BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kế Tốn – Kiểm Tốn
----------
BÀI THẢO LUẬN
Mơn: Thị trường chứng khốn
Đề tài: Tìm hiểu về quỹ hốn đổi ETF
Nhóm: 10
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Lan Phương
1
Mục lục:
A. Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với chứng khoán, ngoại tệ, bất động sản, vàng, thị trường Tài chính Việt
Nam cịn chứng kiến sự phát triển của một loạt các quỹ đầu tư – được vận hành bởi các
công ty quản lý quỹ và đang nhanh chóng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà
đầu tư. Khi giao dịch với các quỹ đầu tư này, ta có thể đầu tư vào một nền kinh tế, 1
lĩnh vực kinh tế thay vì một chứng khoán riêng lẻ.
Trong số các quỹ đầu tư đang có mặt trên thị trường tài chính hiện nay, quỹ hốn
đổi danh mục (ETF hay Exchange Traded Fund) có được nhiều sự chú ý hơn cả bởi
tiềm năng sinh lợi nhuận của nó bởi vì, so với đầu tư tồn bộ vào nắm giữ cổ phiếu riêng
lẻ, đại đa số các nhà đầu tư cá nhân sẽ đạt được kết quả tốt hơn và thành công hơn trong
dài hạn khi đầu tư vào quỹ hoán đổi danh mục (ETFs). Do tính linh hoạt, tính thanh khoản
và chi phí giao dịch thấp mà ETF mang lại, nên đây là một phương tiện đầu tư ngày càng
phổ biến. Các nhà đầu tư được khuyến khích khám phá các dịch vụ lớn, đa dạng của ETF
và xem xét việc đầu tư ETF trở thành trụ cột trong danh mục đầu tư tổng thể của họ.
2
Do đó, quỹ hốn đổi danh mục ETF đang rất “HOT”, nhận được rất nhiều sự
quan tâm và chú ý của các nhà đầu tư cũng như những cá nhân hay doanh nghiệp đang có
ý định đầu tư vào thị trường chứng khốn. Cũng vì thế, nhóm 9 đã quyết định lựa chọn đề
tài: “Tìm hiểu về quỹ hốn đổi ETF”.
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF - Exchange Traded Fund) là quỹ đầu tư được thiết
kế để mô phỏng một bộ chỉ số. Bộ chỉ số này có thể đại diện cho bất kì nhóm ngành kinh
doanh hoặc nhóm tài sản nào trên thị trường chứng khoán. Với quỹ ETF, nhà đầu tư có
thể mua được cả một nhóm cổ phiếu trong một lĩnh vực nhất định chứ không cần thiết
phải thực hiện nhiều giao dịch cổ phiếu riêng lẻ. Vậy nên, quỹ hốn đổi danh mục được
xem là hình thức đầu tư tổng hợp, tạo sự đa dạng cho thị trường.
2. Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu:
Trong bài thảo luận, nhóm 10 đặt ra những mục tiêu sát sườn và phù hợp với thực
tế; đồng thời mang nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn; đem đến cái nhìn sâu sắc và tồn
diện về quỹ hốn đổi ETF:
- Nêu lên khái niệm và đặc điểm của ETF, các quy định về hoạt động cũng như lịch sử
hình thành và phát triển.
- Chỉ ra những lợi ích, tiềm năng và rủi ro để mọi người nói chung và các nhà đầu tư nói
riêng hiểu và cân nhắc khi có ý định đầu tư.
- Giới thiệu một số quỹ ETF uy tín tại Việt Nam để mọi người có thêm một nguồn tư
liệu tham khảo, giúp lựa chọn đầu tư chính xác.
- Giúp hiểu đúng về cách tính tỷ suất sinh lợi của quỹ cũng như các yếu tố có thể ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi này để nhà đầu tư hạn chế gặp rủi ro và tổn thất.
- So sánh ETF với các loại quỹ đầu tư khác để thấy được điểm nổi bật, lợi ích, tính đa
dạng, tính minh bạch… giúp nhà đầu tư chọn được loại hình đầu tư phù hợp nhất.
- Cập nhật tình hình thị trường gần đây của quỹ ETF và đưa ra những nhận định, lời
khuyên hữu ích giúp nhà đầu tư nắm rõ và quyết định hợp lý.
Với bài nghiên cứu và thảo luận này, nhóm 10 đã rất nỗ lực và tâm huyết cùng
với tác phong làm việc chuyên nghiệp nhất. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai
3
lầm và thiếu sót nên nhóm 10 mong rằng cơ sẽ nhận xét và giúp đỡ để chúng em khắc
phục, làm tốt hơn nữa trong những lần sau. Nhóm 10 xin chân thành cảm ơn!
B.
Nội dung
I. Khái niệm, lịch sử hình thành
1. Khái niệm
Theo Khoản 42 Điều 4 Luật chứng khốn giải thích: Quỹ hốn đổi danh mục Exchange Traded Fund (Quỹ ETF) là quỹ mở hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh
mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ. Chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục được
niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
-
Quỹ ETF là quỹ đầu tư dạng mở, theo đó chứng chỉ quỹ liên tục được phát hành và
mua lại một cách không giới hạn
-
Giá chứng chỉ quỹ được xác định bởi các giao dịch trong ngày và được giữ bám sát
theo giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ.
Quỹ ETF quỹ đầu tư được niêm yết trên sàn chứng khốn với mục đích mơ
phỏng tỷ suất sinh lợi của chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc một loại tài
sản nào đó.
4
Ví dụ: Quỹ ETF E1 VFVN30 là một quỹ đầu tư thụ động hoán đổi danh mục của 30
cổ phiếu hàng đầu trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Nói một cách dễ
hiểu: bạn chỉ cần bỏ tiền vào quỹ này là được đầu tư vào 30 cổ phiếu hàng đầu trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện trên TTCK Việt Nam có khá nhiều quỹ ETF đang hoạt động, có thể kể tới một vài
cái tên quen thuộc như:
2.
VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF)
FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF
iShares MSCI Frontier 100 ETF
KIM Kindex Vietnam VN30 ETF
SSIAM VNX50 ETF
Invesco Frontier Markets ETF (FRN ETF)
S&P Select Frontier ETF.
Lịch sử hình thành
Có thể nói quỹ ETF là phát minh của 1 thương nhân người Hà Lan vào năm 1774.
Tuy nhiên mọi thứ chỉ là manh nha, thai nghén suốt gần 2 thế kỷ. Phải đến cuối những
năm 1980, nhà kinh tế học Harry Markowitz, bằng việc nỗ lực tạo ra quỹ đầu tư được
5
niêm yết dựa trên chỉ số S&P 500, chính là người đặt các nền móng đầu tiên cho việc xây
dựng ETF.
Năm 1989, một sự nghiêm túc về ý tưởng về Quỹ ETF ra đời, mô phỏng theo quỹ chỉ số
S&P500 ra đời, và bán như cổ phiếu.
Năm 1990, quỹ mô phỏng chỉ số đầu tiên trên thế giới ra đời ở Canada: Quỹ Toronto
Index Participation Fund. Quỹ này mô phỏng chỉ số TSE-35 (Mô phỏng chỉ số của 35
công ty có vốn hóa lớn ở Canada), sau này là TSE-100.
Năm 1993, Quỹ ETF bắt đầu giao dịch vào ngày 1 tháng 1 năm 1993
Năm 1999 & Năm 2001, Quỹ ETF lần lượt xuất hiện ở Châu Á (1999) và Châu Âu
(2001)
Năm 2002, Giới thiệu quỹ ETF về trái phiếu đầu tiên, để mô phỏng về thị trường trái
phiếu. Tổng số lượng quỹ ETF có trên tồn thế giới là 246 quỹ ETF.
Năm 2004: Quỹ ETF lớn thứ hai hiện nay, SPDR Gold Shares, bắt đầu giao dịch vào
tháng 11 năm 2004.
Năm 2007, đó là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của quỹ ETF, riêng ở Mỹ đã có 269
quỹ ETF mô phỏng các chỉ số khác nhau đã được giới thiệu ra công chúng.
Năm 2008: Các quỹ ETF nhận được đèn xanh từ SEC (Securities and Exchange
Commission) – Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ.
Năm 2009, có 1000 quỹ ETF hoạt động trên tồn nước Mỹ.
Năm 2010, Tổng tài sản dưới quyền quản lý của các quỹ ETF đạt mức 1000 tỷ USD.
Năm 2014, Có hơn 1500 quỹ ETF được thành lập, tổng số tài sản dưới quyền quản lý lên
2.000 tỷ đồng.
Năm 2015: ETF trái phiếu lần đầu tiên được ra mắt.
6
Năm 2016, Số lượng quỹ ETF đóng cửa đạt con số kỷ lục mới (128 quỹ ETF đóng cửa).
Năm 2018, Hiện số tài sản của quỹ ETF đã hơn 5000 tỷ USD (tuy nhiên hiện tại số tài sản
được nắm giữ bởi quỹ ETF chỉ bằng tầm 1/3 so với các quỹ chủ động).
Năm 2019: Các quỹ ETF niêm yết tại Hoa Kỳ đạt 4000 tỷ USD và ETF trái phiếu toàn
cầu (AUM) đã vượt quá con số 1.000 tỷ USD.
Ý TƯỞNG SƠ KHAI:
Ý tưởng đầu tư theo chỉ số đã có từ lâu; các quỹ ủy thác hay quỹ đầu tư dạng
đóng đơi khi được tạo ra nhằm đem lại cơ hội đầu tư vào một loại tài sản nhất định. Mặc
dù vậy, các quỹ này khơng có sự tương đồng với quỹ ETF ngày nay.
Nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng quỹ ETF là sự ra đời của quỹ Index Participation
Shares cho chỉ số S&P 500 vào năm 1989. Thật không may, mặc dù nhận được nhiều sự
quan tâm từ các nhà đầu tư, sàn giao dịch Chicago đã đưa đơn kiện nhằm ngăn chặn sự
phát triển của chúng. Do đó, sự ra đời của các quỹ ETF thực thụ bị hoãn lại một thời gian.
Quỹ ETF đầu tiên bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 1993. S&P 500 Depository
Receipt (gọi tắt là SPDR hoặc “spider”) là quỹ đầu tiên thuộc loại hình này và vẫn là một
trong những quỹ ETF có các giao dịch tích cực nhất hiện nay. Mặc dù các quỹ ETF đầu
tiên ra mắt vào năm 1993, phải mất đến 15 năm để có quỹ ETF quản lý chủ động đầu tiên
trên thị trường.
Ý tưởng về đầu tư theo chỉ số không thực hiện được trong 20 năm qua. Dựa trên
các nghiên cứu khoa học chỉ ra những ưu điểm của đầu tư thụ động, Wells Fargo và Ngân
hàng Quốc gia Mỹ đã cho ra mắt các quỹ tương hỗ chỉ số vào năm 1973 cho khách hàng
tổ chức. Huyền thoại quỹ tương hỗ John Bogle đã đi theo con đường đó trong một vài
năm sau bằng việc giới thiệu quỹ tương hỗ chỉ số đại chúng đầu tiên vào ngày 31 tháng
12 năm 1975. Với tên gọi First Index Investment Trust, quỹ này theo dõi chỉ số S&P
500 và bắt đầu chỉ với tài sản trị giá 11 triệu USD. Mặc dù bị một số người chế giễu bằng
7
tên gọi “sự điên rồ của Bogle,” tài sản được quản lý bởi quỹ này đã vượt qua mốc 100 tỷ
USD năm 1999.
