Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victo Hugo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.32 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
🙐🙐🙐

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC

ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARI CỦA VICTOR HUGO

NĂM -2020

Lời cam đoan:Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các số liệu và dữ liệu được trích dẫn trong luận án
là trung thực, được chú thích nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả, số
liệu này chưa được công bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào
khác.



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền văn học Pháp ở thế kỉ XIX chịu nhiều sự ảnh hưởng của
các phong trào “ chủ nghĩa mới” xuất hiện và nhanh chống tan rã thì Victor Hugo một cây đại thụ “ cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết”, một nhà văn lớn của nước
Pháp đã khẳng định được tài năng và ảnh hưởng trường tồn của nền văn học chủ
nghĩa lãng mạn ở nước Pháp. Victor Hugo đã trở thành “hiện thân của chủ nghĩa lãng
mạn” là “tiếng vọng âm vang của thời đại”. Ông là người đã có cơng phản ánh trung
thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử đất nước và được coi như “ nhà tiên
tri của hịa bình trên tồn thế giới”. Các tác phẩm của ơng tràn ngập tư tưởng nhân


đạo thể hiện lòng yêu thương, tin tưởng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con
người. Trong đó,ở lĩnh vực văn xi- đặc biệt là cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà
Paris” đã mang vinh quang tới cho tác giả còn hơn tất cả các tập thơ đã có của ơng.
Bằng trí tưởng tượng trác việt, bản tính hóm hỉnh và thơng minh, Victo Huygơ đã dẫn
người đọc đi ngược dòng lịch sử, đến với một trong những nơi linh thiêng nhất: Nhà
thờ Đức Bà Paris- nơi linh thiêng chứng kiến biết bao cuộc đời, số phận của những
con người trong xã hội phong kiến cùng với đó là sự tươi mát, ngây thơ và tình u
con người. Cùng với ngơi nhà thờ thâm nghiêm, huyền bí, những thói tục kỳ quặc,
luật lệ man rợ là đủ các hạng người của một xã hội phong kiến thu nhỏ. Trong đó nổi
lên nhân vật Quasimodo - thằng gù xấu xí, mồ cơi ,hoang dại, trơ lì đến mức tưởng
như hắn đã khơng cịn biết như thế nào là sự rung động . Cho đến khi hắn bắt gặp
nàng Esmeralda, điều đó đã khiến trái tim hắn rung động, khiến cho hắn biết như thế
nào là buồn đau, tình yêu và lòng thù hận giống như một con người và chính tình u
ấy đã khiến cho Quasimodo kết thúc chuỗi cuộc đời trong nhà thờ Đức Bà. Nhân vật
Quasimodo đại diện cho con người thời trung cổ,là biểu tượng về sự hi sinh cao
thượng của quần chúng trong một cuộc cách mạng chống tôn giáo vĩ đại trong lịch sử
nước Pháp. Thơng qua đó, tơi hi vọng sẽ làm nổi bật được quan niệm nghệ thuật về
thế giới và con người cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn Victor Hugo trong
thời kì của chủ nghĩa lãng mạn. Đây cũng chính là lí do tơi đi đến quyết định chọn đề
tài “Nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo”
cho bài tiểu luận này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Victor Hugo được xem như là một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân trời
thế kỉ. Tài năng của ông được thể hiện trên nhiều phương diện : nhạc kịch- tiểu
thuyết- văn – thơ. Không những thế, trên lĩnh vực tư tưởng và nghệ thuật ông cũng đã
thể hiện được cá tính sáng tạo trong từng cuốn tiểu thuyết và vượt bật hơn cả nhà văn
Đickinx một là nhà văn hiện thực lớn của nước Anh thế kỉ XIX, ông đã giữ cho mình
một khoảng cách với những cái cũ kĩ của thị hiếu, các lối mòn sáo rỗng trong thị hiếu
của độc giả. Những nét ấy khơng những có cội rễ ở thế kỉ XIX tại phương Tây, mà
4



