Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán thế kỷ XIX đối với sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.58 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TUYÊN TRUYỀN

KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

ĐỀ TÀI : Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng xã hội chủ
nghĩa không tưởng phê phán thế kỷ XIX đối với sự
ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

MÔN : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Hà Nội - 2022


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TUYÊN TRUYỀN

KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

ĐỀ TÀI : Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng xã hội chủ
nghĩa không tưởng phê phán thế kỷ XIX đối với sự


ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

Lớp : Xuất bản điện tử K41
Mã sinh viên : 2158020055
MÔN : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Hà Nội - 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………...1
Chương 1: Ý nghĩa lịch sử chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán………..4
1.1. Khái niệm và giai đoạn của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán...4
1.1.2. Khái niệm …………………………………………………………..4
1.1.3. Giai đoạn …………………………………………………………...4
1.2. Những giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng……………………….6
1.3. Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng …………………….7

Chương 2: Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê
phán thế kỉ XIX đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học…………...9
2.1. Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học…………………………...9
2.2. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận………………………...10
2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học……………...12

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………..14
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….15


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Dân tộc Việt Nam được hưởng độc lập tự do hồ bình
như ngày nay là cơng lao to lớn của thế hệ cha anh ta đã đổ máu. Trong đó chúng
ta khơng thể qn rằng tạo nên nền tảng độc lập - tự do như ngày nay có được là
nhờ con đường cách mạng vô sản của Lenin soi sấng và dưới sự sáng tạo khoa
học, tài tình của Hồ Chí Minh. Điều đó đã được lịch sử nhân chứng rằng cách
mạng giải phóng dân tộc đã thành cơng khi đi theo con đường cách mạng vô sản
và dân tộc Việt Nam đã trở thành nước độc lập, tự do.
Tuy nhiên trong bối cảnh hoà nhập như ngày nay, những thành phần thế lực
thù địch vẫn âm thầm thực hiện chiến lược hồ bình. Có Những người cho rằng,
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã lỗi thời thường chủ yếu dựa vào bốn lý do: 1. Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin ra đời từ các điều kiện kinh tế - xã hội ở thế kỷ 19 và đầu thế
kỷ 20 nên khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện nay; 2. Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực
theo học thuyết của C. Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin, và sự sụp đổ của Liên Xô
cùng các nước XHCN ở Đông Âu cho thấy đó là một học thuyết sai lầm; 3. Điều
kiện kinh tế và xã hội ở các nước tư bản phát triển được cải thiện rất nhiều so với
ở các nước đi theo con đường XHCN, chứng tỏ chủ nghĩa tư bản (CNTB) là ưu
việt; 4. Một loạt sai lầm, khuyết điểm mà các nước đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa, trong đó có Việt Nam, đã và đang mắc phải đã chứng tỏ lý luận về chủ
nghĩa xã hội là sai lầm và lỗi thời! Chính Vì thế, làm sáng tỏ bản chất vấn đề là
một yêu cầu bức thiết trong cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù
địch.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, em quyết định chọn đề tài “Ý nghĩa
lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán thế kỉ XIX đối


2


với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học” làm đề tài tiểu luận kết thúc học
phần Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Ý nghĩa lịch sử tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng
phê phán.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chủ yếu nghiên cứu vào phạm vi thời gian cuối thế
kỉ XIX.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và làm rõ ý nghĩa lịch sử tư tưởng chủ nghĩa
xã hội không tưởng phê phán. Từ đó làm sáng tỏ bản chất vấn đề là một yêu cầu
bức thiết trong cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hồn thành mục đích trên, cần hồn thành những
nhiệm vụ sau:
+ Khái quát về bản chất vấn đề
+ ý nghĩa lịch sử chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán.
+ Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp luận biện chứng
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp phân tích


3

- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liệt kê.......
5. Kết cấu tiểu luận:
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm:

1. Ý nghĩa lịch sử chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán.
2. Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán thế
kỉ XIX đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

NỘI DUNG


4

Chương 1 : Ý nghĩa lịch sử chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán.
1.1.

