Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghệ thuật xây dựng nhân vật acxinhia trong tiểu thuyết sông đông êm đềm của mikhain sôlôkhốp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.96 KB, 66 trang )

Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XX đã trôi qua, và những cuốn sách sẽ còn lại mãi. Tiểu
thuyết vĩ đại chất của thế kỷ chúng ta, thế kỷ đang dần khuất chính là tiểu
thuyết sông Đông êm đềm của nhà văn Nga vĩ đại Mikhain Sôlôkhôp.
Tổng thống Nga đơng nhiệm Vladimir Putin khẳng định sông Đông
êm đềm là "tơng lai, danh dự, lơng tâm của nớc Nga".
Từ khi thiên sử khi nhân dân mãnh liệt sông Đông êm đềm ra đời,
trên thế giới cha có tác phẩm nào có thể sánh đợc với nó cả về tầm cao vĩ
đại lẫn sức cuốn hút mạnh mẽ. Tác phẩm có một thế giới nhân vật cực kỳ
phong phú, đa dạng, đặc sắc. Mỗi nhân vật, kể cả những nhân vật chỉ
thoáng hiện một lần trên trang sách đều để lại dấu ấn của mình trên tấm vải
dệt tài hoa của ngời nghệ sĩ. Có thể nói, sông Đông êm đềm là tác phẩm
không cùng về t tởng cũng nh nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Câu chuyện về mối tình đầy khát vọng tự nhiên, đầy bi kịch của
Grigôri Mêlêkhôp và Acxinhia Axtakhôp cùng những diễn biến tâm lý vô
cùng phức tạp, những phút giây cuồng dại, bồng bột với sự ràng buộc ngăn
cản, giằng xé của danh dự, nghĩa vụ tập tục đợc trình bày trên tấm phông
đầy sự kiện chính trị của thời đại rung chuyển không chỉ nớc Nga mà cả thế
giới. Cho đến tận bây giờ ngời ta vẫn không sao hiểu hết đợc đầy đủ, tận
cùng tính cáh và bản năng sục sôi, số phận bi thảm cũng nh nội lực yêu đ-
ơng rực cháy của hai nhân vật trung tâm này. Đó luôn luôn là những bí mật
nghệ thuật đầy sức cuốn hút khám phá.
Axinhia là một trong những hình tợng phụ nữ u tú nhất của văn học
thế giới, cùng với những Lênêlôp trang sử thi của Home, Dextêmona, Juliet
của Sêhpia; Tachiana của Puskin; Natasa, Annakarênina của L.Tônxtôi,
Lâm Đại Ngọc của Tào Tuyết Cần, Thuý Kiều của Nguyễn Du đã để lại
ấn tợng sâu đậm trong lòng bao nhiêu thế hệ độc giả.
Một vẻ đẹp rực lửa, hết sức gợi cảm; một tâm hồn phong phú dồi dào
cảm xúc; một tính cách nổi loạn mạnh mẽ; một số phận đau đớn thảm th-
ơng và nhất là một khả năng vô tận làm cháy rực lên ngọn lửa của tình


yêu và sự hy sinh. Tội lỗi và thánh thiện; trần trụi và lý tởng; sa ngã và thủy
chung; đáng trách và đáng thơng, tàn nhẫn và nhân hậu dịu dàng hiện
thân của cái đẹp bị chà đạp.
Đó là gơng mặt kỳ lạ của Acxinhia, ngời phụ nữ nông dân vùng sông
Đông, ngời phụ nữ Nga truyền thống và mới mẻ mà ngòi bút hiện thực
nghiêm ngặt, tài hoa của nghệ sĩ trẻ Sôlôkhôp đã làm cho bất tử. Dù cho
1
"gió vẫn thổi, trời giông bão vẫn làm núi ầm ầm tiếng sấm và sông Đông in
hình bầu trời thu xanh, trong suốt vẫn thờ ơ trôi a biểu " dù cho cuộc sống
có thay đổi thế nào đi nữa thì trong nó vẫn có một cái gì bền vững, vĩnh
hằng, "êm đềm" và dữ dội nh dòng sông Đông.
Đó là ý nghĩa và vẻ đẹp thẩm mỹ của hình tợng Acxinhia.
Đối với công chúng Việt Nam, Sôlôkhôp là ngời đến sớm. Xuất hiện
từ những năm 1930, đến 1954 hầu hết tác phẩm của ông đều đợc dịch ra
tiếng Việt, đến khoảng những năm 1980 đợc đa vào giảng dạy ở các bậc đại
học và trung học phổ thông. Điều đó chứng tỏ Sôlôkhôp và dặc biệt là sông
Đông êm đềm rất gần gũi với tâm hồn ngời Việt. Độc giả Việt Nam tìm
thấy ở Acxinhia vẻ đẹp của một Thuý Kiều "đã mang lấy một chữ tình "
hay một chị Dậu mạnh mẽ, lực điền Vì vậy tìm hiểu, khám phá giá trị
nghệ thuật của tác phẩm Sôlôkhốp là nhu cầu tự nhiên và luôn mang tính
thời sự đối với bạn độc, nhất là các bạn đọc "trẻ tuổi, trẻ lòng".
Chọn đề tài "Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu
thuyết sông Đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp " chúng tôi không có
tham vọng giải quyết thấu triệt mọi vấn đề liên quan đến Acxinhia mà chỉ
mong muốn đa ra một cách nhìn tơng đối hệ thống, toàn diện dới góc độ
tiếp cận thi pháp học để thởng thức một giá trị thẩm mỹ độc đáo trong thế
giới nghệ thuật giàu có của "nhà văn vĩ đại nhất thời đại chúng ta".
2
II. Lịch sử vấn đề:
Acxinhia là một nhân vật lớn, có vai trò và sức hấp dẫn ngang với

Grigôri trong kết cấu tiểu thuyết và nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Sôlôkhôp.
ở Liên Xô đã ra đời ngành Sôlôkhôp học chuyên nghiên cứu về nhà
văn và các trớc tác của ông. Những vấn đề gây nhièu tranh cãi trong giới
nghiên cứu bình (không chỉ ở Nga mà cả ở Phơng Tây) là vấn đề quyền tác
giả sông Đông êm đềm, nghệ thuật tiểu thuyết của Sôlôkhôp, về nhân vật
Grigôri Mêlêkhôp, nhân vật Acxinhia Axtakhôp
Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ chúng tôi chỉ tham khảo đợc một
vài tài liệu tiếng Nga cơ bản nhất, có liên quan trực tiếp đến đề tài. Đó là
hai cuốn sách giáo khoa lớp 11 cho học sinh phổ thông trung học ở Nga
hiện nay. Không hẹn mà nên cả hai cuốn sách đều giành một số lợng trang
viết tơng đơng về Sôlôkhôp và sông Đông êm ddềm. (cuốn "Văn học Nga
thế kỷ XX" tập II của NXBGD Matxcova 2001 từ trang 172 đến 199; cuốn
của nhà xuất bản Dpopha Matxcova 1999 từ trang 61 đến 87). ở hai cuốn
giáo khoa này, các nhà giáo dục Nga đều có những cách nhìn mới về
Acxinhia.
Trang 193 đến 194 cuốn "Văn học Nga XX" của NXBGD viết riêng
về Acxinhia. Tác giả sách giáo khoa đặc biệt chú trọng đến vấn đề tính cách
và số phận của nữ nhân vật Sông Đông êm đềm và khẳng định: " Acxinhia
là nhân vật bi đát nhất của tiểu thuyết sau Grigôri Mêlêkhôp - một trong
những khám phá nghệ thuật cao nhất của Sôlôkhôp". Nàng là ngời đàn bà
có sắc biết yêu mãnh liệt tình yêu là thứ tình cảm đọc tôn trong lòng
Acxinhia. Ngời viết sách giáo khoa luôn đặt Acxinhia trong tơng quan so
sánh với Natalia nh một đối cực. Nếu nh ở Natalia tình cảm yêu đơng dẫu
mạnh mẽ nhng vẫn bị san sẻ cho tình mẫu tử, tình cảm gia đình; còn ở
Acxinhia thì " chỉ có một mình Grisca trên đời này thôi. Ngời đầu tiên và
cũng là ngời cuối cùng" (233/IV). Nếu nh Natalia "rực lên vẻ đẹp bên trong
thuần khiết" thì sức hấp dẫn ở Acxinhia là vẻ đẹp "tội lỗi, khiêu khích". Đặc
biệt về tính bi đát của số phận Acxinhia, tác giả đặt nữ nhân vật trong tơng
quan với Grigôri. Đến phút cuối cùng của cuộc đời trong lòng Acxinhia vẫn

ấp ủ giấc mơ về hạnh phúc, về một thiên đờng cùng Grigôri. Sau cùng tác
giả nhấn mạnh, nhân vật Acxinhia thể hiện tập trung tài nghệ, sự sáng tạo
mới mẻ của Sôlôkhôp trong nghệ thuật miêu tả tinh yêu của ngời phụ nữ lao
động.
3
Cuốn giáo khoa xuất bản 1999 về cơ bản cũng chú trọng đến số phận
bi kịch của Acxinhia. Acxinhia là mặt cắt đối lập với Natalia và Ilinhitna
nhng thống nhất ở chỗ cả ba là bức chân dung hoàn chỉnh về "hình tợng dân
tộc của ngời phụ nữ Nga", Sôlôkhôp đánh giá cao Acxinhia ở tình cảm nhất
quán khát vọng tích cực vơn tới hạnh phúc và khẳng định tình yêu của
ngàng không phải là truỵ lạc. Tình yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ của
Acxinhia đợc tác giả em nh một biểu hiện sâu sắc của đạo đức, nhân phẩm.
Cuốn sách giáo khoa này còn cung cấp cho học sinh những thông tin rất
mới về nguyên mẫu hình tợng Acxinhia chính là bà mẹ của Sôlôkhôp.
Nhiều chi tiết trong tiểu sử của bà đợc nhà văn khai thác nh một chất liệu
nghệ thuật để xây dựng cuộc đời nữ nhân vật chính của Sông Đông êm đềm.
Nhìn chung hai cuốn sách giáo khoa trên đều đa ra những nhận định
chung, có tính chất khái quát về nhân vật và khẳng định sự bất tử của hình
tợng này.
ở nớc ta, Sông Đông êm đềm đợc giảng dạy ở cả bậc phổ thông và
đại học nh một tác phẩm kinh điển của văn học thế giới.
Trong cuốn "Lịch sử văn học Xô Viết" (Tập II) viết khoảng những
năm năm mơi, tác giả S.O. Mêlich Nubarôp đã giành nhiều trang cho nhân
vật Acxinhia của Sôlôkhôp. Ông cho rằng Sôlôkhôp là "nhà nghệ thuật nổi
tiếng có biệt tài trong việc tái hiện tính cách phụ nữ, đồng thời đa ra cách
nhìn khá toàn diện và nghiêm khắc về nhân vật Acxinhia. Một mặt ông
khẳng định vẻ đẹp khoẻ khoắn, tình yêu mạnh mẽ, số phận bi thảm của
nàng là một hình thức phân kháng quyết liệt chống lại những tập tụ dã man,
cổ hủ trong xã hội cô rắc gia trởng. Mặt khác Nubarôp cũng chỉ ra rằng
Acxinhia hoàn toàn không phải là "nhân vật lý tởng" "không có tội lỗi".