còn phổ biến ở các nước khác kể cả các nước phương Đông ngày nay. Bởi thế, vượt
qua trên cả thơ ca, tiểu thuyết của Hugo đặc biệt là Cuốn tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà
Paris” với những giá trị được khắc sâu trong từng ngòi bút của nhà văn, tín ngưỡng,
tơn giáo, tư tưởng nghệ thuật của xã hội đầy rối ren của nền văn minh thế kỉ XV,được
nhiều bạn đọc biết đến và yêu thích cũng như trở thành đối tượng của nhiều nhà phê
bình nghiên cứu. Victo Hugo khơng chỉ được nghiên cứu trong Giáo trình văn học
phương Tây (1997) (phần Victo Hugo, do Đặng Anh Đào viết), Victo Hugo ở Việt
Nam (cơng trình tập thể do Viện văn học chủ trì - 1985),Victor Hugo- đại dương và
ngọn hải đăng(2008)trong tạp chí sơng Hương số 157(tháng 3), hay nhà nghiên cứu
Georges Piroué nhận xét: “V.Hugo không bằng lòng với việc sử dụng tiểu thuyết để soi
sáng một thời điểm lịch sử mà còn để vượt lên bên trên nó... nối kết với lãnh vực
truyền thuyết của kinh nghiệm nhân sinh (...) tạo nên một huyền thoại siêu hình và
đạo đức, tính chất của một niềm tin(...) Tiểu thuyết của ông mở ra một cuộc du hành
vào cái vơ tận lớn, với kích thước khổng lồ của kính viễn vọng”. Đặc biệt, trong số các
cơng trình đã viết về tác giả này phải kể đến cuốn chuyên luận Tiểu thuyết Hugo của
tác giả Đặng Thị Hạnh (1987, 2002), một chuyên luận mang tầm vóc khái quát lớn về
nhiều mặt và thực sự bổ ích cho những ai đang đặt chân vào con đường nghiên cứu tác
giả này ở Việt Nam. Trong chuyên luận này, Đặng Thị Hạnh đã cho ta thấy được sức
ảnh hưởng mạnh mẽ của V. Hugo đối với con người Việt Nam mọi thời đại, đặc biệt là
tình cảm của giới văn nghệ sĩ đối với Hugo. Hay trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Văn Hạnh Victo Hugo ở Việt Nam (1998)... Ở nước ta “Nhà thờ Đức Bà Pari” là một
trong những tác phẩm được u thích. Song để nghiên cứu về hình tượng nhân vật
Quasimodo thì đây là một đề tài cịn tương đối khá mới mẻ. Như vậy từ trước tới nay
đã có rất nhiều các cơng trình khác nhau nghiên cứu tìm hiểu về tác phẩm Nhà thờ
Đức bà Paris. Thế nhưng các cơng trình nghiên cứu về nhân vật Quasimodo thì vẫn
cịn khá mới mẻ. Vì vậy, tơi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu tên là:“Nhân vật
Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victo Hugo”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật Quasimodo trong cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari của
Victor Hugo để làm trung tâm của vấn đề phân tích.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
“Tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari”của Victor Hugo trong thời chủ nghĩa
lãng lãng mạn ở Pháp vào thế kỉ XIX.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp này đưa ra các đối tượng nghiên cứu vào trong một chỉnh thể để
tìm hiểu, nghiên cứu và từ đó rút ra kết luận về giá trị của tác phẩm và những đóng
góp của nhà văn vào tiến trình văn học.
4.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu
5


Tiến hành đối chiếu, so sánh với các tác phẩm khác của nhà văn đồng thời cũng
so sánh với các sáng tác của các nhà khác cùng thời để làm nổi bật lên cuốn tiểu
thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari của Victor Hugo trong nền văn Pháp ở thế kỉ XIX.
4.3. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Xem xét khuynh hướng lãng mạn trong cấu trúc tác phẩm, giúp tôi có thể chỉ ra
được cách thức tạo lập cũng như vai trò của chủ nghĩa langc mạn đối với tác phẩm
“Nhà thờ Đức Bà Pari” của Hugo.
5. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung tiểu gồm 2
chương:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari của
Victor Hugo.

6



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn
1.1.1. Chủ nghĩa lãng mạn
Theo cuốn Lí luận văn học Tập 3 do Phương Lựu (chủ biên) “chủ nghĩa lãng
mạn là trào lưu văn học vừa là phương thức sáng tác, mang nội dung xã hội, lịch sửcụ thể, hình thành một cách tiêu biểu ở Tây Âu vào sau Đại cách mạng tư sản Pháp
năm 1789”[1,tr.135]. Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, những nét tiêu biểu nhất trong
mơ hình thế giới của các nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn là:“một cá nhân
cô đơn xung đột với môi trường xung quanh, một khát vọng tự do cá nhân vơ hạn tách
biệt hồn tồn với xã hội, dẫn tới sự thích thú với những tình cảm mạnh mẽ, những
tương phản gay gắt, những vận động bí ẩn, tối tăm của tâm hồn”[2, tr.74]. Chủ nghĩa
lãng mạn địi hỏi tính lịch sử và tính dân tộc của nghệ thuật với ý nghĩa chủ yếu là tái
hiện lại màu sắc địa phương và thời đại.Tùy theo thái độ phản ứng lại đối với thực tại
đời sống và cách tìm lối thốt của các nghệ sĩ, người ta chia chủ nghĩa lãng mạn thành
các khuynh hướng khác nhau(tiêu cực và tích cực).
Thứ nhất, khuynh hướng tiêu cực là thái độ bi quan thực tại, sự chán chường và
hoài niệm quá khứ. Nhà văn tiêu biểu như: Satobriang, Lamactin, A.Vinhi.
Thứ hai, khuynh hướng tích cực tràn trề niềm tin vào thực tại và tương lai,lạc
quan về nhân dân và khả năng sáng tạo đời sống. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là
V.Hugo, A. Muytxê, G. Xăng. Họ nuôi dưỡng cho người đọc hồi vọng với lí tưởng tự
do, bình đẳng, bác ái, một thế giới tốt đẹp mà mọi người đều sống trong tình thương
yêu. Chủ nghĩa lãng mạn đã có cơng sáng tạo ra các thể loại văn học mới như: tiểu
thuyết lịch sử, kịch lịch sử, truyện viễn tưởng, trường ca trữ tình - sử thi, đặc biệt là đã
đưa thơ trữ tình phát triển đến độ rực rỡ chưa từng thấy. Đồng thời, nó cũng đã có
những cải cách đáng kể trên lĩnh vực sân khấu.
1.1.2. Nhân vật văn học
Theo Giáo trình Tác phẩm văn học và thể loại văn học thì “nhân vật văn học
là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học- cái
đã được nhà văn nhận thức , tái tạo, thể hiện bằng phương tiện riêng của nghệ thuật

