Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN ĐÒI LẠI TÀI SẢN CỦA CHỦ SỞ HỮU VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.26 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ
HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN ĐÒI LẠI TÀI SẢN CỦA CHỦ SỞ HỮU VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG

BÀI TẬP LỚN / BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật dân sự Việt Nam
Mã phách:…………………………………

Hà Nội – Ngày 22/08/2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống ngày nay, một trong những vấn đề nóng hổi đang được
rất chú ý đó là hiện là hiện tượng lừa đảo, lợi dụng sự ngây ngô và bản chất cả
tin của con người để thực hiện những hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác trong các giao dịch dân sự. Không để cho vấn đề ngày càng nhức nhối,
ngay lập tức pháp luật đã được sinh ra nhằm đưa ra những biện pháp, chính
sách trong trong các bộ luật dân sự để lấy lại cơng bằng và quan trọng hơn đó
là địi lại những tài sản bị mất cắp của người bị hại. Những quy định trong bộ
luật dân sự giúp người dân có thêm hiểu biết và trang bị những kiến thức để
phòng vệ nếu khơng may gặp phải vấn đề đã nói ở trên. Trong bộ luật dân sự
2015, quyền đòi lại tài sản mang ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ về mặt
kinh tế - xã hội mà còn cả về mặt xây dựng pháp luật và bảo vệ quyền lợi của


các chủ thể tham gia dân sự.
Vấn đề này luôn luôn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, kẻ xấu ngày
càng nhiều và những hành vi ngày càng tinh vi và tiểu xảo hơn nhằm lánh
luật. Chính vì thế em quyết định tìm hiểu chủ đề “Phân tích quy định của
pháp luật dân sự và hiện hành về quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu và thực
tiễn áp dụng’’ để hiểu rõ hơn về các quy định trong bộ luật này và có thể áp
dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống.
Đối tượng nghiên cứu sẽ bao gồm những quy định hiện hành về quyền
đòi lại tài sản của chủ sở hữu và những trường hợp gặp trong thực tiễn để áp
dụng chúng.
Do kiến thức còn hạn chế mà bài làm của em sẽ không tránh khỏi thiếu
sót, em mong nhận được sự nhận xét của thầy, cơ để bài được hồn thiện hơn.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ
QUYỀN ĐÒI LẠI TÀI SẢN CỦA CHỦ SỞ HỮU
1.1.

Khái niệm

1.1.1. Tài sản
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất
động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và
tài sản hình thành trong tương lai.
1.1.2. Chủ sở hữu
- Chủ sở hữu là chủ thể có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối
với một tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận.

1.1.3. Quyền đòi lại tài sản
- Quyền đòi lại tài sản là quy định mới được ghi nhận lần đầu tiên tại
Bộ luật dân sự 1995 liên quan đến vấn đề quyền sở hữu, trước đây Pháp lệnh
Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành không đề cập
đến quy định nêu trên.
- Theo đó, chủ thể sở hữu hợp pháp có quyền địi lại tài sản của mình từ
người đang chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật, đây được xem là một trong
những quyền năng quan trọng để chủ thể bảo vệ quyền sở hữu của mình. Chủ
thể có quyền tự đòi lại tài sản hoặc nhờ cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực
hiện các trình tự, thủ tục để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp.

2


1.2.

Quy định của đòi lại tài sản của chủ sở hữu (Bộ luật dân sự 2015)

Theo Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra quy định về quyền đòi lại
tài sản như sau:
“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền địi lại
tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản
khơng có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu khơng có quyền địi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ
thể đang có quyền khác đối với tài sản đó”.
- Như vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản theo quy định của pháp luật
hiện hành thì quyền địi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền buộc các chủ thể là người có
hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015, chủ sở hữu
đối với tài sản có quyền địi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu sẽ khơng thể địi lại tài sản của
mình.
- Chủ sở hữu khơng có quyền địi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể
đang có quyền đối với tài sản đó theo quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật
dân sự năm 2015. Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở
hữu nhưng cũng đồng thời bảo vệ các chủ thể có một số quyền đối với tài sản
của chủ sở hữu như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng hay quyền đối với bất
động sản liền kề. Chính bởi vì thế mà chủ sở hữu tài sản khơng thể địi lại tài
sản trong trường hợp này.