Ngòi bút táo bạo của Sôlôkhôp đã phơi bày cả những ''khuyết điểm của
Acxinhia nh: đời sống bản năng quá mạnh, tăm tối "mù tịt" về các vấn đề
thời đại, xã hội Nubarôp cho rằng đó là sản phẩm của một chủ nghĩa hiện
thực nghiêm ngặt chứ hoàn toàn không phải sa đà tự nhiên chủ nghĩa.
Nubarôp cũng đề cập đến nghệ thuật tâm lý của Sôlôkhôp khi miêu tả
thế giới nhân vật nói chung và Acxinhia nói riêng. "Tài năng của Sôlôkhôp
là ở chỗ ông biết vạch ra mối liên hệ trực tiếp của những biến đổi trong tính
cách con ngời với những biến đổi trong bản thân cuộc sống. Biến đổi nhng
không phá vỡ tính toàn vẹn của tính cách". Acxinhia chính là kết tinh nghệ
thuật miêu tả tâm lý của Sôlôkhôp.
Cuốn "Những kiệt tác của nhân loại" của hai tác giả I.A.A BRAMOP
và V.N.Đêmin do nhà xuất bản thế giới ấn hành năm 2001 có năm trang về
Sông Đông êm đềm. Ngời viết đặc biệt chú ý đến nghệ thuật tâm lý của
4
Sôlôkhôp trong thể hiện nhân vật Grigôri và Acxinhia. Hai ông gọi Sông
Đông êm đềm là "tiểu thuyết tâm lý đạo đức" vĩ đại nhất thế kỷ XX.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam viết về Sôlôkhôp và Sông Đông êm
đềm không thật nhiều. Đề cập đến Acxinhia đầu tiên là giáo s Hoàng Trinh
và Nguyễn Thuỵ ứng - ngời dịch Sông Đông êm đềm. Họ đều nhìn nhận
Acxinhia bằng cách tiếp cận xã hội học; quan niệm văn học nh một tấm g-
ơng để soi vào con ngời; chủ yếu nghiên cứu ở khía cạnh nghệ sĩ "viết cái
gì" ở góc độ tiếp cận đó, các nhà nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những phẩm
chất giai cấp, xã hội tích cực của Acxinhia. "Trong lịch sử văn học, cha từng
thấy một nhân vật phụ nữ nào trong tầng lớp lao động đợc thể hiện với
những tình cảm sâu sắc, phức tạp, mãnh liệt với vẻ đẹp tâm hồn nh
Acxinhia" (Nguyễn Thuỵ ứng - Lời giới thiệu Sông Đông êm đềm). "Nghệ
thuật cao cờng" của Sôlôkhôp đã tạo dựng đợc những hình tợng văn học
chân thực, sinh động "đầy những tình cảm lớn lao say đắm của con ngời"
(Nguyễn Thuỵ ứng - SĐD).
Cuối những năm tám mơi trở lại đây, một hình thức khám phá giá trị

thẩm mỹ trong tác phẩm văn chơng khoa học và hệ thống hơn đã nở hoa
mạnh mẽ ở nớc ta: đó là hình thức tiếp cận thi pháp học ; không chỉ xem xét
nhà văn "viết cái gì" mà cùng một lúc xem anh ta "viết cái gì" và "viết nh
thế nào". Giáo s Nguyễn Hải Hà và Huy Liên là những ngời đi tiên phong,
đa thi pháp học vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật Sông Đông êm đềm và
đã thu đợc những thành tựu đáng kể. Nhân vật Acxinhia đợc soi chiếu ở
những góc nhìn mới, những vẻ đẹp thẩm mỹ lấp lánh của nàng đợc khám
phá, soi rọi.
Trong cuốn giáo trình "văn học Nga XX" (tập II) xuất bản 1988 giáo
s Nguyễn Hải Hà giành gần ba mơi trang cho Sôlôkhôp cùng những sáng
tác tiêu biểu nhất của nhà văn. ở góc độ thi pháp học, giáo s cho rằng nhân
vật của Sôlôkhôp sinh động và đợc soi sáng từ nhiều phía, đợc thể hiện
bằng nhiều biện pháp nh: miêu tả trực tiếp bằng lời lẽ, hành động, suy nghĩ;
thể hiện tâm trạng qua đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ bán trực tiếp,
phong cảnh thiên nhiên nhà văn rất chú ý đến các tơng tác biện chứng
giữa tính cách và môi trờng, cá nhân và xã hội, con ngời và lịch sử không
trực tiếp đề cập đến nhân vật Acxinhia nhng giáo s cũng đã nhắc đến nàng
nh một thành tố quan trọng thể hiện tính cách số phận nhân vật Grigôri. "Bi
kịch cá nhân đã làm sâu sắc thêm bi kịch xã hội của Grigôri Chàng phải
lấy ngời đàn bà mà chàng không yêu và yêu ngời đàn bà mà chàng không
lấy đợc". Acxinhia và Natalia đều yêu Grigôri mãnh liệt - đều có số phận bi
đát. Bằng tinh yêu tuyệt vời của hai ngời phụ nữ này, Sôlôkhôp đã làm một
5
cuộc đấu tranh đến cùng để bảo vệ Grigôri và "muốn hay không thì
Acxinhia, Natalia, Ilinhitna đã góp phần làm suy sụp những nền móng của
gia đình côrăc". Giáo s cũng cho rằng những nét còn thô và nặng nề trong
chân dung cũng nh tính cách của Acxinhia là do ngòi bút hiện thực nghiêm
ngặt của Sôlôkhôp có xu hớng muốn gọi tên bản chất của sự vật, mô tả chân
thực hiện thực, không tô vẽ. Bởi lẽ đối với Sôlôkhôp cuộc sống con ngời
không chỉ có những phong vị dịu dàng mà còn có cả những phong vị đắng

cay.
Gần đây trong cuốn "Lịch sử văn học Nga" xuất bản 1998, Huy Liên
đã khái quát "thi páp Sôlôkhôp " và khẳng định Acxinhia là nhân vật thăng
hoa phong cách tâm lý của Sôlôkhôp. Tình yêu lãng mạn đầy bi kịch của
nàng chính là một hành động khiêu chiến quyết liệt đối với xã hội cô rắc
bảo thủ, lạc hậu. Từng diễn biến tâm lý trong tâm hồn Acxinhia khi mối
tình muộn màng và cuồng dại với Grigôri nảy nở đợc Sôlôkhôp nắm bắt
tinh tế và thể hiện tài hoa thông qua phong cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ, đặc
biệt là qua "hành vi hớng nội" và những so sánh táo bạo, bất ngờ. Đời sống
nội tâm của Acxinhia đợc "hình tợng hoá" trở nên có da cơ thịt, có sinh khí,
sống động và phong phú vô cùng.
Có thể thấy giáo s Nguyễn Hải Hà và Huy Liên đều đã chỉ ra những
thủ pháp nghệ thuật cơ bản và đặc sắc của Sôlôkhôp trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật và cách thể hiện tâm lý. Tuy nhiên do khuôn khổ của giáo
trình nên hai tác giả trên cha đi sâu vào phân tích cụ thể nhân vật Acxinhia
mà chỉ điểm qua về nhân vật để soi chiếu vào bi kịch đời t của Grigôri
Mêlêkhôp. Acxinhia vẫn còn là một lãnh địa văn học để ngỏ
Sông Đông êm đềm nói chung và nhân vật Acxinhia nói riêng quả là
có sức hấp dẫn lớn lao đối với những ngời say mê văn học Nga. Nhiều sinh
viên đã tìm đến Sông Đông êm đềm nh một mảnh đất màu mỡ để làm luận
văn tốt nghiệp, luận án thạc sĩ Dù viết về đề tài nào trong Sông Đông êm
đềm thì ngời viết cũng ít nhiều đề cập đến Acxinhia.
Đáng chú ý có Lê Tuấn Anh trong đề tài "Vai trò các đoạn tả thiên
nhiên trong việc thể hiện nội tâm nhân vật chính của tiểu thuyết Sông Đông
êm đềm". Luận văn tốt nghiệp sau đại học 1985 - có hẳn một chơng đề cập
đến Acxinhia "Bức tranh thiên nhiên với việc thể hiện đời sống nội tâm
nhân vật Acxinhia". Acxinhia có một tâm hồn "đa sầu, đa cảm, đa tình thậm
chí phong tình" đợc thể hiện độc đáo qua hình ảnh thiên nhiên là các loài
hoa. Năm 1992 đề tài tốt nghiệp của Lê Ngọc Quỳnh là "Nghệ thuật thể
hiện chân dung Acxinhia" ngời viết chủ yếu đi vào khảo sát các chi tiết, đ-