Khái niệm và giai đoạn của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê
phán
1.1.1. Khái niệm
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là tổng hợp các học thuyết xã hội
biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng muốn xây dựng
một xã hội kiểu mới, là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về
giải phóng xã hội, giải phóng con người; xây dựng một xã hội mới
tốt đẹp khơng có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có
cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, nhưng lại đưa ra con đường, biện
pháp sai lầm, đó là bằng giáo duc, thuyết phục và tun truyền hịa
bình cho lý tưởng của họ. Chính sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất
hiện giai cấp thống trị và bóc lột mà xuất hiện các phong trào và tư
tưởng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất : Những khuynh hướng tư tưởng xã hội chủ
nghĩa thời cổ đại Chế độ chiếm hữu nô lệ là bước phát triển tất yếu
của lịch sử. Giai cấp quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ là hai giai cấp
cơ bản mang tính chất đối kháng quyết liệt. Mâu thuẫn giai cấp và

cuộc đấu tranh giai cấp là miếng đất làm nảy sinh những mầm mống
tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại thể
hiện trong dòng “văn học chưa thành văn”. Phản ánh những sự bất
bình của đơng đảo quần chúng lao động đối với các hành vi áp bức,
bóc lột của giai cấp thống trị; mặt khác, nêu lên ước mơ, khát vọng
của cơng chúng bị bóc lột, bị áp bức về một xã hội bình đẳng, cơng
bằng, bác ái, nhưng rất mơ hồ.


5

Giai đoạn thứ hai : Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XV đến
cuối thế kỷ XVIII Chủ nghĩa tư bản ra đời và sau đó phát triển ở
một số nước, trước hết là ở châu Âu. Sự phân hóa giai cấp diễn ra
mạnh mẽ và kèm theo đó là những xung đột giai cấp cũng diễn ra
quyết liệt. Giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị của
mình và đã dùng nhiều thủ đoạn áp bức, bóc lột tàn bạo đối với
người lao động. Trong bối cảnh lịch sử đó, đã xuất hiện các nhà xã
hội chủ nghĩa không tưởng. Thông qua các tác phẩm “văn học nhân
đạo” của mình, các nhà nhân đạo thời cận đại đã lên án, phê phán
chế độ xã hội dựa trên chế độ tư hữu, đòi hỏi phải thay thế chế độ
xã hội đó bằng một xã hội mới thực sự tự do, công bằng, bác ái.
Giai đoạn này có rất nhiều đại biểu ưu tú, điển hình là những đại
biểu sau: Tômát Morơ (1478 - 1535) là tác giả của tác phẩm văn
học xã hội chủ nghĩa không tưởng đầu tiên, tác phẩm “Không
tưởng” (“Utôpi”); Tômađô Campanenla (1568 - 1639) là tác giả của
tác phẩm “Thành phố mặt trời”; Grắccơ Babớp (1760 - 1797) và
những người bạn chiến đấu cùng chí hướng của ơng, lần đầu tiên
trong lịch sử, đã nói đến vấn đề đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội với
tính cách một phong trào thực tiễn, chứ không chỉ là tư tưởng.

“Tuyên ngôn của những người bình dân” của chủ nghĩa Babớp được
coi là một cương lĩnh hành động chưa từng có trong lịch sử trước
đây của tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những nhiệm vụ, những biện
pháp cụ thể cần thực hiện ngay trong q trình hành động dẫn đến
xã hội mới cơng bằng.
Giai đoạn thứ ba : Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu
thế kỷ XIX Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, cuộc cách
mạng công nghiệp về cơ bản hoàn thành ở nước Anh và sau đó tiếp


