Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ VN đầu thế kỉ XXI .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.44 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

~~

~~

“CÁI TÔI NỔI LOẠN TRONG MỘT
SỐ HIỆN TƯỢNG THƠ NỮ VIỆT
NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI ”
(Qua một số tác giả chọn lọc)
HỌC PHẦN

: DẪN LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ
ĐÀ NẴNG – 2021


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

1


MỞ ĐẦU
Cùng với sự vận động, phát triển của thời đại thì văn học nói chung và thơ ca
nói riêng cũng có cho mình những thay đổi, những bước tiến mạnh mẽ và trong đó
ta khơng thể khơng nhắc đến sự xuất hiện của đội ngũ những cây bút nữ đầy tài
năng và nhiệt huyết của thế kỉ XXI. Họ là những con người của “thế hệ mới”, được
giao lưu và lĩnh hội nhiều luồng văn hóa, tư tưởng khác nhau từ đó hung đúc nên
những tâm hồn hết sức thơ, hết sức đời mà cũng không kém phần tinh tế và sâu sắc.
Trong các sáng tác của những nhà thơ nữ ở thế kỉ XXI ta bắt gặp sự cách tân, đột
phá, mang đậm bản sắc cá nhân, song hành với đó là những “cái tơi nổi loạn”, điều


này được thể hiện rõ ràng qua các tác phẩm thi ca là đứa con tinh thần của họ.
Khi đọc thơ họ ta bắt gặp được những nét rất riêng không thể lẫn vào đâu
được, một cách viết rất mới và cũng không kém phần nghệ thuật, những vấn đề
được đặt ra và giải quyết hết sức tuyệt vời bằng những câu chữ rất đắc, sẽ không
ngoa nếu ta cho rằng họ sáng tác là để được thể hiện, để khẳng định mình, cất lên
tiếng nói thơng qua quan điểm của bản thân về những vấn đề trong cuộc sống. Bởi
chính sự độc lập, đột phá trong cách các nhà thơ tạo ra những tác phẩm thế nên khi
tác phẩm nào ra đời cũng mang đậm tư tưởng, “bản chất” của chủ thể sáng tạo ra
chúng.
Chính vì những giá trị to lớn, mà cũng không kém phần mới lạ từ các “sản
phẩm nghệ thuật” của những nhà thơ nữ thế kỉ XXI đã thơi thúc chúng tơi đi sâu
vào tìm hiểu, từ đó mới thấy rõ hơn được sự vận động của cái tôi nổi loạn của các
nhà thơ nữ ở thời đại mà chúng ta đang sống, thế kỉ XXI. Cụ thể trong đề tài “Cái
tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI” , chúng tơi
đã chọn ra hai cái tên có sức ảnh hưởng và có những nét độc đáo hơn cả để khảo sát
thực hiện đó là Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly.

2


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái quát về thơ:
1.1 Khái niệm:
Thơ là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Ở phương Tây cội nguồn của
từ “thơ”-“poet” trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là sản xuất, sáng tạo, chuyển vào thơ
có nghĩa là sáng tạo trên lĩnh vực từ ngữ.
Xét về mặt lịch sử thì thơ ca cịn xuất hiện trước cả ngôn ngữ. Nhà khoa học Ý

là Vico từng nói: “Ngơn ngữ bắt nguồn từ thơ ca”, cịn Hegel trong Mĩ học viết:
“Lời của thơ nảy sinh vào thời xa xưa của dân tộc, lúc đó ngơn ngữ cịn chưa hình
thành, phải nhờ có thơ ca ngơn ngữ mới được phát triển”. Như vậy thơ ca là sản
phẩm của nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo. Thơ gắn với nhạc, họa. Thơ là dạng
thức ban đầu của văn học, là hình thức nghệ thuật cổ xưa hơn văn xi rất nhiều.
1.2 Đặc trưng:
1.2.1 Đặc trưng nội dung của thơ:
*Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức:
Tính trữ tình là đặc trưng nổi bậc nhất của nội dung thơ.Thơ khơng miêu tả
sự vật bên ngồi, không kể các sự việc xảy ra mà chỉ biểu hiện xúc động nội tâm,
những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu con người chủ
thể ở bên trong. Nhà thơ Anh Wordsworth (1770-1850) nói: “Thơ là sự biểu lộ của
tình cảm mãnh liệt”. Nhà thơ Chile Pablo Neruda cũng nói: “Làm thơ phải có tình
cảm mãnh liệt”. Lê Q Đơn từng nói: “Ta cho thơ có ba điều chính: một tình, hai
cảnh, ba sự”. Tình làm nảy sinh ra cảnh và sự, ngược lại “cảm cảnh, cảm vật mà
sinh tình”.
*Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ:
3


Hegel nói: “Trong thơ có sự tự biểu hiện của chủ thể”. Nhà thơ Trung Quốc
Quách Mạc Nhược cũng nói: “Nội dung chủ yếu của thơ là tự biểu hiện”. Thơ bao
giờ cũng tự biểu hiện cái tôi của tác gỉa, dù nhà thơ ý thức được điều đó hay khơng.
Đối với các nhà thơ lãng mạn thì cái tơi là một nguyên tắc cơ bản của thơ.
Nhà thơ nào cũng đặt nhiệm vụ đi tìm và biểu hiện cái tôi. Cái tôi là yếu tố tất yếu
để chiếm lĩnh đời sống, nhưng khơng có nghĩa rằng cái tơi chính là nội dung của
thơ.
*Chất thơ của thơ:
Chất thơ là điểm đặc biệt trong nội dung thơ. Nhà phê bình Trung Quốc đời
Thanh là Diệp Tiếp trong sách Nguyên thi có nói: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói

được, đâu cần nhà thơ nói lên. Cái việc có thể chứng kiến, ai cũng kể lại được, đâu
cần nhà thơ kể lại. Phải có những cái lí khơng thể nói, có những việc khơng thể kể,
khi gặp thì chỉ hiểu ngầm qua hình dáng có ý nghĩa, mà lí và việc cũng đã tường
như thế”. Thơ khơng nói những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗ trống, chỗ
trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời. Cái ý nghĩa có tính thơ là ý nghĩa ngồi
lời, ngồi hình ảnh, do chính lời và hình ảnh gợi lên.
1.2.2 Đặc trưng hình thức của thơ:
*Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý nghĩa:
Thơ biểu hiện bằng các biểu tượng mang ý nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có
ngụ ý. Hegel nói: “Thơ cũng như nhạc đều xây dựng trên nguyên tắc dùng nội cảm
để tri giác nội cảm...”. Thơ là nghệ thuật của biểu tượng, là cái làm nên giá trị họa
của thơ. Biểu tượng trong thơ thường gián đoạn, không liên tục, có nhiều khoảng
trắng để người đọc suy đốn. Biểu tượng cho phép thơ không phải kể lể, không
chạy theo tính liên tục bề ngồi mà nắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bậc nhất, cơ
4