ngơn từ”. Nhân vật văn học có thể có tên hoặc có thể là một đại từ xưng hơ nào đó, là
phương tiện khái qt tính cách số phận con người (tính cách nhân vật là một hiện
tượng xã hội-lịch sử trong hiện thực khách quan) qua đó nhân vật dẫn dắt ta đến với
đời sống xã hội.
1.1.3. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn
Nhân vật lãng mạn thường là các biểu tượng, thường mang tính chất ngun
phiến. Trong Tơi học viết như thế nào? M.Gorki nói: “Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực
tìm cách làm cho con người thỏa hiệp với thực tại bằng cách tô vẽ thực tại, hay là
7


trốn tránh thực tại để đi sâu vào thế giới nội tâm với những tư tưởng về những bí ẩn
thiên định của cuộc đời, về ái tình và cái chết”[1,tr.138]. Nhân vật trữ tình của
Lamactin ca ngợi cái chết, mà nếu sống thì với một tâm trạng cơ đơn.
…Khi lá rừng xa rời về đồng cỏ
Để gió chiều hơm cuốn vội thung sâu
Và thân tơi như tấm lá úa vàng
Gió hỡi gió, cuốn ta đi cùng là.
(Trầm tư đầu tiên: “Hiu quạnh”)
Điều này phản ánh nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực ở Pháp, sự
chống lại Đại cách mạng tư sản Pháp.
Cũng trong bài Tôi học viết như thế nào? M.Gorki cho rằng: “Chủ nghĩa lãng
mạn tích cực tăng cường ý chí của con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất
phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức”. Từ đó ta có thể nói rằng nhân
vật tích cực của chủ nghĩa lãng mạn là những con người phản kháng với thời đại, đấu
tranh cho tư tưởng hướng đến một tương lai tốt đẹp mặc dù nó vẫn cịn rất mơ hồ.
Giăng Vangiăng trong Những con người khốn khổ của Victor Hugo chỉ vì đánh cắp
mẩu bánh mì mà bị mười tám năm tù khổ sai. Ơng ln cố gắng để được ra tù và cuối
cùng ông trở thành một con người cao cả . Trong xưởng may, ông rất quan tâm đến
đời sống của cô thợ Phăngtin xấu số. Ngồi xã hội thì ơng tìm cách chuộc tội cho

người bị oan. Cách mạng bùng lên thì ơng chiến đấu bên cạnh người chiến sĩ của
mình, thả tự do cho kẻ thud của mình. Cả cuộc đời của ơng chính là đem lại niềm
hạnh sự cao cả của con người đối với con người- hình mẫu của kiểu nhân vật lãng
mạn tích cực. Đặc trưng của nhân vật lãng mạn trong tiểu thuyết Victor Hugo là họ
đều là những con người cô độc, họ cũng là nạn nhân của xã hội chỉ sản sinh ra những
nạn nhân ấy. Họ là những người làm nhiệm vụ của đạo đức,là người phát ngôn cho lý
tưởng “sống là yêu thương” mà Victo Hugo suốt đời theo đuổi.
1.2. Tác giả Victor Hugo
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Trong hơn 60 năm cầm bút sáng tác, ông đã viết nên 45 tác phẩm trong đó có
những vuốn được cả thế giới ngưỡng mộ như là cuốn "Nhà Thờ Đức Bà" (Notre
Dame de Paris, 1831) và cuốn "Các Kẻ Khốn Cùng" (Les Misérables, 1862), với hai
nhân vật trong truyện là anh gù Quasidomo trong cuốn tiểu thuyết trước và Jean
Valjean trong cuốn sau và các tác phẩm khác cũng được kể đến:Thơ: Những bài thơ
phương Đông(1829), Lá mùa Đông(1831),Những tiếng bên trong(1837)…Kịch:
Ruybơla,cromwell(1830),Hecnani(1833),…Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà
Pari(1828),Những người khốn khổ(1862),Những người lao động của biển cả(1866)…
8


Khả năng sáng tạo của Victor Hugo rất lớn lao, mỗi ngày ơng có thể làm 100
câu thơ hay viết 20 trang tiểu thuyết và qua các tác phẩm của ông, đã phản ánh các
phong trào chính trị và văn chương của thời đại và do các tác phẩm đồ sộ, thế kỷ 19
với nền văn chương đặc sắc của nước Pháp đã được gọi là "Thế Kỷ của Victor Hugo".
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Victor Hugo
Victor Mari Hugo (1802-1885), khi “thế kỉ này đã lên hai” ở Bơzăngxông,
thành phố thuộc Tây ban Nha thời cổ. Người mẹ của Victo Hugo có tư tưởng bảo
hồng song khơng phải do một ý thức hệ sâu xa gì trong cội rễ cũng như ảnh hưởng.
Bố của Hugo là một vị tướng của Napoleong và tước vị cũng là do Đế chế I ban phát
chứ không phải do nguồn gốc quý tộc nhà nòi. Hugo còn xem sứ mệnh của nhà thơ là

