Thông tin chung về các thành viên trong Tập
Đoàn Ngân Hàng Thế Giới
Các thủ tục chung
1. Trước khi được gia nhập Ngân Hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát Triển (sau
đây gọi là Ngân Hàng), một quốc gia phải là thành viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
(sau đây gọi là Quỹ). Đồng thời, phải tham gia Tập Đoàn Tài Chính Quốc Tế
(IFC), Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế (IDA), và Cơ Quan Bảo Đảm Đầu Tư Đa
Phương (MIGA) thì mới được gia nhập Ngân Hàng. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng có
thể sắp xếp hoàn tất các thủ tục tham gia Quỹ, Ngân Hàng, IFC, IDA và MIGA
cùng một lúc. Kèm theo đây là thông tin về thủ tục gia nhập Trung Tâm Quốc Tế
về Giải Quyết Tranh Chấp Đầu Tư (ICSID).
2. Các thủ tục thông thường như sau: Bước chính thức đầu tiên trong tiến trình gia
nhập của một thành viên tương lai là nộp đơn xin gia nhập. Sau khi nhận được đơn
xin, và sau khi đã xác định được hạn ngạch của Quỹ, các giới chức của quốc gia
xin gia nhập sẽ được thông báo về số tiền đóng góp đề nghị vào Ngân hàng, IFC,
IDA và MIGA có được chấp nhận hay không. Sau khi xác nhận là số tiền đóng
góp đề nghị đã được chấp nhận, các Giám đốc điều hành của Ngân hàng và IDA
và Ban Giám Đốc của IFC và MIGA sẽ xem xét đơn xin. Nếu được chấp thuận,
các Giám đốc điều hành của Ngân hàng và IDA và Ban Giám đốc của IFC và
MIGA sẽ yêu cầu Ban Thống Đốc (Hội Đồng Thống Đốc nếu là MIGA) cho quốc
gia đó gia nhập theo các điều khoản và điều kiện ghi rõ trong các nghị quyết mà
Ban Thống Đốc đã thông qua. Thủ tục biểu quyết thường mất khoảng sáu tuần.
Trong thời gian đó, các giới chức của quốc gia xin gia nhập sẽ phải tiến hành các
biện pháp theo như yêu cầu trong các thủ tục hiến pháp của quốc gia đó (kể cả
việc thông qua pháp luật) để cho phép quốc gia đó nộp tiền đóng góp và thực hiện
các nghĩa vụ khi tham gia các tổ chức này. Tính chất của các bước thủ tục này và
nội dung của điều luật đề nghị sẽ được thảo luận với nhân viên pháp lý của Ngân
Hàng, và thường giống như các bước gia nhập Quỹ. Sau khi đã thực hiện các bước
sau, cụ thể là đã thông qua các nghị quyết vấn đề gia nhập, đã đóng góp tiền, cung
cấp một số tài liệu cho các tổ chức này, và đã kð các Điều Khoản Thoả Thuận của
Quỹ, thì quốc gia xin gia nhập sẽ có thể ký vào bản gốc Điều Khoản Thoả Thuận
của Ngân Hàng, IFC và IDA, và Hiệp định MIGA tại Washington, D.C., và trao
văn kiện phê chuẩn của Hiệp định MIGA, và coi như đã hoàn tất thủ tục gia nhập.
Số tiền đóng góp
3. Mỗi tổ chức đều có số tiền đóng góp khác nhau cho thành viên mới. Các số tiền
này chỉ có thểđược xác định sau khi đã quyết định hạn ngạch của thành viên đó
trong Quỹ. Hơn nữa, các chính sách qui định về số tiền đóng góp lần đầu đôi khi
được sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thay đổi. Vì vậy, số tiền đóng góp và các
số tiền tương ứng chỉ có thể được trình bày khái quát vì hiện đang được thiết lập.