II. Đặc điểm và các chứng chỉ liên quan
1. Đặc điểm
a. Đặc điểm quỹ ETF:
•
Chi phí quản lý thấp
•
Dễ dàng đầu tư, giao dịch
•
Thanh khoản được đảm bảo, vừa có thể giao dịch sơ cấp lẫn thứ cấp
•
Về chiến lược đầu tư: Quỹ ETF áp dụng chiến lược đầu tư thụ động, với mục tiêu mô
phỏng tỉ suất lợi nhuận của Chỉ số tham chiếu. Trong khi, quỹ mở áp dụng chiến lược
đầu tư chủ động, người quản lý quỹ sẽ chủ động lựa chọn các loại chứng khoán đầu tư
nhằm đạt được các mục tiêu đầu tư của quỹ.
•
Về phương thức giao dịch: Quỹ ETF được giao dịch trên cả thị trường sơ cấp và thứ
cấp. Ở thị trường sơ cấp, quỹ ETF phát hành CCQ trực tiếp cho các nhà đầu tư có nhu
cầu giao dịch theo lô lớn, mỗi lô là 100.000 CCQ. Ở thị trường thứ cấp, quỹ ETF
niêm yết và giao dịch như một cổ phiếu thông thường trên Sở GDCK. Trong khi đó
quỹ mở chỉ có phương thức giao dịch sơ cấp, tức là giao dịch trực tiếp với công ty
quản lý quỹ.
b. Cách hoạt động của Quỹ ETF?
Hầu hết quỹ ETF hoạt động dựa trên chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khốn hoặc
trái phiếu, và có cách hoạt động như sau:
Quỹ ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư và phát hành theo
lơ lớn; ít nhất là 100.000 chứng chỉ ETF.
8
Nhà đầu tư không mua lô đơn vị bằng quỹ tiền, mà thay vào đó họ mua quỹ ETF bằng
danh mục chứng khốn cơ cấu – mơ phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu
được chấp thuận.
Sau khi mua được các lô quỹ đơn vị, nhà đầu tư bắt đầu chia nhỏ ra và bán các chứng
chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp. Điều này giúp nhà đầu tư mua được đơn vị quỹ
với giá rẻ hơn rất nhiều so với mua lô lớn trên thị trường sơ cấp.
Nhà đầu tư muốn bán chứng chỉ quỹ sẽ có 2 lựa chọn: bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho
các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, hoặc bán lại cho quỹ ETF.
c. Chứng chỉ quỹ ETF được định giá như thế nào?
Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value/ NAV) của Quỹ ETF được tính tốn dựa trên giá
thị trường của các chứng khốn trong danh mục chứng khoán cơ cấu của quỹ trừ đi
các chi phí hoạt động của quỹ. NAV quỹ ETF được Cơng ty quản lý quỹ tính tốn
hàng ngày và có xác nhận của Ngân hàng lưu ký. Giá trị tài sản ròng của một CCQ sẽ
bằng NAV/CCQ.
Giá thị trường (giá giao dịch CCQ trên Sở GDCK) có thể thay đổi liên tục và biến
động do nhu cầu mua/bán chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư trong phiên giao dịch.
Sự chênh lệch giữa giá thị trường của CCQ và NAV/CCQ nếu có sẽ tạo ra cơ hội kinh
doanh chênh lệch giá (arbitrage), và thông thường cơ chế kinh doanh chênh lệch giá
sẽ đưa mức giá giao dịch trên Sở GDCK sẽ gần với giá trị NAV/CCQ.
d. Cách mua chứng chỉ quỹ
Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ thông qua cơ chế thị trường sơ cấp và thứ
cấp:
(1) Mua bán trực tiếp trên sàn (giao dịch thứ cấp)
- Các chứng chỉ quỹ ETF đều được niêm yết trên sàn chứng khốn, bạn có thể giao dịch
chứng chỉ quỹ như một mã chứng khốn thơng thường.
9
- Có hơn chục quỹ ETF có danh mục đầu tư tại Việt Nam. Chia làm 2 nhóm:
Quỹ nội (niêm yết trên sàn HOSE, HNX)
Quỹ ngoại (thành lập ở nước ngoài nhưng tập trung giải ngân toàn bộ/một phần
vào thị trường chứng khoán Việt Nam).
- Các quỹ ETF nội đều niêm yết trên sàn chứng khốn TP. Hồ Chí Minh(HOSE)
- Bạn có thể mua chứng chỉ ETF quỹ ngoại qua các tài khoản Broker hoặc mở tài khoản ở
sàn nước ngoài
(2) Mua bán với số lượng lớn (giao dịch sơ cấp)
Khi mua với số lượng lớn, bạn sẽhoán đổi trực tiếp với quỹ đặt lệnh thông qua AP
(Authorized Participants), AP sẽ chuyển lệnh cho bạn để có thể mua một số đơn vị.
Tần suất giao dịch hốn đổi: khơng ít hơn 2 lần/tháng.
Đơn vị giao dịch là 1 lơ CCQ ETF khơng ít hơn 100.000 CCQ.
Phương tiện thanh toán: Danh mục chứng khoán cơ cấu là phương tiện thanh tốn chủ
yếu. Ngồi ra, có thể thanh tốn bằng tiền.
e. Phân phối lợi nhuận, chi phí của quỹ:
Phân phối lợi nhuận:
Quỹ thực hiện chia lợi tức bằng tiền hoặc chứng chỉ quỹ. Tối thiểu 15 ngày trước
khi phân phối lợi tức, công ty quản lý quỹ phải thông báo đến nhà đầu tư bằng phương
thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc hoặc thư điện tử đã đăng ký. Thông báo phải
bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo
Thông tư 98.