cầm bó đuốc sáng dẫn đường cho nhân loại từ cõi tối tăm đến ngày mai sáng lạn. Thơ,
văn, bút ký, diễn văn của ông đầy chất tiên tri. Và ngày nay, những lời tiên tri của ông
đã được chứng nghiệm sự đúng đắn và sự chính xác kỳ lạ (Pierre-Marc de Biasi).
Ngay từ thế kỷ XIX, văn hào vĩ đại Nga Lép Tônxtôi đã nhận xét: Hugo là một nhà
tiểu thuyết đứng trên thế kỷ của mình như mẫu mực của ý thức nghệ thuật và ý thức
đạo đức hết sức cao cả (Tơnxtơix tồn tập, bản tiếng Anh, tập XXIII, trang 299-300,
1904), là nhân vật dẫn đầu phong trào nền văn chương Pháp. Tài năng của ông được
khẳng định khi ông hai mươi tuổi đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá mà biết bao
tài năng trẻ hồi ấy khao khát.Tuy chưa nổi tiếng được như: Vinhin, Lamactin, nhưng
trong nhóm Nàng thơ Pháp, gồm nhiều nhà văn nghệ sĩ “vào trong phong nhã ra
ngoài hào hoa”- Hugo nổi lên như một nhân vật ấp ủ nhiều ý niệm mới mẻ về thi ca.
Các ông vua triều đại Trung hưng cũng chú ý tới nhà thơ trẻ này.
Các tác phẩm của ông rất đa dạng: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính
trị…Tiêu biểu cho các tác phẩm của ơng là hai tác phẩm mang đậm tính nhân văn
Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức Bà Pari.
1.3. Tác phẩm Nhà thờ Đức Bà ở Pari
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về
ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris (Pháp) vào năm 1828. Ông đã nhiều lần đến nhà
thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một
cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngơi
nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Mặt
khác,được biết trong lần ơng tận mắt nhìn thấy một cơ gái vì phạm tội ăn cắp mà bị
treo cổ cùng với đó là tiếng thét thảm thiết của cơ khi bị chiếc dùi sắt nung đỏ xiên
vào người, đã thúc ép nhà văn phải viết gì đó để bãi bỏ hình phạt dã man ấy và tác
phẩm ra đời. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách
mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ
9



chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao
và hoang dại. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11 quyển.
1.3.2. Tóm tắt tác phẩm
Nhà thờ Đức Bà Pari là câu chuyện xoay quanh nhân vật có số phận đầy bi
thảm- nhân vật thằng Gù- Quasimodo, người kéo chuông trong nhà thờ Đức Bà ở Pari.
Mang một vẻ ngoài “gớm ghiếc”- Quasimodo đem lòng yêu co gái xinh đẹp người
Digan-Esmeralda, học là những con người thấp bé trong xã hội và có số phận đầy
nghiệt ngã. Tác phẩm gồm 11 quyển.
Quyển 1-3: Trong bối cảnh, ngày lễ hội của những người điên diễn ra ở Paris.
Người ta đã chọn ra một vị giáo hồng mới với diên mạo vơ cùng xấu xí. Cơ gái
Bohémiens xinh đẹp Esméralda thì làm nghề múa rong ngoài phố trên quảng trường
trước nhà thờ Đức Bà. Giám mục nhà thờ là Claude Frollo vốn được xem là một
người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng bản thân ông lại là một người rất cô đơn, xanh xao,
u uất vì nếp sống tu hành và ơng đã bắt đầu say mê cơ gái múa rong. Ơng đã cố gắng
để thốt khỏi, nhưng cuối cùng bị tình u lơi kéo vĩnh viễn. Lễ hội tan, màn đêm
buông xuống. Quasimodo, kẻ dị hình, dị dạng, vừa mù, vừa thọt theo lệnh của phó
Giám mục Claude Frollo mưu toan bắt cóc Esmeralda nhưng không thành khi đại úy
Phoebus đã kịp giải cứu cô gái và bắt Quasimodo đi. Thi sĩ Gringoire lang thang lạc
vào vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esméralda nhận làm chồng( trên
danh nghĩa) theo luật lệ cái bang nên thốt chết. Bởi lẽ, cơ đã phải lịng đại úy
Phoebus, người đã cứu cơ.
Quyển 4-6: Vốn nhân từ, Esméralda đã đem nước cho Quasimodo uống trong
lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm, chính điều đó đã
khiến cho tâm hồn hoang dã của Quasimodo rung động và hắn khóc. Quasimodo bắt
đầu u, một tình u bất diệt không cần đền đáp.
Quyển 7: Esméralda yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus là một gã
sở khanh, ăn chơi đàng điếm, đã có hơn thê là một tiểu thư quý tộc. Esméralda đã
nhận lời hẹn hò của y tại một căn nhà trọ ở vùng ngoại ơ. Phó Giám mục yêu
Esméralda điên dại nên đã theo dõi rình mị đơi tình nhân và cuối cùng y đã khơng
kìm chế được nỗi ghen tuông nên hắn đã đâm Phoebus rồi bỏ trốn. Esméralda bị kết

án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.
Quyển 8-10: Esméralda bị kết án treo cổ, Quasimodo đã đến pháp trường cứu
Esméralda, mang cô về nơi trú của mình trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày
xong vào nhà thờ cứu Esméralda. Quasimodo tưởng họ đến giết Esméralda nên tấn
công và đẩy lùi những người ăn mày.