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

đọng nhất, giàu hàm ý nhất của đời sống vào mục đích biểu hiện. Mỗi loại thơ có
những biểu tượng riêng. Mỗi nhà thơ cũng có những biểu tượng khơng lặp lại.
*Ngơn từ thơ được cấu tạo đặc biệt:
Trước hết là ngơn từ có nhịp điệu.
Thứ hai, ngơn từ thơ khơng có tính liên tục và phân tích như ngơn từ văn
xi, ngược lại nó có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khỏang lặng giàu ý
nghĩa.
Cuối cùng, ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những
từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có gía trị gợi cảm.
Nhạc trong thơ là nhạc của cảm xúc, tâm hồn.
2. Khái quát về thơ Việt Nam đầu thế kỉ XIX:

Thơ Việt Nam đầu thế kỉ XXI chưa thực sự được nghiên cứu như một giai đoạn
thơ với những đặc điểm và diện mạo riêng đáng chú ý. Tuy nhiên, về xu hướng
phát triển thơ đầu thế kỉ XXI, có nhiều người cho rằng thơ Việt Nam đang hoạt
động với nhiều khuynh hướng, xu hướng với nhiều trào lưu và trường phái phong
phú. Ở giai đoạn này, ghi nhận một số lượng tác giả, tác phẩm đồ sộ và trong đó
cũng có khơng ít nhà thơ, cùng thi phẩm gây được sự chú ý của dư luận cũng như
giới phê bình như Nguyễn Quang Thiều với tập thơ “Châu thổ”, Nguyễn Bình
Dương với “Buổi câu hờ hững”, Vi Thùy Linh với “Linh”, “ViLi in love”…, Phan
Huyền Thư với “Nằm nghiêng”, “Sẹo độc lập” …
Quan niệm bao trùm lên thơ đầu thể kỉ XXI là quan niệm coi thơ là sự độc đáo,
khác biệt. Xuất phát từ quan niệm đó, những nhà thơ trong giai đoạn này phần lớn
đều mang trong mình khao khát mãnh liệt kiếm tìm sự độc đáo, mới lạ, mong muốn
sự lột xác, đi tìm một lối đi riêng, khác biệt với số đơng. Ở thời đại mới, thơ đòi hỏi
5


một sự cách tân để tồn tại và phát triển; và chính những con người ấy là tương lai
thơ Việt Nam. Các khuynh hướng sáng tạo tiêu biểu của thi đàn giai đoạn này là
khuynh hướng bảo tồn các giá trị thơ truyền thống; khuynh hướng cách tân trên cơ
sở truyền thống; khuynh hướng cách tân triệt để. Những cảm hứng chính của thơ
Việt Nam đầu thế kỉ XXI là cảm hứng hiện thực đời sống xã hội; cảm hứng về thân
phận con người; cảm hứng dân tộc, lịch sử. Sự vận động và phát triển theo nhiều
khuynh hướng, cảm hứng đã tạo nên khơng khí sơi nổi cho nền văn thơ Việt Nam
đầu thế kỉ XXI.
Thơ Việt Nam đầu thế kỉ XXI có một lực lượng sáng tác đơng đảo và phong
phú. Giai đoạn này có sự sum hợp của nhiều thế hệ nhà thơ. Đầu tiên là thế hệ nhà
thơ trưởng thành từ thời kì chống Mỹ, họ phần lớn thuộc các thế hệ 3X, 4X, đã
sáng tác và đạt đỉnh cao sự nghiệp trong giai đoạn văn học những năm chống Mỹ,
có thể kể đến các tên tuổi như Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh,
Nguyễn Duy, Bằng Việt…Bên cạnh thế hệ nhà thơ trưởng thành từ thời kì chống

Mỹ cịn có những nhà thơ thuộc thế hệ 5X, 6X trưởng thành sau 1975 với những
tác giả như: Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Trần Anh Thái, Lê Thị Kim,
Nguyễn Đức Tùng… Và cuối cùng là một thế hệ nhà thơ không thể không kể đến,
đã tạo nên những nét riêng về diện mạo của thi đàn Việt Nam đầu thế kể XXI so
với các giai đoạn trước, đó là thế hệ nhà thơ trẻ 7X, 8X. Thế hệ này tràn đầy năng
lượng, tràn đầy tự tin và tài năng. Họ khao khát sáng tạo, ẩn chứa khả năng bức phá
mãnh liệt. Một số nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ 7X, 8X là Phong Điệp, Đỗ Bích
Thúy, Nguyễn Đình Tú, Vi Thùy Linh, Lữ Mai…

6


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

3. “Cái tôi nổi loạn” trong thơ:
3.1 Khái niệm “cái tôi nổi loạn” trong Triết học:
Nổi loạn là một sự từ chối vâng lời hoặc phản ứng với trật tự. Nó đề cập đến sự
kháng cự,bắt nguồn từ một tình cảm phẫn nộ và khơng chấp thuận một tình huống
và sau đó thể hiện bằng cách từ chối chấp nhận hoặc tuân theo. [Theo từ điển Wiki]
Nổi loạn được biết đến nhiều nhất từ tư tưởng của nhà triết học hiện sinh, nhà
văn học Albert Camus (1913 - 1960), Camus đưa ra khái niệm nổi loạn như là phản
ứng hợp logic đối với cái phi lý, coi nổi loạn là một phản ứng thích hợp của những
cá nhân thức tỉnh và nhận ra cái phi lí. Nổi loạn trở thành chủ nghĩa hiện sinh mà
con người biểu hiện, là hành vi bộc lộ nhân tính. Nổi loạn của mỗi nhà triết học là
khác nhau thể hiện qua hình thức khác nhau như con người “tự do” của nhà triết
học Pháp Jean-Paul Sartre (1905-1980),“lo âu” của nhà triết học Đức Martin
Heidegger (1889 - 1976) hay “siêu việt” của nhà tâm lý học và triết gia người Đức
Jaspers (1883 - 1969).
3.2 Khái niệm “cái tôi nổi loạn” trong văn học:
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2003: “nổi

loạn” là nổi lên làm loạn.
Nổi loạn trong văn học có nguồn gốc từ triết học là kết quả của sự phi lí về các
cuộc khủng hoảng chiến tranh, kinh tế, chính trị. Từ thế kỉ XIX-XX nổi loạn xuất
hiện khi con người nhận ra được gía trị của mình trong xã hội.
Nổi loạn trong văn học được đề cập đến bởi nhà văn trong đó có nhà văn Pháp
Albert Camus người nổi tiếng trong chủ nghĩa hiện sinh. Ông đưa những cái nổi
loạn của con người cần có ra ánh sáng. Camus viết: “sự nổi loạn sinh ra từ cái phi
lý tràn lan, đối mặt với một tình trạng mất cơng bằng và khơng thể hiểu nổi”. Nó là