10
Việc chi trả lợi tức quỹ bảo đảm nguyên tắc:
a) Lợi tức phân phối cho nhà đầu tư được lấy từ nguồn lợi nhuận trong kỳ hoặc lợi
nhuận lũy kế sau khi quỹ đã hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định pháp luật;
b) Mức chi trả lợi tức phải phù hợp với chính sách phân phối lợi nhuận của quỹ
quy định tại Điều lệ quỹ và được Đại hội nhà đầu tư thông qua;
c) Sau khi chi trả, quỹ vẫn phải đảm bảo có nguồn vốn để thanh toán đủ các khoản
nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn và giá trị tài sản ròng quỹ sau khi chi trả lợi tức phải
không thấp hơn 50 tỷ đồng;
d) Trường hợp phân phối lợi tức bằng chứng chỉ quỹ, quỹ phải có đủ nguồn vốn
đối ứng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã
được kiểm tốn hoặc sốt xét.
Thơng tin về hoạt động phân chia lợi nhuận của quỹ đã thực hiện phải được cập nhật tại
Bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung.
Chi phí của quỹ
Chi phí của quỹ là các khoản sau:
1. Chi phí quản lý quỹ trả cho công ty quản lý quỹ.
2. Chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát (nếu có) trả cho ngân hàng lưu ký hoặc
ngân hàng giám sát.
3. Chi phí kiểm tốn trả cho tổ chức kiểm toán.
11
4. Chi phí thẩm định giá trả cho các doanh nghiệp thẩm định giá (nếu có); chi phí dịch vụ
tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Ban đại diện
quỹ.
5. Chi phí dự thảo, in ấn, gửi Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính và
các tài liệu khác cho thành viên góp vốn; chi phí cơng bố thơng tin của quỹ; chi phí tổ
chức họp Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ.
6. Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ và các chi phí khác theo
quy định của pháp luật.
7. Chi phí liên quan đến việc chuyển đổi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có)
hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ khác;
9. Chi phí xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản và các tài liệu khác cho nhà đầu tư;
10. Chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí hợp
lệ khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;.
11. Giá dịch vụ môi giới, giá dịch vụ chuyển nhượng các giao dịch tài sản của quỹ phải
trả cho cơng ty chứng khốn không bao gồm bất kỳ một loại giá dịch vụ nào khác, kể cả
đó là giá dịch vụ trả cho dịch vụ khác hoặc giá dịch vụ trả cho bên thứ ba (chi phí ngầm).
12. Chi phí trả cho thành viên lập quỹ;
13. Chi phí trả cho tổ chức quản lý và vận hành chỉ số tham chiếu.
14. Chi phí in ấn, phát hành các ấn phẩm quảng cáo.
2. Các loại quỹ ETF phổ biến và các chứng chỉ liên quan
12
a. Các loại quỹ ETF phổ biến, đặc điểm
Hiện nay, trên thị trường sẽ có 3 loại quỹ ETF phổ biến có thể kể đến là: quỹ ETF cổ
phiếu, quỹ ETF trái phiếu, quỹ ETF theo ngành. Mỗi loại sẽ có cách phân biệt và đặc
điểm riêng như sau:
Quỹ ETF cổ phiếu
Đây là quỹ đầu tư mô phỏng biến động của các bộ chỉ số cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán như chỉ số VN100, chỉ số VN30, chỉ số S&P 500…
Quỹ ETF trái phiếu
Tương tự như quỹ ETF cổ phiếu thì quỹ ETF trái phiếu là loại quỹ mô phỏng những
biến động của các bộ chỉ số trái phiếu như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh
nghiệp, các trái phiếu có khả năng sinh lời cao…
Quỹ ETF theo ngành
Là loại quỹ mô phỏng biến động của một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất cụ thể
nào đó. Ví dụ như ngành cơng nghiệp ơ tơ, cơng nghệ thực phẩm, nơng nghiệp….
hoặc của một loại hàng hóa.
Ngồi ra còn rất nhiều các loại quỹ ETF khác như: quỹ ETF tiền tệ, quỹ ETF nghịch
đảo, quỹ ETF đầu tư thay thế….Nhưng 3 quỹ ở trên là phổ biến và hay gặp nhất.
b.Các chứng chỉ liên quan
Chứng chỉ quỹ ETF là một loại chứng khoán ETF được phát hành bởi các quỹ hoán
đổi danh mục (quỹ ETF) và do quỹ này huy động vốn đầu tư. Chứng chỉ quỹ ETF
được phép giao dịch trên tất cả các thị trường chứng khốn. Tại đó các nhà đầu tư sẽ
được tham gia để cùng nhau tìm kiếm lợi nhuận.
Đặc điểm chứng chỉ quỹ ETF
• Đầu tư chứng chỉ quỹ ETF chỉ phù hợp với những nhà đầu tư thụ động.
13
• Chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch mua – bán trực tiếp ngay tại thị trường chứng
khốn.
• Nhà đầu tư có thể mua – bán chứng chỉ quỹ ETF vào bất cứ thời gian nào trong các
phiên giao dịch.
• Giá của chứng chỉ quỹ ETF ảnh hưởng bởi thị giá của cổ phiếu thuộc danh mục đầu
tư cũng như nhu cầu giao dịch mua bán của các đơn vị quản lý quỹ.
• Chứng chỉ quỹ ETF mang lại lợi nhuận tương đương so với chỉ số chứng khốn mà
nó mơ phỏng.
• Các nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí ẩn gọi là Spread khi thực hiện
giao dịch mua – bán chứng chỉ quỹ ETF.
Chứng chỉ quỹ ETF được định giá
Công ty quản lý quỹ tính tốn và cơng bố giá trị tài sản ròng (NAV, Net Asset Value)
của quỹ ETF, và giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ hàng ngày, dựa vào giá trị thị trường
của các chứng khoán cơ cấu trong danh mục sau khi trừ đi các chi phí hoạt động của
quỹ.
