Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm sao giảm đau thần kinh do bệnh tiểu đường? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.23 KB, 5 trang )

Làm sao giảm đau thần kinh do
bệnh tiểu đường?

Các bài tập nhẹ trong yoga có thể làm giảm đau thần
kinh ở bệnh nhân ĐTĐ
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Biến chứng bệnh tiểu đường
(Mỹ), nếu bị đau thần kinh ở bàn chân, chân, bàn tay, cánh tay do bệnh tiểu
đường thì tập luyện cơ thể là cách hữu hiệu để kiểm soát các chứng bệnh thần
kinh ngoại biên này.
Bà Dace L. Trence, giám đốc Trung tâm chăm sóc bệnh tiểu đường tại
Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Washington ở TP. Seattle (Mỹ) thực hiện nghiên
cứu trên. Bà cho biết: “Những người mắc bệnh tiểu đường có 60% khả năng bị
đau thần kinh”.
Triệu chứng của bệnh lý này được các bệnh nhân mô tả là thường kéo dài
không dứt, cơn đau “cứ đến rồi đi”. Việc tiếp xúc với ga trải giường, vớ chân cũng
có thể gây ra đau. Cơn đau có lúc dữ dội, lúc nhoi nhói như kim chích, có khi đau
như dao đâm hoặc làm người bệnh cảm thấy tê cứng ở chân…
Tuy nhiên, quá trình tổn tương thần kinh sẽ diễn ra chậm lại nếu bệnh nhân
tiểu đường chịu khó tập đi bộ trong thời gian một tiếng, thường xuyên bốn lần mỗi
tuần. Hiệu quả của việc tập luyện không thể đạt được trong một sớm một chiều, do
đó các bệnh nhân cần kiên nhẫn.
Trước khi tập luyện, cần
chú ý đến yếu tố an toàn. Nếu bị
đau thần kinh, nên bắt đầu tập các
bài tập theo lời khuyên của bác sĩ.
Nếu lượng đường trong máu vượt
quá mức 250, hãy thận trọng khi
tập luyện.
Hãy kiểm tra lượng
glucose trong máu trước và sau
khi tập luyện để biết cơ thể và


loại thuốc mà mình đang uống
phản ứng ra sao đối với việc tập
luyện.

1. Thực hiện bài tập nhẹ
Nếu bị đau thần kinh ngoại biên hoặc mất cảm giác, bệnh nhân có thể tập
nhẹ, chẳng hạn tham gia các lớp học aerobic hoặc đi bơi, tập yoga, đạp xe đạp…
Khi bơi, nước sẽ hỗ trợ cơ bắp, xương và các khớp nối. Không giống chạy
bộ, bơi giúp tránh các tác động mạnh vào bàn chân, đầu gối và hông.
Yoga là bài tập lý tưởng, đặc biệt đối với những người cần kiểm soát vận
động mà không phải chịu các tác động mạnh như chạy bộ trên vỉa hè.
Đạp xe cũng là bài tập nhẹ an toàn. Bệnh nhân có thể đạp xe ra ngoài để
thay đổi không khí hoặc đạp xe tại chỗ với bạn bè ở một câu lạc bộ thể dục.
2. Hoạt động 30 phút mỗi ngày và năm ngày/tuần
Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ (ADA) khuyên bệnh nhân tiểu đường nên
hoạt động 30 phút mỗi ngày và năm ngày mỗi tuần. Các công việc như quét dọn
sân nhà, hút bụi cũng được xem là hoạt động tích cực.
Trước khi hoạt động, cần khởi động trong một thời gian ngắn để giúp cơ,
tim, phổi sẵn sàng. Nên duỗi người nhẹ từ 5-20 phút để giảm chấn thương.
Bệnh nhân không cần gắng sức hoạt động đầy đủ 30 phút trong một lần mà
có thể chia thành nhiều lần: có thể quét sân 10 phút vào buổi sáng, hút bụi 10 phút
sau giờ trưa và đi bộ hoặc leo cầu thang 10 phút vào buổi tối.
3. Kết hợp nhiều bài tập

Đạp xe rất thích hợp trong chế độ luyện tập cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân nên kết hợp nhiều bài tập để giúp tăng cường sức mạnh, sự dẻo
dai và thân thể cân đối. Cần điều chỉnh các bài tập để vừa đạt được lợi ích sức
khỏe vừa tránh nguy cơ bị chấn thương và nhàm chán.
Nếu không thể thực hiện các bài tập chống đẩy thường xuyên (hít đất),
bệnh nhân có thể chống đẩy vào tường để tay và vai khỏi phải làm việc quá nhiều.

Bệnh nhân cũng có thể tự tập ở nhà với đĩa DVD dạy thể dục thay vì tham gia các
câu lạc bộ.
4. Chọn các môn thể thao yêu thích
Việc chọn các môn thể thao yêu thích giúp bệnh nhân duy trì tập luyện
ngay cả khi tinh thần bị “xìu” xuống. Bệnh nhân có thể đến câu lạc bộ thể dục và
tìm những người chơi ngang sức để thoải mái và tự tin hơn.
5. Cùng tập luyện với mọi người
Đi bộ, bơi, tập yoga… cùng bạn bè, hàng xóm hay người thân, bệnh nhân
sẽ hứng thú hơn khi tập một mình. Nếu có điều kiện, bệnh nhân có thể tham gia
một câu lạc bộ đi bộ hay leo núi ở địa phương để được ra ngoài nhiều, hít thở
không khí trong lành và gặp gỡ những người bạn mới.

×