7


phản ứng cơ bản của con người khi nhận thức được những điều phi lý trong cuộc
sống, xã hội.
Nổi loạn là hiện tượng thay đổi, bộc lộ cái tôi đầy ngang bướng của mình một
cách mạnh mẽ đầy cá tính và có xu hướng tìm cách vượt thốt những quy tắc, thốt
khỏi sự ràng buộc các khn phép, chuẩn mực của xã hội. Nổi loạn là một hiện
tượng giải phóng bản thân thốt khỏi những kiềm kẹp sẵn có của truyền thống, xã
hội hướng tới khát vọng tự do. Họ nổi loạn để giải phóng chính mình, tự bảo vệ
mình khỏi những điều họ cho là phi lý, bắt nhốt tự do của họ.
Nổi loạn dẫn cá nhân đương đầu với số phận. Nổi loạn cũng dẫn đến sự cô đơn
hoặc đưa cá nhân rời thốt cơ đơn, do bùng phát cảm xúc đã kiềm nén quá lâu. Khi
con người nổi loạn tức là họ hồi nghi và cũng có nghĩa là con người đang khát
khao được tin tưởng. Khi con người nổi loạn tức là họ đang tự cô lập mình và họ
cần được sẻ chia. Nổi loạn cũng là một hành trình đi tìm kiếm bản thể để thể hiện
những khao khát, những mong muốn để vươn tới điều mới mẻ, tốt đẹp.
Cái tôi nổi loạn trong thơ là đối kháng lại cái phi lý họ thấy trong xã hội, trong
cuộc sống, phá vỡ quy tắc, thay đổi về hình thức sáng tác và cách cảm nhận về thế
giới xung quanh. Họ bộc lộ cái tôi đầy cá tính, ương ngạnh hướng tới những khát
vọng mà con người mong muốn, thoát ly, chống đối lại cái hiện thực mà họ nhìn

nhận nó khơng tốt.

8


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

4. “Cái tôi nổi loạn” qua các giai đoạn văn học:
Trong văn học thơ ln được đánh giá là mảng quan trọng nhất, khó nhất. Vì thơ
khơng nhằm mơ tả những sự việc đang xảy ra mà nhiệm vụ của thơ nhằm tìm kiếm,
phát hiện những điều nằm ở bên trong những sự việc đang xảy ra đó.
Thơ hiện nay đang kế tiếp Thơ Mới đi vào cái tôi bản thể. Giai đoạn 1932 –
1945: Đào sâu cái tôi cá thể và bước đầu đi vào cái tơi bản thể. Cịn 1985 – nay:
Trở về cái tơi bản thể.
Cịn cái tơi bản thể khơng bận tâm đến sự tồn tại của mình trong cộng đồng, đi
tìm thế giới trong mình. Cịn cái tơi bản thể bên cạnh giải phóng cảm xúc cịn là
những băn khoăn về lí tính, mang màu sắc triết học vì thế cái tơi bản thể gắn với
ngơn ngữ của lí tính, triết luận. Cịn cái tơi bản thể tự cơ đơn, mang trong mình nỗi
cơ đơn cố hữu của chính mình nên cơ đơn tuyệt đối, q tải.
*Cái tơi trong thơ trung đại Việt Nam:
Trong thơ trung đại Việt Nam, quan niệm cái tơi cá nhân có giới hạn hẹp hịi,
được thể hiện mờ nhạt thậm chí là bị thủ tiêu. Vì chịu ảnh hưởng của triết lí “vơ
ngã” các thi nhân giai đoạn này thường phải giấu “chữ tôi” đi, hướng đến “chữ
ta”, hướng đến cái chung, hịa mình vào “cái ta” to lớn của thời đại.
*Cái tôi thơ trong giai đoạn 1930-1945:
Phong trào thơ mới (1930-1945) như chúng ta đã biết,phong trào thơ mới đã
để lại những nhà thơ tiêu biểu nhất Việt Nam như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy
Cận...
Sau 1930 trở đi tình hình đất nước đã đổi khác so với trước 1930. Cùng với
sự ra đời của một tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Học vấn và sự ảnh hưởng của nền

văn hóa Pháp. Phong trào thơ mới đã thay đổi thơ Việt Nam từ hình thức đến cách
9


cảm nhận cuộc sống. Kết quả của sự bùng nổ “Cái tôi cá nhân”. Mọi nhận thức,
cảm nhận cuộc sống đều thông qua cái “Cái tôi”. Cái tôi của thời kì thơ mới là một
cái tơi ln thấy mình nhỏ bé trước cuộc đời. Chỉ trong thơ mới mới nói đến chủ đề
Tình yêu, khẳng định quyền yêu và được yêu. Giải phóng bản ngã và tự do cá nhân.
Khao khát sống mạnh mẽ từ cái tôi cá nhân, sự bùng nổ của cái tôi cá nhân với nhu
cầu giải phóng tình cảm, tự do.
*Cái tơi giai đoạn năm 1945-1975:
Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ từ đó cái tơi trong phong trào thơ mới
đã phải chuyển đổi để “cái ta” lên trên tất cả. Trong cuộc chiến “cái tôi” cá nhân
bị kiềm hãm trong “cái chung” của cộng đồng, xã hội. Thơ giai đoạn này mang
tính thời sự, sự kiện, phản ánh hiện thực xã hội.
*Cái tôi của thơ thế kỉ XXI:
Thơ trẻ hiện nay khơng cịn sự hiện hữu của chiến tranh. Thơ hiện nay không
quan tâm nhiều đến chính trị. Cho nên cái tơi hiện nay chứa đầy mạnh mẽ ln ln
muốn tự khẳng định mình trước cuộc sống , giá trị của mình trong xã hội và thậm
chí nhiều lúc cái tơi ấy trở nên cuồng ngạo. Hiện nay, tình yêu vẫn là yếu tố được
nhắc đến nhiều trong thơ nhưng khơng cịn là khơng gian chủ đạo nhiều nữa, thơ
khơng viết về chính trị, mà xoay quanh những vấn đề của cuộc sống cá nhân nhà
thơ.