10


Quyển 11: Phó Giám mục Claude Frollo tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và
nhân tính. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến để lừa cơ ra ngồi, một mặt hắn lại báo cho
bọn cảnh binh biết để truy bắt. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận
mình, bằng không ông sẽ giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi cô ráo riết.
Esméralda không ưng thuận nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu điên dại ln thù
ghét những mụ phù thủy vì họ đã bắt con gái của mình. Vậy nên, Frollo nghĩ rằng
Esméralda sẽ bị bà hành hạ cho đến chết. Nhưng sau đó, hai mẹ con đã nhận ra nhau
nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esméralda luôn mang bên người là do mẹ
làm cho). Cuối cùng, cảnh binh đã tìm được nơi ẩn nấp của hai mẹ con và bắt đi nàng
Esméralda dù mẹ cô đã cố bảo vệ nhưng khơng thành và cịn bị thương. Esméralda bị
đem đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện đã xô Frollo
ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau đó, Quasimodo đã ơm xác Esméralda
và chết trong hầm mộ.

CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT QUASIMODO TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ
THỜ ĐỨC BÀ PARI CỦA VICTOR HUGO
2.1. Nhân vật Quasimodo
2.1.1. Quasimodo trong hình hài bị chối bỏ
Quasimodo là một người kéo chuông tại nhà Nhà thờ Đức Bà ở Pari, cả cuộc
đời của hắn đều gắn liền với mái gác chuông của nhà thờ. Cuộc đời của hắn gắn liền
với sự chối bỏ của mọi người, đau đớn hơn là sự chối bỏ của người thân- kẻ đã sinh ra

hắn cũng chán ghét hắn. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, hắn đã bị mẹ của
mình bỏ rơi ngay trước cửa của nhà thờ Đức bà. Có lẽ, chính hình dạng khác biệt về
vẻ ngồi đã khiến đứa bé( Quasimodo) bị bỏ rơi. Thậm chí có người đã thốt lên rằng:
“Đứa trẻ bị bỏ rơi này là một con quỷ ghê tởm” với cái đầu khá dị dạng, đám tóc
hung, một con mắt. “Đứa bé có một mụn cóc phía dưới trán, đầu rụt dưới vai, xương
sống cong vẹo, xương óc nhơ ra, chân kho. Mắt ướt nhoèn nước mắt”. May thay, đã
có người nhận nuôi đứa bé và cái tên “Quasimodo” do Frollo- một nhà quý tộc bậc
thấp nhận nuôi và đặt tên, kể từ đó Quasimodo lớn lên với sự dạy dỗ của Frollo và
sống trong gác mái chuông của nhà thờ, công việc của gã là kéo chuông và cho đến
năm hắn mười bốn tuổi, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra. Hắn bị điếc bởi vid luôn
phải kéo chuông, kể từ đó tâm hồn gã rơi vào đêm đen thăm thẳm. Điếc làm cho gã
câm. Chính điều đó đã khiến cho gã trở nên độc ác, hoang dã. Hoang dã vì xấu quá.
Sức khỏe phát triển lạ lùng cũng là nguyên nhân nữa của tính độc ác của gã.Lớn lên,
gã toàn chỉ thấy sự hằn học, xa lánh của mọi người xung quanh. Rồi gã quay lưng lại
mọi người dù khơng phải khơng nuối tiếc. Duy nhất chỉ có một người là Quasimodo
không quay lưng lại mà ngược lại gã cịn biết ơn đo chính là Claude Frollo đã nhận gã
11


làm con nuôi, đã nuôi nấng, dạy dỗ, che chở cho gã, đã làm cho gã thành người kéo
chuông. Thế nhưng gã khơng biết rằng vị phó giám mục chỉ coi Quasimodo là kẻ nô lệ
phục tùng. Quasimodo luôn yêu thầm Esméralda bởi chính cơ gái đã khiến cho trái
tim hoang dã của hắn rung động. Vậy nên khi nghe tin cô bị treo cổ hắn đã phá pháp
trường mà cứu cơ về nhà thờ Đức Bà. Thế nhưng, chính ngoại hình của hắn đã khiến
cho người con gái xinh đẹp Esmeralda phải kiêng dè và sợ hãi mặc dù Quasimodo đã
tận tình cưu mang cơ. Khn mặt của hắn khiến cho Esmeralda hoảng sợ, “cô cố gắng
vượt lên cái ghê tởm của mình”. Nhìn thấy điều đó, gã đau đớn và thống hận “Nỗi bất
hạnh của tôi là tôi q giống con người. Tơi chỉ muốn mình hồn tồn là một con vật,
như con dê này”. Victor Hugo đã “khoác” lên cho nhân vật Quasimodo một lớp áo với
vẻ ngồi xấu xí nhằm nổi bật lên con người mong muốn được yêu thương, sự khát