ờng nét tạo nên chân dung ngoại hình của nhân vật. Song cả hai luận văn
6
trên đây cũng mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của nhân vật chứ cha đ-
a ra một cái nhìn tổng quát, toàn diện về Acxinhia.
Chọn đề tài "Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu
thuyết Sông Đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhôp" đối với chúng tôi có
nhiều thuận lợi nhng cũng là một thử thách lớn. Con đờng của những ngời
đi trớc là những gợi ý cho chúng tôi tham khảo, đồng thời kích thích sự tìm
tòi, khám phá riêng nhằm hệ thống hoá, tiếp cận nhân vật toàn diện hơn.
Acxinhia là một hình tợng văn học phức tạp. Tính cách và số phận
của nàng cũng giống nh dòng Sông Đông chứa đầy bí mật với chiều sâu
không cùng luôn quyến rũ và làm say mê những ai muốn tìm hiểu, thởng thức.
III. Phạm vi và phơng pháp nghiên cứu.
1. Phạm vi:
Sông Đông êm đềm là một pho "Chiến tranh và hoà bình thứ hai" hết
sức đồ sộ gồm bốn tập với hai nhìn sáu trăm trang sách và hơn bảy trăm
nhân vật (theo thống kê trong cuốn "những kiệt tác của nhân loại"). Trong
khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp chúng tôi không thể khảo sát tất cả các
phơng diện nghệ thuật của tác phẩm mà chỉ đi vào lĩnh vực nghệ thuật xây
dựng nhân vật. ở trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi cũng chỉ khảo sát
ở một nhân vật trung tâm là Acxinhia.
Trong "nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia" chúng tôi cũng chỉ đi
vào ba mảng chính: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật thể hiện nội
tâm và vị trí, vai trò của hình tợng Acxinhia trong thế giới nhân vật Sông
Đông êm đềm.
ở cách miêu tả ngoại hình nhân vật, chúng tôi quan tâm đến nghệ
thuật khắc hoạ chân dung trên nền phong cảnh thiên nhiên, trong lao động
tạo nên sự sống động cho nhân vật. Đồng thời khai thác những thành công
đặc biệt của tác giả trong cách thể hiện ngoại hình nhân vật qua nhiều lăng
kính và chân dung tâm lý.

Phần cách thức thể hiện nội tâm nhân vật, chúng tôi lu ý đến nghệ
thuật miêu tả tâm lý qua hành vi hớng nội, ngôn ngữ (nhất là ngôn ngữ đối
thoại và lời văn *** trực tiếp) và phong cảnh thiên nhiên.
Trong chơng mối quan hệ của hình tợng Acxinhia trong thế giới nhân
vật, chúng tôi chủ yếu đặt nhân vật tơng quan, so sánh những nhân vật có
liên quan trực tiếp tới cuộc đời và tính cách của nữ nhân vật chính có tính
chất tơng đồng hoặc tơng phản làm nổi bật phần ánh sáng và bóng tối trong
"con ngời bên trong " của Acxinhia. Còn hệ thống nhân vật lịch sử chúng
tôi không đề cập đến.
7
Acxinhia là một nhân vật vừa mang tính điển hình vừa có một số
phận cá nhân cực kỳ phong phú, phức tạp, gần nh vô tận vơn ra ngoài khuôn
khổ các trang sách. Vì thế chỉ xét riêng nghệ thuật xây dựng nữ nhân vật
Acxinhia chúng tôi cũng không thể nói lời cuối cùng về nàng cũng nh về
cái tài và cái tâm của nghệ sĩ Sôlôkhôp.
2. Phơng pháp nghiên cứu:
Chúng tôi chủ yếu tiếp cận tác phẩm bằng thi pháp học, xem tác
phẩm nh một sinh thể, thống nhất, toàn vẹn và nhân vật là một phơng diện
trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Chính vì vậy cần tìm hiểu nhân vật trong mối quan hệ hữu cơ với
toàn bộ tác phẩm từ kết cấu, hệ thống nhân vật, những đặc sắc nghệ thuật
Các yếu tố đó luôn soi chiếu, bổ sung cho nhau
Luận văn sử dụng các phơng pháp chủ yếu là thống kê sơ bộ, so sánh
liên hệ, phân tích, tổng hợp, khái quát
IV. Cấu trúc luận văn.
Luận văn của chúng tôi gồm trang. Ngoài phần mở đầu
( trang); phần kết luận ( trang); th mục tham khảo ( trang); phần
nội dung ( trang) đợc triển khai trên ba chơng:
Chơng I: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ( trang)
Chơng II: Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật ( trang)

Chơng III: Hình tợng Acxinhia trong thế giới nhân vật Sông Đông êm
đềm ( trang).
8
Ch ơng I
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
- Mặn khen nét bút càng nhìn càng tơi-
Từ khi những tác phẩm đầu tiên ra mắt bạn đọc, nhà văn Xô Viết lão
thành A.Xêrafimôvits đã sớm nhận ra tài năng của M.Sôlôkhôp trong việc
tạo ra khuôn mặt độc đáo cho từng nhân vật từ ngoại hình đến cách buồn
vui. Sôlôkhôp rất biết cách làm nổi bật con ngời.
Acxinhia là nhân vật thể hiện tập trung nhất tài miêu tả ngoại hình
nhân vật nữ của Sôlôkhôp. Nhà văn không đóng khung nhân vật của mình
mà vẽ nó trên nền bao la của thiên nhiên Nga hùng vĩ. Sôlôkhôp cũng
không tạo ra những nhân vật cứng đỏ, nằm bẹp trên trang giấy mà miêu tả
họ trong trạng thái hoạt động, đi lại, nói cời, luôn luôn biến đổi theo thời
gian và tâm trạng mà chúng tôi tạm gọi là "ngoại hình động".
Acxinhia đợc nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau: qua sự miêu tả
khách quan của tác giả; qua con mắt say đắm của ngời tình, qua cái nhìn
bên trong của chính nhân vật.
Trong Sông Đông êm đềm, Acxinhia là một gơng mặt ấn tợng.
I. Sức sống mãnh liệt của ngời phụ nữ lao động trên nền
khung cảnh thiên nhiên.
Vùng đất Sông Đông dữ dằn và thơ mộng đã sản sinh ra nhà nghệ
thuật có tâm hồn rộng mở. Sôlôkhôp quan niệm con ngời phải luôn gắn bó
giao hoà với tự nhiên. Con ngời đẹp ở trong lao động. Đắm mình trong
thiên nhiên con ngời sẽ nhận ra gơng mặt của chính mình.
Acxinhia trớc hết là một phụ nữ nông dân. Một phụ nữ lao động rất
đẹp và biết yêu của vùng Sông Đông êm đềm. Trên nền khung cảnh thiên
nhiên tơi đẹp và trong những công việc quen thuộc hàng ngày Acxinhia thể
hiẹn một sức sống trào sôi, khoẻ khoắn, tự nhiên, hấp dẫn. Những giọt mồ

hôi lấp lánh lẫn cái mùi "ngầy ngậy" của nó là những nét đặc sắc tô điểm
cho bức chân dung Acxinhia thêm phần chân xác, gần với cuộc sống.
Sông Đông và đồng cỏ là hai không gian quen thuộc gắn bó với đời
sống thờng nhật của ngời cô răc yêu lao động, yêu thiên nhiên. Sôlôkhôp đã
để cho nhân vật Acxinhia bộc lộ sức sống tràn trề trong chính cuộc đời thực
của mình.
1. Hình ảnh Acxinhia trên bến Sông Đông.
Bức chân dung đầu tiên của Natalia đợc Sôlôkhôp khắc hoạ trong
khung cảnh gia đình; còn Acxinhia là trên bến Sông Đông. Đó là bến sông
cuộc dời của Acxinhia, là nơi in đậm dấu ấn cuộc tình kỳ lạ của nàng, cũng
là khung nền để tôn vinh vẻ đẹp của ngời phụ nữ khác thờng ấy.
9
Sức sống hừng hực của Acxinhia đợc thể hiện sống động trong hai
công việc khá nặng nhọc là gánh nớc và đánh cá.
Khi Acxinhia gánh nớc ở bến sông, Sôlôkhôp đã đặc tả nàng bởi
những đờng nét khoẻ mạnh, rắn rỏi của một phụ nữ quen lao động, rất thạo
việc. "Acxinhia đặt bàn tay rám nắng xuân lên đòn gánh" (511/III); "Gió
thổi phần phật cái váy, nghịch những món tóc xoăn trên cái gáy rám nắng
cái áo hồng ôm lẳn cái lng ngay ngắn và cặp vai chắc nịch lằn rõ đờng
sống lng dới làn áo" (38/I). Cái áo Acxinhia mặc có thể nhìn rõ "hai đám
nâu nâu chỗ nách áo bạc màu vì mồ hôi" (38/I); còn khi đi đánh cá
"Acxinhia mặc chiếc áo rách màu xanh da trời" (45/I). Nàng làm việc thành
thạo và trong từng cử động đều đợm một vẻ duyên dáng riêng: "Acxinhia
đứng trên ván cầu cúi xuống múc rất khéo một thùng nớc nhẹ nhàng nhún
nhảy đi lên dốc" (38/I).
Ngắm nhìn Acxinhia trong khung cảnh ấy thật khác xa với "bộ mặt
yêu kiều, cặp mắt xám long lanh cùng một lúc vừa tìm kiếm vừa ban phát
hạnh phúc" của Anna Kaxenince đợc vẽ trong những phòng khách thợng lu
hay trong những chuyến du lịch; khác xa với vẻ yếu liễu đào tơ "vẻ th nhàn
hoa rọi mặt hồ, dáng đi đứng liễu nghiêng trớc gió" của cô tiểu th lá ngọc

