Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 7) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.77 KB, 4 trang )

Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 7)
Tác giả: Daniel Goleman

May thay, trí tuệ cảm xúc là thứ ta có thể nhờ luyện tập mà có được. Tiến trình
luyện tập ấy chắc chắn không dễ dàng chút nào. Nó cần đến thời gian và, trên hết
tất cả, thái độ cam kết đến cùng. Nhưng dù gì, những ích lợi nó mang lại - cho cả cá
nhân lẫn tổ chức - thật đáng để ta phải bỏ công tập luyện.
Năm yếu tố của trí tuệ cảm xúc trong công việc:

Định nghĩa Các nét đặc trưng
Tự ý thức
Khả năng nhận diện và hiểu ra các
thứ tâm trạng, cảm xúc, và động cơ
hành động của bạn, cũng như các
tác động chúng có đối với những
người khác
Tự tin
Tự đánh giá đúng đắn về bản thân
Biết dùng óc hài hước mà tự phê bình
bản thân
Tự chủ
Khả năng kiểm soát hoặc tái định
hướng tính khí và các xung động
tiêu cực, có hại
Giữ được tính cách trọn vẹn nơi bản
thân; đáng tin cậy
Thoải mái trước những gì nhập nhằng,
mơ hồ.
Cởi mở đón nhận sự thay đổi
Động lực
thúc đẩy


Lòng say mê dành cho công việc vì
những lý do vượt trên tiền tài hay
danh vọng
Khả năng theo đuổi mục tiêu với
nhiệt huyết và lòng kiên trì
Động lực mạnh mẽ nhắm đến thành tựu
Lạc quan, cả khi gặp thất bại
Tận tụy với tổ chức
Thấu cảm
Khả năng nắm bắt rõ tâm tư tình
cảm của những người khác
Kỹ năng trong việc đối xử với
những người khác theo các phản
ứng cảm xúc của họ
Tinh thông việc huấn luyện và giữ chân
người tài
Có cảm thức nhạy bén về sự khác biệt
giữa các nền văn hóa
Có khả năng làm việc tốt với khách
hàng cả cũ lẫn mới
Kỹ năng
xã hội
Sự thành thục về khả năng làm chủ
và xây dựng hệ thống các mối quan
hệ
Khả năng tìm được tiếng nói chung
Đi đầu cách có hiệu quả trong các bước
thay đổi
Có khả năng thuyết phục
và tạo ra tình trạng đồng thuận Tinh thông việc xây dựng và dẫn dắt

đội ngũ
Có thể luyện tập để có được Trí tuệ Cảm xúc không?
Từ lâu, người ta đã tranh luận với nhau về việc các phẩm chất lãnh đạo là do bẩm sinh
hay do tập luyện mà có. Và như thế, người ta cũng bàn cãi với nhau về trí tuệ cảm xúc.
Chẳng hạn, liệu một số người sinh ra đã có sẵn nơi mình khả năng thấu cảm ở các mức
độ nhất định nào đó, hay đó là khả năng họ thủ đắc được qua các kinh nghiệm sống? Câu
trả lời là cả hai.
Khoa học đã chứng minh và hùng hồn quả quyết rằng trí tuệ cảm xúc có một phần là do
di truyền. Các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý và phát triển đã cho thấy rằng việc
bồi đắp vun xây cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Trí tuệ cảm xúc có bao
nhiêu phần trăm do di truyền và bao nhiêu phần trăm do được bồi đắp qua kinh nghiệm
sống: đó là điều sẽ không bao giờ có ai biết được; tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu và thực
tế đã rõ ràng cho thấy rằng người ta hoàn toàn có thể tập luyện để có được một trí tuệ
cảm xúc.
Đây là điều chắc chắn: Trí tuệ cảm xúc gia tăng theo độ tuổi. Có hai chữ xưa nay người
ta vẫn quen dùng để nói lên hiện tượng "gia tăng theo độ tuổi": trưởng thành. Tuy vậy, cả
khi đã trưởng thành, một số người vẫn cần phải tiếp tục tập luyện để gia tăng được trí tuệ
cảm xúc của mình. Điều đáng buồn là từ trước đến nay, có nhan nhản các thứ chương
trình huấn luyện nhắm đến việc giúp xây dựng các kỹ năng lãnh đạo - kể cả trí tuệ cảm
xúc - đã làm lãng phí của người ta thì giờ và tiền của. Vấn đề rất đơn giản như sau: Họ
tập trung sai vào phần não bộ cần phát triển.