6

diễn ở một số nước Tây Âu. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chiến
thắng chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã bắt đầu bộc lộ bản chất
cố hữu của nó: phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao động vì
quyền lợi của giai cấp mình; Đây cũng là giai đoạn giai cấp vơ sản
hiện đại hình thành và bắt đầu thức tỉnh về chính trị. Trong điều
kiện lịch sử ấy, đã xuất hiện những đại biểu mới của chủ nghĩa xã
hội khơng tưởng. Đó là các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê
phán vĩ đại: C.H. Xanh Ximơng, Ph.S. Phuriê, R Ơoen. Trong thời
kỳ này, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như là một học
thuyết. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đã tố cáo, phê
phán sâu sắc xã hội tư bản chủ nghĩa, phủ định nó, đồng thời đề
xuất con đường, biện pháp và những dự đoán thiên tài về xã hội
tương lai. phải làm một cuộc cách mạng mới vì hạnh phúc của tồn
xã hội nhằm xóa bỏ những điều kiện bất cơng và phi lý, chủ trương
giải quyết bằng con đường thuần túy hịa bình, thực hiện sự tun
truyền để thúc đẩy các vua chúa sử dụng quyền lực mà nhân dân
giao phó cho họ để thực hiện những biến đổi. Phải xây dựng xã hội
mới trên nguyên tắc điều hòa giai cấp và khơng chủ trương xóa bỏ

chế độ tư hữu.
1.2.

Những giá trị của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng
Trước tình hình đó, mét bộ phận trí thức tư sản và tiểu tư sản có tư
tưởng tiến bộ đã phản ánh những lợi ích, khát vọng của giai cấp
cơng nhân và quần chúng lao động bị áp bức chống lại sự bất công
của xã hội. Tiêu biểu là ba nhà tư tưởng vĩ đại : Hằngri Xanh mơng,
Sáclơ Phuric và Rơbốt Ơoen.


7

Mặc dù còn rất nhiều hạn chế song chủ nghĩa xã hội không tưởng đã
đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
khoa học với những giá trị không thể phủ nhận.
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội khơng tưởng có giá trị phê phán, lên án
tiến tới phủ nhận chủ nghĩa tư bản - được xây dựng trên cơ sở chế
độ tư hữu, chế độ người bóc lột người đồng thời phản ánh đời sống
khổ cực cũng như khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội
tốt đẹp hơn.
Thứ hai, nhiều nhà không tưởng đã nhận ra rằng một xã hội xây
dựng trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất thì khơng thể có tự do,
bình đẳng, hạnh phúc thực sự. Họ khẳng định phải xoá bỏ chế độ tư
hữu và xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Thứ ba, các nhà không tưởng đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị,
nhiều tiên đốn, dự đốn tài tình về quy luật phát triển xã hội, để lại
cho Mác - Ăngghen tiền đề xây dựng xã hội mới xã hội xã hội chủ
nghĩa.
Thứ tư, chủ nghĩa xã hội không tưởng thấm nhuần tư tưởng nhân

văn, nhân đạo sâu sắc, góp phần động viên, thức tỉnh ý thức đấu
tranh của quần chúng lao động chống lại chủ nghĩa tư bản, góp phần
thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ năm, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã để lại những tiền đề,
luận điểm có giá trị cho chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.3.

Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng
Ra đời trong hồn cảnh chủ nghĩa tư bản chưa phát triển đến đỉnh
điểm – chủ nghĩa đế quốc nên bản thân nó chưa bộc lộ hết bản chất,
mâu thuẫn giai cấp chưa chín muồi. Trong khi giai cấp cơng nhân
chưa thật sự trưởng thành. Bên cạnh đó, các nhà tư tưởng vẫn bị trói