3


1.3. Quyền đòi lại tài sản
1.3.1. Đối với trường hợp là người có hành vi đối với tài sản khơng có
căn cứ pháp luật.
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền địi lại tài
sản từ người chiếm hữu vi phạm quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp
luật hoặc người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ
pháp luật. Vậy nên trong trường hợp này, chủ sở hữu và chủ thể có quyền
khác đối với tài sản đều có quyền địi lại tài sản.
- Chủ sở hữu khơng có quyền địi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ
thể đang có quyền khác đối với tài sản đó do pháp luật có những quy định đặc
biệt để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người có quyền khác đối với tài sản
và họ được thực hiện một số quyền năng nhất định trên tài sản của người
khác.
1.3.2. Đối với trường hợp là người chiếm hữu ngay tình

Đối với người chiếm hữu ngay tình, pháp luật có những quy định riêng đối
với loại chủ thể này, cụ thể như sau:
- Quyền đòi lại động sản khi không phải đăng ký quyền sở hữu
+ Hợp đồng khơng có đền bù: Nếu người chiếm hữu ngay tình có được
động sản này thơng qua hợp đồng khơng có đền bù với người khơng có quyền
định đoạt tài sản.
+ Hợp đồng có đền bù: Nếu người chiếm hữu ngay tình có được động
sản này thơng qua hợp đồng có đền bù và động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc
trường hợp khác bị chiếm hữu ngồi ý chí của chủ sở hữu.
4


- Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản.
- Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất
động sản từ người chiếm hữu ngay tình.
- Các trường hợp khơng được địi lại:
+ Đối với tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba
ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao
dịch thì giao dịch đó có hiệu lực và tài sản khơng bị địi lại.
+ Đối với tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này
thơng qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà
theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài
sản nhưng sau đó chủ thể này khơng phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị hủy, sửa thì tài sản khơng bị địi lại.
1.4. Điều kiện đòi lại tài sản
Việc kiện đòi lại tài sản cần có những yêu cầu cụ thể như sau:
- Thứ nhất là về nguyên đơn:
+ Các chủ thể là người kiện đòi lại tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản

đó được xác lập theo những căn cứ do Bộ luật dân sự năm 2015 quy định và
chủ sở hữu cũng cần có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
với tài sản cũng có thể là người có quyền khác đối với tài sản thông qua
những căn cứ xác lập quyền được pháp luật quy định cụ thể.
+ Các chủ thể là chủ sở hữu cần phải chứng minh được quyền sở hữu của
mình đối với tài sản đang bị bị đơn chiếm giữa bất hợp pháp.
Cần lưu ý rằng chủ thể ở đây có thể là bất kì ai, là cá nhân hoặc tổ chức là
người có thể chứng được mình có quyền sở hữu hay có quyền khác đối với tài
sản đang bị bị đơn chiếm hữu bất hợp pháp theo đúng quy định pháp luật. Các
chủ thể là người chiếm hữu khơng ngay tình và khơng có căn cứ pháp luật sẽ
5


trả phải lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người có quyền khác đối với tài sản
đó.
-

Thứ hai đối với bị đơn:

+ Các chủ thể là người bị kiện, có thể là người đang thực tế chiếm hữu tài
sản khơng có căn cứ pháp luật và khơng ngay tình như các tài sản do hành vi
trộm cắp, cướp, lừa đảo mà có hay biết tài sản đó là của gian mà vẫn mua,
hoặc nhặt được tài sản do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đánh rơi, bỏ
quên,… nhưng các chủ thể này lại không giao nộp cho cơ quan chức năng.
+ Đối với trường hợp người sử dụng tài sản khơng có căn cứ pháp luật
khơng ngay tình nhưng đã giao tài sản cho người thứ ba thì người thứ ba cũng
có nghĩa vụ hồn trả tài sản đó nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
u cầu hồn trả.
+ Hay nói chung lại khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp ngồi ý chí của họ thì người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó đều phải

trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó được quy
định cụ thể tại khoản 1 Điều 581 Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Đối với trường hợp khi bị đơn là người chiếm hữu khơng có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình mà tài sản là động sản không phải đăng ký quyền
sở hữu như thông qua một giao dịch có đền bù và theo ý chí của người chiếm
hữu, thì chủ sở hữu sẽ khơng có quyền địi lại tài sản người đang thực tế
chiếm giữ mà sẽ kiện người mình đã chuyển giao tài sản theo hợp đồng vì đây
là trách nhiệm theo hợp đồng đã ký trước đó giữa các bên.
+ Trong trường hợp khi bị đơn là người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp
luật ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì
chủ sở hữu có quyền u cầu địi lại tài sản. Bởi vì đối với những tài sản này
người mua chỉ có quyền sở hữu khi sang tên đăng ký chuyển quyền sở hữu từ
người chủ sở hữu.
+ Còn trong trường hợp các chủ thể là người chiếm hữu không ngay tình
thơng qua giao dịch với người chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan tòa án
hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc mua bán thơng
qua bán đấu giá thi hành án nhưng sau đó những căn cứ trên khơng cịn thì
các chủ thể là người chiếm hữu ngay tình có quyền sở hữu những tài sản mà
6


mình đã mua theo đúng quy định pháp luật hiện hành trong hệ thống pháp luật
Việt Nam.
1.4.1. Kiện đòi lại
- Kiện đòi lại tài sản là một trong các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 166 BLDS năm 2015 quy
định:
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền địi lại tài sản
từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản khơng
có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu khơng có quyền địi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể
đang có quyền khác đối với tài sản đó”.
- Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự của chủ sở hữu; được pháp luật bảo
hộ. Trong trường hợp tài sản của chủ sở hữu đang do người khác chiếm hữu
không dựa trên sự định đoạt ý chí của chủ sở hữu; thì chủ sở hữu có quyền
yêu cầu người đang thực tế chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản cho
mình.
1.4.2. Các yếu tố để chủ sở hữu đòi lại tài sản
- Điều 166, 167, 168 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định trong
việc kiện đòi lại tài sản thì chủ sở hữu được lấy lại tài sản khi có đầy đủ
các yếu tố sau đây:
+ Tài sản rời khỏi chủ sở hữu hay rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp
ngồi ý chí của họ hoặc theo ý chí của họ như người thứ ba có vật thơng qua
giao dịch không đền bù.
+ Các chủ thể là đối tương thực tế đang chiếm giữ tài sản là người chiếm
hữu khơng có căn cứ pháp luật khơng ngay tình.
+Tài sản hiện đang còn trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp đối với
tài sản đó.

7


+ Tài sản khơng cịn là bất động sản hoặc động sản in phải đăng ký quyền trường hợp
khác do pháp luật Việt Nam quy định.

CHƯƠNG II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Trong những năm vừa qua, các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu
ngày càng tăng. Trong đó chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến tài sản và
quyền sở hữu. Dưới đây là một bản án trong rất nhiều bản án xảy ra thực tế
hiện nay về tranh chấp tài sản.

2.1. Bản án điển hình
BẢN ÁN 15/2017/DSST NGÀY 05/12/2017 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI LẠI
TÀI SẢN
Ngày 05 tháng 12 năm 2017, tại Phòng xử án Tòa án nhân dân huyện Tiểu
Cần xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 186/2017/TLST–DS,
ngày 24 tháng 02 năm 2017; về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản”; theo Quyết
định đưa vụ án ra xét xử số: 21/2017/QĐXXST-DS, ngày 14/11/2017, giữa:
Nguyên đơn: Ông Lê Văn U, sinh năm 1968; Địa chỉ: Ấp A, xã B, huyện T,
tỉnh Trà Vinh (có mặt).
Người đại diện ủy quyền của Ơng Lê Văn U có: Anh Lâm Khắc S, sinh năm
1977; Địa chỉ: số 34, đường N, khóm M, phường P, thành phố Q, tỉnh Trà
Vinh (có mặt).
Bị đơn: Bà Lê Thị D, sinh năm 1952; Địa chỉ: khóm C, thị trấn D, huyện T,
tỉnh Trà Vinh (vắng mặt không lý do).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện ngày 09/02/2017 và đơn khởi kiện bổ sung
ngày 14/9/2017, trong quá trình giải quyết và tại phiên tịa ngun đơn Ơng
Lê Văn U tự trình bày ý kiến không ủy quyền cho anh Lâm Khắc S:
Do chỗ quen biết nên ơng có cho Bà Lê Thị D vay tiền rất nhiều lần tổng cộng
bằng 175.000.000 đồng cịn ngày, tháng, năm cho vay nay ơng khơng nhớ,
những lần vay đều có viết biên nhận, đến ngày 22/11/2004 DL bà D đến gặp
8