Nếu cái đích bạn nhắm đến là trở thành một nhà lãnh đạo đích
thực, hãy ghi nhớ "Không có điều gì vĩ đại con người từng đạt
đến được mà không có nhiệt tâm."
Trí tuệ cảm xúc phần lớn được sinh ra nhờ chất dẫn truyền thần kinh của hệ thống não rìa
(limbic system) là hệ thống có chức năng chi phối các cảm giác, các xung động và thúc
đẩy. Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng hệ thống não rìa có thể vận hành cách tối
ưu nhất nhờ động lực thúc đẩy, việc thực hành mở rộng và sự phản hồi.
Hãy thử so sánh cách vận hành này với kiểu vận hành nơi vùng tân vỏ não (neocortex) là

vùng điều khiển các khả năng phân tích và kỹ thuật. Vùng tân vỏ não thâu lấy những gì
thuộc về ý niệm và lý luận. Đó là phần não giúp cho ta có thể nhờ việc đọc một cuốn sách
hướng dẫn mà hiểu ra cách dùng một chiếc máy vi tính hoặc biết cách thực hiện một cuộc
gọi kinh doanh. Không có gì đáng ngạc nhiên - nhưng lại là điều sai lầm - việc hầu hết
các chương trình huấn luyện giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc lại tập trung cả vào vùng não
này.
Trên thực tế, cuộc nghiên cứu của tôi - được tiến hành cùng với Nhóm Chuyên trách
Nghiên cứu về Trí tuệ Xúc cảm Trong các Tổ chức - đã cho thấy rằng các chương trình
huấn luyện theo kiểu tập trung tiếp cận vùng tân võ não như thế không những không giúp
nâng cao được trí tuệ cảm xúc, mà còn tạo ra một tác động tiêu cực lên trên năng suất làm
việc của nhiều người.
Để nâng cao được trí tuệ cảm xúc, các tổ chức cần thiết phải tái điều chỉnh đường hướng
huấn luyện mà bổ sung thêm vào chương trình của mình cách thức tiếp cận hệ thống não
rìa. Họ phải giúp những người khác phá bỏ những thói quen cư xử cũ kỹ và tập nên các
thói quen cư xử mới mẻ. So với các chương trình huấn luyện theo đường hướng cũ, cách
thức huấn luyện mới này không những đòi hỏi phải có thêm nhiều thời gian hơn, mà còn
đòi hỏi phải có một phương pháp nhắm đến từng cá nhân nữa.
Thử hình dung một người điều hành bị các đồng nghiệp mình coi là thiếu độ thấu cảm.
Một phần thiếu hụt ấy biểu hiện nơi việc cô không có khả năng lắng nghe; cô thường ngắt
lời người khác và không mấy tập trung theo dõi những gì người khác đang nói. Để khắc
phục phần thiếu sót này, người điều hành ấy cần phải có được động lực để thay đổi và,
tiếp nữa, cô cần thực hành và tập nhận phản hồi từ những người khác trong công ty. Cô
có thể nhờ một đồng nghiệp hay một người làm công tác huấn luyện kèm cặp lên tiếng
nhắc nhở vào mỗi khi cô tỏ ra thiếu tập trung trong việc lắng nghe người khác như thế.
Tiếp đó, cô cần nhìn lại thái độ cư xử ấy của mình và tìm ra cách cải thiện nó để có thể
biết cách lắng nghe người khác cho tốt hơn trong những lần sau. Và cô cần được hướng
dẫn để quan sát một số người làm công tác điều hành có khả năng lắng nghe tốt nhằm học
hỏi và bắt chước cách ứng xử của họ.
Và thái độ kiên trì và nỗ lực thực hành, một tiến trình như thế có thể đưa đến những kết
quả tốt đẹp về lâu dài. Tôi biết một nhà điều hành làm việc ở Phố Wall đã tìm đủ mọi

