Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 6) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.42 KB, 3 trang )

Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 6)
Tác giả: Daniel Goleman

Nếu nắm được phương pháp thích hợp, người ta có thể phát triển được trí tuệ cảm
xúc của mình.
Kỹ năng xã hội
Ba yếu tố đầu tiên làm nên trí tuệ cảm xúc là các kỹ năng về sự tự quản bản thân (self-
management). Hai yếu tố sau hết - tức là sự thấu cảm và kỹ năng xã hội - lại có liên quan
đến khả năng làm chủ các mối quan hệ giữa mình với những người khác. Với vai trò là
một yếu tố cấu thành nên trí tuệ cảm xúc, kỹ năng xã hội không hề là thứ gì đó đơn giản
như thoạt nghe.
Nó không đơn thuần chỉ xoay quanh tính cách thân thiện mặc dầu những người có kỹ
năng xã hội ở các mức độ cao thường hiếm khi nào có thái độ nhỏ nhen, ác ý. Đúng hơn,
kỹ năng xã hội là sự thân thiện có kèm theo nó một mục đích: thúc đẩy những người khác
đi theo hướng bạn muốn, dù đó là thái độ đồng tình về một chiến lược tiếp thị theo đường
hướng mới, hoặc thái độ hưởng ứng đối với việc cho ra đời một sản phẩm mới.
Những người có kỹ năng xã hội thường tạo ra được một phạm vi rộng các mối quan hệ
quen biết, và họ có tài tìm ra được tiếng nói chung với hết mọi loại người khác nhau - nói
cách khác, họ có sở trường trong việc tạo ra tình trạng đồng thuận. Điều này không có
nghĩa rằng họ không ngừng tìm cách xã hội hóa tiếng nói đồng thuận ấy, nhưng có nghĩa
rằng họ luôn hành động dựa theo cái giả thiết cho rằng không ai có thể một mình mà
hoàn tất được những việc quan trọng. Những người này luôn có sẵn cho mình một mạng
lưới các mối quan hệ, để khi cần làm việc gì đó thì họ có thể dùng đến được.
So với các yếu tố khác trong trí tuệ cảm xúc, thì kỹ năng xã hội nằm ở vị trí cao nhất.
Thường dễ làm chủ được cách rất hiệu quả các mối quan hệ khi ta hiểu rõ và kiểm soát
được các thứ cảm xúc nơi chính bản thân và có thể cảm thấu được tâm tư tình cảm của
những người khác. Ngay cả động lực thúc đẩy cũng góp tay vào việc kiến thiết nên kỹ
năng xã hội.
Phải nhớ rằng những người được thúc đẩy do lòng khát khao đạt đến thành tựu thường dễ
có thái độ lạc quan, cả trong những lúc phải đối diện với tình trạng thoái bộ hoặc thất bại.
Khi ta có tinh thần lạc quan, thì "nhiệt lực" của ta sẽ tỏa lan khắp trên các cuộc đối thoại


cùng các cuộc giao tiếp xã hội khác ta thường gặp trong đời sống hằng ngày.
Vì là kết quả phát xuất từ các yếu tố khác trong trí tuệ cảm xúc, nên kỹ năng xã hội là thứ
ta có thể dễ dàng nhận ra, bởi nó cũng mang các nét đặc trưng của các yếu tố trí tuệ cảm
xúc ta đã xem xét qua.
So với các yếu tố khác trong trí tuệ cảm
xúc, thì kỹ năng xã hội nằm ở vị trí cao
nhất.
Chẳng hạn, những người có kỹ năng xã hội thường tỏ ra tinh thông nghệ thuật quản lý đội
ngũ - tức là họ có khả năng thấu cảm trong thế giới công việc. Cũng thế, họ là những
người lão luyện về khả năng thuyết phục người khác - một khả năng cho thấy có sự kết
hợp giữa ý thức về bản thân, khả năng tự chủ và thấu cảm. Với các kỹ năng ấy, những
người có tài thuyết phục thường biết, thí dụ, lúc nào thì nên dùng đến tình cảm và lúc nào
thì nên dùng đến lý trí. Và khi được thể hiện rõ ra ngoài, động lực thúc đẩy sẽ làm cho
những người có kỹ năng xã hội trở thành những người có khả năng hợp tác tuyệt vời;
ngọn lửa đam mê họ dành cho công việc sẽ tỏa lan sang đến những người khác chung
quanh.
Tuy nhiên, có đôi khi, kỹ năng xã hội biểu lộ mình ra dưới những hình thức đặc trưng mà
các yếu tố trí tuệ cảm xúc khác lại không có được. Chẳng hạn, đôi lúc, có thể những
người có kỹ năng xã hội dường như chẳng đang làm một công việc gì cả trong giờ làm
việc ở công ty họ. Có vẻ như họ đang rỗi thì giờ lắm vậy - tán gẫu những chuyện không
đâu ở hành lang với các đồng nghiệp khác, hoặc vui giỡn cười đùa với những người làm
ra vẻ đang làm việc nhưng thực ra đang làm các chuyện linh tinh khác.
Dù vậy, không mang kiểu suy nghĩ cho rằng mình nhất thiết phải giới hạn lại phạm vi các
mối quan hệ, những người có kỹ năng xã hội thường tìm cách mở rộng việc kiến thiết các
mối liên hệ giao tiếp, bởi họ biết rằng có thể sẽ có ngày nào đó, họ cần đến sự giúp đỡ từ
những người họ đang tiếp xúc làm quen trong chính hôm nay.
Thí dụ, hãy xem xét trường hợp một người điều hành bộ phận chiến lược tại một hãng
sản xuất máy tính có quy mô toàn cầu. Vào năm 1993, anh tin chắc rằng trong tương lai,
đường hướng hoạt động của công ty mình sẽ có dính dáng đến lĩnh vực Internet. Suốt
quãng thời gian đến một năm sau đó, anh đã tìm ra được những người có cùng cái nhìn

