Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hãy phân tích quy định về chủ thể của tội phạm trong PLHS Hoa kỳ? So sánh với quy định của PLHS Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.85 KB, 8 trang )

1. Hãy phân tích quy định về chủ thể của tội phạm trong PLHS Hoa kỳ?
So sánh với quy định của PLHS Việt Nam?
1.1 Chủ thể của tội phạm trong PLHS Hoa Kỳ:
Trong PLHS Hoa Kỳ, theo common law, trẻ em dưới 7 tuổi (age of reason)
được coi là không có năng lực phạm tội (incapable of committing a crime) vì họ
không có khả năng hiểu biết để hiểu rằng hành vi của họ vi phạm các tiêu chuẩn
về hành vi của cộng đồng chấp nhận được, từ 7 đến dưới 14 tuổi được giả định là
có thể bác bỏ năng lực phạm tội trong một số trường hợp ( chứng minh có thuộc
về bên công tố ), từ 14 tuổi trở lên được giả định là có năng lực phạm tội.
Như chúng ta đã biết ở Hoa Kỳ có hai hệ thống pháp luật hình sự cùng
song song tồn tại, đó là: Hệ thống PLHS ở cấp độ liên bang và hệ thống PLHS ở
cấp độ các bang. Cho nên, đối với tuổi chịu TNHS của chủ thể phạm tội theo
pháp luật hình sự Hoa Kỳ được quy định theo PLHS của các bang. Tất cả các
bang đã ban hành pháp luật về việc tạo ra tòa án vị thành niên để xử lý việc xét
xử của thiếu niên, thường dưới mười tám, cho hành vi tội phạm chứ không phải
họ bị truy tố hình sự như một người lớn. Tuy nhiên, một đứa trẻ mười ba tuổi
phạm tội phạm liên quan đến bạo lực có thể bị xử như một người lớn ở nhiều
khu vực pháp lý của các bang.
Ngoài ra, PLHS Hoa Kỳ còn quy định pháp nhân cũng có thể bị coi là chủ
thể của tội phạm. Điều 2.07 BLHS mẫu 1962 xác định:
“Các tập đoàn ( công ty ), các hiệp hội đều có thể là những chủ thể của tội
phạm ( trừ các tập đoàn và các hiệp hội được sáng lập với tính chất là các cơ
quan nhà nước hay được nhà nước sang lập để thực hiện những chương trình của
nhà nước ).
Các tập đoàn và các hiệp hội đều có thể bị truy cứu TNHS nếu không thực
hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện.
1
TNHS mà các tập đoàn và hiệp hội phải gánh chịu là vì ban lãnh đạo hoặc
người đại diện của tập đoàn và hiệp hội do sơ xuất trong hành vi của mình ( thay
mặt cho tập đoàn và hiệp hội ) mà đi đến chỗ phạm tội.”
Trong hệ thống hình phạt của liên bang và các bang, hình phạt tiền và thử


thách có thể được áp dụng đối với pháp nhân phạm tội.
1.2 So sánh với quy định của PLHS Việt Nam?
Do đặc điểm khác nhau về nhiều phương diện của từng quốc gia nên các đặc
điểm về tội phạm cũng như các quy định của pháp luật hình sự của các nước sẽ
có những điểm khác nhau. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Hoa
kỳ chúng ta có thể thấy những điểm khác nhau tiêu biểu về trách nhiệm hình sự
so với pháp luật hình sự của Việt Nam.
Thứ nhất, do đặc điểm Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang, mỗi bang đều có
hệ thống pháp luật riêng nên những quy định về trách nhiệm hình sự, tuổi chịu
trách nhiệm hình sự không thống nhất giữa quy định của các bang. Khác với Việt
Nam, chúng ta chỉ có một bộ luật hình sự thống nhất trên toàn quốc. Như vậy sẽ
dễ dàng hơn cho các nhà hành pháp của Việt Nam khi xem xét về trách nhiệm
hình sự của cá nhân khi thực hiện những hành vi phạm tội trong phạm vi cả
nước.
Thứ hai là độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 BLHS Việt Nam quy
định:
“ 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
2
Đối chiếu với những quy định của PLHS Hoa Kỳ về độ tuổi chịu TNHS ta
thấy độ tuổi chịu TNHS được PLHS Việt Nam quy định muộn hơn, ở PLHS Hoa
Kỳ thì khi một người đủ 7 tuổi đã phải chịu TNHS về một số tội nhất định.
Nhưng theo quy định của PLHS Việt Nam lại khác, ở Việt Nam một người chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội của mình khi người đó đủ
16 tuổi trở lên, và phải chịu trách nhiệm khi người đó thực hiện hành vi phạm tội
rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khi người đó từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Quy định như vậy do sự khác biệt giữa văn hóa,