Ngân hàng
4. Tất cả các cổ phần vốn của Ngân Hàng có mệnh giá $120,635 một cổ phần.
Theo qui chế hiện tại của Ngân Hàng, số tiền góp vốn của một thành viên mới
gồm có hai thành phần. Phần thứ nhất là số tiền đóng góp bắt buộc mà thành viên
mới phải đóng góp vào thời điểm gia nhập Ngân hàng. Số tiền hội phí bắt buộc
này có hai phần. Phần thứ nhất được chiết khấu từ hạn ngạch của thành viên đó
trong Quỹ, và hiện tương đương với 88.29% hạn ngạch Quỹ của thành viên đó.
Phần thứ hai được dựa trên số tiền cố định của 195 cổ phiếu. Đây là phần cổ phần
thành viên tương ứng với mức tăng của số tiền đóng góp thành viên được phép
cùng với mức tăng vốn chung trong năm 1988 của Ngân hàng. Với mỗi cổ phần
trong số tiền đóng góp này, thành viên phải trả 0.60% giá bằng tiền mặt đô-laMỹ
và 5.40% bằng tiền tệ của thành viên đó hoặc bằng đô-la Mỹ. Có thể trả 5.40% đó
bằng tiền mặt hoặc bằng lệnh phiếu không thể chuyển đổi và không phải trả lãi
suất. Số tiền còn lại của các cổ phiếu gồm tiền vốn có thể trả ngay.
5. Phần thứ hai, số tiền đóng góp không bắt buộc, bao gồm 250 cổ phần không
phải trả vào thời điểm đóng góp. Tổng số tiền của các cổ phiếu này tạo thành số
vốn có thể trả ngay. Tất cả các thành viên của Ngân Hàng được đề nghị đóng 250
cổ phiếu thành viên" theo các điều khoản 1979 này để tránh làm suy giảm quyền
biểu quyết của các thành viên Ngân Hàng nhỏ hơn do tổng số vốn 1979 tăng
lên.Các thành viên mới cũng được phép đóng 250 cổ phần theo các điều kiện và
điều khoản tương tự.
IDA
6. Các thành viên của IDA được phân loại là các thành viên —Nhóm I“ (chủ yếu
là các quốc gia phát triển, có đóng góp vào các nguồn của IDA), và các thành viên
- Nhóm II" (chủ yếu là các quốc gia đang phát triển, trong đó có một số quốc gia
cũng đóng góp vào các nguồn của IDA).
7. Số tiền đóng góp bắt buộc ban đầu của thành viên mới gia nhập IDA phải chịu
tỷ lệ cố định cho số tiền đóng góp bắt buộc của thành viên đó trong Ngân hàng.
Mức tỷ lệ hiện tại là 1.07% số tiền đóng góp vào Ngân hàng.
8. Các quốc gia Nhóm I và Nhóm II trả số tiền đóng góp lần đầu của thành viên
vào IDA khác nhau.Các quốc gia Nhóm I phải trả toàn bộ số tiền đóng góp lần đầu
bằng đô-la Mỹ hoặc bất kỳ loại tiền tệcó thể chuyển đổi nào khác, trong khi các
quốc gia Nhóm II chỉ phải trả 10% số tiền đóng góp lần đầu bằng đô-la Mỹ (hoặc
bất kỳ loại tiền tệ có thể chuyển đổi nào khác), và có thể trả 90% còn lại bằng tiền
tệ của thành viên đó. Có thể dùng lệnh phiếu không thể chuyển đổi và không phải
chịu lãi suất để thay cho 90% số tiền này.
9. Ngoài số tiền đóng góp bắt buộc, các thành viên mới của Nhóm II được đóng
góp thêm vào IDA theo các kỳ đóng góp bổ sung thứ ba, thứ tư, năm, sáu, bảy,
tám, chín, mười, mười một và mười hai của IDA và để duy trì quyền hạn biểu
quyết của các quốc gia Nhóm II. Các số tiền đóng góp bổ sung này có thể được trả
bằng tiền tệ của thành viên đó, bằng tiền mặt hoặc bằng lệnh phiếu không thể
chuyển đổi và không phải chịu lãi suất.
