Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67 KB, 5 trang )

Đề số 4: Phân tích quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm
định giá Việt Nam hiện nay.
Bài làm:
I. MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về thẩm định giá
(mua bán, cầm cố, thế chấp, đầu tư, bảo hiểm, tính thuế...) cũng ngày một tăng
theo. Tuy nhiên hiện nay, thẩm định viên vẫn nằm trong bối cảnh cung không đủ
cầu. Thế giới có ủy ban chuẩn mực thẩm định giá Quốc tế và tại các nước Đông
Nam Á có Hiệp hội thẩm định giá ASEAN. Tại Việt Nam, đây còn là một nghề
mới. Hiện tại cả nước mới chỉ có trên 200 thẩm định viên được cấp thẻ hành
nghề trong khi con số cần thiết phải gấp 2-3 lần.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm và các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ
thẩm định giá Việt Nam hiện nay
Theo Điều 4, Pháp lệnh giá của Việt Nam, ngày 8-5-2002: “Thẩm định giá
là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại
một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông
lệ quốc tế”. Thẩm định giá là một nghề độc lập trong xã hội, tương tự như kế
toán, kiểm toán. Công việc của họ là phải định giá một mặt hàng nào đó như bất
động sản, máy móc, giá trị doanh nghiệp... Vì vậy đòi hỏi người làm nghề cần có
một trình độ chuyên môn cao.
Các quy định về điều kiện thành lập thẩm định giá được ghi nhận tại Nghị
định 101/2005/NÐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về thẩm định giá, Thông
tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị
định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về thẩm
định giá. Cụ thể như sau:
1.1. Hình thức của Doanh nghiệp thẩm định giá:
Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên, hai thành
viên trở lên); Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.



Các doanh nghiệp thẩm định giá tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp
luật doanh nghiệp phù hợp với từng loại hình.
1.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá:
Là doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam nên ngoài các điều kiện về thành
lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm
định giá còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, có từ 3 thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá còn giá
trị hành nghề trở lên, trong đó người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá.
Thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận
trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Ngoài việc xem xét những đặc
điểm riêng biệt của từng tài sản như hình dạng của mảnh đất, kích thước ngôi
nhà, người thẩm định còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với
khả năng sinh lời trong tương lai) và những yếu tố luật pháp ảnh hưởng đến giá
trị tài sản (quyền sở hữu, giấy phép...). Chính sự phức tạp trong đối tượng thẩm
định giá, cũng như giá trị rất lớn của các tài sản thẩm định đã làm cho hoạt động
này hết sức khó khăn và không phải ai cũng làm được. Hầu như tài sản nào cũng
có biên độ dao động giá. Vì vậy để đưa ra một mức giá hợp lý nhất, không cao
quá, cũng không thấp quá là điều không đơn giản. Việc đòi hỏi doanh nghiệp
thẩm định giá phải có từ 3 thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá
còn giá trị hành nghề trở lên, để có những góc nhìn nhiều phía, thảo luận cẩn
thận và có căn cứ chắc chắn khi doanh nghiệp đưa ra một kết luận về giá.
Thứ hai, chủ doanh nghiệp tư nhân thẩm định giá phải là thẩm định viên về
giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá chỉ được làm chủ
một doanh nghiệp thẩm định giá tư nhân. Thành viên hợp danh của công ty thẩm
định giá hợp danh phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá;
một thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá chỉ được làm một thành
viên hợp danh của một công ty thẩm định giá hợp danh.
Tuỳ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp thẩm định giá mà pháp luật
quy định những yêu cầu đối với chủ doanh nghiệp, người đại diện và các thành



viên khác. Đây là nghề đòi hỏi trách nhiệm trước pháp luật rất cao. Đứng đầu và
điều hành doanh nghiệp thẩm định giá thì chủ doanh nghiệp phải hiểu biết về
lĩnh vực thẩm định giá và không được cùng lúc đứng đầu 2 doanh nghiệp thẩm
định giá để đảm bảo có thể quản lý hoạt động của công ty một cách tốt nhất.
Thứ ba, có đăng ký cung cấp hoạt động tư vấn thẩm định giá, các hoạt động
có chức năng thẩm định giá với cơ quan đăng ký kinh doanh
Tư vấn thẩm định giá là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Với tư cách tổ
chức quyền lực chính trị công, Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về thẩm định giá. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định
giá, thông qua pháp luật, Nhà nước quy định: nội dung quản lý nhà nước về thẩm
định giá, thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản với Bộ Tài
chính (Cục Quản lý giá) về việc thành lập doanh nghiệp thẩm định giá và danh
sách thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp;
Trong quá trình hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải
thường xuyên đảm bảo có đủ điều kiện nêu trên. Trường hợp sau 3 tháng liên tục
doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định này
thì phải ngừng hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về chất lượng dịch vụ thẩm định giá phải cung cấp theo
hợp đồng đã ký (nếu có) trong thời gian này.
Trong quá trình hoạt động nếu doanh nghiệp thẩm định giá có thẩm định
viên về giá mới đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp; thẩm định viên hành nghề
vi phạm pháp luật bị truất quyền hành nghề thẩm định giá hoặc chuyển đi, bỏ
nghề thì doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo với Bộ Tài chính (Cục
Quản lý giá) danh sách các thẩm định viên đó trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
thẩm định viên đăng ký hành nghề hoặc từ ngày thẩm định viên hành nghề chấm
dứt hành nghề tại doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được