10


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

PHẦN 2:

“CÁI TÔI NỔI LOẠN” TRONG MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THƠ NỮ
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI (QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ CHỌN LỌC)
1. Vi Thùy Linh:
1.1 Khái quát về nhà thơ nữ Vi Thùy Linh:
Vi Thùy Linh sinh ngày 4 tháng 4 năm 1980, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam,
hiện đang sống và viết tại Hà Nội; tốt nghiệp Đại học Báo Chí. Từ 1998, Vi Thùy
Linh trở thành “Hiện tượng Vi Thùy Linh” trong thơ trẻ Việt Nam. Vi Thùy Linh đã
nhanh chóng trở thành một "hiện tượng" trong nền thi ca Việt Nam đương đại. Vi
Thùy Linh là nhà thơ Việt Nam đầu tiên được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại
Paris mang tên "Tình tự Hà Nội", cũng là nhà thơ đầu tiên thực hiện tour diễn Pháp
– châu Âu.
Tác phẩm chính: Khát (thơ, Nxb Hội nhà Văn, 1999); Linh (thơ, Nxb Thanh
Niên, 2000); Đồng tử (song ngữ Việt - Pháp, 2005); ViLi in love (Song ngữ Việt Anh, 2007); Phim đơi - Tình tự chậm (2010); Chu du cùng ông nội (2011). Tập thơ
“Đồng Tử” của Vi Thùy Linh vào chung kết Giải Thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội
2006. Có thơ in trong: Thơ trẻ chọn lọc 1994 - 1998 (Nxb Văn hóa - Thơng tin,
1998); Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 - 2000 (tập 1, Nxb Hội Nhà Văn, 2000).
1.2 Biểu hiện của “cái tôi nổi loạn” trong thơ của Vi Thùy Linh:
1.2.1 “Cái tôi nổi loạn” cùng khát khao luôn muốn được đề cao với những nét
độc đáo riêng biệt:
Có thể nói, thơ vẫn ln là tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn người nghệ sĩ, dù ở bất
kì thời kì, giai đoạn nào. Ở đó, sức sống và những khát khao muốn được biết đến,
muốn được xem trọng của mỗi một người nghệ sĩ không ai giống ai. Và với Vi
Thùy Linh, cô thi sĩ được xếp vào thế hệ nhà thơ trẻ Việt Nam đương đại cũng thật
11


sự mang trong mình những khác biệt, những dấu ấn độc đáo riêng có. Nói đến “cái
tơi nổi loạn” có lẽ phải nhắc nhiều đến sự ý thức về giá trị, về cái tôi của người
sáng tác, bởi lẽ, “Đặc điểm cơ bản của con người đương đại chính là khẳng định
cá nhân”.

Thơ Linh từ khi xuất hiện trên thi đàn văn học đã tạo được những ấn tượng và
luôn để lại nhiều điều cho ta suy ngẫm. Đặc biệt, trong thế giới thơ của cô, ý thức
cá nhân, khát vọng được đứng lên bày tỏ, thể hiện và nói lên tiếng nói độc đáo ln
đi kèm một cá tính “nổi loạn”, tức là ln muốn vượt thốt, vươn ra ngồi vỏ bọc
ngun bản của mình. Từ sau “Khát” năm 1999, đến “Linh” và “Đồng tử” xuất
hiện vào thời kỳ cả cuộc đời thực tại và cuộc sống văn chương đang từng bước
chuyển mình sang một thể kỉ mới, cá tính với màu sắc riêng biệt, khơng giống ai
của Vi Thùy Linh đã tạo nên một nữ thi sĩ với khẳng định “muốn được mọi người
nhắc tới vì thơ ca”. Con người với cá tính mạnh mẽ như vậy chắc chắn khơng thể
chịu được những gì q quen thuộc, càng không chịu được khuôn khổ. “Này
gương kia ta muốn biết trí tuệ của ta/ Thưa cơ, cơ thơng minh hơn nhiều so với
tuổi/ Này gương ta muốn được như con thằn lằn, có thể đổi màu xanh, nâu, đen,
đỏ/[...]/ Thưa cơ, để làm gì, khi nước bọt vẫn là chất phóng xạ để người ta huỷ diệt
nhau, những chiếc lưỡi ngày càng dài ra, cong lên và màu không đổi?/ Nhưng...
nhờ thế mà thằn lằn dễ sống, thậm chí con vật nhỏ lại tưởng nó là rắn và hoảng
sợ” (“Thằn lằn trắng” - Linh).
Quả thật, từ trước đến nay phái nữ luôn được xem là phái yếu, thế nhưng trong
thơ Linh, hình ảnh “cơ” đang từng bước phá bỏ lớp vỏ bọc mềm yếu của mình, để
chứng minh được những giá trị sâu bên trong. Ở đây, khơng có sự mềm yếu, mà ở
đây, tinh thần, cá tính táo bạo, mạnh mẽ càng làm cho con người dù bé nhỏ ấy vẫn
luôn luôn mang theo thứ sức mạnh và ý chí độc đáo làm kẻ khác “hoảng sợ”.
Khơng yếu đuối và đầy bản lĩnh, cái tôi “nổi loạn” của Vi Thùy Linh còn thể hiện
12


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

như: “Tôi dồn tôi vào tiếng gọi tôi/ Nhưng đôi môi tách ra chỉ lộ hai hàm răng (có
hai mươi tám chiếc)/Tiếng – gọi – Tôi đang trú âm trong bốn chiếc răng hàm chưa
mọc ở bốn góc khoang miệng/ [...]/ Tơi muốn mọc thêm hai cánh tay để đẩy mình/