10. Vì các mục đích quyết định quyền biểu quyết của họ, các thành viên Nhóm I
mới của Hiệp Hội được đối xử giống như những thành viên đã ở trong Nhóm I kể
từ khi thành lập IDA. Điều này có nghĩa là quyền biểu quyết theo số tiền đóng góp
thực tế của một thành viên mới trong Nhóm I bằng với các thành viên hiện tại.
Thêm nữa, mỗi thành viên IDA mới đều được quyền biểu quyết tham gia, hiện là
27,100, qua IDA12.
IFC
11. Trong IFC, số tiền đóng góp của thành viên mới căn cứ vào số tiền đóng góp
của họ trong Ngân Hàng, theo đó mức phần trăm phân bổ cổ phần của thành viên
này trong nguồn vốn của IFC tương đương với mức phần trăm phân bổ cổ phần
trong nguồn vốn của Ngân Hàng.
12. Các cổ phiếu của IFC có mệnh giá US$1,000 và được trả trọn bằng đô-la Mỹ
hoặc (các) loại tiền tệ hoàn toàn có thể chuyển đổi.
MIGA
13. Trong MIGA, số tiền đóng góp của thành viên mới được tính dựa trên số tiền
góp vốn được phân bổ tương ứng của thành viên đó trong Ngân Hàng bắt đầu từ
ngày 31 tháng Ba năm 1985. Và để tính toán, giả sử là số tiền đóng góp của thành
viên đó vào Ngân Hàng tương đương với phần đầu tiên của số tiền đóng góp bắt
buộc của thành viên đó, và của 250 cổ phiếu thành viên được giải thích ở trên.
14. Tất cả các cổ phần vốn của MIGA có mệnh giá $10,820 một cổ phần. Mười
phần trăm trị giá cổ phiếu
có thể được trả bằng tiền mặt và 10% khác có thể được trả bằng lệnh phiếu không
tính lãi suất hoặc các trái khoán tương tự. Số tiền có thể trả bằng tiền mặt sẽ phải
trả như sau: Các thành viên của Nhóm Một (chủ yếu là các quốc gia phát triển) sẽ
trả toàn bộ số tiền bằng một loại tiền tệ có thể sửdụng dễ dàng, và các thành viên
Nhóm Hai (chủ yếu là các quốc gia đang phát triển) có thể trả tới 25% bằng tiền tệ
của họ, và 75% còn lại có thể trả bằng loại tiền tệ do MIGA xác định là có thể
sửdụng dễ dàng. Số tiền trả bằng lệnh phiếu sẽ phải trả toàn bộ bằng một trong số
các loại tiền tệ có thểsử dụng dễ dàng như đã chỉ định. Hiện tại, các loại tiền tệ
được xác định là có thể sử dụng dễ dàng là đồng Euro, đồng Yên Nhật, đồng bảng
Anh và đồng đô-la Mỹ. 80% cổ phiếu đóng góp còn lại tùy thuộc vào yêu cầu của
Tổ Chức.
Tài liệu
15. Ngoài thủ tục đóng góp các khoản tiền yêu cầu, thành viên mới phải cung cấp
cho Ngân Hàng,IFC, IDA và MIGA một số tài liệu, kể cả tài liệu pháp lð cho phép
thành viên đó gia nhập các tổ chức,văn kiện thông qua các Điều Khoản Thỏa
Thuận của Ngân Hàng, IFC và IDA, thư báo luật về việc tham gia Ngân hàng, toàn
bộ quyền hạn cho phép đại diện của quốc gia thành viên tương lai ký Điều Khoản
Thoả Thuận của Ngân Hàng, IFC, IDA và Hiệp định MIGA, và văn kiện phê
chuẩn đồng ð chogia nhập MIGA.
ICSID
16. ICSID cung cấp một cơ chế tự nguyện hoà giải và phân xử các tranh chấp đầu
tư giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nước chủ nhà. Không cần phải xin gia nhập
ICSID theo thủ tục. Thủ tục gia nhập ICSID gồm có kð và phê chuẩn Hiệp Định
ICSID. Các thủ tục này có thể được tiến hành ngay khi quốc gia đó gia nhập Ngân
Hàng.Văn Phòng Tập Đoàn Tháng Ba năm 2003