Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Điện thế nghĩ điện thế hoạt động doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.86 KB, 5 trang )


Điện thế nghĩ
điện thế hoạt động


Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động
được hình thành như thế nào, cơ chế
truyền xung điện như thế nào ?
1. Điện thế nghỉ (điện tĩnh) do đâu
mà có ?
- Thường trên sợi thần kinh ở trạng
thái nghỉ vẫn có sự phân bố các ion :
ion (+) ở ngoài màng và ion (-) ở
trong màng. Đó là vì ngay khi nghỉ,
hai bên màng đều có các ion (+), bên
ngoài màng tập trung các Na
+

trong màng lại tập trung các K
+
, nồng
độ hầu như tương đương nhau.
Nhưng màng tế bào là một màng thấm
có chọn lọc: nó cho phép K
+
đi ra dịch
ngoại bào dễ dàng do sự chênh lệch
về gradien nồng độ và vì K
+
có kích
thước nhỏ so với Na


+
(nên K+ đi ra
được nhưng Na+ không đi vào được).
Mặc dù vậy, K+ cũng không thể đi ra
một cách "thoải mái", dù là thuận
chiều gradien nồng độ, vì có lực hút
tĩnh điện của các anion prôtêin, SO
4
2-

có kích thước lớn bị giữ lại trong
màng. Kết quả là K+ chỉ đi ra một
lượng nhỏ và cũng không thể đi xa
khỏi màng.
Sự chênh lệch về điện thế giữa trong
và ngoài màng lúc tế bào ở trạng thái
nghĩ được gọi là điện thế nghỉ hay
điện tĩnh, cũng còn gọi là điện màng.
Điện thế nghỉ được hình thành là như
vậy.
2. Điện thế hoạt động (gọi ngắn gọn
là điện động) được hình thành và
truyền đi như thế nào ?
Khi bị kích thích, tính thấm của màng
ở nơi bị kích thích thay đổi, màng
chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng
thái hoạt động, lúc này kênh Na+ mở,
Na+ ồ ạt tràn vào bên trong do chênh
lệch gradien nồng độ, gây mất phân
cực (khử cực) rồi đảo cực (còng gọi là

khử cực quá độ) gây nên gây nên sự
chênh lệch điện thế theo hướng ngược
lại, trong (+) và ngoài (-). Kênh Na+
mở ra trong khoảnh khắc rồi đóng lại.
Ngay khi Na+ chưa đóng thì kênh K+
đã mở ra, K+ lập tức tràn qua màng ra
ngoài, gây hiện tượng tái phân cực.
Quáz trình biến đổi trên chính là quá
trình hình thành điện thế hoạt động,
gọi tắt là điện động hay xung điện.
Chính lúc Na+ vừa tràn vào, bên
trong màng tích điện (+) đã tạo nên
một dòng ion chạy từ điểm bị kích
thích sang vùng tiếp giáp mang điện
tích (-) và kích thích màng ở vùng này
gây nên sự thay đổi tính thấm và làm
cho kênh Na+ mở, lại xuất hiện sự
mất phân cực, đảo cực và khi kênh
K+ mở, K+ tràn ra gây tái phân cực
và cứ thế tiếp diễn làm cho xung được
lan truyền dọc sợi thần kinh.
Nơi xung vừa đi qua bước vào giai
đoạn trơ tuyệt đối, mặc dù bên ngoài
màng đã trở lại điện tích dương và
bên trong màng đã trở về điện tích âm
nên cũng có sự chênh lệch về điện thế
giữa vùng hưng phấn và vùng xung
vừa đi qua, nhưng màng ở đây không
bị kích thích vì đang trong giai đoạn
trơ tuyệt đối.

Kết quả xung thần kinh chỉ truyền
theo một chiều trong hệ thần kinh.

×