Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 9 - Thứ 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.59 KB, 12 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG
TUẦN IX

Thứ,

Tên
Hoạt động
Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6


1 - ĐÓN
TRẺ


- Trò chuyện
về nhà bé ở.
- Trò chuyện
về xóm của
nhà bé, những
người hàng
xóm của bé.
- Trò chuyện


về những
người trong
bản làng bé
biết.
- Trò chuyện
về những thứ
cần mặc ở
trong gia
đình.
- Trò chuyện
về gia đình
đông con hay
ít con.

2 -THỂ
DỤC
VẬN
ĐỘNG


- Chuyền
bóng dưới
chân.
- Trò chơi :
gieo hạt.

- Chuyền bóng
qua đầu.
- Trò chơi :
con muỗi.


- Bài tập hô
hấp.

- Bài tập
phát triển
chung .

- Bài tập hô
hấp.
- Trò chơi :
Kéo co.

3 -HOẠT
ĐỘNG

- THỂ DỤC
:

- GDÂN :
Chiếc khăn
- MTXQ :
Trò chuyện về
bản làng của

- VĂN HỌC
:

- TẠO HÌNH


Vẽ ngôi nhà
CHUNG

Chạy nhanh
50m.

tay. bé.
- LQCC :
l – m – n
Em yêu nhà
em.
của cháu.


4 -HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI


- Bắt bóng
gọi nhanh
tên đồ vật.

- Quan sát bản
làng của bé.

- Quan sát cây
cối xung
quanh lớp.


- Quan sát
hiện tượng
thiên nhiên.

- Quan sát
bầu trời.


5 -HOẠT
ĐỘNG
GÓC

- Xây dựng bản làng của bé có nhà bé, có nhà hàng xóm,…
- Trẻ đóng vai cô giáo, vai người bán hàng, bác sĩ, gia đình có ông bà, bố,
mẹ, những người hàng xóm.
- Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát, vườn rau xanh, trồng hoa, chăm sóc
hoa.
- Trẻ biết vẽ, nặn, tô màu bản làng của bé.



6 -HOẠT
ĐỘNG TỰ
CHỌN



- Làm quen
âm nhạ

c :
Chiếc khăn
tay.

- Dạy trẻ làm
quen chữ cái :
l-m-n.
- Giáo dục lễ
phép.

- Trẻ làm quen
với thơ : Em
yêu nhà em.
- Giáo dục vệ
sinh.
- Trẻ làm
quen với bản
làng.
- Dạy trẻ làm
quen với chữ
cái.

- Nhận xét
tuyên
dương, phát
phiếu bé
ngoan.
Thứ 2
1)Đón trẻ : TRÒ CHUYỆN VỀ NHÀ BÉ Ở.
I/Mục đích

- Trẻ kể được nhà bé ở là nhà gì ? ở đâu ?
II/Chuẩn bị :
- Câu hỏi đàm thoại.
III/Tiến hành :
1) Ổn định giới thiệu :
- Cho lớp vừa đi thành vòng tròn vừa hát bài “ Chau yêu bà”
- Hôm nay các con hãy kể cho cô nghe về ngôi nhà của các con đang ở nhé.
- Ngôi nhà con đang ở là nhà gì ? Nhà ngói hay nhà tranh, nhà gỗ hay nhà sàn ?
- Những người sống chung với nhau trong một nhà gọi là gì ?
- Trong gia đình con gồm có những ai ?
- Bố con làm nghề gì ?
- Mẹ con làm nghề gì ?
- Xung quanh nhà con có cây cối gì không ?
- Cô gọi lần lươth từng trẻ đứng dậy kể.
2)Kết thúc : cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt.
000
2)Thể dục vận động : CHUYỀN BÓNG DƯỚI CHÂN.
TRÒ CHƠI GIEO HẠT.
I/Mục đích:
- Trẻ xác định được phía dưới và chân.
- Trẻ chuyền bóng bằng hai tay và không rơi bóng.
II/Chuẩn bị :
- 03 quả bóng.
III/Cách tiến hành :
- Cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát tập trung trẻ ra sân.
- Hướng dẫn trẻ xếp thành 3 hàng ngang.
- Cô hướng dẫn cách chuyền : bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng hai tay,
cúi người xuống chuyển xuống phía sau cho bạn đứng sau, bạn đứng sau tiếp tục
như thế đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đầu hàng, cứ như
thế cho thực hiện 3 – 4 lần.

