Soạn giáo án
Hoạt động: Phát triển thẩm mỹ( Âm nhạc).
Chủ đề: Thế giới thực vật.
Đề tài: - Hát và vận động minh hoạ:” Đường em đi”
- Nghe hát: Anh phi công ơi
- Trò chơi: Ô số bí mật
Loại tiết: Rèn kỹ năng vận động.
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc và hát đúng nhạc bài hát” Đường em đi”
- Trẻ biết vận động minh hoạ theo lời bài hát.
- Trẻ được nghe bài hát” Anh phi công ơi”, trẻ lắng nghe và cảm nhận được giai
điệu, lời ca của bài hát.
- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi âm nhạc, vận động tự nhiên theo nhạc, củng
cố các bài hát trong chủ điểm.
- Tích hợp một số hoạt động: LQVT, LQVH
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ hát đúng lời và thuộc bài hát.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhún và biểu diễn theo nhạc.
- Có kỹ năng chơi trò chơi, phát triển tai nghe âm nhạc.
- Thích nghe hát và hưởng ứng bài hát cùng cô.
- Tăng khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết đi đúng luật lệ giao thông: đi bên phải đường.
- Yêu thích âm nhạc, hứng thú với các hoạt động âm nhạc.
- Giáo dục trẻ văn hoá giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, đĩa nhạc.
- Các động tác vận động minh hoạ theo lời bài hát.
- Máy tính, máy chiếu.
III. Cách tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Số
phút
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
5 phút
- Cô tổ chức cho trẻ xúm xít quanh cô và trò
chuyện với trẻ:
- Hôm nay cô tổ chức hội thi bé với “ An
toàn giao thông”, chúng mình có muốn
tham gia cùng cô không?
+ Xin chào mừng tất cả các bé đến với hội
thi” Bé với An toàn giao thông”. Cô xin
trân trọng giới thiệu:
- Ban giám khảo: là các cô giáo đến thăm
lớp mìmh xem lớp mình có ngoan không?
Có học giỏi không? Chúng mình hãy chào
đón các cô bằng 1 tràng pháo tay thật to.
- Người dẫn chương trình là: cô giáo Hương
Trà.
- Và với sự tham gia của 3 đội chơi đến từ 3
tổ của lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A1.
- Cô xin giới thiệu thể lệ của cuộc thi:
+ Phần thi thứ nhất: Dành cho cả 3 đội,
phần thi: “Ai tinh mắt”.
+ Phần thi thứ hai: dành cho các đội thi,
phần thi “ Năng khướu”.
+ Phần thi thứ 3: phần thi” Ô số bí mật”.
- Chúng mình đã sẵn sàng bước vào hội thi
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của
trẻ.
chưa?
- Hội thi” Bé với An toàn giao thông” xin
phép được bắt đầu.
- Cô cho trẻ quan sát lên màn hình vi tính
và thảo luận với trẻ theo nội dung cô đưa
ra.( kết hợp giáo dục trẻ)
- Cô giới thiệu bài hát” Đường em đi”
- Cô tổ chức cho trẻ hát 1 lần
- Hát lần 2: vừa hát vừa về chỗ ngồi.
2. Hoạt động 2: Rèn kỹ năng vận động
minh hoạ theo lời bài hát:
- Bài hát” Đường em đi” còn được vận động
minh hoạ rất hay đấy. Bây giờ chúng mình
hãy chú ý lên cô giáo làm mẫu nhé!
- Cô triển khai trẻ hát và vận động minh hoạ
theo lời bài hát.
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện theo:
+ T
ập thể. + Tổ.
+ Nhóm. + Cá nhân.
Nhận xét phần thi: Phần thắng thuộc về
cả 3 đội.
15
phút
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
của cô giáo.
Phần thi thứ 2 vừa kết thúc, chúng mình có
mệt không? Vậy xin mời chúng mình nghỉ
giải lao để thưởng thức tiết mục văn nghệ
đặc sắc do cô giáo Hương Trà biểu diễn với
bài hát” Anh phi công ơi”
3. Hoạt động 3: Nghe hát” Anh phi công
ơi”
- Cô hát lần 1: Hát theo nhạc.( giới thiệu nội
dung bài hát)
- Cô hát lần 2: tổ chức cho trẻ nghe hát và
cảm nhận giai điệu của bài hát
6 phút
- Trẻ chú ý lắng nghe cô và
thể hiện theo cảm nhận của
mình về giai điệu của bài
hát.