thông báo danh sách thẩm định viên hành nghề tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính


(Cục Quản lý giá) xem xét, bổ sung và thông báo danh sách thẩm định viên về
giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá.
1.3. Vài nét về dịch vụ thẩm định giá quy định tại Luật giá 2012
Về cơ bản, luật giá 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013
cũng quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá Việt Nam giống
với Nghị định 101/2005/NÐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về thẩm định
giá. Quy định tại Chương IV, Mục 3. DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ,
Điều 38. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá, Điều
39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định
giá. Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của
pháp luật. Các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ thẩm định giá cũng tương tự những quy định về điều kiện kinh doanh
dịch vụ thẩm định giá Việt Nam giống với Nghị định 101/2005/NÐ-CP như một
doanh nghiệp thẩm định giá phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký
hành nghề tại doanh nghiệp và trong đó có các thành viên chủ chốt là thẩm định
viên về giá.
2. Thực trạng hoạt động thẩm định giá hiện nay và hướng khắc phục
Thẩm định giá Việt Nam mới bắt đầu hình thành và phát triển, trình độ còn
thấp so với các nước khu vực và thế giới, thị trường còn nhỏ bé. Thị trường bất
động sản chưa thực sự lành mạnh, còn thiếu sự minh bạch và có nhiều sự mập
mờ về nguồn thông tin, thị trường chứng khoán đang xây dựng những bước đi
ban đầu, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn chậm… nên tuy nhu
cầu thẩm định giá có tăng lên song thị trường dịch vụ này ở nước ta vẫn chưa
phát triển như các nước trong khu vực.
Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá còn yếu cả về số
lượng lẫn chất lượng, cung chưa theo kịp cầu. Theo số liệu tại Thông báo số

47/TB-BTC ngày 21/01/2011 của Bộ Tài chính thì ở nước ta mới có 238 thẩm
định viên được công nhận đủ điều kiện hành nghề. Mặt khác, phần lớn những
người tham gia vào hoạt động thẩm định giá đều có xuất phát điểm từ các ngành


Tài chính ngân hàng và lĩnh vực khoa học nghệ thuật, rất ít người được đào tạo
một cách chính quy về thẩm định giá.
Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp thẩm định giá đều chưa xây dựng được
ngân hàng dữ liệu có khả năng đáp ứng được nhu cầu thẩm định giá, việc thu
thập dữ liệu thông tin thị trường còn mang nặng tính chất vụ việc, thủ công. Hơn
nữa, để xây dựng được mô hình ngân hàng dữ liệu này đôi khi vượt quá khả
năng của từng Công ty do đòi hỏi nhân lực và kinh phí khá lớn. Về cơ bản và lâu
dài Việt Nam cần xây dựng một ngân hàng dữ liệu phục vụ chung cho tất cả các
Doanh nghiệp thẩm định giá.
Một số văn bản hiện hành của Nhà nước liên quan đến một số lĩnh vực hoạt
động và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá cần được tiếp tục nghiên cứu, chẳng
hạn: xác định giá trị tài sản vô hình như lợi thế thương mại, giá trị thương hiệu,
phát minh sáng chế… Hoạt động thẩm định giá chưa gắn trách nhiệm cá nhân
với kết quả thẩm định.
III. KẾT LUẬN
Tóm lại, Có thể nói rằng, ngành thẩm định giá ở Việt Nam có những bước
đi đầu tiên khá muộn so với các nước trên thế giới, nhưng hiện tại đã, đang phát
triển về chiều sâu và rộng. Có thể coi thẩm định giá là một trong những công cụ
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, của nền
kinh tế, hạn chế thất thoát, tiêu cực, nâng cao khả năng cạnh tranh….Nhu cầu về
thẩm định giá trị tài sản và dịch vụ thẩm định giá tuy mới xuất hiện và phát triển
ở nước ta trong những năm gần đây nhưng đã có những ảnh hưởng đáng kể đến
nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Do vậy, rất cần được sự quan tâm, phối
hợp đồng bộ của các Bộ ngành trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm
làm cho dịch vụ này phát triển một cách lành mạnh, trở thành động lực thúc đẩy

nền kinh tế.



×