khao tình yêu của mọi người của Quasimodo. Thế nhưng, chính sự hà khắc, dè bỉu của
mọi người đã khiến cho trái tim của hắn trở nên đông lạnh.
2.1.2. Quasimodo- công cụ nô dịch của tôn giáo
Chịu sự ơn huệ của người cha nuôi Claude Frollo, Quasimodo sẵn sàng thực
hiện mọi ước muốn và nguyện vọng của Đấng sinh thành mà không một lời trách móc
và ốn than. Phó giám mục chỉ có Quasimodo là kẻ nô lệ phục tùng duy nhất. Từ khi
Quasimodo bị điếc đã hình thành giữa ơng và gã một thứ ngơn ngữ bằng dấu hiệu bí
hiểm, chỉ có hai người hiểu được. Bằng cách ấy, phó giám mục là người duy nhất có
quan hệ giao tiếp với Quasimodo. Quasimodo giống như một “chú chó trung thành”
và tận tâm vì người chủ của mình mặc cho Claude Frollo “giận dữ kéo tay hắn, giằng
lấy cây gậy gỗ thiếp vàng, biểu tượng quyền lực giáo hoàng điên rồ của hắn” khi
Quasimodo đang diễu hành trước cơng chúng( Quasimodo trở thành giáo hồng Điên) .
Quasimodo đến chỗ linh mục quỳ gối xuống mặc cho vị linh mục(Claude Frollo) giật
cái áo choàng của hắn ra, bẻ gẫy cây gậy, xé tan cái áo của hắn. Những việc đó của
Frollo làm xúc phạm đến sự tơn nghiêm của một vị Giáo hồng , cứ tưởng Quasimodo
sẽ “xé xác” ông thế nhưng Quasimodo “vẫn quỳ gối, cúi đầu, chắp tay” như đang
thành kính một vị tối cao. Frollo “đứng thẳng, giận dữ, vẻ dọa nạt. Quasimodo quỳ
mọp khúm núm, vẻ van xin” mặc dù chỉ bằng một ngón tay trỏ là hắn có thể bóp bẹp
ơng linh mục. Cuối cùng, phó giám mục lay mạnh đơi vai lực lưỡng của Quasimodo,
ra hiệu cho hắn đứng lên, đi theo ơng. Khi có những kẻ xâm phạm đến vị chủ nhân của
mình thì “Quasimodo đứng trước linh mục, nghiến răng kèn kẹt, gườm gườm nhìn
đám đơng vây quanh, như một con hổ giận dữ”. Linh mục lấy lại vẻ oai nghiêm, ra
hiệu cho Quasimodo, và lặng lẽ lui gót. Quasimodo đi trước ơng, gạt đám đơng giãn
ra.Victor Hugo đã miêu tả rất xuất sắc những hành động và lời nói của từng nhân vật
trong truyện, qua đó ta nhận thấy được số phận của những con người thấp cổ, bé họng
trong xã hội đầy nghiệt ngã và bất công. Lên án tố cáo bọn quan lại quyền quý chà đạp
lên nhân phẩm con người, biến họ thành công cụ sai bảo, món hàng mua vui để thỏa
mãn khát khao ích kỉ của bản thân bọn quyền quý nhà giàu.
12



2.1.3. Quasimodo với mối tình si đầy thống khổ
Những khổ đau cuộc đời, những bất công ngang trái tưởng chừng đã 'hóa đá'
trái tim của thằng gù Quasimodo. Thế nhưng, hắn đã u, u cơ gái Esmeralda một
cách thầm kín và đầy đau khổ. Giọt nước lần đầu tiên rơi xuống gị má nứt nẻ của
Quasimodo vì giọt nước đầy tình thương mát lành của Esmeralda. Tình u chính là
ngun nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất
cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu
của mình cho đến khi kết thúc tác phẩm. Sẵn sàng cứu cô khỏi pháp trường, sẵn sàng
đến gặp đại úy Phoebus, là người mà nàng Esméralda dâng trọn trái tim để yêu chỉ bởi
vì nàng muốn gặp Phoebus. Ngay cả khi hắn dám giết chết người đã cưu mang hắn từ
nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmeralda và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống
của mình.
Mối tình của Quasimodo và Esmeralda giống như “Quái thú” và “Người đẹp”.
Chỉ khác nhau ở cái kết quả bi thảm trong bối cảnh xã hội Pháp mà Victor Hugo muốn
làm nổi bật lên. Chúng ta thấy phảng phất bóng dáng của Trương Chi qua nhân vật
Quasimodo, và kết thúc câu chuyện, hình ảnh mối tình mà khi chết cũng không thể
chia rẻ “Khi người ta muốn tách nó ra khỏi bộ xương mà y ơm hơn, thì nó vỡ ra thành
bụi” vừa gần gũi với Tơrixtăng và Izơ, vừa gần gũi với kết thúc của Chương Chi và
Trầu cau. Sự đan chéo những yếu tố bi hài, cái đẹp và cái dị dạng cũng mang lại cho
câu chuyện tính chất grơtexcơ. Cái kết thúc của thiên tình sử vừa bi đát vừa hài hước
bởi theo lời của Hugo bên cạnh đám cưới của Phơbuyx là “đám cưới” của Quasimodo
và Esmeralda: họ chỉ gặp nhau dưới nấm mồ. Tình u Quasimodogiống như “đom
đóm u một vì tinh tú” .Tình yêu của Quasimodo dành cho Esmeralda là một tình u
đầy đau khổ, vơ vọng, Quasimodo chỉ dám nhìn đến nàng từ xa… bởi vì anh q xấu
xí và dị dạng. Đó là một tình u tuyệt đối, thành thiện , không vụ lợi và đầy hy sinh.
Tác phẩm của Victor Hugo kết thúc, cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được
giải thoát- giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để những con đường Pari còn
vương mãi những tiếng khóc, những tiếng ốn hờn, và những cơn gió buồn đến xác xơ
lòng người.

