tính nhân văn của người Việt
+ Người coi trọng tình cảm thường được mọi người yêu quý, tôn trọng
-Nhược điểm:
+ Đôi khi sẽ khiến con người trở nên cả nể, vì tình nghĩa nên khơng muốn làm mất
lịng nhau, nhận thiệt thịi về mình
+Khơng lí trí, khơng cơng tư phân minh trong xử lí cơng việc ngun nhân sâu xa
dẫn đến tình trạng “con ơng cháu cha” trong xã hội
- Về đối tượng giao tiếp: người Việt có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá.
-> Đây là sản phẩm của tính cộng đồng làng xã



+ Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến
người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hồn cảnh.
+ Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng
hơ riêng, nên nếu khơng có đủ thơng tin thì khơng thể lựa chọn từ xưng hơ cho
thích hợp được.
Vd: “Chọn mặt gửi vàng”
“Tùy mặt gửi lời/ Tùy người gửi của.”
+ Ngay cả khi không được lựa chọn (không biết được thông tin của đối phương) thì
người Việt Nam dùng chiến lược thích ứng một cách linh hoạt:
Vd: “Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài”
“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.”
-Uư điểm:
+ Hiểu rõ hoàn cảnh đối phương giúp con người thấu hiểu được tâm tư tình cảm,
san sẻ với nha
+ Quan sát, tìm hiểu kĩ trong giao tiếp giúp con người đưa ra những lối ứng xử tinh
tế, linh hoạt
+Từ tìm hiểu, quan sát, con người có thể đánh giá sơ bộ đối tượng giao tiếp là
người như thế nào (tốt hay xấu…)
-Nhược điểm:
+ Dễ khiến người khác cho là vô duyên, sỗ sàng, tọc mạch (hỏi về chuyện đời tư)
+ Có thể dẫn đến tính bao đồng, thích lo chuyện ngừoi khác


+ Đánh giá đối phương qua giao tiếp, tìm hiểu, quan sát của bản thân mang nhiều
tính chủ quan -> không đánh gia đúng
- Về chủ thể giao tiếp: người Việt rất trọng danh dự .
Danh dự gắn với năng lực giao tiếp, lời hay tạo thành tiếng tăm; lời dở tạo thành
tai tiếng.

Vd: “Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm”
-Ưu điểm:
Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tin đồn tạo nên dư luận như một thứ vũ khí
lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã. Không ai dám
dẫm lên dư luận.
-Nhược điểm:
+ Coi trong danh dự đến mức trở thành bệnh sĩ diện: “Ở đời muôn sự của chung,
hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi” hay “Đem chuông đi đấm nước người,
không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh”. Đặc biệt ở các làng quê Việt Nam, thói sỹ
diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngơi thứ nơi đình ttrung và tục chia phần. Do
danh dự (sỹ diện), các cụ già vẫn có thể to tiếng nhau vì miếng ăn: “Một miếng
giữa làng bằng một sàng xó bếp”
+ Nhiều người lợi dụng cơ chế tin đồn để hạ bệ danh dự người khác “Tiếng lành
đồn gần, tiếng dữ đồn xa”


- Về cách thức giao tiếp: tế nhị, ý tứ và coi trọng sự hoà thuận.
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong
các mối quan hệ.
-Ưu điểm:
+ Tính tế nhị khiến cho người Việt khơng có thói quen trực tiếp đi vào nội dung
chính của câu chuyện -> tạo ra thói quen chào, hỏi cũng để đưa đẩy tạo khơng khí
là truyền thống “miếng trầu là đầu câu chuyện” -> dần phá bỏ bầu khơng khí ngại
ngùng khi giao tiếp, tiếp cận đối phương một cách nhẹ nhàng, lịch sự.
+ Tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng:
Vd: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”


“Biết thì thưa thốt, khơng biết thì dựa cột mà nghe”
“Người khơn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”

+ Sự đắn đo, cân nhắc kỹ đơi khi dẫn đến ngại quyết đốn. Dể tránh quyết đốn,
người Việt rất hay cười. Vơ hình chung nó lại tạo nên nét duyên dáng của người
Việt
+coi trọng hoà thuận -> giữ được trạng thái n bình, hồ thuận giữa mọi người
xung quanh, khơng mất lịng ai
+ Tâm lý ưa hồ thuận -> thằng trong các cuộc chiến nhưng ln chủ động cầu hoà
với giặc, tha cho tàn dư của giặc quay về nước.
-Nhược điểm:
+ Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu
tính quyết đốn
+ Tâm lý ưa hồ thuận khiến người Việt luôn chủ trương nhường nhịn dẫn tới việc
dễ bị thiệt thòi trong đời sống xã hội, đặc biêt là trong một mơi trường cạnh tranh.
Dù người Việt có chăm chỉ, hay tài giỏi nhưng việc chủ trương nhường nhịn
thường khiến cho người khác đánh giá là nhu mì, nhu nhược, khơng có chí tiến thủ.
Và tâm lí ưa hồ thuận này cịn là cơ hội cho những người xấu lấn lướt, lợi dụng,
“được đằng chân lân đằng đầu”

- Hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú: đó là sự phong phú của hệ thống
xưng hô, dùng các quan hệ họ hàng để xưng hơ thể hiện tính cộng đồng, cách nói
lịch sự, phân biệt các lời chào theo sắc thái tình cảm và quan hệ xã hội , khơng theo
trình tự thời gian.
-Ưu điểm
+ có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như
bà con họ hàng trong một gia đình.
+ có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này khơng có những từ xưng hơ
chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ
thể:


 Vd: chú khi ni, mi khi khá

 Cùng là hai người, cách xưng hơ có kkhi thể hiện được hai quan hệ khác
nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi
 Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai,
Ba, Tư…)
+ thể hiện tính tơn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng
khiêm hơ tơn (gọi mình thì khiêm nhường, cịn gọi đối tượng giao tiếp thì tơn kính)
 Vd: Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng
gọi nhau là chị.
 Việc tôn trọng, đề cao nhau -> tục kiêng tên riêng -> tục nhập gia vấn húy
(vào nhà ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải
nói chệch đi). -> tinh tế, khéo léo
+ Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú.
Vd: Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam khơng có một từ
cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường
hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận
quà), Chị chu đáo quá(cảm ơn khi được quan tâm), Anh quá khen (cảm ơn khi
được khen),Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
=> Văn hóa nơng nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người
Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.
(khác với văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời
gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi
tối…)
-Nhược điểm:
+ tính chất cộng đồng hóa cao ( khơng có những từ xưng hơ chung như các nước
nói tiếng Anh dùng “I” để chỉ tơi và “you” để chỉ người còn lại…) làm cho những
người nước ngồi, người mới tiếp xúc với văn hố Việt trở nên bối rối, dễ nhầm lẫn


+ Tục kiêng tên riêng, đặc biệt khi tên con trùng tên của những người bề trên trong


gia đình (có thể là người họ hàng xa, rất xa trong gia phả) -> phải đi đổi tên, đổi
chứng minh thư… mất thời gian
+ xưng hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn đôi khi tạo ra khoảng cách giữa
ngừoi giao tiếp và đối tượng giao tiếp, không thân mật, gần gũi, thoải mái như gọi
tên riêng



×