ông hỏi vay tiền thêm, do không có tiền nên ông dẫn bà D lại gặp ông Lưu
Văn T để hỏi vay, do ơng T khơng có tiền cho bà D vay lúc này bà D hỏi
mượn tiền ông để về xe ơng chỉ cịn 1.355.000 đồng nên đưa cho bà D mượn,
hai bên thống nhất viết lại tờ thế chấp hỏi tiền tổng cộng bằng 176.355.000
đồng ngày viết tờ thế chấp hỏi tiền ông chỉ giao cho bà D bằng 1.355.000
đồng, phần còn lại là nợ cũ trước. Sau khi viết tờ thế chấp hỏi tiền ông đã trả

lại các biên nhận trước đây cho bà D, ông là người viết tờ thế chấp hỏi tiền,
khi viết xong ông đọc lại cho bà D và ông T nghe rồi bà D và ông T cùng ký
tên với ông, tờ thế chấp hỏi tiền ông viết thành ba bản, ông một bản, bà D một
bản và ông T một bản. Mục đích vay tiền bà D kêu ơng ghi để dùng vào việc
làm ăn kinh doanh tại gia đình cịn bà D có kinh doanh hay khơng thì ơng
khơng biết, tiền vay bà D hứa từ ngày vay đến cuối tháng 12 hoặc qua tháng
01/2005 sẽ trả đủ vốn cho ông, còn nếu bà D không giữ đúng lời hứa bà D sẽ
tự nguyện giao căn nhà và đất tọa lạc tại khóm C, thị trấn D cho ơng để trừ
nợ. Từ khi vay tiền đến nay bà D không trả vốn và cũng khơng đóng lãi cho
ơng, tiền vay ơng có gặp bà D địi nhiều lần nhưng bà D khơng trả. Năm 2013
ơng có làm đơn u cầu Ban nhân dân khóm C giải quyết buộc bà D trả cho
ông bằng 176.355.000 đồng, nhưng ở địa phương mời bà D khơng đến và ơng
có làm đơn khởi kiện tại Tịa án do thời điểm này ơng té chấn thương nên bỏ
qua cho đến nay. Tại đơn khởi kiện ngày 09/02/2017 ông yêu cầu bà D phải
trả số tiền vốn vay bằng 176.355.000 đồng, ơng khơng u cầu tính lãi. Ngày
14/9/2017 ơng có đơn xin thay đổi nội dung đòi lại tài sản yêu cầu bà D phải
trả cho ông số tiền bằng 176.335.000 đồng, ông không yêu cầu tính lãi và tại
phiên tịa ơng chỉ u cầu bà D trả cho ơng bằng 176.000.000 đồng, khơng
u cầu tính lãi.
Tại biên bản ghi lời khai ngày 15/3/2017 của bị đơn Bà Lê Thị D trình bày:
Bà khơng có hỏi vay của Ông Lê Văn U số tiền bằng 176.355.000
đồng, nhưng có lần ơng U đưa cho bà bằng 30.000.000 đồng để cho người
khác vay dùm, ông U là người nhận lãi, sau đó người vay đã bỏ địa phương đi
đâu không rõ, giữa bà và ông U đã giải quyết xong số tiền 30.000.000 đồng.
Bà nhớ có ký cho ông U một tờ giấy để làm tin với người khác là có người
thiếu tiền ơng U, cịn nội dung trong tờ giấy bà ký tên như thế nào thì bà
khơng biết, cịn tờ thế chấp hỏi tiền mà ơng U khởi kiện là bà khơng có vay và
chữ ký trong tờ thế chấp hỏi tiền không phải là chữ ký của bà. Nay bà không
đồng ý trả cho ông U số tiền bằng 176.355.000 đồng.
Những vấn đề các bên đương sự thống nhất: Khơng có