8

buộc trong quan niệm duy tâm lịch sử và lập trường nhân đạo tư
sản. Về vấn đề này, trong “Tuyên ngơn Đảng Cộng sản” có nhận
định : “Họ nhận thức được mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp,
nhưng họ khơng nhận thức được vai trị lịch sử của giai cấp vô sản;
họ muốn lấy tài ba cá nhân để thay cho hoạt động xã hội, lấy những
điều kiện tưởng tượng thay cho những điều kiện lịch sử của sự giải
phóng con người, họ cho rằng " tương lai của thế giới sẽ được giải
quyết bằng cách tuyên truyền và thực hành những kế hoạch tổ chức
xã hội của họ” . Chính vì vậy, chủ nghĩa xã hội khơng tưởng vẫn chỉ
là “không tưởng” khi không thể vượt qua được những rào cản do
chính nó tạo ra :
Hạn chế thứ nhất, khơng giải thích được bản chất của chế độ nô lệ
làm thuê trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, không phát hiện học thuyết
về giá trị thặng dư trong nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa.

Thứ hai, chưa phát hiện được lực 1 ượng xã hội có khả năng lật đổ
chế độ tư bản và xây dựng thành công chế độ xã hội mới tốt đẹp
hơn tức là chưa phát hiện đ trợc sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.
Thứ ba, các nhà không tưởng chưa ai tù đặt mình là người đại diện
cho quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động để đấu tranh
giải phóng họ, họ tách học thuyết của mình ra khái phong trào quần
chúng.
Thứ tư, các nhà khơng tưởng cịn đứng trên quan điểm duy tâm để
mưu cầu giải phóng xã hội, chủ trương thực hiện bằng con đường
hồ bình.
Ngày nay, người ta khơng thể địi hỏi gì hơn ở những nhà xã hội chủ
nghĩa không tưởng khi mà những hạn chế của họ hoàn toàn do


9

những điều kiện lịch sử khách quan quy định. Mặc dù chủ nghĩa xã
hội khơng tưởng có nhiều giá trị, song nó mắc phải những hạn chế
nên nó chỉ có vai trị tích cực trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Khi cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp
tư sản phát triển tới quy mơ rộng lớn, địi hỏi phải có một lý luận
khoa học và cách mạng soi đường, khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra
đời thì các trào lưu của chủ nghĩa xã hội không tưởng trở nên lỗi
thời, bảo thủ, thậm chí cịn mang tính chất phản động, cản trở phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống
giai cấp tư sản

Chương 2 : Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê
phán thế kỉ XIX đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

2.1. Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.
Điều kiện kinh tế - xã hội : Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách
mạng cơng nghiệp đã hồn thành nước Anh và bắt đầu chuyển sang nước Pháp,
Đức làm xuất hiện một lực lượng sản xuất mới, đó là nền đại công nghiệp. Nền
đại công nghiệp phát triển đã làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có
bước phát triển vượt bậc. Trong tác phẩm “Tun ngơn của Đảng Cộng sản”,
C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai
cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn
lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây gộp lại”. Đây chính là nguyên
nhân làm xuất hiện mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất mang
tính chất xã hội với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tự nhận tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Cùng với quá trình phát triển của nền đại công
nghiệp, sự ra đời hai hai giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau: giai cấp tư sản


10

và giai cấp vô sản (giai cấp công nhân). Cũng từ đây, cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu và từng
bước có tổ chức và trên quy mơ rộng khắp. Phong trào Hiến chương của những
người lao động ở nước Anh diễn ra trên 10 năm (1836 - 1848); Phong trào công
nhân dệt ở thành phố Xi-lêdi, nước Đức diễn ra năm 1844. Đặc biệt, phong trào
công nhân dệt thành phố Li-on, nước Pháp diễn ra vào năm 1831 và năm 1834
đã có tính chất chính trị rõ nét. Nếu năm 1831, phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân Li-on giương cao khẩu hiệu thuần túy có tính chất kinh tế “sống có
việc làm hay là chết trong đấu tranh” thì đến năm 1834, khẩu hiệu của phong
trào đã chuyển sang mục đích chính trị: “Cộng hịa hay là chết”.
Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị cơng khai của phong trào công
nhân đã minh chứng, lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã xuất hiện như một lực

lượng chính trị độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của mình và
đã bắt đầu hướng thẳng mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù chính của mình
là giai cấp tư sản. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân
địi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương
lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động.
Điều kiện kinh tế - xã hội ấy không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư
tưởng của giai cấp cơng nhân mà cịn là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời một lý
luận mới, tiến bộ - Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2.2.

Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận.

Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn
trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội tạo nền tảng cho phát triển tư duy lý
luận. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và
sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Học thuyết Tiến


11

hóa: Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng; Học thuyết tế bào'. Những
phát minh này là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng
lập Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị - xã hội
đương thời.
Tiền đề tư tưởng lý luận :
Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những
thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các
nhà triết học vĩ đại: Ph.Hêghen (1770 -1831) và L. Phoiơbắc (1804 - 1872); kinh
tế chính trị học cổ điển Anh với A.Smith (1723-1790) và D.Ricardo (17721823); chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán mà đại biểu là Xanh Ximông

(1760-1825), S.Phuril (17721837) và R.Owen (1771-1858).
Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất
định:
1) Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ
tự bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột, của cải khánh kiệt, đạo đức đảo lộn, tội
ác gia tăng;
2) đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai: về tổ chức sản xuất
và phân phối sản phẩm xã hội; vai trò của cơng nghiệp và khoa học - kỹ thuật;
u cầu xóa bỏ sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc; về sự nghiệp
giải phóng phụ nữ và về vai trị lịch sử của nhà nước...;
3) chính những tư tưởng có tính phê phán và sự dấn thân trong thực tiễn của
các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, trong chừng mực, đã thức tỉnh giai cấp
công nhân và người lao động trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ
chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột.


12

Tuy nhiên, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán cịn
khơng ít những hạn chế hoặc do điều kiện lịch sử, hoặc do chính sự hạn chế về
tầm nhìn và thế giới quan của những nhà tư tưởng, chẳng hạn, không phát hiện ra
được quy luật vận động và phát triển của xã hội lồi người nói chung, bản chất,
quy luật vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng, khơng phát hiện ra
lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân, không chỉ ra được
những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội áp bức, bất công đương thời, xây dựng
xã hội mới tốt đẹp. VI Lênin trong tác phẩm “Ba nguồn gốc, ba bộ phận hợp
thành chủ nghĩa Mác” đã nhận xét: Chủ nghĩa xã hội khơng tưởng khơng thể
vạch ra được lối thốt thực sự. Nó khơng giải thích được bản chất của chế độ làm
thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển

của chế độ tư bản và cũng khơng tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở
thành người sáng tạo ra xã hội mới. Chính vì những hạn chế ấy, mà chủ nghĩa xã
hội không tưởng phê phán chỉ dừng lại ở mức độ một học thuyết xã hội chủ
nghĩa không tưởng- phê phán. Song vượt lên tất cả, những giá trị khoa học, cống
hiến của các nhà tư tưởng đã tạo ra tiền đề tư tưởng- lý luận, để C.Mác và
Ph.Ănghen kế thừa những hạt nhân hợp lý, lọc bỏ những bất hợp lý, xây dựng và
phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học.
2.3.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn:
a) Về mặt lý luận:
Hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin một cách cân đối, toàn diện, đầy đủ và
hồn chỉnh;Trang bị vũ khí lý luận cho giai cấp cơng nhân để tìm ra con đường,
biện pháp đấu tranh giải phóng giai câp, giải phóng dân tộc, giải phóng triệt để
con người khỏi chế đọ sở hữu tư sản, ách áp bức bóc lột, bất cơng, xây dựng một