Trong phiên giao dịch, thị giá chứng chỉ quỹ có thể thay đổi liên tục do sự dao động
của giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ hay nhu cầu mua/bán của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) thường giữ thị giá chứng chỉ
quỹ ETF gần với NAV/đơn vị quỹ, cụ thể:
- Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV/đơn vị quỹ, thì người tham gia kinh doanh arbitrage
có thể mua các chứng khoán cơ cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán đơn vị quỹ ETF
trên thị trường chứng khoán để kiếm lợi nhuận.
- Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể
mua các đơn vị quỹ ETF trên thị trường chứng khoán để đổi lấy chứng khoán cơ cấu,
và sau đó bán những chứng khốn riêng lẻ trên thị trường để kiếm lợi nhuận.
14
c. So sánh quỹ ETF và quỹ mở
Quỹ mở là quỹ được góp vốn bỏi nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu đầu tư, được
quản lý chuyên nghiệp bởi cơng ty quản lý quỹ
Điểm giống nhau
•
Quỹ mở và quỹ ETF đều là quỹ đầu tư dạng mở, theo đó chứng chỉ quỹ liên tục
được phát hành và mua lại một cách khơng giới hạn
•
Có những mục tiêu đầu tư khác nhau phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư khác
nhau.
Điểm khác nhau
Quỹ ETF
Bên cạnh thị trường sơ cấp, nhà
đầu tư có thể mua, bán chứng chỉ quỹ
thơng qua Sàn giao dịch chứng khốn (thị
trường thứ cấp), do quỹ ETF được niêm
yết và giao dịch giống như một cổ phiếu
trên sàn.
Quỹ ETF thường mô phỏng chỉ số,
chiến lược đầu tư thụ động.
Quỹ ETF có chi phí hoạt động thấp
hơn. Phí quản lý quỹ thấp do hoạt động
đầu tư thụ động theo chỉ số.
Giá chứng chỉ quỹ được xác định
bởi các giao dịch trong ngày và được giữ
bám sát theo giá trị tài sản ròng/đơn vị
quỹ.
III.
Quỹ mở
Nhà đầu tư của quỹ mở
chỉ có thể mua, bán trực tiếp
chứng chỉ quỹ thông qua Công ty
Quản lý Quỹ (thị trường sơ cấp).
Quỹ mở thường có chiến
lược đầu tư chủ động, chứng
khoán đầu tư được lựa chọn một
cách cẩn trọng.
Quỹ mở có chi phí hoạt
động cao hơn quỹ ETF. Phí quản
lý quỹ cao hơn do có sự quản lý
chủ động của đội ngũ đầu tư.
Giá chứng chỉ quỹ được
xác định là giá trị tài sản ròng
trên một đơn vị quỹ tại ngày giao
dịch.
Các quy định và hoạt động liên quan đến quỹ ETF
15
1. Quy định về thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục
Bất cứ ai cũng có thể đầu tư vào quỹ ETF. Tuy nhiên sẽ có một số nhà đầu tư thích
quỹ này cịn một số khác thì sẽ khơng thích
Quyền của Thành viên lập quỹ:
a) Được cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư trong hoạt động hoán đổi danh
mục theo quy định;
b) Được thực hiện các giao dịch tự doanh theo cơ chế hoán đổi danh mục chứng
khốn cơ cấu của mình lấy các lơ chứng chỉ quỹ ETF với quỹ ETF và ngược lại;
c) Được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF; hoặc
vay các lô chứng chỉ quỹ ETF để hoán đổi lấy danh mục chứng khoán cơ cấu. Hoạt động
vay chứng khoán, chứng chỉ quỹ ETF này phải được thực hiện trên hệ thống vay và cho
vay chứng khốn và theo hướng dẫn của Tổng cơng ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam
d) Được thực hiện các giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, chứng khốn cơ cấu khi đã có
lệnh đối ứng được khớp, bảo đảm có đủ tài sản tại thời điểm để thanh toán giao dịch theo
quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này.
Trách nhiệm của thành viên lập quỹ:
a) Nhận lệnh giao dịch (trực tiếp hoặc thông qua đại lý phân phối) và chuyển lệnh
giao dịch của từng nhà đầu tư tới công ty quản lý quỹ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ
chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời,
chính xác. Quy định này chỉ áp dụng đối với thành viên lập quỹ là công ty chứng khốn.
b) Khơng được tổng hợp, bù trừ lệnh giao dịch của các nhà đầu tư. Lệnh giao dịch
của nhà đầu tư phải được xử lý độc lập, tách biệt với việc xử lý các lệnh giao dịch của
chính thành viên lập quỹ. Trong giao dịch hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, thành
viên lập quỹ chỉ được sử dụng tài sản trên tài khoản tự doanh, tài sản của chính mình để
hốn đổi lấy các lơ chứng chỉ quỹ ETF, không được sử dụng tài sản của nhà đầu tư.
c) Bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ tiền, chứng khoán để thực hiện giao dịch theo
quy định của pháp luật.
d) Quản lý tách biệt tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản của từng nhà đầu tư, độc
lập với tài sản của mình. Khơng được sử dụng tài sản của nhà đầu tư dưới mọi hình thức;
khơng được gửi, rút, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà
đầu tư; không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư và thực hiện chuyển tiền, tài sản giữa
các tài khoản của các nhà đầu tư. Các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư chỉ
16
được phép thực hiện nếu phù hợp với quy định của pháp luật và theo lệnh, chỉ thị hợp
pháp và bằng văn bản của nhà đầu tư.