Những vấn đề các bên đương sự không thống nhất:
9


Ông Lê Văn U yêu cầu Bà Lê Thị D trả cho ông bằng 176.000.000 đồng, ông
U không yêu cầu tính lãi. Bà Lê Thị D khơng thừa nhận có vay tiền của ông U
nên không đồng ý trả theo yêu cầu của ông U.
Kiểm sát viên tham gia phiên tịa phát biểu ý kiến: Trong q trình giải quyết
vụ án từ khi thụ lý vụ án cho đến xét xử, Thẩm phán, Hội đồng xét xử đã chấp
hành đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục giải quyết
vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đương sự tham gia tố
tụng trong vụ án đã thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự. Riêng bị đơn chưa chấp hành đúng quy định
cịn vắng mặt khơng có lý do chính đáng trong q trình giải quyết vụ án.
Về nội dung vụ án: Sau khi tóm tắt nội dung vụ án vị đề nghị Hội đồng xét xử
buộc Bà Lê Thị D trả cho ông Lê Văn U bằng 176.000.000 đồng.
Về án phí, chi phí giám định đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên
tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
(1) Về tố tụng: Bị đơn Bà Lê Thị D có hộ khẩu thường trú ở khóm C, thị trấn
D, huyện T, theo quy định tại Điều 35, 39 của Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân huyện Tiểu Cần.
Bị đơn Bà Lê Thị D trong quá trình tiến hành tố tụng và giải quyết vụ án bà D
đều vắng mặt, mặc dù Tòa án đã tiến hành niêm yết hợp lệ công khai các văn
bản tố tụng nhưng bà D vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng nên Hội
đồng xét xử áp dụng Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự xét xử vắng mặt Bà Lê
Thị D.
(2) Về thời hiệu khởi kiện: Tại đơn khởi kiện ngày 09/02/2017 Ông Lê Văn U

khởi kiện yêu cầu Bà Lê Thị D trả tiền vốn vay bằng 176.355.000 đồng, ơng
U khơng u cầu tính lãi nên Tòa án thụ lý quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp
hợp đồng dân sự về vay tài sản” thì thời hiệu khởi kiện đã hết. Quá trình giải
quyết đến ngày 14/9/2017 ông U đã làm đơn thay đổi u cầu địi lại tài sản
do đó Hội đồng xét xử không áp dụng thời hiệu đối với số tiền vốn
bằng 176.355.000 đồng, ơng U khơng u cầu tính lãi, nên quan hệ tranh chấp
trong vụ án này là “Tranh chấp đòi lại tài sản”.
10


(3) Về nội dung: Tại phiên tồ ơng U u cầu bà D phải có trách nhiệm
trả cho ơng bằng 176.000.000 đồng, ơng U khơng u cầu tính lãi.
Từ khi Toà án thụ lý vụ án Bà Lê Thị D khơng thừa nhận có vay tiền của ơng
U và bà không thừa nhận chữ ký D trong tờ thế chấp hỏi tiền ngày
22/11/2004 DL ông U cung cấp là của bà nên bà không đồng ý trả theo yêu
cầu của ông U.
Ngày 22 tháng 6 năm 2017, ông U có đơn yêu cầu giám định chữ ký của bà
D. Tại kết luận giám định số: 245/KLGĐ ngày 11 tháng 8 năm 2017 của
Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Trà Vinh cho kết quả chữ ký trong tờ
thế chấp hỏi tiền ngày 22/11/2004 DL là chữ ký của Bà Lê Thị D ký. Sau khi
có kết luận giám định Tịa án có thơng báo kết quả giám định chữ ký cho bà D
biết, bà khơng có ý kiến khiếu nại về kết luận giám định số 245/KLGĐ ngày
11 tháng 8 năm 2017 của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Trà Vinh, bà
từ chối nhận các văn bản tố tụng của Tòa án tống đạt cho bà và bà D cũng
không cung cấp chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của bà. Từ đó, có cơ
sở Bà Lê Thị D có nhận của Ơng Lê Văn U bằng 176.355.000 đồng. Tại phiên
tịa do ơng U tự nguyện yêu cầu bà D trả bằng 176.000.000 đồng là thấp hơn
số tiền so với đơn khởi kiện ban đầu nên Hội đồng xét xử chấp nhận.
(4) Về án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu án phí theo quy định của pháp
luật.