[...]/ Hãy khua dậy tất cả/ Hãy dừng khóc cho những dịng sơng/ Hãy sục bàn chân
băng băng con đường bụi/ Nước cuốn là giấc - mơ - đã - hiện và ướt nhẹp cả giấc mơ - manh - nha của con thuyền giấy/ Tơi hét lên - tiếng cịi tàu rúc, thúc tơi đi!
(“Cái chân vịt và tiếng cịi tàu” - Linh). Một sự ồn ào vượt thoát khỏi tâm lý e ngại,
không dám đối diện, không dám đương đầu. Cái tôi thơ trẻ dường như đang dâng
trào trong mình một mạch nguồn sôi sục của sự kết hợp giữa nhẹ nhàng và mạnh
mẽ, bên trong “hàm răng” ngần ngại hé mở ấy chính là bản lĩnh muốn chắp thêm
hai tay nâng giấc cho ước vọng và sẵn sàng đón nhận những đổi thay mới.
Đó cũng chính là tiếng nói đặc biệt ta tìm thấy trong thơ Linh. Ta thấy được
những khát khao, những ước vọng và thấy cả hình hài người trẻ đang vươn mình
sống với thời đại, đón nhận những đổi thay, hịa nhập và mạnh mẽ nhưng vẫn
khơng mất đi cá tính độc đáo của riêng mình – một bản thể khác biệt và độc lập về
cả quan niệm lẫn những tun ngơn trong thơ đúng với hình ảnh “cô gái Việt Nam
mới, mang sức sống của thế hệ mới với sinh khí khác”.
1.2.2 Cái tơi khát khao được tin tưởng và khẳng định mình:
Thơ Vi Thùy Linh mỗi khi xuất hiện trên thi đàn dường như lúc nào cũng để lại
những dấu ấn mạnh mẽ, bởi sự khác lạ và độc đáo. Có thể nói, đây khơng phải là
một sự “chơi trội”, mà đó chính là bản lĩnh, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ. Chính
vì vậy mà xuyên suốt cuộc hành trình rong ruổi đến chân trời tìm hiểu về thơ của
nữ thi sĩ, ta ln bắt gặp một tâm hồn mang cái tôi cá nhân khát khao được tin
tưởng và khẳng định mình.
Trong sáng tạo nghệ thuật, quả thật mỗi người nghệ sĩ khơng ai có thể dạy họ
cách viết làm sao, viết như thể nào. Bởi lẽ, những đứa con tinh thần của họ chính là
13


tâm can, là những nét riêng khơng ai có được. Chính vì vậy, người nghệ sĩ quả
nhiên ln muốn khẳng định bản thân và khẳng định chỗ đứng của mình. Và Vi
Thùy Linh đã từng thể hiện rõ quan niệm ấy khi nói rằng: “Tơi khơng bao giờ hóa
trang để nhập vai kẻ khác”. Bước vào con đường văn thơ bằng cả tâm huyết và sự
nhiệt thành của tuổi trẻ, cái “nổi loạn” đôi khi bộc phá trong thơ Linh dường như

đã khiến người đọc si mê hay đúng hơn là đơi điều thích thú, bởi trong con đường
đi tìm con chữ gieo mầm ý tưởng cho đời này, có mấy người trẻ nhưng suy nghĩ và
tâm tư lại trưởng thành hẳng như cơ.
Trong “Thế giới hiện hữu” (trích “Linh”), quan niệm về cuộc sống hiện đại của
nhà thơ có lẽ rất mới và rất khác: “Tôi căm ghét ngày 15 tháng 7 năm 1996, cả loài
người kinh ngạc khi cừu Dolly ra đời/[...]/ Không ai ngăn cản ý đồ nhân rộng kiểu
sinh sản phản nhân văn?/Thật nực cười những kẻ ngộ nhận sinh sản vơ tính là
thành tựu của tiến hóa!/[...]/ Con người khơng ngây thơ, khơng nhiều ước mơ và
mất dần lãng mạn/ Màu dollar sắp nhuộm cả da trời” – bản lĩnh và cái tôi quá ư
mạnh mẽ thật sự đã thâm nhập, thấm đẫm từng câu thơ câu chữ của Vi Thùy Linh.
Quả nhiên, không phải những kèm cặp, ràng buộc của xã hội phong kiến khi xưa
mới khiến “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương “nổi loạn” tìm tiếng nói, mà đâu
đây ngay chính trong thế giới ngày một hiện đại hóa, trong chính mơi trường hiện
đại này, những vấn đề vẫn buộc cá nhân con người đứng lên và thật sự táo bạo.
Trong một thế giới mà công nghệ đang bao phủ con người, họ đua nhau tiến lên vì
cơng nghệ, nữ thi sĩ vẫn thổn thức: “Tơi vẫn tin/ Khơng gì đẹp bằng con người”
với cái tôi đầy mãnh liệt và khát khao được tin tưởng, cũng là mong muốn được
khẳng định điểm nhìn từ chính thơ ca của bản thân.
Thật khơng ngoa khi nói rằng Vi Thùy Linh ln có những nét riêng để buộc
người ta nhớ đến thơ, đến tính cách và con người của cô, bởi khi đi trên con đường
này, sự cố gắng sáng tạo và nỗ lực không hòa tan đã mang đến một Linh nghiêm
14


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

túc và khát khao cháy bỏng với nghề. “Nếu loài người đều yêu nghệ thuật và thơ
hay, sẽ khơng cịn cái ác/[...]/ Trái Đất ốm yếu vì văn minh/ Thế giới thiếu chất thơ
nên lồi người bi kịch/ Thế giới khơ cằn, thế giới cần khơi phục/ Thi sĩ là hồng đế
siêu năng của cuộc đời không bao giờ thiếu được” (“Hãy phủ thơ khắp thế giới của

em” – Đồng Tử). Chắn hẳn, cô phải nỗ lực sống cùng với nhịp sống hiện đại rất
nhiều thì mới nhận ra được những điều như vậy. Yêu thơ và nhiệt huyết với nghề,
con người nhà thơ trẻ thật sự để lại dấu ấn khó phai cho người đọc, hơn hết là thế
hệ trẻ, bởi đây chính là những con người sống trong thời đại mà thơ Linh hướng
đến nhiều hơn cả.
Cháy hết mình với con tim yêu nghề, Vi Thùy Linh đã đem đến thế giới rộng
khác về cuộc đời, một thế giới mà cái tôi biết hài hịa với xã hội nhưng khơng qn
khẳng định “Tôi là ai”, càng không quên những nghiêm túc và đam mêm trên con
đường nghệ thuật: “Làm nghệ thuật đích thực là tự đốt cháy mình/ Dấn thân tận
cùng, chấp nhận trả giá/ Để đến được bến kia: cái Đẹp tìm kiếm/ Cái Đẹp ln
ln Mới” (“Cháy” – Vili in love).
1.2.3 Tình u và sự vượt thốt khỏi những chuẩn mực:
Trong thơ ca mn thuở, tình u là một đề tài đã quá đỗi quen thuộc. Trước thơ
Vi Thùy Linh, tình yêu đã được thể hiện trong thơ ca đã để lại nhiều ấn tượng khó
phai trong lịng người đọc. Thế nhưng, đến với thơ của thi sĩ trẻ Vi Thùy Linh, một
thứ tình yêu với thật nhiều cung bậc cảm xúc được mở ra. Đó khơng chỉ cịn là tình
u mà cịn là cả tiếng nói của cái tơi đầy táo bạo, một thứ tình u khơng cịn gị
bó và ràng buộc mà là thực sự dạt dào trong chính tâm hồn người đang yêu.
“Đọc thơ Linh, ta thấy một tình u khơng vụ lợi, một tình u khơng theo kiểu
trào lưu, một tình u khơng mang sắc thái “thị trường””. Và trong những gam
màu tình yêu khát khao nồng nhiệt ấy, ta thấy được tâm hồn người con gái đang
yêu với tiếng lòng chân thật đến tận cùng: “Sài Gòn theo tối về men dần lòng chảo/
15