cành vàng Lâm Đại Ngọc lúc âu sầu trong quán Tiêu Tơng hay khi th nhân
làm thơ, thởng nguyệt.
Acxinhia mang vẻ đẹp điển hình của ngời phụ nữ lao động trong khu
cảnh lao động. Thậm chí Sôlôkhôp không bỏ qua cả những nét thô khi mô
tả ngoại hình nữ nhân vật. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất ở những ngời
phụ nữ rất khác nhau ở dáng vẻ bề ngoài ấy là một sức hấp dẫn, một sự
quyến rũ mãnh liệt. Họ là hiện thân của cái Đẹp.
2. Hình ảnh Acxinhia trên cánh đồng:
Trên mảnh "đất đen" màu mỡ của phù sa Sông Đông, Sôlôkhôp đã
thể hiện sức sống mãnh liệt, nghị lực tuyệt vời của một Acxinhia - ngời tình
và Acxinhia - ngời mẹ.
Trong lần đi cắt cỏ trên cánh đồng ven sông sau ngày lễ lá là khi tâm
hồn Acxinhia đang bị xáo trộn bởi những tình cảm mới mẻ, lạ lùng đối với
Grigôri. Có cái gì đó rất truyền thống nhng cũng rất khác thờng trong trang
phục của Acxinhia "Acxinhia ngồi phía sau với chiếc khăn vật đầu che
nắng quần áo chải chuốt " đeo "chiếc tạp dề trắng có cạp viền" (72/I) và
"nhìn Grigôri bằng cặp mắt vừa lãnh đạm, vừa nghiêm khắc" (72/I). Lao
động đã làm Acxinhia đẹp hơn trong mắt Grigôri "cả buổi Grigôri đa mắt
10
tìm nàng " (74/I). Trên đồng cỏ, lần đầu tiên Acxinhia đến với Grigôri với
tất cả những khát khao cháy bỏng, với ngọn lửa yêu đơng rừng rực.
Sức mạnh phi thờng của Acxinhia còn đợc Sôlôkhôp thể hiện qua
cảnh Acxinhia sinh con trên chiếc xe ngựa phi nh bay từ đồng cỏ về thôn.
Dờng nh toàn bộ sức lựuc của ngời phụ nữ khoẻ khoắn ấy đã đợc trút sang
cho đứa trẻ sơ sinh. Ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt của Sôlôkhôp miêu tả tỉ
mỉ và sống động những đau đớn điên cuồng của Acxinhia cũng nh sức lực
dồi dào của ngời đàn bà đã quen với những công việc nặng nhọc. Trên ba
trang sách (327 đến 330/I) Sôlôkhôp đã viết đợc những điều mà M.Gorki
triển khai trong một truyện ngắn ("Một con ngời ra đời"), khác chăng là
Gorki thì chú ý nhiều hơn đến đứa trẻ còn Sôlôkhôp lại nghiêng về hình ảnh

ngời mẹ.
Thể chất khoẻ mạnh sẽ nuôi dỡng cho một tâm hồn sôi nổi mãnh liệt
ở Acxinhia.
II. Vẻ đẹp rực lửa, giết ngời trong mối tình say đắm.
Acxinhia trong lao động, Acxinhia trong tình yêu hoàn toàn không
tách biệt. Chúng tôi chỉ phân chia có tính chất tơng đối để khảo sát.
Má hồng không chỉ ở ngời thiếu nữ mà cả trong mắt của kẻ ngắm
nhìn. Acxinhia cuốn hút Grigôri bởi những nét hấp dẫn ma quái của hình
thể; bởi gió nội hơng đồng của thảo nguyên - của mảnh đất mà Grigôri yêu
đến nhức nhối - đã quyện thấm vào nhan sắc của nàng tạo nên một mãnh
lực đặc biệt. Grigôri nhìn thấy tâm hồn nồng cháy và thân thuộc của ngời
mình yêu sự đắm say cuồng dại khi ở gần và trên về với nàng nh bến bờ
bình yên vĩnh cửu khi xa cách, khi bão tố của cuộc đời đang thổi qua trên
đầu chàng. Sôlôkhôp miêu tả Acxinhia đẹp hơn bao giờ hết trong tình yêu
lớn với Grigôri.
1. Trong con mắt của kẻ si tình
Acxinhia là hiện thân của sắc đẹp tội lỗi, khiêu khích đầy nhục thể
mà lại nồng nàn thuần hoà nh hoa cỏ của thảo nguyên.
a. Vẻ đẹp tội lỗi, khiêu khích ma quái, đầy nhục thể
Trong mắt Anđrây, Natasa là những gì trong trẻo, tự nhiên, tơi mát
"không Peterbua một chút nào". Vẻ hồn nhiên, đáng yêu; sự nồng nhiệt trẻ
thơ của nàng đã phục sinh "cho tâm hồn mỏi mệt, tàn úa của Anđrây". "Tất
cả niềm vui cuộc đời đã mở rộng trớc mắt, chàng và ngời đàn ông đã trải
nhiều khổ đau, tuyệt vọng ấy lại "ôm ấp những mộng tởng thi vị về tình yêu
11
và hạnh phúc với nàng" (285/II-). L.Tônxtôi đã viết về tình yêu một cách
"cổ điển nh vậy trong "chiến tranh và hoà bình".
"Bằng những lời mới " Sôlôkhôp đã thể hiện tuyệt vời mối tình
đầy khát vọng tự nhiên của những con ngời Cô rắc vùng Sông Đông
nồng nhiệt.

Nếu Natasa điển hình cho vẻ đẹp trẻ thơ thì Acxinhia lại trát lên cái
mặn mà của một ngời đàn bà từng trải. Grigôri say đắm nàng trớc hết là vì
bị "khiêu thích" bởi vẻ đẹp "tội lỗi" luôn bừng cháy trong đôi mắt đen
huyền và trên đôi môi mọng thắm, đa tình. Lần đầu tiên Grigôri bị khiêu
khích là khi chàng sang đánh thức anh hàng xóm Xêhêpan dậy để chuẩn bị
đi trại cùng Pêtơrô và vô tình chứng kiến cái cảnh "Xêhêpan ngủ trên một
tấm thảm trải trong bếp, đầu ngời vợ rúc vào nách anh ta Grigôri nhìn
thấy cái váy của Acxinhia tốc lên quá đầu gối cặp chân trắng muốt nh gỗ
bạch dơng dạng ra một cách hớ hênh" (35/I). Và cũng chính Grigôri là ngời
đầu tiên nhận ra "Acxinhia có một cặp môi mọng mọng dâm đến là trắng
trợn" (39/I).
Sức quyến rũ ma quái của Acxinhia đợc Sôlôkhôp đặc tả qua hai chi
tiết ngoại hình giàu sức gợi cảm nhất là môi và mắt. Trong toàn bộ tác
phẩm có đến hơn mời lần Sôlôkhôp tả cặp môi Acxinhia. "Cặp môi sng
mọng, thèm khát, hơi hơn hớt, luôn có nụ cời lo lắng và khiêu khích" (86/I).
Những tính ngữ thờng xuyên gắn với cặp môi của Acxinhia là "sng mọng,
thèm khát" hoặc hay gắn với nụ cời của nàng "nụ cời ỡm ờ " (200/I) rất
gợi tình luôn làm Grigôri bối rối. Đôi mắt Acxinhia cũng đợc miêu tả rất
nhiều lần. Đó là đôi mắt đa tình với "màu đen huyền biêng biếc long
lanh" (88/I) lúc nào nhìn Grigôri cũng "bừng bừng một ánh nũng nịu liều
lĩnh" (240/I). Khi diễn tả đôi mắt của Acxinhia, Sôlôkhôp thờng dùng
những tính ngữ có sắc thái biểu cảm ở mức cực độ nh: "cháy rực", "bừng
bừng", "rực lên " và trong đôi mắt ấy luôn chứa chất một ngon lửa những
ánh mắt là những ánh lửa "trong hai con mắt hung dữ mở trừng trừng
cháy lên ngọn lửa tình cuồng dại" (636/III) đến nỗi mỗi lần Grigôri nhìn
vào đôi mắt ngời yêu "trái tim chàng run lên sung sớng" (636/III). Và cũng
chính Grigôri đã nhận xét về sắc đẹp của Acxinhia "cái sắc đẹp chết ngời,
cái sắc đẹp nẩy lửa" (596/I) đã lôi cuốn Grigôri ngay từ phút đầu.
Cái vẻ gợi cảm, gợi hình của Acxinhia là biểu hiện của một sắc đẹp
nổi loạn, "cuồng dại" rất hoà hợp với những nét "man rợ" "hơi hoang dã"

của nòi nhà Mêlêkhôp. Sắc thái "tội lỗi" gắn với đôi mắt, cặp môi Acxinhia
12
tạm thời mất đi khi nàng làm mẹ "hai con mắt đẹp ra với một ánh nhìn ấm
áp khác trớc làm khuôn mặt rõ ràng càng thêm a nhìn" (324/I). Càng về
cuối khi tình yêu của Grigôri và Acxinhia chuyển vào chiều sâu, trở nên
đằm lắng, gần nh tình cảm mẫu tử thì tĩnh ngữ "tội lỗi" không tồn tại nữa,
thay vào đó Grigôri nhìn thấy ở Acxinhia vẻ "đáng thơng", sự gắn bó của
tâm hồn.
b Và hơng đồng gió nội:
Nếu nh vẻ đẹp gợi tình của Acxinhia tạo nên sức quyến rũ mãnh liệt
đối với Grigôri thì cái còn lại trong tâm hồn chàng mãi mãi lại chính là vẻ
thanh tân, thuần hậu, nồng nàn của nàng. ở Acxinhia còn toả ra vẻ đẹp ngát
hơng, mát mẻ của nắng gió, cỏ hoa thảo nguyên Sông Đông. Grigôri không
chỉ thấy ở Acxinhia một bản năng yêu đơng dữ dội mà dờng nh ở nàng còn
kết tinh những tinh hoa của cảnh sắc thiên nhiên, linh hồn của đất, của n-
ớc làm nê vẻ thuần khiết tự bên trong. Sôlôkhôp để cho Grigôri cảm nhận
đợc một cách sâu sắc, cảm động những mùi hơng ấm áp, thân thuộc của quê
hơng qua Acxinhia. Trong tình yêu với Acxinhia còn ẩn chứa cả tình yêu
với mảnh "đất đen" màu mỡ, với thiên nhiên hơng đồng gió nội đã "thanh
lọc" tình yêu của họ
Grigôri cảm nhận thấy rõ rệt từ mái tóc dày của ngời yêu "một mùi
hơng dìu dịu nhng ngây ngất dễ say nh rợu cứ nh thứ hoa nho nhỏ, trăng
trắng" (51/I); từ đôi môi đa tình "một mùi hơng thanh thanh không biết là
hơi gió hay hơng cỏ xa xôi trên đồng cỏ" (259/I) "trên môi Grigôri còn lu
mùi hơng không biết là của gió đông hay mùi hơng xa xôi khó tả của cỏ
khô trên đồng sau trận ma xuân" (261/I). Cuộc sống lao động hàng ngày với
bao vất vả cũng để lại trên ngời Acxinhia "mùi mồ hôi hăng hắc ngầy ngậy
nh hốt bố cha lên men" (87/I), hay "mùi sữa tơi" còn nồng trên những ngón
tay chai sần của nàng mà Grigôri đã cảm nhận một cách tinh thế, thấm thía.
Và "cái mùi hơng xa xôi", "ngây ngất" ấy trở thành nỗi ám ảnh,