với anh, và anh đã dùng kỹ năng xã hội mình có mà quy tụ lại và thiết lập nên được một
cộng đồng mạng ảo - bao gồm rất nhiều người thuộc nhiều trình độ, lĩnh vực công tác, và
trong nhiều quốc gia - cùng chia sẻ một quan điểm chung về vấn đề ấy.
Tiếp đến, anh dùng đội ngũ không chính thức này và cho ra đời một trang web liên hiệp.
Không có ngân sách hay được công nhận chính thức, nhưng bằng sáng kiến và nỗ lực
hành động của mình, anh đã đăng ký cho công ty mình tham gia một cuộc hội nghị
thường niên trong ngành công nghiệp Internet. Kêu gọi sự hưởng ứng và thuyết phục
được các bộ phận khác nhau trong công ty đóng góp cho quỹ hoạt động của mình, anh đã
tuyển được hơn 50 người từ hàng tá bộ phận ấy để tham gia hỗ trợ cho việc quảng bá
công ty tại cuộc hội nghị kia.
Và kết quả rất đáng lưu ý: trong vòng một năm sau cuộc hội nghị lần ấy, đội ngũ của
người điều hành này đã thiết đặt được một nền móng vững chắc để cho ra đời bộ phận
đầu tiên chuyên về lĩnh vực Internet trong công ty anh, và anh chính thức được đặt vào
chức vụ điều hành bộ phận mới này. Và để làm được như vậy, không tuân theo những gì
có tính cách thói lệ, người quản lý này đã tìm cách đẩy mạnh và duy trì các mối quan hệ
với người này người kia thuộc mọi bộ phận khác nhau trong tổ chức của mình.
Kỹ năng xã hội có được nhìn nhận như là yếu tố cốt lõi trong nghệ thuật lãnh đạo ở hầu
hết các công ty hay không? Câu trả lời là có, đặc biệt khi đem nó so sánh với các yếu tố
khác trong trí tuệ cảm xúc. Có vẻ như bằng trực giác, ai cũng biết rằng các nhà lãnh đạo
cần phải biết cách làm chủ sao cho có hiệu quả các mối quan hệ của mình; không nhà
lãnh đạo nào là một hòn đảo cô độc.
Nói cho cùng, một nhà lãnh đạo có bổn phận phải biết dùng người này kẻ kia để hoàn tất
các công việc, và để làm được như vậy thì nhà lãnh đạo ấy cần phải có kỹ năng xã hội.
Một nhà lãnh đạo không có khả năng thấu cảm sẽ không thể có được kỹ năng xã hội. Và
động lực thúc đẩy của một nhà lãnh đạo sẽ hóa vô dụng nếu ông ta không đủ khả năng
lan truyền nhiệt huyết của mình đến mọi người khác trong tổ chức. Kỹ năng xã hội giúp
các nhà lãnh đạo thể hiện ra được trí tuệ cảm xúc của mình trong công việc.
Sẽ là dại dột nếu cứ quả quyết rằng chỉ số thông minh và khả năng chuyên môn không hề
đóng lấy một vai trò quan trọng nào trong nghệ thuật lãnh đạo. Tuy thế, cũng phải nói
cho rõ rằng nghệ thuật lãnh đạo hẳn sẽ còn có chỗ khiếm khuyết nếu thiếu mất đi một

thành phần quan trọng khác là trí tuệ cảm xúc.
Từng có lúc người ta cho rằng các yếu tố trí tuệ cảm xúc là thứ phẩm chất mà một nhà
lãnh đạo doanh nghiệp "có được thì tốt." Tuy nhiên, giờ đây, với những gì đã thấy được
qua cuộc khảo sát về năng suất làm việc, chúng ta biết rằng chúng là thứ phẩm chất mà
các nhà lãnh đạo "buộc phải có mới được."
(còn nữa)
- Nghiên cứu của tác giả Daniel Goleman trên Harvard Business Review -
Nguyễn Thế Tuấn Anh dịch
Tuan Vietnam

×