Bằng Anh/ Em đo chiều cao giữa Trời và Đất/ Con mèo tham lam/ Em cuộn mình,
vơ tận Anh” (Thung lũng anh và em); “Ước gì có Anh/ Dẫu một phút, một giờ/ Để
được trấn an sau những hình dung cịn ấm!” (Một ngày chưa có trong sự thật);
“Cứ mỗi lần khăng khăng đi khỏi Anh/ Em lại thấy yêu Anh nhiều hơn/ [...] Em
nhận ra/ Anh là bản đồ thế giới” (Tạo hóa); “Anh biết khơng em khơng thể ngớt

yêu Anh và yêu thơ dù chốc lát/ Thật khiên cưỡng nếu một tối nào đó em ngủ sớm
hay thu lu nhìn bầy mối lải nhải đay nghiến cửa/ Quên rụt rè em chạy đến Anh hổn
hển” (“Tình tự ca”);...
Tình u trong thơ Vi Thùy Linh dường như khơng cịn những ràng buộc mà
đang bộc phá trong cái tôi “nổi loạn” táo bạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, là tiếng
nói của “nữ quyền” và khát vọng “bắn nát sự cam phận”. “Không như nàng Tô
Thị chờ chồng, ôm con hy vọng và nhẫn nhục chịu đựng, tình u đích thực phải có
hai mặt trao và nhận, tận hiến và tận hưởng. Nhân vật trữ tình trong thơ Linh yêu
nồng nàn bao nhiêu thì cũng địi hỏi được đáp đền lại bấy nhiêu”, bởi trong cái tơi
nữ tính đó, sự mạnh mẽ và táo bạo vẫn luôn là mạch nguồn làm nên một màu sắc
thơ rất riêng mang dấu ấn Vi Thùy Linh dù trong một đề tài đã muôn thuở với thi
ca.
1.2.4 Cái tơi đi tìm bản thể, khát vọng tự do và giải phóng tính dục:
1.2.4.1 Cái tơi đi tìm bản thể:
Cái tơi chính là ý thức trong mỗi cá nhân trỗi dậy. Cái tơi đi tìm bản thể hay cịn
gọi là “tơi đi tìm tơi”. Con người khi bị bỏ rơi, ta cảm thấy bơ vơ đến lạc lõng rồi
bổng cảm thấy đau khổ và sẽ tự tìm thế giới trong mình. Ta sẽ mặc kệ đến những
ánh nhìn của người khác, bỏ mặc ngồi tai những lời gièm pha, chê trách hay đặt
điều. Ta lờ đi sự tồn tại vốn có của chính mình trong cộng đồng, xã hội mà được
xem là thối nát này, ta vẫn mãi chỉ có mục tiêu là đi tìm thế giới trong mình.
“Nhưng tại sao tại sao tại sao
16


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

Tôi lại cố rướn mắt đau đáu con đường đã qua
Tơi lại cố tìm Tôi, được một lần nữa ngây thơ, trong chiều cao im lặng”
(“Im lặng” - Linh)
“Cơ đơn”, hình tượng q đỗi quen thuộc khi ta bắt gặp cảm giác đó qua các

tác phẩm nổi tiếng, hình ảnh đó khơng chỉ tơ đậm thêm nghệ thuật trong xây dựng
nhân vật hay như Linh sự cô đơn ấy làm nổi bật tác phẩm mà chính nó cịn phản
ánh rõ ràng vị trí con người trong xã hội bùn nhơ này: “Trên mái nhà bên trái, con
chim sẻ lẫm chẫm giữa những viên ngói vỡ./ Có phải tơi đó khơng?” (“Tự cảm” Linh).
Mọi thứ trở nên hoang mang và nhọc nhằn, hổn độn và phức tạp. Ta cô đơn
trong xã hội này nơi mà những điều trái luân thường đạo lý cũng trở nên rất đỗi
bình thường: “Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim./ Mượn gió bẻ
măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế./ Thượng tầng nát bươm hạ tầng
lẽ nào không thể./ Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần” (“Thời đại tôi
đang sống” - Nguyễn Thị Thanh Yến).
Không những thế, tôi luôn rơi vào trạng thái cô đơn, không được chia sẻ và
bị buộc chặt với cộng đồng nên chỉ có thể than thở với nổi cô đơn. Tôi tự cô đơn, tự
rơi vào những dịng suy nghĩ khơng lối thốt, khơng đáp án và chỉ mang trong mình
sự cơ đơn đến cơ độc. Khi mà chính sự cơ đơn ấy chiếm trọn bản thể, chính mình
tự cơ đơn tuyệt đối đến mức q tải, khơng biết giải bày, trải lịng như thế nào: “Co
ro trong phòng kin/ như con chim nhỏ/ hoa Thùy Linh” (“Hai miền hoa Thùy Linh”
- Linh)
Thế kỉ XXI, nhưng xã hội vẫn còn đang chứa đựng nhiều vấn đề. Chúng tồn
tại song song nhau, hiện hữu đồng thời các mặt đối nghịch nhưng vẫn bổ sung
nhau. Xã hội này họ sống vì vật chất nên hiển nhiên mặc kệ, bỏ mặc cho lý trí điều
17


khiển; mặt khác lại muốn giải phóng cảm xúc tối đa, khơng bị ràng buộc, xiềng
xích bởi bất cứ mối quan hệ nào như là quyền sống cá nhân, thứ nên gắn với ngơn
ngữ tình cảm, cảm xúc:
“Bố
Mặt trời nóng rực và ồn ã
Con muốn gần... lại sợ... tan ra”
(“Những đối lập” - Linh)