giáo dục của hai quốc gia, và cũng thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật
Việt Nam.
Thứ ba về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Do đặc trưng của PLHS
Việt Nam là nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự nên chủ thể phạm tội
trong pháp luật hình sự Việt Nam chỉ có thể là cá nhân, chứ không thể là pháp
nhân . Đây cũng là điểm khác nhau căn bản trong vấn đề chủ thể của tội phạm
trong PLHS Việt Nam và PLHS Hoa Kỳ.
2. Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về nguồn của luật hình sự
Singapore và nên nhận xét về vấn đề đó.
2.1 Nguồn của luật hình sự Singapore:
Bộ luật hình sự là nguồn của luật hình sự Singapore nhưng không phải là
nguồn duy nhất của luật hình sự. Ngoài bộ luật hình sự còn bao gồm khoảng trên
150 văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Có thể kể đến hàng loạt đạo luật chứa
đựng những quy định về tội phạm và hình phạt như: Đạo luật về quản lí tài sản
gắn liền với nhà năm 1970, đạo luật về quyền tác giả năm 1987, Đạo luật về chất
nổ và chất phá hủy hoặc vũ khí năm 1963, Đạo luật về chống bán phá giá năm
1996, Đạo luật về bảo hiểm tiền gửi năm 2005,... Mỗi đạo luật này điều chỉnh
một mảng quan hệ xã hội đồng thời quy định tội phạm và hình phạt liên quan
3
trực tiếp đến việc vi phạm các quy định mà đạo luật đó đã xác định. Cũng có
trường hợp nhà làm luật quy định là tội phạm và phải chịu hình phạt hành vi vi
phạm quy định của đạo luật đó hoặc vi phạm các quy tắc hay mệnh lệnh được
ban hành trên cơ sở quy định của đạo luật đó. Ví dụ: Đạo luật về biểu tượng
quốc gia năm 1965 quy định tại Điều 8: “Cá nhân nào trưng bày biểu tượng quốc
gia trái với quy định của đạo luật này hoặc các quy tắc được ban hành trên cơ sở
đạo luật này... là tội phạm và bị phạt tiền tối đa là 500 USD và bị phạt tù tối đa là
6 tháng hoặc cả 2 hình phạt đó. Tuy nhiên không phải mọi đạo luật của
Singapore đều có quy định về tội phạm và hình phạt. Những đạo luật như: Đạo
luật về các tên gọi của các đơn vị hành chính năm 1950, đạo luật về quỹ phát
triển năm 1959, Đạo luật về khuyến khích phát triển kinh tế năm 1967, Đạo luật

về thủ tục hành chính năm 1965, Đạo luật về lệ phí năm 1881... không quy định
về tội phạm và hình phạt. Số lượng những văn bản quy định về tội phạm và hình
phạt chiếm đa số.
2.2 Nhận xét về vấn đề nguồn của luật hình sự Singapore.
Ưu điểm:
Với cách quy định như trên, một lượng lớn quy định về tội phạm và hình
phạt đã được tải bởi một hệ thống đồ sộ các văn bản pháp luật chuyên ngành và
do đó, Bộ luật hình sự của Singapore không cần thiết phải chứa đựng những quy
định này nữa có một số ưu điểm nổi bật.
Trước hết do được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành,
những quy định về tội phạm và hình phạt loại này rất cụ thể. Phần đầu của các
văn bản thường là điều luật định nghĩa các khái niệm cơ bản mà đạo luật sử dụng
nhằm tạo cách hiểu thống nhất về nội dung của quy định về tội phạm. Quy định
về tội phạm trong các văn bản này cũng gắn với các quy định tương ứng khác
trong đạo luật ( thông thường gắn với các quy định về các hành vi bị cấm hoặc
4
các quy định về nghĩa vụ của chủ thể). Vì vậy mặc dù quy định về tội phạm cũng
ngắn gọn như quy định về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam nhưng người tra
cứu có thể dễ dàng hiểu cụ thể nội dung của điều luật đó.
Mặt khác, với cách quy định này, một người tham gia hoạt động thuộc lĩnh
vực nào đó có thể dễ dàng xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của mình đồng
thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa đổi quy định về tội phạm và hình
phạt trong các văn bản này một cách phù hợp ngay khi cần điều chỉnh các vấn đề
có liên quan trong cùng lĩnh vực. Ở phạm vi rộng hơn, cách quy định này làm
cho các văn bản pháp luật của Singapore có tính khả thi rất cao, tránh được tình
trạng văn bản chỉ quy định về trách nhiệm của các chủ thể một cách chung chung
mà không có chế tài cụ thể để đảm bảo thực hiện.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm đó, khi quy định về nguồn của luật hình sự
Singapore như vậy cũng gặp phải một số nhược điểm. Việc quy định về tội phạm

và hình phạt ở nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành làm cho các quy định của
pháp luật Singapore không tập trung tại một văn bản, có thể không thuận lợi cho
việc tra cứu.
3. Phân tích quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình
sự và trường hợp năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế theo BLHS Đức.
Trách nhiệm hình sự là một phần quan trọng không thể thiếu trong bộ luật
hình sự mỗi nước. Vì chỉ khi có năng lực trách nhiệm hình sự thì một cá nhân
mới phải chịu trách nhiệm hình sự, mới phải chiuh những hình phạt vì hành vi
của mình.
5

×