thành những ấn tợng sâu đậm trong lòng Grigôri. Nó cứ thờng xuyên trở đi
trở lại trong nỗi nhớ da diết khắc khoải về Acxinhia, về quê hơng yêu dấu
trong những giờ phút khắc nghiệt nhất của đời chàng. Sau bao nhiêu năm
lăn lộn ngoài chiến trờng, bao nhiêu lãng quên xa cách, lúc gặp lại Acxinhia
bớc vào căn phòng thân thuộc của nàng, điều đầu tiên mà Grigôri cảm thấy
là những mùi hơng nồng ấm "vẫn nồng nặc cái mùi ngây ngất của men rợu
mới, mùi bách lý hơng héo thoang thoảng tựa hồ thời gian trôi qua nhng
quên ngó vào căn phòng này Tất cả vẫn còn cha lâu lắm" (589/IV).
Những mùi hơng nh đẩy lùi thời gian, xoá nhoà khoảng cách của
lòng ngời, níu giữ kỷ niệm, làm sống dậy tình yêu xa trong tâm hồn cả hai
ngời.
13
Có thể nói, trong mắt Grigôri, Acxinhia là sự kết hợp tuyệt vời của tội
lỗi và thanh cao; vừa gợi cảm đã tình vừa lắng sâu thuần khiết. Tất cả tạo
nên sức hút kỳ lạ làm Grigôri trong suốt cuộc đời không sao cỡng nổi,
không sao quên nổi. Acxinhia trở thành niềm an ủi, nỗi nhớ mong, sự day
dứt trong trái tim chàng. Acxinhia luôn sống động trong những giấc mơ
của Grigôri.
2. Và trong những giấc mơ.
Grigôri trải qua một cuộc đời vô cùng sóng gió, có những lúc tởng
chừng nh tắc lối thoát. Trong tâm khảm của chàng ngọn lửa của tình yêu
không bao giờ vơi cạn với Acxinhia đã giúp chàng có thêm sức mạnh để vợt
qua những khúc ngoặt dữ dội trên đờng đời. Sôlôkhôp đã khắc hoạ hình ảnh
Acxinhia trong những giấc mơ của Grigôri rực rỡ nhất, toàn vẹn nhất.
Trong Sông Đông êm đềm, Acxinhia xa lạ hoàn toàn với chiến tranh.
Những rung chuyển long trồi lở đất của thời đại dờng nh không tác động
mảy may đến tâm t của nàng. Nhng Sôlôkhôp lại để cho chính ngời phụ nữ
ấy xoa dịu đi những khốc liệt của chiến tranh. Nàng là một thế giới của hoà
bình và yên ấm. Của đời thờng của tình yêu và khát vọng.
Cuộc thế chiến một đã cuốn Grigôri đi trong cái guồng quay dữ dội

của nó. Nhng trong phút im lặng ngắn ngủi giữa hai trận đánh ý nghĩ đầu
tiên của Grigôri là về Acxinhia. Chiến trờng bên bờ sông Stôkhôt một đêm
băng giá bóng đèn dày đặc khu rừng bị đạn pháo làm gãy làm gãy nát
nham nhở. Grigôri nheo mắt nhìn sao Bắc Đẩu ánh sáng giá băng của
ngôi sao làm rỉ ra dới hàng mi của chàng vài giọt nớc mắt cũng lạnh buốt
nh thế Hình ảnh Acxinhia hiện ra lung linh trong giọt nớc mắt đàn ông
lạnh buốt của chàng, ngọt ngào nh một nỗi đau thơng
"Kìa nàng đã quay đầu lại, nghịch ngợm âu yếm, hai con mắt đen láy
bừng bừng nh hai hòn than cặp môi mỏ đọng, đa tình và thèm khát đang
thì thầm một lời gì sôi nổi, vô cùng trìu mến hai món tóc xoăn rất dày
trên chiếc gáy rám nắng hai món tóc đúng nh ngày xa Grigôri rất thích
hơn ".
"Grigôri rùng mình. Chàng có cảm tởng nh thoáng ngửi thấy trong
giấy phút mùi hơng hết sức kín đáo nhng ngây ngất của làn tóc" (65/II).
Grigôri lại ngớc lên bầu trời, nhìn rất lâu ngôi sao Bắc Đẩu "lấp lánh
nh con bớm xanh rất đẹp vỗ cánh đứng yên một chỗ sa cây thông gãy ở đ-
ờng chân trời" (65/II).
Grigôri yêu thích những vì sao và yêu mến quê hơng. Acxinhia phải
chăng là hình ảnh của một ngôi sao Bắc Đẩu trong tâm hồn Grigôri dẫn đ-
ờng và cứu rỗi chàng. "Những đờng nét vô vàn thân thơng" trên gơng mặt,
14
dánh hình và mùi thơm trong làn tóc ngời yêu dấu không bao giờ thôi khiến
Grigôri nhức nhối.
Chiến tranh đã tàn phá thể xác và linh hồn Grigôri, khiến chàng
"không bao giờ còn cất tiếng cời nh xa đợc nữa" (72/II). Có lẽ một trong
những điều thiêng liêng giữ cho nhân tính của Grigôri không bị huỷ diệt
hoàn toàn là tình yêu, là những giấc mơ, những hình ảnh về Acxinhia mà
chàng gọi là "sợi chỉ rất mảnh màu xanh da trời " mà con mắt bên trong
của chàng âu yếm và man mác buồn thỉnh thoảng lại soi vào đó, tìm một
phút bình yên

Trong Sông Đông êm đềm Sôlôkhôp ba lần để cho Grigôri mơ về
Acxinhia. Những giấc mơ rực rỡ ấy lại thờng đến trong Grigôri vào những
giờ khắc quan trọng, có tính chất bớc ngoặt của số phận Grigôri. Lần thứ
hai hình ảnh Acxinhia đợc khắc họa trong cõi vô thức của chàng là lần
chàng đi vận tải (ngay sau đó chàng chính thức trở thành phần tử nguy hiểm
nhất cần phải tiêu diệt của đối với phu cộng sản, Grigôri bỏ theo quân phiến
loạn). Trên con đờng vô tận, nặng nề, chàng đã nằm "rúc mặt vào đống rơm
thơm phức mùi cỏ Sông Đông ngủ thiếp đi ". Chàng lại mơ về Acxinhia,
sống lại mối tình mãnh liệt xa kia của mình. "Grigôri nhìn thấy những món
tóc xoăn mịn màng trên gáy nàng khx đập dới làn gió nghịch ngợm chàng
nhìn thấy hết sức rõ ràng, ngay trong thực tế cũng cha bao giờ nhìn rõ đến
thế" (260/III). Nếu nh ở thời điểm ban đầu chàng say mê Acxinhia phần
nhiều là do sắc đẹp mê hồn của nàng chứ tình cảm cha lấy gì làm sâu sắc.
Dần dần qua thời gian và khoảng cách tình yêu ấy ngày một lớn lao, mãnh
liệt. Chiến tranh và những đau khổ trên đờng đời đã khiến Grigôri hiểu hơn
tình cảm của trái tim mình dành cho Acxinhia tha thiết, khắc sâu đến nhờng
nào. Trong giấc mơ nà những chi tiết, đờng nét của nàng không đợc khắc
hoạ nhiều (chỉ có làn tóc xoăn đầy ám ảnh) nh lần đầu - phần vì thời gian
đã phủ bụi mờ lên trí nhớ, nhng những điều mà tiềm thức, mà cõi lòng thẳm
sâu của chàng lu giữ về Acxinhia lại còn thật và sống động hơn cả khi
chàng nhìn nàng ở ngoài. Nếu ở lần thứ nhất nỗi đau của Grigôri khi nghĩ
về Acxinhia là do chàng cha quên đợc lỗi lầm của nàng, thì ở đây tình cảm
trong lòng Grigôri thật là phức tạp với vô vàn cung bậc, sắc thái khác
nhau "Trái trơn chàng chạm phải mũi dùi nhọn hoắt của những tình cảm
xa lòng đau đớn day dứt nhng đồng thời tràn trề hạnh phúc" (260/III).
Tâm hồn Grigôri bị những hồi ức về Acxinhia dày vò đến "ứa máu". Và cho
đến những ngày sống sa đoạ trong hoan lạc, "tuý ngoạ sa trờng" những phút
"giật mình mình lại " Grigôri đã bới tung trong mở kí ức hỗn độn của
mình để tìm hình bóng của ngời xa. Cả trái tim và tâm hồn Grigôri nghẹn
ngào: "Em yêu dấu ! Acxinhia mà anh không bao giờ quên đợc" (343/III).

15
Khoảng cách của ký ức và thời gian đã gọi dũa những nét thô nhóm trong
chân dung của Acxinhia.
Trên khung nền của thiên nhiên và tình yêu, ngoại hình của nhân vật
Acxinhia đã đợc khắc hoạ một cách ấn tợng. Sức sống mãnh liệt, tự nhiên,
vẻ đẹp nồng nàn và cực kỳ quyến rũ của Acxinhia ẩn chứa một tâm hồn
cuồng nhiệt, một tính cách mạnh mẽ Acxinhia là ngời phụ nữ của lao
động và của tình yêu.
Acxinhia còn là một ngời phụ nữ tự biết mình đẹp. Điều đó đợc thể
hiện qua chân dung tâm lý.
III. Chân dung tâm lý.
Acxinhia là nữ nhân vật chính của bản anh hùng ca - bi kịch. Vẻ đẹp
vừa quê mùa vừa lộng lẫy, bốc lửa của Acxinhia phần nào biểu hiện một
con ngời bên trong cực kỳ phức tạp với những mâu thuẫn nội tâm giằng xé,
tâm hồn khoẻ khoắn, trẻ trung đầy khổ ải.
Điểm sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung tâm lý
nhân vật của Sôlôkhôp là nhà văn để cho nhân vật tự soi ngắm mình nhìn
nhận, đánh giá, xúc cảm trớc gơng mặt của mình hoặc là nhân vật khi trong
tâm t mang nặng nỗi niềm thì tìm đến gơng soi nh một hình thức giải toả.
Sôlôkhôp đã để cho Acxinhia tự vẽ chân dung của mình trong gơng
và bên các loài hoa - để cho nàng đợc nhìn thấu chính bản thân mình, nhìn
vào tận cõi lòng riêng t sâu thẳm.
1. Soi mình trong hoa:
Sôlôkhôp đã lắng nghe từng rung động, từng nhịp đập trái tim của
ngời đàn bà nhiều đau khổ, nhiều khao khát khi miêu tả chân dung
Acxinhia bên cá loài hoa.
Trong "Hồng Lâu Mộng" có một bức tranh rất đẹp và rất buồn vẽ
cảnh một mỹ nhân âu sầu chôn cất những cánh hoa tàn mà than thở cho số
phận, lại có một bức tranh rất tơi sáng, tự nhiên vẽ cảnh một thiếu nữ trẻ
trung xinh đẹp ngủ quên dới những bông thợc dợc rực rỡ.

Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm cũng có một bức tranh liên hoàn
gồm bốn cảnh. Acxinhia cuồng dại và đau đớn trong tuổi trẻ khi tình yêu
với Grigôri chớm nở và bị dày xéo (bên hoa dại và hoa hớng dơng);
Acxinhia đẹp u buồn, háo hức, mệt mỏi, đằm lắng (bên hoa linh đan và hoa
tầm xuân). Hoa là tấm gơng thiên nhiên đặc biệt phản chiếu gơng mặt và
tâm t Acxinhia.
* Hoa dại - một tình yêu kỳ lạ:
16
"Khi tình yêu đến muộn màng với ngời đàn bà thì nó không nở thành
một đoá hoa ** kim hơng ngoài đồng nội mà thành một thứ hoa dại mọc ở
lề đờng có mùi hơng ngây ngất ma quái" (78/I).
Cho đến khi yêu Grigôri, Acxinhia đã là ngời đàn bà phải nếm trải
nhiều cay đắng của số phận. Bóng ma trong bi kịch thời thiếu nữ đã đẩy
nàng đến với cuộc hôn nhân vội vàng, không tình yêu bên ngời chồng vũ
phu, tàn bạo, gia trởng. Cũng nh trăm ngàn phụ nữ Cô zắc thời bấy giờ,
Acxinhia chịu đựng âm thầm và giữ tình cảm với chồng nh thói quen, của
một con chó đối với chủ. Sự theo đuổi táo bạo của chàng trai liều lĩnh, đáng
yêu nòi nhà Mêlêkhôp đã làm thức dậy khát vọng yêu đơng lâu nay thiếp
ngủ trong Acxinhia. Cặp mắt đen "ve vuốt thô lỗ và điên cuồng " của
Grigôri đã sởi ấm tâm hồn giá lạnh và đốt cháy lên ngọn lửa tình muộn
màng, kỳ lạ trong Acxinhia.
Gơng mặt Acxinhia rạng ngời hạnh phúc và sự thách thức. Acxinhia
mang theo vào mối tình với Grigôri cả nỗi đau, cả khát vọng đợc giải thoát
và sẵn sàng tranh đấu. Nàng muốn dứt đứt mọi xiềng xích trói buộc, đạp đổ
bức tờng đen ngòm của d luận. Sôlôkhôp đã vẽ Acxinhia bên một thứ hoa
dại ở lề đờng, toả ra mùi hơng ma quái. Soi mình vào loại hoa ấy, gơng mặt
Acxinhia mang một vẻ đẹp nổi loạn: " cứ nh có ai đánh dấu lên mặt nàng
in lên đó con dấu sắt nung Acxinhia kiêu hãnh ngẩng cao đầu vẻ mặt tràn
trề hạnh phúc không chút hổ thẹn" (78/I).
Acxinhia lao mình nh điên dại vào mối tình muộn màng và cay đắng

của nàng. "Hai vệt sâu hoắm dới con mắt nàng thâm lại nh màu trong"
(86/I). Trong cả Acxinhia và Grigôri đều "cháy bừng bừng ngọn lửa tình
điên rồ, trâng tráo" (86/I). Mối quan hệ cuồng loạn và công khai của họ nh
một cái tát vào d luận, một sự thách thức. Cái hơng thơm ma quái của một
tình yêu dữ dội, ngông cuồng vừa bản năng, vừa chân thành làm cả Grigôri
và Acxinhia ngây ngất. Giữa họ "có một mối liên hệ quan trọng, chẳng có
vẻ gì một sự tằng tựu phất phơ" (87/I). Acxinhia yêu vì cha bao giờ đợc yêu,
vì cha bao giờ yêu và sẽ không bao giờ yêu ai nh vậy nữa.
Qua gơng mặt rạng ngời xao xuyến, kiêu hãnh của Acxinhia,
Sôlôkhôp đã diễn tả tuyệt vời tình yêu kỳ lạ trong tâm hồn nàng. Cho đến
những trang cuối cùng của cuộc đời, Acxinhia lại tết vòng hoa dại đặt lên
đầu ngời nàng yêu tha thiết. Hoa dại tợng trng cho mối tình nồng say và bi
kịch ngay từ phút đầu của nữ nhân vật chính. Acxinhia với mối tình nở hoa
muộn màng ngỗ ngợc của nàng mãi mãi cuốn hút Grigôri.
17
* Hoa hớng dơng - nỗi đau rực rỡ:
Nghệ sĩ Sôlôkhôp để cho Acxinhia soi mình trong hoa hớng dơng
loài hoa "luôn nhìn thẳng vào mặt trời" nh một sự khẳng định: tình yêu của
nàng không phải là truỵ lạc. Gắn với hình ảnh Acxinhia là những bông hoa
rực rỡ, chói chang, tơi rói nh tính cách của nàng nh tính chất tình yêu của
nàng. ở một đoạn khác Sôlôkhôp cũn miêu tả hình ảnh hoa hớng dơng, nh-
ng là những bông hoa "chín rũ, bị chim sẻ mổ nham nhở, nặng nề trĩu đầu
xuống đất để rơi những hạt long ra" (201/I) gắn liền với Lida - ngời đàn bà
phóng đăng.
Acxinhia có tâm hồn mãnh liệt, nỗi đau của nàng cũng khác thờng.
Loài hoa rực rỡ ấy còn là tiếng lòng đau đớn của một mối tình bị chà đạp
"Đôi ủng da của chính Grigôri đã dẫm nát cái tình cảm vừa nở rộ thành
những bông hoa vàng óng" (147/I) trong tim Acxinhia. Grigôri đã không
thể vợt qua những rào cản của trách nhiệm, tập tục trong xã hội Cô zắc,
không vợt qua thói gia trởng của ông Panchêlây mà rũ bỏ tình yêu, gây nên

vết thơng nhói đau trong Acxinhia "Một dé nắng lấm tấm bụi chiếc chếch
trong đám hớng dơng um tùm, xuyên qua giọt nớc mắt trong vắt " (119/I);
giọt nớc mắt tuyệt vọng cho nỗi đau rực rỡ ấy không rơi xuống đất mà tự nó
vút lên tận trời xanh. Những bông hoa hớng dơng tơi rói đã chứng kiến tất
cả. Cho dù bị vò xé, nhng tình yêu khi đã nở thành những bông hoa vàng
óng trong tâm hồn Acxinhia thì mãi mãi rực lửa, ngời sáng. Hình ảnh
Acxinhia phấn hoa lem luốc cả mặt, hình ảnh nắng xuyên qua giọt nớc mắt
trong vắt của nàng, hình ảnh nàng vùng chạy ngực đập vào những bông h-
ớng dơng vàng hoe là những nét vẽ rất ấn tợng của Sôlôkhôp khi diễn tả
chân dung tâm lý của một ngời đàn bà đau khổ mãnh liệt và càng đau khổ
lại càng đẹp lộng lẫy.
* Hoa linh đan - tâm hồn phong phú.
"Nàng cúi cái lng ong đã bắt đầu đẫy ra để ngửi hoa bỗng nhiên
nàng cảm thấy thoang thoảng mùi hơng ngọt lịm và lả lớt của hoa linh
đan " (20/IV). Và cái hơng thơm man mác u sầu của những bông linh đan
tàn héo đã gọi dậy trong lòng Acxinhia những hồi ức, những kỷ niệm,
những vui sớng và đau khổ thực sự của thời son trẻ đã qua từ lâu. Hình ảnh
những bông hoa mục nát, rỉ vàng, đã sống gần hết cuộc đời của nó khiến
Acxinhia nghĩ đến cuộc đời dài ngọt bùi thì ít mà cay đắng thì nhiều của
mình, nghĩ đến tuổi già phía trớc đang đến rất gần mà hạnh phúc thì vẫn cứ
xa xôi ở mãi đờng chân trời. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi soi mình
18
trong hoa linh đan mà Acxinhia đã sống, đã cảm những nỗi niềm dài rộng
của cả một đời ngời: nỗi buồn vì tuổi thanh xuân của ngời đàn bà không
còn nữa, xót xa cho thân phận, ngậm ngùi cho hạnh phúc, hoảng sợ trớc
tuổi già, rối bời vì những hồi ức ngẫu nhiên ập đến trong lòng; sự tích tụ và
vỡ đà của những giọt nớc mắt trong veo Acxinhia úp mặt vào lòng bàn
tay, khuôn mặt đẫm lệ của nàng phản chiếu trong hoa linh đan là khuôn mặt
đẫm lệ của nàng phản chiếu trong hoa linh đan là khuôn mặt bên trong rất
nhạy cảm, đa cảm, đa sầu, đa đoan Acxinhia bắt đầu già rồi, đã thấy trớc