- Cho trẻ chơi trò chơi : gieo hạt.
- Cô chơi cho trẻ chơi theo.
000
3)HOẠT ĐỘNG CHUNG : MÔN : THỂ DỤC
ĐỀ TÀI : CHẠY NHANH 50M.
I.Mục đích:
+ Kiến thức:
- Trẻ chạy nâng cao đùi, phối hợp chân tay nhịp nhàng, đầu không cúi.
- Trẻ thực hiện tốt bài tập phát triển chung, theo nhịp hô của cô.
+ Kỹ năng:
- Thực hiện theo đúng yêu cầu của cô.
+ Giáo dục:
- Trẻ nề nếp trong học tập, tích cực trong luyện tập.
- Giáo dục trẻ tính tự phục vụ, ý thức tổ chức kỷ luật.
+ Phát triển :
- Phát triển các nhóm cơ đặc biệt là cơ chân.
- Phát triển các tố chất thể lực, nhanh nhẹn, khéo léo.
- Phát triển khả năng chú ý.
II.Chuẩn bị :
- Sân sạch sẽ, 06 quả bóng, rổ.
- Kẻ 1 đường làm đích.
III.Phương pháp:
- Làm mẫu, thực hành.
- Tích hợp: MTXQ, âm nhạc.
IV.Tiến hành:
1/ Khởi động:
- Cho lớp đi thành vòng tròn và hát bài “đoàn tàu” cho trẻ đi – chay.
- Sau đó chuyển đội hình kết hợp bài hát, xếp thành 3 hàng ngang tập
bài phát triển chung.
2/ Trong động:

a/Bài tập phát triển chung.
+ Động tác tay: Chân rộng bằng vai, tay đưa ngang, hai tay gập lên vai.
+ Động tác chân: Hai tay lên cao, đưa ra trước đồng thời hai chân chùn gối
+ Động tác bụng : Hai tay lên cao, cuối gập người tay chậm mu bàn chân.
+ Động tác bật : bật luôn phiên chân trước chân sau.
b/Vận động cơ bản:
- Cô nói : Hôm nay làng ta có mở hội thi “ chạy nhanh 50m” Vậy cô cháu
mình cùng nhau dự thi nhé!
- Bây giờ các con hãy xem ban tổ chức làm mẫu và nêu cách thức cuộc thi
nhé.
- Cô làm mẫu lần 1:
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích : Đứng chân trước chân sau, thân
người hơi ngã về phía trước. Trẻ chạy khi có hiệu lệnh của cô, khi chạy chân nhấc
cao, chạm đất bằng nữa đầu bàn chân (không chạm cả bàn chân), khuỷu tay hơi
gập lại đánh nhịp nhàng cùng với nhịp chạy của chân, đầu không cúi.
- Cô làm mẫu lần 3. Làm mẫu toàn bộ không giải thích.
- Chọn 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu.
- Cho trẻ tiến hành cho trẻ chạy một lượt.Tổ chức cho trẻ chạy theo hình
thức thi đua xem ai nhanh. Sau một lần chạy cho trẻ đi lại 4m để điều hoà nhịp
thở.
- Giáo dục trẻ : khi đi phải chú ý trật tự, không được chen lấn nhau, xô đẩy
nhau.
- Chia trẻ theo nhóm , tổ thi đua đúng đẹp.
Trong quá trình trẻ chạy cô theo dõi, sửa sai kết hợp giáo dục, động viên
tuyên dương nhắc nhở.
c/ Trò chơi vận động.
- Trò chơi “ ném bóng vào rổ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi nêu luật chơi cho trẻ tiến
hành chơi.
- Cho trẻ chơi hai đến ba lần.