Con người trong thời đại bây giờ bị ràng buộc, kìm hãm bởi những khn mẫu
bất thành văn. Lý trí càng cự tuyệt càng khống chế, trái tim chẳng muốn ngồi yên
lại muốn khám phá, tìm hiểu rồi đến thách thức, những hành động bổng chốc trở
nên táo bạo hơn. Muốn giải phóng cảm xúc, nghe theo lời trái tim mách bảo nhưng
lại thất vọng vì sự băn khoăn, hoang mang của lí tính. Kìm hãm, bức phá tình trạng
này ln đạt trạng thái tiến dần cân bằng trong mỗi suy nghĩ của ta, làm cách nào
thỏa mãn cả hai. Hai phương diện tồn tại song song, bổ sung nhau đây chính là màu
sắc triết học đậm tính lý và triết luận. Thế giới này làm ta cô đơn, cô đơn trong
tuyệt vọng, rồi ta tự bầu bạn khi tự tìm cơ đơn trong vỏ bọc thế giới riêng của tâm
hồn.
1.2.4.2

Cái tơi đi tìm tự do:

Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ. Nó là sự thơi thúc, niềm trăn
trở của con người nói chung và của các nhà thơ nói riêng. Mỗi nhà thơ bộc lộ niềm
khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên
phong phú.
Khát vọng tự do trước hết là khát vọng tình yêu. Sau hàng trăm năm bị ngăn
cấm tình u đơi lứa, niềm khao khát ấy qua năm tháng có tăng khơng giảm. Xưa
18


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

bị ràng buộc bởi chính tư tưởng gia pháp đương thời, nay bị khống chế trong từng
vấn đề nhỏ nhặt nhất, đặc biệt là đồng tiền chi phối tình yêu. Tình yêu lúc nào cũng
là nô lệ cho đồng tiền, trước kia lấy nhau để phục vụ chính trị, củng cố sức mạnh là
chủ yếu, nay yêu nhau người ta nghĩ đến gia cảnh đầu tiên. Ta phân vân giữa tình
u đích thực và tình yêu vụ lợi. Và cứ thế, niềm khao khát tình u chân chính

bùng nổ, nó thơi thúc ta mạnh mẽ đi tìm tình u và khơng nên có một ý nghĩ nào
chần chừ cả. “Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu/ Chịu đựng nơ lệ giới
tính bằng bị động/ Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa!/ Đừng giam đời trong hèn
yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược” (“Bản đồ tình
yêu” - Đồng tử)
“Thời đại nào cũng vậy, phản ánh những tư tưởng, tình cảm cá nhân là bản
chất của thi ca” (Nguyễn Huy Hồng). Ở đâu có vấn đề ở đó có khẩu hiệu. Ta ln
đi tìm tự do, ở đó ta bị khống chế. Nỗi khao khát tự do đầu tiên là tình u, tiếp đó
là khao khát sống, ta đang sống khi ta hiểu rõ bản thân, chiều chuộng những giấc
mơ ta ấp ủ và không ngừng sống có ý nghĩa với lịng nhiệt huyết và một trái tim trẻ.
Thỏa mãn là khi ta là chính mình, khơng vì bất cứ điều gì mà trở thành bản sao con
dâu trăm họ mà người đời chế giễu, bàn tán, ta hạnh phúc đơn giản là khi được trải
nghiệm lại những điều mà ta từng đi qua một cách vui vẻ và đầy vô tư: “Giá mà
con được trở lại 13 tuổi!/ Váy sặc sỡ, nơ diêm dúa, kem cóng mơi và mới cứng
sách giáo khoa” (“Chân dung” - Linh)
Khao khát tình u, khao khát được sống đó chính là khao khát tự do về hành
động và nhận thức tương ứng. Mà tự do nhận thức là nền móng để ta đi đến tự do
hành động. Nói chung rằng, khao khát tự do là điều không hề xa lạ, nó là bản chất
tự nhiên của con người. Dù sống trong xã hội nào, các nhà thơ, nhà văn mãi ln đề
cao cái tơi đi tìm tự do, điều mà ai cũng hướng mình tới nhưng mãi với khơng
được.
19


1.2.4.3

Cái tơi giải phóng tình dục:

Tình u là đề tài muôn thở trong thơ ca, tuy nhiên đây là khu vực thuộc vùng
“đặc quyền” của giới nam. Ảnh hưởng nặng từ tư tưởng Trung Hoa, hình tượng

người phụ nữ chỉ được bỏ hộp những phẩm chất mẫu mực “tam tòng, tứ đức”.
Những khao khát về tình u ln đi kèm với dục, trong thất tình “yêu” đứng thứ
năm nhưng yêu lại có chứa tất cả lục dục.
Lục dục gồm 6 điều ham muốn đã trở thành thói quen khó sửa đổi trong tình yêu: Sắc dục (Thấy các sắc
xanh, vàng, đỏ, trắng và hình sắc nam nữ rồi tham đắm vào đó), Hình mạo dục (Thấy hình dung đoan
chánh, tướng mạo tốt đẹp mà sinh lòng tham đắm), Uy nghi tư thái dục (Thấy tướng đi, đứng, nằm ngồi,
nói cười mà sanh lịng ái nhiễm), Ngữ ngơn âm thanh dục (Nghe tiếng nói trau chuốt êm ái thích ý vừa
lịng, giọng ca lảnh lót, tiếng nói dịu dàng mà sinh lòng yêu mến), Tế hoạt dục (Thấy da thịt của nam nữ
mịn màng, trơn láng mà sanh lòng yêu mến), Nhân tượng dục (Thấy hình nam nữ dễ thương mà sanh lịng
đắm trước).

Khám phá tình u với những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đi đến tận
cùng cảm xúc trong mỗi con người tình u khơng chỉ cịn đơn giản là những cảm
xúc yêu thương, giận hờn, nhớ nhung, xao xuyến,... mà là đời sống tình dục – rất
thực và hiện hữu trong ta là bản năng khó mà chối bỏ.
Viết về tính dục, Vi Thùy Linh quan tâm nhiều đến những khao khát, đam mê
người phụ nữ và biểu hiện nó một cách tinh tế nhưng khơng kém phầm quyết liệt,
tuy không suồng sã nhưng vẫn cho thấy những câu thơ với nổi khao khát bùng nổ.
Đó là cái tôi thân xác.
“Trong vũ điệu nắng
Trong tiết tấu mưa
Từ nơi khởi nguyên
Lửa mọc mầm theo đường cong thân thể
20


“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

Dọc hai ngàn dặm
Vũ trụ nhập men theo sự cuồng nhiệt của hai con người được sinh ra cho nhau