2.2. Nghệ thuật xây dựng nên nhân vật Quasimodo
2.2.1. Bút pháp tả thực
Trước hết là những suy nghĩ quần chúng như một sức mạnh huyền bí của nhà
văn lãng mạn Victor Hugo: mù quáng và ít nhiều sự thụ động trước một lực lượng còn
tối tăm và mù qng cịn hơn cả họ đó chính là: Định mệnh. Quần chúng, đó là
Quasimodo dị dạng,câm lặng, khơng thể nào diễn đạt được ý nghĩ của mình, đó là
những con người con người ăn mày, kẻ lưu manh, cơ gái Bơ hê miêng lang thang, đó
là những nhân loại còn ở trong một “giai đoạn ấu trĩ”, đầy hung hãn và bản năng
13


nhưng bỗng chốc có thể hé mở vẻ đẹp sáng rạng ngời dưới những lớp vỏ xấu xí, sần
sùi của mình. Nhà thờ Đức Bà Pari cịn bị ám ảnh bởi motip đám đông. Họ đặc biệt
xuất hiện trong cảnh ngày hội những người Điên với những trò vui của Hội hóa trang,
cảnh cơng chúng chứng kiến Quasimodo bị đưa lên đài chịu hình và cảnh đám lưu
manh tấn cơng nhà thờ Đức Bà. Chuyện tình đầy cảm động của Quasimodo và
Esmeralda chính là phương tiện giúp Hugo lên án và đả kích kịch liệt bọn quý tộc,
đồng thời ngợi ca tình yêu thương lẫn nhau của tầng lớp bình dân. Nhà thờ Đức Bà
Pari- cuốn sách bằng đá, chị em sinh đôi của khúc dân ca sẽ dần dần bị thay thế bởi
cuốn sách bằng giấy “cái này sẽ giết chết cái kia….Báo chí sẽ giết chết nhà thơ…Một
nền văn minh đều bắt đầu từ thần trị và kết thúc bằng dân chủ”: đó chính là kinh
nghiệm xương máu của những thế kỉ đã qua và của thời đại Hugo. Quần chúng vẫn
còn đi đến những kết thúc bi đát, những sức mạnh của họ tiềm tàng và bí ẩn cùng với
thời gian, họ là thợ nề và là kiến trúc của tất cả.
2.2.2. Bút pháp lãng mạn
Nhà thờ Đức bà Paris là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút giàu chất thơ của
Hugo với những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc. Nếu Esmeralda là tượng trưng cho
tâm hồn thanh khiết thiện lương thì Quasimodo lại là biểu tượng cho tấm lòng cao đẹp
của con người, cả hai nhân vật đã chiếu sáng bộ tiểu thuyết đầy âm u và tăm tối.Thằng
gù kéo chuông Nhà thờ Đức bà Paris - Quasimodo là một điểm sáng trong bức tranh

về ngơi nhà thờ cổ kính ấy. Hắn mang lên mình là hình thù xấu xí “cả người hắn là
một khối nhăn,cái đầu to lớn những tóc lởm nhởm, đỏ quạch, giữa đôi vai là cái bướu
kếch xù làm đằng trước ngực như nhơ ra. Hệ thống đùi và chân vịng kiềng bẻ quẹo
rất kì qi, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối và nhìn thẳng đằng trước giống như hai
lưỡi hái kề nhau chỗ tay cầm, hai bàn chân to bè, hai bàn tay lớn khủng khiếp…”
[4,tr.81] Nhưng bên trong cái “vỏ ngồi xấu xí”, Quasimodo lại có một tâm hồn thánh
thiện, bay bổng và tràn đầy tình yêu. Nhờ vào những giọt nước đầy tình thương khi
nàng Esméralda cho hắn uống lúc hắn bị chịu cực. Khi nàngEsméralda đến chuông
nhà thờ đã lỗi nhịp, “sự sốt sắng thỉnh chng của nó đã nguội lạnh đi nhiều” [4,
tr.404] vì trái tim chủ nhân nó cũng đang lỗi nhịp “nó dừng lại quay lưng lại dàn
chuông, rồi ngồi xổm sau mái hiên đá đen, đăm đăm nhìn cơ gái múa rong bằng cặp
mắt mơ màng, âu yếm và hiền dịu, cái nhìn đã một lần làm phó giáo chủ phải kinh
ngạc” [3, 407].
Hình ảnh Quasimodo cứu Esméralda là hình ảnh đẹp làm xúc động lòng người
“thế là phụ nữ kẻ cười, người khóc, đám đơng vỗ tay thích thú vì lúc đó Quasimodo
quả thực đẹp” [4, tr.550]. Quasimodo trở thành một anh hùng, một vị cứu tinh. Bấy
giờ Quasimodo đẹp hơn bao giờ hết và nó cảm thấy một niềm vui, niềm tự hào xâm
chiếm: “nó cảm thấy mình cao cả và dũngcảm. Nó nhìn thẳng vào cái xã hội từng gạt
bỏ nó mà nó ngang nhiêncan thiệp vào, nhìn thẳng vào cái cơng lý lồi người đang
14