mắt đoạn đờng xa ngái, thăm thẳm của cô đơn, sự tàn phai của nhan sắc
Acxinhia không chỉ là ngời phụ nữ có sắc đẹp rực lửa mà còn có một tâm
hồn phong phú, cực kỳ tinh tế và sâu sắc.
Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng thơng hoa, chôn hoa xót xa
cho những kiếp hoa tàn và gửi theo những nỗi niềm khắc khoải "ngẫm khi
xuân muộn hoa tàn " của đời mình. Phải chăng đó là nỗi lòng của con ngời
muôn thuở.
Với hoa linh đan Acxinhia đã sống với con ngời bên trong và những
tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất, u buồn nhất.
* Hoa tầm xuân - dự cảm về cực lạc:
Số phận Acxinhia, cõi lòng sóng gió, thấp thỏm lo sợ của nàng, từ
đầu đến cuối cuộc tình với Grigôri, luôn ôm ấp giấc mộng hạnh phúc ở một
vùng đất hứa xa xôi, luôn mơ hồ linh cảm về một miền cực lạc khiến tâm
tình này quằn quại, hoang mang cảnh Acxinhia úp mặt vào hai bàn tay
ngả thiếp đi dới gốc tầm xuân, những cánh hoa hồng rụng lả tả lên ngời
nàng là một bức tranh tuyệt đẹp về sự giao hoà đặc biệt giữa con ngời và tự
nhiên phảng phất chất thần thoại: những lá tầm xuân bay thốc lên trong gió
với những tiếng rì rào đầy lo lắng; những con chim xanh hoảng sợ bay lên
trong khi Acxinhia vẫn ngủ vùi. Dờng nh có một sự xao động nào đó đang
mơ hồ đánh động vô thức của ngời đàn bà kỳ lạ này.
Những bông tầm xuân xinh đẹp, bạc mệnh còn xuất hiện cùng hình
ảnh Acxinhia lân cuối cùng trớc khi nàng lìa đời: Lần ra đi sau cuối với
Grigôri - nhiều lần Sôlôkhôp đã để cho Acxinhia thoáng thấy ảo ảnh của
hạnh phúc. Nàng khóc cay đắng cho thân phận ngời đàn bà trong bài dân ca
về con ngỗng xám bơi đi mất hút.
19
"Em sẽ theo anh đến tất cả mọi nơi, dù là đi đến cái chết !". Câu nói
chan chứa tinh yêu và đầy linh cảm ấy, cùng với những bông tầm xuân định
mệnh Acxinhia đã kết thúc cuộc đời hạnh phúc thì ít mà cay đắng thì nhiều
của mình. Nhng dù ngọt ngào hay cay đắng thì cũng đều hết sức mãnh liệt,

nồng cháy. Hình ảnh hoa tầm xuân đã lu giữ gơng mặt Acxinhia - gơng mặt
của ngời đàn bà sống và chết vì yêu ấy. Một viên đạn lạc đã đem Acxinhia
về thế giới bên kia, về miền cực lạc nh linh cảm trớc đó rất lâu trong nàng.
Thế giới tâm hồn bên trong vô cúng bí ẩn của Acxinhia đã đợc nghệ
sĩ Sôlôkhôp khắc hoạ tài tình qua những nét vẽ Acxinhia bên các loài hoa.
Mỗi loài hoa nh soi tỏ một góc tâm t của nàng làm nổi bật một nét đẹp độc
đáo của gơng mặt bên trong mà Acxinhia đã tự bộc lộ một cách kín đáo.
2. Soi mình trong gơng.
Nếu nh Natasa của L.Tônxtôi soi mình trong gơng, tự phân thân, hồn
nhiên tự khen mình "xinh, rất xinh", cời khanh khách rồi nằm xuống "ngủ
ngay lập tức". Điều đó thể hiện một tâm hồn trong trẻo, trẻ thơ ròn tan nh
nắng sớm. Acxinhia của Sôlôkhôp soi gơng là để "nhổ đi những sợi tóc
bạc", rồi nằm úp mặt trên nắp rơng khóc suốt buổi chiều đến sng cả mắt.
Đó là sự soi chiếu vào tận đáy tâm t của một ngời đàn bà từng trải, chợt
nhận ra dấu ấn thời gian, sự phôi pha.
Nữ nhân vật chính Sông Đông êm đềm soi gơng là để dấu đi những
hồi hộp, khao khát đang tràn ngập trong lòng. Nàng soi gơng để nhìn lại g-
ơng mặt mà nhan sắc đã bắt đầu phai tàn, cố vớt tìm chút bóng hình của
hạnh phúc muộn màng và cay đắng cứ chập chờn vẫy gọi. Acxinhia trong g-
ơng vẫn "đẹp lẳng lơ mê hồn" (514/III) nhng đằng sau vẻ dẹp giết ngời ấy
đã có cả một vực thẳm thời gian và biến đổi. Có sai lầm nặng nề, có chờ đợi
mòn mỏi, có khát vọng sục sôi Acxinhia nh đằm lắng xuống. Con ngời
cuồng dại đã lui bớc cho ngời đàn bà đa sầu hiện ra. Nhng có một điều
không bao giờ thay đổi trong Acxinhia đó là sự tranh đấu dữ dội vơn tới
hạnh phúc, tình yêu với Grigôri. Nàng soi ngắm mình trong gơng, hồi hộp,
xót xa, than khóc tất cả là vì tình yêu với Grisca lại trỗi dậy mạnh mẽ
nhức nhối hơn bao giờ hết trong lòng.
Acxinhia trong gơng là chân dung tâm lý đặc sắc, chứa đầy những
biến động trong tâm hồn Acxinhia.
Lần đầu tiên Sôlôkhôp miêu tả Acxinhia soi gơng là khi nàng gặp lại

Grigôri sau bao nhiêu năm xa cách. Lời chào âu yếm "chào Acxinhia,
Acxinhia yêu quý" của Grigôri đã làm thức dậy trong nàng những tình cảm
yêu đơng say đắm ngày xa. Acxinhia vô cùng xúc động "vừa về đến nhà
nàng đã bớc tới mảnh gơng nhỏ treo trên bếp lò, bồi hồi nhìn đi nhìn lại mãi
gơng mặt đã già nhng còn rất đẹp của mình" (513/IV). Cùng một lúc, trong
20
gơng Acxinhia thấy mình vẫn còn nhan sắc nhng tuổi trẻ thì đã qua rồi và
thấy mình vẫn còn rất yêu Grigôri. Bao nhiêu năm tháng trôi qua "Sông
Đông đã chảy bao nhiêu nớc" rồi mùa thu cuộc đời cũng đã để lại trên
khuôn mặt Acxinhia những màu tàn úa. Chỉ có cái cây tình yêu trong trái
tim là vẫn xanh tơi và nở hoa.
Một ngời phụ nữ cứng cỏi, mạnh mẽ, gan góc nh Acxinhia mà trong
cái khoảnh khắc đối diện với gơng mặt của mình, với chính cõi lòng mênh
mang của mình ấy đã phải "khóc nức nở, những giọt nớc mắt tràn trề". Lâu
lắm rồi, nàng không đợc khóc một lần nào nh thế. Những giọt nớc mắt đàn
bà, những giọt nớc mắt tình yêu tích tụ bao ngày tháng đã rửa sạch tâm hồn
nàng, làm nàng "nhẹ lòng nhẹ dạ" (514/III). Dù cho thời gian đã phủ lên má
nàng những màu héo hắt, làm mí mắt nàng úa vàng, dệt thêm vài sợi bạc
nh tơ nhện lẫn trong làn tóc mun, làm mờ đi cái ánh long lanh trong con
mắt ngày nay đã thoáng một vẻ mệt mỏi bi thảm nhng dờng nh những
điều đó chỉ càng làm cho Acxinhia đẹp và gần gũi hơn trong mắt Grigôri.
Giờ đây ngoài vẻ "lẳng lơ mê ngời, Acxinhia còn có vẻ quyến rũ âu sầu, vẻ
đẹp toả ra từ tâm hồn nàng" - "Ngày xuân càng gió càng ma càng nồng".
Acxinhia lại tự tin, ngọn lửa tình lại rực cháy, thiêu đốt nàng. Nàng rửa mặt,
chải đầu, mặc chiếc sơ mi sạch và "nhìn lại mình loáng một cái trong gơng"
(515/III) để tìm cách gặp Grigôri. "Vì hoa nên phải đánh đờng tìm hoa".
Nếu nh ở tập một, Sôlôkhôp chủ yếu miêu tả sự cuồng nhiệt, những
khao khát yêu đơng đầy bản năng, đầy mãnh liệt của Acxinhia thì ở tập bốn
nhà văn lại diễn tả nhiều lần nỗi lòng khắc khoải mong chờ, lo lắng triền
miên của nàng cho tính mạng của ngời yêu, sự mệt mỏi u buồn của bản

thân nàng vì bao lần ớc mơ hi vọng nhng đều không thành sự thật. Khi
những nỗi niềm ấy chất chứa trong lòng Acxinhia, Sôlôkhôp lại để nhân vật
soi mình trong gơng nh một thói quen tâm lý.
Sau lần ra đi thứ ba không thành vì Acxinhia ốm một trận thập tử
nhất sinh, nàng phải quay về Tatacxki một mình. Từ đó bặt tin Grigôri.
Acxinhia đã sống những ngày chờ đợi và lo âu dằng dặc, căng thẳng. Khi
Grigôri trở về sau cuộc nội chiến đẫm máu hi vọng hạnh phúc lại cháy lên
trong lòng Acxinhia. Hy vọng nhng nàng hoàn toàn không tin vào điều đó.
Từ nhà Mêlêkhôp về Acxinhia "theo thói quen khom lng soi gơng"
(556/IV). Trời tối nên nàng không thấy bóng mình trong đó, nhng nàng vẫn
sửa lại tóc, vuốt lại váy áo rồi đi đến cửa sổ và "ngồi phịch xuống chiếc ghế
dài một cách mệt mỏi". Lần này Sôlôkhôp không trực tiép miêu tả gơng mặt
21
với những đờng nét cụ thể của Acxinhia trong gơng mà chỉ miêu tả tâm
trạng của nàng qua hành động tâm lý là soi gơng. Cảm xúc của nàng thật
phức tạp: vừa mệt mỏi, trống rỗng; vừa bối rối xúc động; vừa hy vọng lại
vừa thất vọng "cặp mắt bình thản và có phần âu sầu nhìn đăm đăm vào bóng
tối" (556/IV) của nàng đã nói lên thật đầy đủ những giằng xé trong tâm t.
Đằm lắng hơn nhng sôi trào, mãnh liệt vẫn là bản chất của Acxinhia
mà mọi ba động của cuộc đời không thể làm thay đổi, phai lạt. Khi đợc ở
gần bên Grigôri, Acxinhia lại thấy mình trẻ lại, vẫn đẹp nh bảy tám năm về
trớc. "Một nụ cời có phần hơi ngạc nhiên thoáng hiện trên môi nàng: hai
con mắt rất trẻ, bừng bừng nh hai hòn than của một ngời nào đó, đang tò
mò và vui vẻ nhìn nàng" (586/IV). Ngời đàn bà vui vẻ và rất trẻ trong gơng
đang nhìn Acxinhia bằng đôi mắt ngạc nhiên: "Sắc đẹp của nàng vẫn cha
phai tàn" chút nào sao. Không còn những nếp nhăn trên má, không có
những vết quầng thâm dới mắt, môi thì rực rỡ nụ cời tình yêu có sức mạnh
diệu kỳ hồi xuân cho cả thể xác và linh hồn Acxinhia. Con ngời Acxinhia,
đúng nh lời nàng nói: khi ở bên Grigôri cả thế gian bừng sáng, xao xuyến,
rạng ngời và vắng chàng thì tất cả trở nên nhạt nhoà u tối. Gơng mặt của