- Trong quá trình thực hiện cô từ từ sữa sai.
3/Hồi tĩnh : cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
000
4)Hoạt động ngoài trời: BẮT BÓNG GỌI NHANH TÊN ĐỒ DÙNG
I/Mục đích:
- Trẻ bắt được bóng và gọi tên đồ dùng đồ chơi trong lớp.
II/Chuẩn bị :
- Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp.
III/Cách tiến hành :
1/ Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ vừa đi thành vòng tròn vừa hát bài “ Qủa bóng tròn”.
- Các con vừa hát bài hát nói về cái gì ?
- Qủa bóng là đồ dùng của lớp. Bây giờ cô sẽ cho các cháu bắt bóng gọi
nhanh tên đồ vật
2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động.
a/ Hoạt động quan sát có mục đích.
- Trẻ biết bắt bóng, không để bóng rơi.
b/ Hoạt động tập thể:
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng ở giữa : khi cô ném bóng cho bạn
nào, bạn đó bắt đồng thời nói tên một đồ dùng trong lớp.
- Ví dụ : Lan bắt được bóng và nói bàn,…
- Trẻ nào nói sai thì chạy xung quanh lớp một vòng.
- Giáo dục : Thau, xô, bóng là những đồ dùng của lớp. Vì vậy khi chơi các
con phải giữ gìn cẩn thận.
c/ Trò chơi tự chọn:
- Cho trẻ chơi tự do.
3/ Kết thúc:
-Tập trung trẻ , nhận xét , tuyên dương , giáo dục.
000
-

6)Hoạt động tự chọn : TẬP TRỰC NHẬT LAU ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
TRONG LỚP.
I/Mục đích:
- Trẻ biết cách lâu chùi đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết làm nhanh, sạch , gọn gàng.
- Tạo tính tự giác bảo vệ đồ dùng đồ chơi
II/Chuẩn bị:
- Khăn lau.
III/Cách tiến hành:
- Cô phát khăn lau cho trẻ và cô cùng trẻ thực hiện các thao tác, lau đồ
dùng, đồ chơi. Hướng dẫn, giải thích cho trẻ ,sau khi chơi xong cô cho trẻ chơi
một trò chơi vận động “ mưa rơi” để giúp trẻ phấn chấn tinh thần ở trẻ. Sau đó cô
tổ chức cho trẻ rửa tay chuyển hoạt động khác.
- Dạy trẻ làm quen âm nhạc : Chiếc khăn tay.

000
Hoạt động góc : XÂY DỰNG BẢN LÀNG CỦA BÉ
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết xây nhà cho bố mẹ, ông bà ở.
- Trẻ biết đóng vai làm những thành viên trong gia đình, biết làm cô
bán hàng, làm cô giáo.
- Trẻ biết vẽ, t ô màu bản làng của bé.
- Trẻ biết hát, múa những bài hát về gia đình.
- Trẻ biết làm bác sĩ khám bệnh cho người, cho gia súc.
- Trẻ biết kết hợp cùng nhau khi chơi.
II/Chuẩn bị :
- Thảm cỏ, cây xanh, vỏ hộp sữa, hộp thuốc, hàng rào, làm bằng mô
hình.
- Xắc xô, giáo án, bút chì, thước kẻ, trẻ làm cô giáo.
- Giấy vẽ, bút màu, bút chì, rổ để trẻ vẽ, tô màu bản làng mà trẻ thích.