đ) Duy trì kênh liên lạc liên tục và thông suốt với nhà đầu tư, đảm bảo cập nhật cho
nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi thơng tin và giải đáp các thắc mắc
của nhà đầu tư về sản phẩm quỹ đã chào bán; thống kê, tổng hợp sao kê tài khoản, xác
nhận giao dịch theo yêu cầu của nhà đầu tư; cung cấp cho nhà đầu tư Bản cáo bạch, Bản
cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính của quỹ, tài liệu về các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư,
các thông tin khác; thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo ủy quyền của công
ty quản lý quỹ
e) Tổng hợp, lưu trữ thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các giao dịch của nhà đầu
tư. Cung cấp các thông tin này cho cơng ty quản lý quỹ, Sở giao dịch chứng khốn, Tổng
cơng ty lưu ký và bù trừ chứng khốn Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức này.
g) Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của đại lý phân phối.
Thay đổi thành viên lập quỹ:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi thành viên lập quỹ, công ty
quản lý quỹ phải thơng báo cho Ủy ban chứng khốn Nhà nước kèm theo các tài liệu sau:
a) Danh sách thành viên lập quỹ trước và sau thay đổi
b) Biên bản thanh lý hợp đồng đối với thành viên lập quỹ (trường hợp chấm dứt).
c) Hợp đồng với thành viên lập quỹ mới, kèm tài liệu chứng minh thành viên lập
quỹ đáp ứng điều kiện theo quy định (trường hợp bổ sung).
Công ty quản lý quỹ được chỉ định một hoặc một số thành viên lập quỹ là tổ chức
tạo lập thị trường cho quỹ ETF. Hoạt động tổ chức tạo lập thị trường cho quỹ ETF thực
hiện theo quy chế hoạt động tổ chức tạo lập thị trường do Sở giao dịch chứng khoán xây
dựng và ban hành. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng tạo lập thị
trường, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hợp đồng
tạo lập thị trường.
2. Danh mục, nguyên tắc và hoạt động đầu tư của quỹ
a. Danh mục
Điều 45 Thông tư 98 quy định về danh mục đầu tư và hoạt động đầu tư được phép
của quỹ ETF. Theo đó: Danh mục đầu tư của quỹ ETF phải phù hợp với danh mục của chỉ
số tham chiếu về cơ cấu, tỷ trọng tài sản và bảo đảm mức sai lệch xác định theo quy định
17
tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 98 này không vượt quá mức sai lệch tối đa quy định tại
Điều lệ quỹ, quy định của Sở giao dịch chứng khoán và các quy định của pháp luật.
Danh mục đầu tư của quỹ ETF bao gồm các chứng khoán cơ cấu trong danh mục của chỉ
số tham chiếu và các tài sản tại Việt Nam:
a) Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng;
b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật;
c) Cơng cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền
địa phương;
d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng;
đ) Chứng khoán phái sinh niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán và chỉ nhằm
mục tiêu phịng ngừa rủi ro cho chứng khốn cơ sở mà quỹ đang nắm giữ;
e) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ.
Việc đầu tư vào chứng khốn phái sinh chỉ nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro và giảm
thiểu mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu.
b. Nguyên tắc
Danh mục đầu tư của quỹ ETF phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ quỹ và
phải bảo đảm:
- Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng
khốn đang lưu hành của tổ chức đó, trừ cơng cụ nợ của Chính phủ;
- Khơng đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khốn đang lưu hành và
các tài sản (nếu có) tại điểm a, b nêu trên của một tổ chức phát hành, trừ cơng cụ nợ
của Chính phủ;
- Khơng đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a,
b, c và đ nêu trên, phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm cơng ty có quan hệ
sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở
hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm cơng ty con có cùng một cơng ty
mẹ; (Trừ chứng khốn cơ cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu)
- Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó;
- Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu cơng ty đầu tư chứng khốn
khác do cơng ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau:
18
+ Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại
chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khốn đại chúng;
+ Khơng đầu tư q 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại
chúng, một công ty đầu tư chứng khốn đại chúng;
+ Khơng đầu tư q 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ
phiếu cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng;
- Không được đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng ký
giao dịch của cơng ty đại chúng, phần vốn góp tại cơng ty trách nhiệm hữu hạn, trái
phiếu phát hành riêng lẻ; trừ trường hợp đó là các tài sản quỹ được hưởng lợi từ các
quyền của chủ sở hữu;
- Không được đầu tư vào chứng khốn phát hành bởi cơng ty quản lý quỹ, người có liên
quan của cơng ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ trừ trường hợp đó là chứng khoán cơ
cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu;
- Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh và
dư nợ các khoản phải trả của quỹ, không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ.
Cơ cấu đầu tư của quỹ ETF chỉ được vượt mức so với các hạn chế đầu tư và
chỉ do các nguyên nhân sau đây:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc
thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư;
c) Hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;
d) Quỹ đang trong thời gian giải thể;
đ) Cơ cấu danh mục chứng khoán của chỉ số tham chiếu thay đổi;
e) Quỹ mới được cấp phép thành lập mà thời gian hoạt động chưa quá 03 tháng kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
c. Hoạt động của quỹ
Hoạt động vay và cho vay của quỹ ETF
Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay hoặc
bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.
-
Công ty quản lý quỹ không được phép vay để đầu tư, trừ trường hợp vay ngắn hạn theo
quy định của pháp luật về ngân hàng để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ hoặc thực
hiện thanh tốn các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay
19
ngắn hạn của quỹ không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm và
-
thời hạn vay tối đa 30 ngày.
Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký
quỹ (vay mua chứng khoán) cho quỹ hoặc cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác; không được
-
sử dụng tài sản của quỹ thực hiện các giao dịch bán khống, cho vay chứng khốn.
Trường hợp có quy định tại Điều lệ quỹ, quỹ được thực hiện giao dịch mua bán lại cơng
cụ nợ của Chính phủ theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý giao dịch cơng cụ nợ của
Chính phủ.