Acxinhia cũng biến đổi linh hoạt theo những trạng thái tình yêu trong lòng.
Bởi vì đó là lúc Acxinhia chuẩn bị đón Grigôri sang nhà nàng, đón Grigôri
trở lại với nàng sau bao nhiêu năm tháng đợi chờ khao khát. Trong gơng lúc
đó dờng nh lại là Acxinhia ngày xa cuồng dại trong cộc tình sôi nổi
Acxinhia không gìm nổi nụ cời cứ nở rạng trên môi, nàng thốt lên thành
tiếng niềm hạnh phúc dào dạt, khát vọng yêu đơng đang chín rực trong ng-
ời: "chà, anh Grigôri Mêtêkhôp, anh hãy cẩn thận đấy " (586/IV). Tuy vậy
"nàng vẫn tìm trên thái dơng vài sợi tóc bạc và nhổ đi". Sôlôkhôp đã cực kỳ
tinh tế khi miêu tả hành động ấy của Acxinhia. Ông đã nhìn thấu tâm hồn
nhân vật, nắm bắt tinh nhạy những quy luật tâm lý, những diễn biến tinh vi
trong nội tâm con ngời. Acxinhia cũng không thể thoát khỏi quy luật thời
gian nhng vì tinh yêu Acxinhia có thể làm tất cả. Nàng muốn giữ mãi sự trẻ
trung, tuổi thanh xuân, nhan sắc của mình cho ngời tình mà cuồng si.
Miêu tả chân dung Acxinhia trong gơng, Sôlôkhôp đã soi chiếc kính
hiển vi nghệ thuật màu nhiệm để nó phản chiếu diện mạo tâm hồn của nhân
vật qua bức chân dung tâm lý độc đáo.
Kết luận ch ơng I:
Nh vậy, những chi tiết về ngoại hình, dù là ngoại hình thuần tuý hay
mang tính tâm lý ở Acxinhia đều cho thấy Acxinhia là một phụ nữ nông dân
22
Cô zắc vùng Sông Đông điển hình có sức sống tràn trề, vẻ đẹp rực cháy, tâm
hồn mãnh liệt, cực kỳ phong phú. Hình ảnh Acxinhia không chỉ in đậm
trong tâm trí Grigôri suốt đời mà mãi mãi là một bức chân dung đặc sắc,
không thể lẫn những ngời phụ nữ bất tử trong văn học thế giới.
23
Ch ơng II
Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật
- Ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ -
Thể hiện nội tâm là phơng thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời
sống con ngời bằng văn học nghệ thuật. Thể hiện nội tâm nhân vật là sự tái

hiện cá thể hoá chi tiết các thể nghiệm của nhân vật trong quan hệ qua lại
giữa chúng với nhau và trong sự vận động.
Các tác phẩm văn học Xô Viết những năm 1920 - 1930 nh "Thành
phố và năm tháng" của Fêđin ; "Cuộc đời Khin Samghin" của Gorki, "Piôt
đệ nhất" của A.Tônxtôi; các tác phẩm của Lêônôp; V.S.Ivanôp Bugacôp
đều tràn đầy miêu tả tâm lý. Đối với Sôlôkhôp là sự thể hiện nội tâm "rõ rệt,
công khai, trực quan" (Pêxpêlôp).
Thế giới nội tâm nhân vật Acxinhia đợc thể hiện rõ rệt, công khai,
trực quan qua ngoại hình, ngôn ngữ và phong cảnh thiên nhiên.
I. Ngoại hình và các trạng thái tâm lý.
Đối với Acxinhia tình yêu là tất cả đời sống nội tâm của nàng. Các
trạng thái tâm lý thờng diễn ra trong đời sống nội tâm của Acxinhia đều liên
quan trực tiếp đến mối tình nồng nàn, khác thờng của mình - Chúng tôi tạm
quy về hai trạng thái cơ bản, thờng xuyên diễn ra và đợc biểu hiện trực quan
bởi ngoại hình của Acxinhia là: những hồi hộp, rạo rực, khao khát yêu đơng
hạnh phúc và những đau đớn, tức giận, lo âu phấp phỏng Những chi tiết
ngoại hình "ngoại hiện" hai trạng thái tâm lý kể trên đợc lặp lại nhiều nhất
là má, mắt, môi
1. Trạng thái hồi hộp - rạo rực- khao khát yêu đơng hạnh phúc.
Là ngời đàn bà sinh ra để yêu và ban phát tình yêu, Acxinhia đã lao
mình vào cuộc tình với tất cả sức lực, niềm khao khát yêu đơng, tích tụ, dồn
nén âm thầm trong cả quãng đời son trẻ đầy bi kịch của mình.
Tình yêu nảy nở trong tâm hồn Acxinhia xiết bao kỳ lạ: lúc nào nàng
cũn nh ở trong trạng thái không kiểm soát nổi, hồi hộp và rạo rực đón chờ
vừa hoảng sợ trớc một thứ tình cảm mới mẻ, cha từng thấy cứ ngày một lớn
lên trong mình nh một mầm cây căng nhựa. Acxinhia không dấu nổi những
run rẩy, những rung động mãnh liệt của cõi lòng, tất cả cứ hiện hình lên
từng khoé mắt, từng ánh nhìn, từng nét môi.
Trạng thái tinh thần xao xuyến cực điểm luôn thờng trực ở Acxinhia.
Nàng không có thói quen dấu diếm những cảm xúc của mình. Trong tác

phẩm bốn lần Acxinhia bỏ đi theo Grigôri, lần nào cũng hồi hộp. Niềm vui
24
sớng, hân hoan, những kỳ vọng về hạnh phúc hiện ra trên nét mặt biểu cảm
tuyệt vời của nàng. Lần đầu tiên, khi nhận đợc tin nhắn của Grigôri gọi đi
Cu-ban (sau lại đi Iagôtnôie). "Từ sáng, hai gò má Acxinhia cứ đỏ hây hây.
Mắt nàng long lanh nom trẻ hẳn ra" (237/I). Lần thứ hai Grigôri hẹn nàng
đến Vôsenxcair. Sau bao năm xa cách, tình yêu xa lại hồi sinh và còn rực
cháy gấp bội lần. Acxinhia đi tìm Grigôri, sẵn sàng từ bỏ gia đình vợt qua
lửa đạn chiến tranh, chỉ cần Grigôri lên tiếng gọi. Bao nhiêu chờ đợi, rạo
rực, yêu thơng bừng bừng trong tim khiến chân nàng chạy nhanh đến nỗi
một gã lực điền nh Prôkho không tài nào theo kịp. Khi vừa nhìn thấy ngời
yêu "vừng trán trắng trắng của nàng đầm đìa mồ hôi. Trên khuôn mặt nhợt
nhạt, trong hai con mắt mở trừng trừng hung dữ cháy lên ngọn lửa tình
cuồng dại dến nỗi Grigôri vừa nhìn thấy nàng trái tim chàng đã run lên sung
sớng" (636/III).
Bao nhiêu chờ đợi khắc khoải, bao nhiêu nhung nhớ đêm ngày tình
yêu vô bờ bến đều chất chứa trong ánh mắt Acxinhia. Đôi mắt nàng là cả
một thế giới ngôn ngữ đặc sắc; hé mở cánh cửa bí ẩn, dào dạt cảm xúc - đôi
mắt của ngời đàn bà có tâm hồn mãnh liệt, có những tình cảm lớn, say đắm
"trong ánh mắt nàng nung nấu một cái gì rất đáng thơng, nhng đồng thời
cũng vô cùng tàn nhẫn hệt nh mắt con thú bị vây bắt, làm cho trong khi
nhìn nàng Grigôri bỗng thấy ngợng ngùng đau khổ" (637/III). Trong ánh
mắt kỳ lạ của Acxinhia, Grigôri đã đọc thấy một niềm khát yêu đơng vừa
sôi nổi vừa đau đớn vừa chất chứa hy vọng vừa âm thầm tuyệt vọng. Tâm
hồn Acxinhia lúc ấy đã mang những vết thơng đau. Lần thứ hai, hạnh phúc
đến với họ quá ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn có hai ngày cho cả một sự chờ đợi
thăm thẳm
Sôlôkhôp rất chú trọng đến những nét ngoại hình tâm lý của Acxinhia
lần ra đi thứ ba, giấc mơ về hạnh phúc vẫn làm Acxinhia ngời lên niềm háo
hức; chỉ có điều lần này sự biểu hiện thật dịu dàng sâu lắng: "cặp mắt đen

của nàng long lanh, toả ra những tia hân hoan dới chiếc khăn len trắng lồm
xòm nàng mỉm cời vì thấy ớc mơ của mình sao mà đợc thực hiện bất ngờ
và lạ lùng đến thế" (383/IV). Acxinhia lúc nào cũng thế, sẵn sàng vì tình
yêu mà làm bất cứ việc gì. Cuộc đời nhiều cay đắng đã dạy cho nàng biết v-
ơn tới hạnh phúc. Toàn bộ đời sống nội tâm của nàng lúc nào cũng sục sôi,
nung nấu những khát vọng tình yêu. "Nàng mỉm cời, từng đờng gân thớ thịt
đều cảm thấy có Grigôri bên cạnh và không hề nghĩ rằng mình phải trả giá
25

×