cách để cải thiện khả năng thấu cảm của mình - đặc biệt là khả năng đọc được thái độ
phản ứng của những người khác và hiểu ra những gì họ đang suy nghĩ.
Vào thời gian trước lúc ông bắt đầu tập luyện khả năng này, những thuộc cấp của ông
luôn cảm thấy khiếp hãi khi làm việc với ông. Thậm chí nhiều người thường tìm cách
lảng tránh ông, không dám nói những cảm nghĩ thật của họ về ông. Và cuối cùng, tự ông
cũng cảm nhận được thực tế ấy và lấy làm buồn khổ.
Rồi nhờ đến sự giúp đỡ của một người làm công tác huấn luyện cá nhân, ông bắt đầu áp
dụng các biện pháp giúp cải thiện khả năng thấu cảm qua việc thực hành và nhận phản
hồi từ những người khác. Ông phải thực hiện bước đầu tiên là làm một chuyến đi nghỉ ở
nước ngoài, đến một đất nước ông không thể dùng được thứ tiếng ông nói để làm cho
người khác hiểu ông.
Và trong thời gian ở đó, ông đã để ý quan sát các phản ứng của mình trước những người
xa lạ, cũng như khả năng cởi mở của ông trước những người khác biệt với ông. Lúc trở
về nhà, trở nên khiêm nhường hơn sau một tuần đi nghỉ như thế ở nước ngoài, nhà điều
hành này đề nghị người huấn luyện ông lưu ý theo dõi để nhận xét xem cách ông cư xử
với mọi người trong công ty có khác đi so với trước hay không.
Cùng lúc, ông cũng có ý thức tận dụng các cuộc giao tiếp về công việc, coi đó như cơ hội
để thực hành việc "lắng nghe" những ý tưởng khác biệt với quan điểm của ông. Sau nữa,
ông cũng cho ghi hình từng cuộc họp của mình, và đề nghị những người làm việc với và
cho ông đưa ra nhận xét về khả năng ông nhận biết và nắm bắt tâm tâm tư cảm nghĩ của
những người khác.
Phải mất hàng mấy tháng trời, nhưng cuối cùng rồi trí tuệ cảm xúc của nhà điều hành này
cũng đã được nâng cao hơn trước, và bước cải thiện ấy đã được thể hiện rõ nơi năng suất
làm việc hiệu quả hơn của ông.
Cần thiết phải nhấn mạnh rằng việc xây dựng trí tuệ cảm xúc không thể - và sẽ không -
trở thành hiện thực được nếu như người ta không có đủ lòng chân thành khát khao, cũng
như không biết bỏ ra công sức để liên tục thực hành. Việc tham dự một buổi hội thảo
ngắn ngủi hướng dẫn cách thức nâng cao trí tuệ cảm xúc, sẽ chẳng đem lại được ích lợi
gì; và người ta cũng không thể đọc xong một cuốn cẩm nang chỉ dẫn nào đó mà lập tức
có được trí tuệ cảm xúc.

Ralph Waldo Emerson từng viết rằng: "Không có điều gì vĩ đại con người từng đạt đến
được mà không có nhiệt tâm." Nếu cái đích bạn nhắm đến là trở thành một nhà lãnh đạo
đích thực, thì câu danh ngôn vừa rồi có thể đóng vai trò như chiếc cột chỉ đường trong
bước đường bạn nỗ lực để phát triển và có được một trí tuệ xúc cảm ở mức độ cao.
- Nghiên cứu của tác giả Daniel Goleman trên Harvard Business Review -
Nguyễn Thế Tuấn Anh dịch
Tuan Vietnam

×