4. Hoạt động 4: Trò chơi” Ô số bí mật”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Kết thúc hội thi” Bé với An toàn giao
thông”, phần thắng thuộc về cả 3 đội. Xin
mời các đội chúng ta cử đại diện lên nhận
phần thưởng của mình.
4 phút
- Trẻ thực hiện chơi.
Soạn giáo án
Hoạt động: Làm quen văn học.
Chủ đề: Thế giới thực vật.
Đề tài: Truyện” Sự tích hoa hồng”
Loại tiết: Kể chuyện cho trẻ nghe( T1).
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, nhớ các loài hoa, các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung của câu chuyện, nhớ được một số lời thoại của nhân vật trong
truyện.
- Củng cố kiến thức một số môn học: MTXQ, Âm nhạc
2. Kỹ năng:
- Phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy, trí tưởng tượng, giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ mạch lạc trong quá trình hoạt động.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ của trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết nhớ ơn sự giúp đỡ của người khác với mình và thể hiện được tình cảm,
việc làm có ích của mình đối với mọi người, trẻ biết cách chăm sóc cây, không hái
hoa, bẻ cành.
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện” Sự tích hoa hồng”
- Một số bài hát trong chủ đề thế giới thực vật.
- Máy tính, máy chiếu.
III. Cách tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Số
phút
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Cô tổ chức cho trẻ hát bài hát” Màu hoa”.
- Cô trò chuyện cùng trẻ theo nội dung bài
hát.
- Khen trẻ, tặng quà cho trẻ, cho trẻ khám phá
món quà.
- Dẫn dắt giới thiệu câu truyện” Sự tích hoa
hồng”
5
phút
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
2. Hoạt động 2: Cô kể truyện cho trẻ nghe:
- Cô kể truyện cho trẻ nghe lần 1: kể truyện
diễn cảm.
> Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
- Cô kể truyện lần 2: kể truyện theo tranh.
6
phút
- Trẻ chú ý lắng nghe và trả
lời câu hỏi.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại theo nội dung
câu truyện:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những loài hoa nào?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Ngày xưa Hoa hồng có toàn màu gì?
- Các bạn hoa hồng ước mình có màu sắc
giống những bạn hoa nào?
- Ai bay qua và nghe được câu chuyện của
các bạn hoa hồng?
- Nàng Tiên đã nghĩ” Mình phải giúp các bạn
Hoa hồng mới được” và Nàng tiên đã bay
đến gặp ai đầu tiên?
- Nàng tiên đã nói với thần Mặt Trời điều gì?
“ Thần Mặt trời cười khà khà vuốt râu gật đầu
đồng ý. Nàng Tiên cám ơn Thần Mặt trời” và
14
phút
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của
trẻ.
Nàng Tiên đã bay đi gặp ai?
- Nàng tiên đã nói gì với Nữ thần mặt trăng?
- Nữ thần mặt trăng có đồng ý không?
- Sáng hôm sau khi nàng tiên trở lại vườn
hồng thì điều kì lạ gì đã xảy ra với các bạn
hoa hồng?
- Bạn Hồng nhung đã băn khoăn hỏi nàng
tiên điều gì?
- Nàng tiên trả lời bạn hồng nhung
như thế nào?
- Nghe nàng tiên nói tất cả các bạn hoa hồng
cùng lên tiếng nh thế nào?
- Nàng tiên đã nói với các bạn ra sao?
- Nếu con là Hoa Hồng thì con sẽ ứng xử như
thế nào?
- Vậy bây giờ Hoa Hồng có những tên gọi
như thế nào?
- Các con có yêu quý các bạn Hoa Hồng
không? Các con thích Hoa Hồng nào?
> GD trẻ: Yêu quý các bạn Hoa Hồng các
con phải làm gì?( Giáo dục trẻ chăm sóc bảo
vệ các loài hoa)
4. Hoạt động 4: Kết thúc:
- Các con đã vừa cùng cô giáo tìm hiểu về
nguồn gốc của loài hoa nào?
- Các con có muốn cùng cô giáo 1 lần nữa
nghe lại truyện” Sự tích Hoa Hồng” không?
- Và bây giờ các con ạ! Cô Trà cũng có rất
nhiều các bạn Hoa Hồng chờ các con đặt tên
bằng cách tô màu cho các bạn ấy ở các góc
đấy!( Mời trẻ về các góc tô màu)
5
phút
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ về các góc tô màu
Hoa Hồng.