Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Điều trị thiếu máu thiếu sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.44 KB, 4 trang )

ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Trình bày dịch tễ học của TMTS.
2. Nêu nguyên nhân gây bệnh
3. Liệt kê các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
4. Ghi các thuốc điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh
I. DỊCH TỄ HỌC:
 TM thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ và trẻ em.
 Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới có khoảng 1 tỷ người bị TM và người
bị thiếu sắt nhiều gấp 2 lần vì TM là giai đoạn cuối cùng của quá trình thiếu
sắt tương đối dài, gây những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và thể lực.
 Trên những người phụ nữ đang có thai, tình trạng TM đặc biệt là TM do thiếu
sắt đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, thai nhi phát triển kém và rất dễ
gặp các tai biến sản khoa.
 Tìm nguyên nhân và điều trị nguyên nhân TMTS rất quan trọng.
II. VAI TRÒ CỦA CHẤT SẮT TRONG CƠ THỂ:
Sắt là một chất khóang tuy chỉ có một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng đóng
một vai trị quan trọng.
Sắt cần thiết cho q trình tạo máu, máu mang oxy và các chất dinh dưỡng để
nuôi tế bào của các tổ chức trong cơ thể, đảm bảo sự hoạt động bình thường
của các cơ quan đó. Sắt cịn tham gia tổng hợp chất Protein mới cần thiết cho
sự lớn lên và phát triển của cơ thể. Ngồi ra, sắt cịn góp phần giúp cơ thể
chống lại bệnh tật.
III. NGUỒN CUNG CẤP SẮT:
Nguồn cung cấp sắt cho cơ thể chủ yếu là từ thức ăn. Trong thức ăn, sắt ở
dưới 2 dạng:
- Dạng sắt có khả năng hấp thu vào cơ thể cao (khoảng 20-30%) thường có
trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật như huyết, thịt, cá, trứng, gan, thận...
- Dạng sắt chỉ hấp thu vào cơ thể thấp (khoảng 5%) thường có trong thức ăn có
nguồn gốc từ thực vật như đậu, rau sậm màu (rau muống, rau đay, rau ngót,
rau dền..) và có đáng kể trong một số loại quả như dưa hấu, nho, đu đủ chín.


Sắt được gia tăng hấp thu nếu bửa ăn có cả thức ăn động vật lẫn thực vật, trái
cây đặc biệt là cam, chanh.., ngược lại sắt bị giảm hấp thu nếu bửa ăn có mặt
cà phê, nước trà đặc hoặc sữa.
- Các thuốc làm kiềm hóa dạ dày gây giảm hấp thu sắt (Antacid, Omez…)
IV. TMTS GÂY NGUY HẠI GÌ ?
Phụ nữ có thai: TMTS được coi như một đe dọa sản khoa, bà mẹ dễ sảy thai,
đẻ non, đẻ con bị SDD, băng huyết sau sanh, tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ
lẫn con.
Đối với các lứa tuổi khác:
1


Giảm khả năng lao động, giảm trí nhớ và khả năng tư duy, kết quả học tập và
năng xuất lao động kém.
V. ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ BỊ TMTS:
- Trẻ em: là lứa tuổi lớn nhanh có nhu cầu cao.
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) Do bị mất sắt theo kinh nguyệt hàng
tháng.
- PN có thai: Sắt cần cho sự phát triển của thai và nhau thai và tăng khối
lượng máu của mẹ.
- Bà mẹ cho con bú: sắt được tiết theo sữa nuôi con.
VI. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TMTS:
6.1. Thiếu cung cấp:
Nghèo khó, ăn kiêng, thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
6.2. Nguồn cung cấp sắt từ thức ăn thấp:
- Tỉ lệ hấp thu sắt từ thức ăn chỉ khoảng 10%. Như vậy, theo nhu cầu, lượng sắt
cần được cung cấp hằng ngày
 Cho người trưởng thành nam 11 mg
 Nữ khoảng 24 mg
 PN mang thai 6 tháng cuối cần 63 mg.

Theo điều tra của viện dinh dưỡng những năm gần đây, lượng sắt được đưa vào
bữa ăn hằng ngày khoảng 10 mg/ ngày, chủ yếu là nguồn gốc từ thức ăn thực vật,
được hấp thu vào cơ thể kém nên chỉ đạt 1/3 nhu cầu hằng ngày cho PN tuổi sinh
đẻ và 1/6 cho PN mang thai.
6.3. Do tăng nhu cầu sắt:
- Khi mang thai, nhu cầu toàn bộ trong thời kỳ này là 1,000 mg. Nhu cầu nầy
phân bố không đều, 3 tháng cuối (6.3 mg/ngày) cao gần gấp 6 lần so với 3
tháng đầu.
- Những bà mẹ sanh đôi, sanh nhiều lần.
6.4. Rối loạn hấp thu:
Cắt 2/3 dạ dày, bệnh lý đường tiêu hóa.
6.5. Mất máu mãn:
- Chảy máu tiêu hóa: Loét dạ dày, trĩ, chảy máu cam....
- Chảy máu phụ khoa: Rong kinh, rong huyết.
- Nhiễm giun sán, nhất là nhiễm giun móc.
VII. CHẨN ĐOÁN:
7.1. Lâm sàng:
- TM nhẹ: Mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung
Trẻ em: ngồi học hay ngủ gật trong lớp, ngu đần.
- TM nặng: khó thở khi lao động hơi gắng sức, hay hoa mắt, chóng mặt. Giảm
khả năng lao động
- Khám : da niêm nhợt, móng tay dẹt hoặc khum hình muỗng, lưỡi mất gai, khó
nuốt.
7.2. Cận lâm sàng:
2


Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
Hb < 12g/dl (nam),
Hb

< 11 g/dl (nữ)
MCV < 80 fl, MCH < 27 pg,
Ferritin < 12ng/ ml
Sắt huyết thanh giảm, khả năng gắn sắt tăng.
VIII. ĐIỀU TRỊ:
- Việc chọn lựa giữa sắt uống và sắt tiêm. Dùng sắt uống vẫn được ưa chuộng
hơn.
- Một chế phẩm sắt uống lý tưởng phải được hấp thu tốt, dung nạp tốt và giá rẻ.
- Dùng sắt chung với các thuốc kháng axit, một số kháng sinh (Tetracyline) và
các thức ăn cũng như khoảng cách giữa các lần uống sắt gần nhau quá có thể
làm giảm độ khả dụng sinh học khoảng 50%.
- Sữa , trà, ngũ cốc có thể làm giảm hấp thu sắt.
- Thịt, cá làm tăng hấp thu sắt.
8.1. Điều trị nguyên nhân:
Rất quan trọng, điều trị các nguyên nhân gây chảy máu rỉ rả kéo dài.
8.2. Bổ sung sắt:
- Đường uống: Thường dùng nhất dưới dạng Fumarat, Gluconat, Oxalat,
Sulphat…
- Người lớn: Liều tính theo sắt nguyên tố 100-200 mg/ngày.
- Trẻ em: 1,5-2 mg/kg sắt nguyên tố / kg cân nặng / ngày
Thường được chia làm 3 lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ
- Kết hợp: Vitamine C 1 - 1,5 g / ngày.
- Theo dõi: HC lưới tăng trong vòng tuần đầu ( 4-8 ngày)
8.3. Thời gian điều trị:
Tấn công: 2 - 3 tháng để khơi phục tình trạng TM (cho đến khi Hb trở về bình
thường).
Duy trì: đến tháng thứ 6 (từ 3-6 tháng) để hồi phục sắt dự trữ (nửa liều tấn
cơng)
IX. PHỊNG NGỪA:
9.1. Cải thiện bửa ăn:

- Trước hết, cần cung cấp đủ năng lượng và các thức ăn giàu chất sắt trong bửa
ăn đồng thời tăng các thực phẩm hỗ trợ hấp thu sắt, hạn chế sử dụng các thực
phẩm hay đồ uống chứa chất ức chế hấp thu sắt như sữa, trà, cà phê, các thuốc
antacid.
- Khuyến khích các thức ăn được lên men như dưa chua, giá, đâu, các thức ăn
có nhiều Vitamine C. Nên ăn thêm trái cây, rau củ, nhất là những loại có màu.
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, trẻ trên 4 tháng tiếp tục cho bú mẹ và
cho ăn bổ sung hợp lý.
- Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt.
9.2. Bổ sung viên sắt cho một số đối tượng:
- Đây là biện pháp cải thiện TM do thiếu sắt nhanh nhất nhưng cần có chương
trình theo dõi tốt. Liều dùng:
3


- PN có thai: uống 1 viên mỗi ngày, mỗi viên chứa 60 mg sắt nguyên tố.
- Bổ sung ngay lúc bắt đầu có thai đến khi sau sanh 1 tháng.
- PN trên 15 tuổi: uống 1 viên mỗi tuần. Mỗi viên có chứa 60mg sắt nguyên tố
Tác dụng phụ của viên sắt:
- Tất cả các dạng sắt đều làm se niêm mạc và nên gây tác dụng phụ về tiêu hóa
như buồn nơn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy (15-20 % trường hợp)
- BN uống sắt, các muối sắt khác nhau thường có tác dụng phụ giống nhau.
- Khuyên BN uống viên sắt giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn để hạn chế tác
dụng phụ .
- Để khắc phục: có thể uống tăng liều dần từ thấp đến khi đủ liều (ví dụ có thể
uống cách 1 ngày 1 viên sau tăng đủ liều là uống hằng ngày.
- Ngồi ra, khi uống viên sắt có thể đi cầu phân đen (xám), đừng lo ngaị.
- Viên sắt được bảo quản tốt trong lọ sạch, để nơi thoáng mát, đậy nút kín,
tránh ánh sáng.
- Thực hiện vệ sinh mơi trường , đặc biệt khơng dùng phân tươi bón rau và

ruộng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Tẩy giun định kỳ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng TM do thiếu sắt.
- Giáo dục dinh dưỡng cho các nhân viên y tế, cộng tác viên, các bà mẹ, thanh
nữ các em học sinh về dinh dưỡng hợp lý.

4



×