Đầu tư ra nước ngoài của quỹ
Quỹ thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư
sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra
nước ngoài và bảo đảm các nguyên tắc sau:
Quỹ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước
-
ngoài;
Quỹ chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các tài sản đã được quy định tại Điều
-
lệ quỹ và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Quỹ không được đầu tư quá 20% giá trị tài sản ròng của quỹ ra nước ngồi và khơng
-
vượt q hạn mức đầu tư đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận.
Cơ cấu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, điều
chỉnh hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của quỹ phải tuân thủ quy định về cơ
cấu đầu tư, hạn mức đầu tư, điều chỉnh hạn mức đầu tư theo các quy định tại điều này.
Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định
tại điểm a,b khoản 2 Điều 35 Thơng tư 98 của các tổ chức tín dụng trong danh sách đã
được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
d. Phân phối lợi nhuận của quỹ ETF
Phân phối lợi nhuận:
Quỹ thực hiện chia lợi tức bằng tiền hoặc chứng chỉ quỹ. Tối thiểu 15 ngày trước
khi phân phối lợi tức, công ty quản lý quỹ phải thông báo đến nhà đầu tư bằng phương
thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc hoặc thư điện tử đã đăng ký. Thông báo phải
bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo
Thơng tư 98. (có đính kèm dưới đây)
Việc chi trả lợi tức quỹ bảo đảm nguyên tắc:
20
Lợi tức phân phối cho nhà đầu tư được lấy từ nguồn lợi nhuận trong kỳ hoặc lợi
nhuận lũy kế sau khi quỹ đã hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định pháp luật;
Mức chi trả lợi tức phải phù hợp với chính sách phân phối lợi nhuận của quỹ quy
định tại Điều lệ quỹ và được Đại hội nhà đầu tư thông qua;
Sau khi chi trả, quỹ vẫn phải đảm bảo có nguồn vốn để thanh toán đủ các khoản
nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn và giá trị tài sản ròng quỹ sau khi chi trả lợi tức phải
không thấp hơn 50 tỷ đồng;
Trường hợp phân phối lợi tức bằng chứng chỉ quỹ, quỹ phải có đủ nguồn vốn đối
ứng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã
được kiểm tốn hoặc sốt xét.
Thơng tin về hoạt động phân chia lợi nhuận của quỹ đã thực hiện phải được cập
nhật tại Bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung.
e. Giải thể quỹ hoán đổi danh mục
Căn cứ quy định tại Điều 47 Thông tư 98, việc giải thể quỹ thực hiện như sau:
Đại hội nhà đầu tư thống nhất ngày giải thể quỹ. Kể từ ngày giải thể quỹ, công ty
quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) khơng được:
a) Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua các tài sản cho quỹ;
b) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản
của quỹ;
c) Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác;
d) Thanh toán hợp đồng trong đó giá trị phần nghĩa vụ của quỹ lớn hơn giá trị phần nghĩa
vụ của bên kia hoặc thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của quỹ mà không
thực hiện bù trừ;
đ) Thực hiện các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của quỹ.
Tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm:
a) Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực
hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
c) Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của quỹ. Trường hợp thanh toán tài sản là
vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt q
khoản nợ có bảo đảm phải thanh tốn thì phần vượt quá đó là tài sản của quỹ.
Đại hội nhà đầu tư chỉ định một cơng ty kiểm tốn được chấp thuận kiểm tốn cho
đơn vị có lợi ích cơng chúng hoặc duy trì Ban đại diện quỹ đương nhiệm để thực hiện
kiểm tra, đánh giá, giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ.
Cơng ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) khi thực
hiện thanh lý tài sản của quỹ phải bảo đảm:
21
a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải thực hiện thông qua hệ thống
giao dịch của Sở giao dịch chứng khốn;
b) Đối với tài sản khơng phải là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải được sự
chấp thuận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ theo quy định tại khoản
3 Điều này.
Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) hồn trả
danh mục của quỹ cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư. Việc
hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Quỹ đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ theo quy định và thứ tự tại điểm a, b khoản 4
Điều 104 Luật chứng khốn;
b) Danh mục hồn trả cho nhà đầu tư phải đầy đủ các loại tài sản, cơ cấu theo danh mục
của quỹ;
c) Trong trường hợp là chứng khoán đăng ký, lưu ký tập trung, việc chuyển giao tài sản
cho nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có)
thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cơng ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Trường hợp là các tài sản phải đăng ký sở hữu khác, công ty quản lý quỹ, ngân
hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tiếp nhận vốn
đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ cổ đông đăng ký sở hữu tài sản cho nhà đầu
tư. Việc hoàn trả hoàn tất khi nhà đầu tư đã được đăng ký sở hữu tài sản.
Kết quả thanh lý tài sản của quỹ phải được xác nhận bởi ngân hàng lưu ký,ngân
hàng giám sát (nếu có), cơng ty quản lý quỹ và thơng qua bởi tổ chức kiểm toán độc lập
hoặc Ban đại diện quỹ (nếu có) thực hiện việc giám sát q trình thanh lý tài sản.
Kể từ ngày giải thể cho đến khi hồn tất giải thể quỹ, định kỳ hàng tháng, cơng ty
quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước và cung cấp cho nhà đầu tư về
giá trị tài sản ròng, báo cáo về tài sản và danh mục đầu tư của quỹ.
Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và các tổ
chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ
của hồ sơ báo cáo kết quả giải thể. Trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả giải thể không chính
xác hoặc có tài liệu giả mạo, cơng ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát
(nếu có), các tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ
chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh
trong thời hạn 05 năm kể từ ngày báo cáo kết quả giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.
22
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau khi có văn bản chấp thuận việc giải thể quỹ
của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, cơng ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục hủy niêm yết,
hủy đăng ký chứng chỉ quỹ.