- Xắc xô để trẻ biểu diễn văn nghệ.
- Bộ đồ bác sĩ.
III/Phương pháp :
- Đàm thoại, thực hành, hướng dẫn, gợi ý.
- Tích hợp : Âm nhạc, MTXQ.
IVCách tiến hành :
1)Thỏa thuận trước khi chơi :
- Trẻ hát cùng cô bài “Ba ngọn nến lung linh”
- Cô nói : các con à ! mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, trong gia đình có
bố, mẹ, anh, chị em là những ngọn nến thắp sáng trong một gia đình và được sống
dưới một mái nhà ấm áp, yên vui, hạnh phúc. Vậy mà các con biết không cơn mưa
vừa rồi đã gây ra lũ lớn và đã cuốn trôi những đồ dùng trong gia đình bạn Lan, làm
hư hỏng ngôi nhà. Để giúp cho gia đình bạn có một chỗ ở ấm cúng. Cô muốn hôm
nay các con hãy xây một ngôi nhà có tường rào, cổng ngõ, vườn rau, ao cá,
chuồng lợn, chuồng gà … để tặng cho gia đình bạn Lan các con nhé.
- Cô giới thiệu các góc chơi : góc xây dựng, góc bác sĩ, góc cô giáo, góc
nghệ thuật, góc thiên nhiên.
- Nhắc nhở trẻ về góc chơi, đoàn kết, nhường nhịn, kết hợp cùng nhau.
2)Qúa trình chơi :
- Góc xây dựng : Xây dựng nhà có tường rào, cổng ngõ, vườn rau, ao cá,
chuồng lợn, chuồng gà, …
Cô hỏi : + Muốn xây cần có những gì ?
+ Muốn mua vật liệu các con đến đâu để mua ?
+ Cửa hàng đó gọi là cửa hàng gì ?
+ Xây xong công trình mất bao nhiêu ngày ?
- Góc phân vai :
+ Nhóm gia đình : 1 trẻ làm bố, làm mẹ, ông bà và các con.
. Xin hỏi gia đình mình có bao nhiêu người ?
. Những người đó là ai ?
. Gia đình có bao nhiêu trai, bao nhiêu gái ?

. Gia đình đông con hay ít con ?
+ Nhóm cô giáo : 1 trẻ đóng vai cô giáo dạy học sinh:
. Hôm nay cô giáo kể chuyện gì cho học sinh ?
. Trong truyện có những ai ?
. Con thích ai nhất
. Cô dạy trẻ hát bài hát gì ? Chơi trò chơi gì ?
+ Nhóm bác sĩ : 1 trẻ làm bác sĩ, 1 trẻ làm ytá và có thái độ ân cần đối
với bệnh nhân.
. Các con ơi ! hôm nay các cô chú công nhân làm việc vất vả nên bị
cảm. Khi bị cản các cô chú đến đâu để khám bệnh ?
. Ở bệnh viện có những ai ?
- Góc thiên nhiên : Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát, vườn cây thuốc
nam.
+ Trồng cây xanh để làm gì ?
+ Cây ở đâu mà có ?
+ Trồng cây có tưới nước cho cây không ?
+ Có bón phân cho cây không ?
- Góc nghệ thuật : Vẽ, nặn công việc làm của bố, mẹ. Tô màu sản phẩm bố
mẹ làm ra.
+ Hôm nay các bạn vẽ gì ?
+ Muốn vẽ sản phẩm đẹp các bạn cần gì ?
+ Muốn bức tranh đẹp, thì dùng gì để tô ?
+ Dùng gì để nặn ?
- Góc âm nhạc :
+ Hôm nay các con hát những bài hát về gia đình để biểu diễn cho bản
làng xem nhé.
Trẻ vào góc chơi trẻ thích, cô nhập vào chơi cùng trẻ, phân vai chơi và tiến hành
cho trẻ chơi
- Cô theo dõi, động viên, khuyến khích trẻ chơi, mở rộng nội dung
chơi.

- Tuyên dương và uốn nắn trẻ kịp thời.
- Tạo mối quan hệ giữa các nhóm chơi.
- Gần hết giờ nhắc trẻ hoàn thành trò chơi.
3)Nhận xét sau khi chơi :
- Cho trẻ dừng chơi.
- Cô đến góc nghệ thuật cho trẻ nhận xét, cô bổ sung.
- Cô dẫn trẻ đến góc học tập, cho trẻ nhận xét, cô bổ sung.
- Cô dẫn trẻ đến góc phân vai, cho trẻ nhận xét, cô nhận xét lại.
- Dẫn tất cả trẻ đến góc xây dựng, cô cho bác trưởng công trình tự nhận xét,
các bạn nhận xét, cô nhận xét lại ( góc chính).
- Cho lớp hát bài “ Bé xây nhà” và đi ra ngoài.
- Cho trẻ dọn đồ dùng, vệ sinh cá nhân.




×