13

xã hội thật sự cơng bằng, bình đẳng, vì sự tiến bộ của con người, chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản. Tóm lại, về mặt lý luận, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội
khoa học không chỉ để nhận thức, giải thích thế giới mà cịn nhằm cải tạo thế
giới.
b) Về mặt tư tưởng:
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp thấy được tính chất khoa khọc và
cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, chủ nghĩa khoa học nói riêng;
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta có cơ sở khoa học tin
tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, vào sứ mệnh lịch sử thế giới của giai

cấp công nhân, những khát vọng tốt đẹp của nhân loại. Giúp chúng ta có lập
trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, khơng hoang mang, dao động,
hồi nghi trước những biến cố của lịch sử, vững tin ở tương lai xã hội chủ nghĩa,
thấy rõ thêm bản chất và âm mưu phá hoại của những kẻ phản bội, cơ hội và các
thế lực phản động, thù địch; giúp chúng ta có cơ sở và khẳng định tính tất yếu
thắng lợi của con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn, vững tin vào công cuộc đổi mới
đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
c) Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề rất
quan trọng của Việt Nam trong công cuôc đổi mới; Là cơ sở lý luận trực tiếp
giúp cho Đảng xác định mục tiêu, đường lối chiến lược, sách lược của cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ mới; Nghiên cứu tạo cơ sở bản lĩnh vững vàng để
tránh những sai lầm trong xây dựng đường lối, chính sách và chỉ đạo thực tiễn sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Tạo cơ sở khoa
học để đấu tranh phê phán và chống các quan điểm sai trái, thù địch, cũng cố
trận địa tư tưởng vô sản.


14

KẾT LUẬN
C. Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị khoa học. Ông là
lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản thế giới. Khi nghiên cứu miếng
đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện
chứng với phương pháp luận khoa học, C. Mác đã nêu ra hai phát kiến vĩ
đại đó là: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. “Nhờ
hai phát kiến ấy, chủ nghĩa xã hội đã trở thành khoa học”. Chủ nghĩa xã
hội khoa học ra đời không phải do tưởng tượng, ước mơ mà là kết quả tất

yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của tư duy lý luận có cơ sở
khoa học.
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” do C. Mác và Ph. Ăngghen
soạn thảo theo sự ủy nhiệm của “Đồng minh những người cộng sản” – một
tổ chức công nhân quốc tế, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa
học. Có thể khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là khúc ca
tuyệt tác của chủ nghĩa Mác . Chủ nghĩa xã hội là kim chỉ nam cho hành
động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Ngày nay, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ để nhận thức,
giải thích thế giới mà cịn nhằm cải tạo thế giới. Ý nghĩa về mặt lý luận, tư
tưởng và thực tiễn quan hệ chặt chẽ với nhau trong qua trình nghiên cứu,
học tập chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở đó, chúng ta có nền tảng
khẳng định tính tất yếu thắng lợi của con đường đi lên xã hội chủ nghĩa
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa
chọn, vững tin vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Bài tiểu luận của em đã nêu được ý nghĩa lịch sử của tư tưởng xã hội chủ
nghĩa không tưởng phê phán thế kỷ XIX tác động đến sự ra đời chủ nghĩa


15

xã hội khoa học. Bài viết của em còn nhiều sai sót nên em mong nhận
được lời nhận xét và đánh giá của thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (dành cho
bậc đại học hệ khơng chun lí luận chính trị). NXB Chính trị quốc gia
(2021)

2. GVC, ThS. Lê Thị Kim Phương GVC, ThS. Lương Thị Cảnh GVC, CN.
Ngô Văn Qúy (2015), Đề cương chi tiết học phần chủ nghĩa xã hội khoa
học, Đại học Sư phạm Huế
3. VI Lênin, Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, M. 1974, t1, tr.226
4. VI Lênin, Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, M. 1980, t23, tr.50
5. C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, t4, tr. 603
6. Charles Robert Darwin (1809-1882), Học thuyết Tiến hóa (1859)
7. Nga Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711- 1765) Julius Robert Mayer
(1814 -1878), Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng (1842-1845)
8. Nhà thực vật học người Đức Matthias Jakob Schleiden (1804-1881) và
nhà vật lý học người Đức Theodor Schwam (1810-1882), Học thuyết tế
bào (1838-1839)



×