Ngun đơn Ơng Lê Văn U khơng phải chịu án phí.
(5) Về chi phí giám định chữ ký: Buộc Bà Lê Thị D phải chịu theo quy định
của pháp luật.
(6) Xét thấy, đề nghị của Vị đại diện Viện kiểm sát tại phiên tồ là có căn cứ
theo quy định pháp luật nên Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của Vị đại
diện Viện kiểm sát.
Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

11


Căn cứ Điều 5, 26 khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39, các điều 91, 92, 147,
161, 228 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Áp dụng Điều 166 của Bộ Luật dân sự năm 2015
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ông Lê Văn U yêu cầu Bà Lê Thị
D hoàn trả số tiền bằng 176.000.000 đồng. Ơng U khơng u cầu tính lãi.
Buộc Bà Lê Thị D có trách nhiệm hồn trả cho Ơng Lê Văn U số tiền bằng
176.000.000 đồng. Ơng U khơng u cầu tính lãi.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của bên được thi hành án, cho đến khi
thi hành án xong, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu thêm cho bên
được thi hành án khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi
suất được quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng
với thời gian chưa thi hành án.
2. Về án phí: Buộc bị đơn Bà Lê Thị D phải chịu 8.800.000 đồng án phí dân
sự sơ thẩm.

Nguyên đơn Ơng Lê Văn U khơng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả
số tiền tạm ứng án phí đã nộp bằng 4.408.875 đồng theo biên lai thu tiền
số 0008646 ngày 24-02-2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Tiểu Cần,
tỉnh Trà Vinh cho Ông Lê Văn U.
3. Về chi phí giám định: Buộc Bà Lê Thị D phải chịu 1.515.000 đồng để
hoàn trả lại cho Ông Lê Văn U.
4. Về quyền kháng cáo: Nguyên đơn có quyền kháng cáo bản án trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, bị đơn có quyền kháng cáo bản án trong hạn
15 ngày kể từ ngày nhận bản án hoặc bản án được niêm yết công khai nơi cư
trú để xin Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh xét xử lại theo trình tự phúc thẩm.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án
dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành
án theo qui định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời
12


hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án
dân sự./.

13


KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu ta thấy được khái niệm, quy định và những
điều kiện trong bộ luật dân sự về địi lại tàn sản. Những biện pháp, chính sách
trong các bộ luật dân sự để lấy lại công bằng và quan trọng hơn đó là địi lại
những tài sản bị mất cắp của người bị hại.
Quyền đòi lại tài sản có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc xây
dựng pháp luật và bảo vệ các bên chủ thể tham gia. Để đòi lại tài sản cần cần

đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác. Cần có những nghiên cứu,
nhìn nhận đánh giá nghiêm túc về vấn đề này. Có sự kiểm tra, nhìn nhận ra
những khuyết điểm, hạn chế và mở rộng, bổ sung hợp lý, đúng đắn, chính xác
về quyền địi lại tài sản trong pháp luật Việt Nam, nói chung và bộ luật dân
sự nói riêng thì mới mong có phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay và góp
phần to lớn trong sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, đảm bảo sự
thúc đẩy lưu thông dân sự và đi lên của cuộc sống, xã hội con người.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ luật dân sự 2015
Ngày truy cập cuối: 22/08/2021.
[2]. Kiện đòi lại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Ngày truy cập cuối: 22/08/2021.

15



×