Âm thanh trắng...
Những minh tinh liệng xuống núi đồi, thung lũng, sông suối, biển cả, thảo
ngun.”
(“Lửa trắng” - Linh)
Giải phóng tính dục gần như là khía cạnh giải phóng lớn nhất của phái nữ
trong thời hậu hiện đại, vì đi cùng với sự giải phóng bản năng là sự giải phóng nỗi
cơ đơn và những áp lực, bi kịch tinh thần trong đời sống.
Một trong những thành tựu lớn nhất của nghệ thuật hiện đại, trên lĩnh vực
tính dục nữ, đó chính là việc văn học đã miêu tả đời sống tính dục của người phụ
nữ với đầy đủ sự trống rỗng mang tính chất ngẫu nhiên của nó. Cái tơi khao khát
giải phóng tính dục cũng chỉ là khao khát được lấp đầy những khoảng trống mà cô
đơn đem lại. “Khoả thân trong chăn/ Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần
Anh gối lên đùi/ Mình ơm lấy Anh ơm mình/ Biết sự bình yên của mặt đất” (“Chân
dung” - Linh)
Với đề tài tính dục, trong văn học đặc biệt là thơ ca, vẫn ln được xem là
“trị chơi mạo hiểm”, nhưng lại đầy sức cám dỗ. Nếu miêu tả tùy tiện không tinh tế
thì dể đưa tác phẩm của mình xuống hàng khiêu dâm thấp kém, và ngược lại. Vi
Thùy Linh đã rất thành công khi chen những cảm xúc ngổn ngang của mình trộn
lẫn với những khao khát bình thường của tình yêu trong hàng loạt bài thơ của bà ở
tập Linh. Trong sự thể hiện những tận cùng những rung động tinh tế nhất trong lịng
người, cái tơi nổi loạn hiện lên những đòi hỏi, khao khát trong đời sống bản năng,
nhu cầu tình dục.
21


Tình yêu đến từ bản năng, những khao khát cũng vậy, những điều đó ln thơi
thúc ta giải phóng những “cái tơi” tưởng bình thường nhưng lại rất đỗi quan trọng.

22



“Cái tôi nổi loạn trong một số hiện tượng thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI”

2. Ly Hoàng Ly:
2.1 Khái quát về nhà thơ nữ Ly Hoàng Ly:
2.1.1 Vài nét về nhà thơ Ly Hoàng Ly:
Ly Hoàng Ly sinh năm 1975 tại Hà Nội, hiện sinh sống tại thành phố Hồ Chí
Minh. Là nghệ sĩ tiên phong khai phá thể nghiệm các tác phẩm thị giác đương đại
Việt Nam. Cô viết thơ, làm công việc biên tập tại Nhà xuất bản Trẻ từ năm 2000.
Ly Hoàng Ly tốt nghiêp đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 1999, được
trao tặng học bổng Fulbright của chính phủ Mỹ vào năm 2011, hoàn thành bằng
Thạc sĩ tại Học viện Nghệ thuật Chicago của Mỹ năm 2013.
Ly Hoàng Ly thực hành với đa dạng chất liệu từ hội họa, thi ca, video tới trình
diễn, sắp đặt và nghệ thuật cơng cộng. Qua lăng kính của cơ, nghệ thuật khốc lên
mình một tiếng nói nhân văn và phản ánh các hiện tượng và chủ đề mang tính tồn
cầu, về sự dịch chuyển trong tâm lí, tính thích ứng và khả năng chấp nhận của con
người.
2.1.2 Tập thơ “Lô Tô” – Ly Hồng Ly:
“Lơ Lơ” là tập thơ thứ hai của Ly Hoàng Ly xuất bản năm 2005. Tập thơ đầu
tiên “Cỏ trắng” của chị ra đời năm 1999 từng đoạt giải Mai Vàng của báo Người
lao động và “Lô Lô” cũng từng đoạt giải Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006.
Có thể nói, tập thơ làm nên thành cơng của Ly Hồng Ly chính là tập “Lơ Lơ”.
Với 38 bài trong tập “Lô Lô” là thơ, sắp đặt hay phối hợp trình diễn cũng ln là
hóa thân của giấc mơ về một kỳ vọng khơng ngừng. Đó là tiếng nói thời đại của
người phụ nữ mang đến thông điệp về sự mong manh của cuộc sống và cội nguồn
của những khát vọng.

23



2.2 Biểu hiện của “cái tôi nổi loạn” tập thơ “Lơ Tơ” thơ của Ly Hồng Ly:
2.2.1 Cái tơi nổi loạn trong bóng đêm:
Nhắc đến Ly Hồng Ly khơng thể khơng nhắc đến hình tượng “đêm”. Dường
như trong thơ cơ, đêm bao trùm lên tất cả. Nếu trong tập thơ “Cỏ trắng” của thi sĩ
có sử dụng từ “đêm” 14/38 bài thì tỉ lệ ấy được tăng dần trong tập thơ “Lô Lô” với
tần số sử dụng từ “đêm” là 27/38 bài. Có thể nói trong thơ đương đại Việt Nam
chưa có nhà thơ nữ nào sử dụng từ đêm trong thơ nhiều như Ly Hồng Ly. Chỉ cần
nhìn vào tần số xuất hiện từ “đêm” trong thơ Ly Hoàng Ly, có thể khẳng định hình
tượng “đêm” xuất hiện trong thơ cơ như một tín hiệu thẩm mỹ, một thủ pháp nghệ
thuật mang tính quan niệm. Cũng chính vì lẽ đó mà thi nhân dành riêng phần một
mang tên “Khúc đêm” cho tập thơ “Lơ Lơ” của mình.
“Khúc đêm” như một vùng tranh tối tranh sáng, có bức tường ngăn cách khơng
gian bên trong với ánh sáng bên ngồi. Đêm đến, chỉ cịn lại một màu đen thủ tiêu
tồn bộ ánh sáng và màu sắc.
Trong đêm, dường như con người ta dễ dàng giải bày tâm sự mà không cảm
thấy thẹn với chính bản thân mình hay những người xung quanh. Trong đêm, người
ta nhanh chóng thỏa hiệp với nỗi buồn, nhân rộng sự cô đơn mà không cảm thấy
ngượng ngùng cùng ngoại cảnh. Và trong đêm, người ta dễ dàng tưởng tượng. Đây
có lẽ là máu chốt để “Khúc đêm” sinh thành. Để rồi:
“Chiều
Im im và sạch sẽ
Ngồi trong phòng tắm
Im im chờ đêm lên”.
(Chiều im im)
24


×