Hoạt động thanh lý tài sản, thời hạn thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo
phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua, nhưng tối đa không quá 06
tháng, kể từ ngày công bố bản thông báo về việc giải thể quỹ. Trong thời gian quỹ đang
thanh lý tài sản để giải thể, giá dịch vụ quản lý, giá dịch vụ giám sát và các chi phí khác
được thu theo biểu giá dịch vụ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm chuyển giao danh mục
cơ cấu cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tại quỹ. Trường hợp nhà
đầu tư có yêu cầu bằng văn bản hoặc số lượng chứng chỉ quỹ quá nhỏ theo quy định tại
Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ được bán thanh lý tài sản và thanh toán tiền cho nhà đầu
tư. Việc bán thanh lý tài sản là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được thực hiện
thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch theo các
phương thức khác bảo đảm lợi ích lớn nhất cho quỹ và phù hợp với phương án giải thể đã
được Đại hội nhà đầu tư thơng qua.
MẪU THƠNG BÁO VỀ VIỆC PHÂN CHIA LỢI NHUẬN CỦA QUỸ
THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÂN PHỐI LỢI TỨC/CỔ TỨC CHO NHÀ ĐẦU TƯ,
CỔ ĐÔNG
(Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
1. Tên quỹ đầu tư chứng khốn/cơng ty đầu tư chứng khoán:
2. Tổng số chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành:
3. Công ty quản lý quỹ:
- Tên công ty:
- Tên tiếng Anh:
- Số Giấy phép thành lập và hoạt động KDCK:
Ngày cấp:
- Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Ngày cấp:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại:
Fax:
4. Ngân hàng giám sát:
- Tên ngân hàng:
- Tên tiếng Anh:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký:
Ngày cấp:
- Điện thoại:
Fax:
23
Nơi cấp:
Nơi cấp:
Nơi cấp:
5. Lợi nhuận đã thực hiện trong kỳ, lợi nhuận tích lũy, lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận phân
chia:
6. Thời điểm, phương thức, hình thức thanh tốn.
7. Thơng tin về nhà đầu tư/cổ đông
- Tên nhà đầu tư/cổ đông:
- Số Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác/Số Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương:
- Quốc tịch:
- Địa chỉ liên lạc:
8. Thông tin về mức thanh tốn lợi tức/cổ tức cho nhà đầu tư/cổ đơng:
- Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu của nhà đầu tư/cổ đông:
- Mức chi trả lợi tức/cổ tức (bằng tiền)....và/hoặc ....(bằng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu phát
hành thêm) trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu.
- Tổng mức thanh toán ……(bằng tiền)....và/hoặc (bằng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu phát
hành thêm) cho nhà đầu tư/cổ đông.
IV. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào quỹ ETF
1. Lợi ích
Khơng địi hỏi hiểu biết chun sâu về từng cổ phiếu cụ thể
Việc đầu tư vào từng mã chứng khốn riêng biệt địi hỏi nhiều thời gian để phân
tích cổ phiếu và thời điểm giao dịch. Điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số
lượng cổ phiếu niêm yết ngày một nhiều hơn, thậm chí lên tới hàng ngàn mã cổ phiếu.
Đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách dễ dàng
24
Với sản phẩm quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào một rổ chỉ số, dễ theo dõi và
phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư nước ngoài,
các nhà đầu tư tổ chức. Ngoài ra, việc đầu tư vào một rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ số)
cũng hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng, thao túng.
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
ETF là cách nhanh nhất để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng
khoán Việt Nam. Do cơ chế quỹ mở, nhà đầu tư nước ngồi khơng bị hạn chế sở hữu số
lượng chứng chỉ quỹ ETF nắm giữ. Thông qua quỹ ETF, nhà đầu tư nước ngoài cũng
sẽ gián tiếp sở hữu những cổ phiếu đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngồi tối đa mà họ khơng thể
mua được trực tiếp. Tuy nhiên, lưu ý rằng, nhà đầu tư nước ngồi sẽ khơng nhận lại được
những cổ phiếu đã đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa này khi thực hiện lệnh hốn đổi bán
ETF, vì cơng ty quản lý quỹ sẽ bán phần vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hoàn trả nhà đầu
tư tiền mặt tương ứng…
Ưu đãi
Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng kiểm soát được thời gian chi trả tiền thuế dựa trên thặng
dư vốn hiệu quả hơn.Và khi đầu tư sẽ không mất phí gia nhập hay rút vốn. Nên sẽ tiết
kiệm được một khoản chi phí hiệu quả trong q trình giao dịch chứng khoán.
Mua bán dễ dàng 24/7
Với khả năng tương hỗ, ETF có thể thực hiện giao dịch mua và bán vào bất kỳ
thời điểm nào trong này. Chỉ thực sự kết thúc khi thị trường đóng cửa.
Lệnh giao dịch đơn giản
Với quỹ ETF thì các giao dịch như cổ phiếu thì các chủ đầu tư sẽ dễ dàng đặt được
các lệnh khác nhau như giao dịch ký quỹ, cắt lỗ, giới hạn… hiệu quả.
Mức độ rủi ro thấp
Khi đầu tư vào quỹ ETF thì độ rủi ro khá thấp. Bởi vì hệ số beta của nó sẽ thấp hơn
nhiều khi đầu tư trên nhiều tài sản tài chính.
Tính đa năng
Với đặc điểm quỹ ETF sẽ dựa trên nhiều loại tài sản tài chính. Nên dễ dạng đa
dạng hóa các danh mục để đầu tư.
Khơng có mức đầu tư tối thiểu
Đây được xem là định cụ thể do các sàn giao dịch chứng khốn đặt ra.
Địn bẩy
Khi giao dịch ETF CFD thì có thể áp dụng địn bẩy để tiến hành xử lý các giao dịch
tương đối lớn với mức ký quỹ thấp. Đồng thời giúp khuếch đại lợi nhuận hiệu quả.
Tại sao nên đầu tư vào quỹ ETF?
25