nắm giữ conmồi mà nay nó đã giành lại” [4, tr.550]. Hugo tài tình khi “biến”
Quasimodo trở thành thi sĩ đến nhạc sĩ! Tâm hồn Quasimodo đang câm lặng bỗng
nhiên trỗi dậy chảy thành dịng dào dạt. Tình u với những cung bậc có hạnh phúc
lẫn khổ đau càng làm cho trái tim con người thổn thức. Tình u cịn làm cho lý trí
của Quasimodo nhận thức được những điều phải trái, nó đã nhận ra được bên trong vẻ
thơng minh, uyên bác của Frollo là một con thú vật độc ác. Người mà hắn quý trọng,
nghe lời hết mực lại là kẻ khơng có trái tim. Sự thức tỉnh, sự biến đổi trong nhận thức
của Quasimodo đã thành hình. Kết thúc tác phẩm là hai bộ xương đang ôm ghì lấy

nhau( Quasimodo và Esmeralda)khi người ta muốn kéo bộ xương của Quasimodo ra
khỏi bộ xương mà nó nó đang ôm thì bộ xương vụn ta thành bụi, một tình yêu đầy sự
hi sinh và cao cả. Điều ta không thể phủ nhận, rằng trong cuốn tiểu thuyết này
Quasimodo là nhân vật duy nhất có tình u. Nhân vật được sống đúng với những tình
cảm và suy nghĩ của bản thân. Một trái tim lãng mạn.

15


KẾT LUẬN
Victor Hugo - một cây đại thụ “ cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết”, một
nhà văn lớn của nước Pháp đã khẳng định được tài năng và ảnh hưởng trường tồn của
nền văn học chủ nghĩa lãng mạn ở nước Pháp.Cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari
của Victor Hugo quả thực là một kiệt tác vang dội, ông lên án tố cáo bọn quý tộc và
đồng tình với những con người tầng thấp trong xã hội, đề cao tấm lịng đồn kết, sự
u thương của các tầng lớp bình dân. Nhà thờ Đức Bà Pari đã phản ánh chân thực
những biến động lớn lao trong xã hội của nước Pháp, nhân vật Quasimodo hiện lên
như tia sáng của tác phẩm, con người phi thường với tình u và sự hi sinh cao cả tría
ngược với vẻ bề ngồi “xấu xí”. Mỗi một nhân vật, xét đến cùng lại là những biểu
tượng của giới hạn mà bản thân Hugo đã trải nghiệm về cá nhân mình và về con người
mình nói chung, bởi vậy những nhân vật của Hugo khơng hồn tồn chết cứng, trừu
tượng mà đã có sự sống sinh động và phức tạp trong đó. Chính vì thế, dù trào lưu lãng
mạn đã qua đi nhưng Nhà thờ Đức Bà Pari, vẫn là cuốn truyện được dịch và đọc nhiều
trên thế giới với những tất cả những vẻ ngây thơ, tươi mát và tình yêu con người ngập
tràn trong đó.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương Lựu(chủ biên)và cộng sự(2008). Lí luận văn học-Tập 3, Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi( Đồng Chủ Biên)(2007). Từ điển
thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Phạm Thị Thu Hương(2020). Tác phẩm văn học và thể loại văn học, Trường đại
học Sư phạm Đà Nẵng.
4. Võ Thị Huyền Ly(2011). Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà
Pari,Luận văn tốt nghiệp, Đại học Vinh.
5. Victor Hugo.Nhà thờ Đức Bà Pari.Nhà xuất bản Dân trí.
6. Trần Thị Kim Cúc(2004). Hình tượng nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà
thờ Đức Bà Pari của Victor Hugo, Khóa luận tốt nghiệp Đại học,Đại học Tây
Bắc.
7. Đăng Anh Đào và cộng sự(2009). Văn học phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Bửu Nam(2008). Victor Hugo- đại dương và ngọn hải đăng, Tạp chí sông Hương
số 157(tháng 3).
9. Nguyễn Hữu Hiếu(2015). Bút pháp lãng mạn và hình tượng nhân vật Quasimodo
trong Nhà thờ Đức bà Pari của Victor Hugo. Đề tài nghiên cứu Văn học Tây Âu.
Đại học Xã hội và Nhân văn, Hồ Chí Minh.
10. Hải Quỳnh(2020). Victor Hugo- cây đại thụ của nhà văn học lãng mạn. Link:
.
11. Trần Thị Hồng Kim. Hình tượng nhân vật Esmeralda trong tiểu thuyết Nhà thờ
Đức Bà Pari, tiểu luận văn học nước ngoài 2. Link:
12. ng Triều(2019).Khi tình u và bi kịch vùng vẫy trong Nhà thờ Đức Bà.
.
13. Trang Ly(2015). Mối tình si đầy thống khổ của Thằng gù trong tuyệt phẩm Nhà
thờ Đức Bà Pari.Link: .

17




×