Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiệu quả của điều trị thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại BVĐK Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.91 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT  
TRONG BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ TẠI BVĐK SÓC TRĂNG 
Lê Thị Anh Thư*, Nguyễn Duy Tài* 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu:  Xác định tỉ lệ khỏi bệnh của điều trị thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ bằng cách 
uống viên sắt tại BVĐK Sóc Trăng. 
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu báo cáo loạt ca. Qua tầm soát 484 thai phụ có tuổi thai từ 6 
đến 14 tuần chúng tôi tìm ra 85 thai phụ thiếu máu thiếu sắt, sau đó các thai phụ thiếu máu thiếu sắt này được 
bổ sung 2 viên Ferrovit mỗi ngày trong ba tháng. 
Kết  quả:  Có 82 thai phụ tham gia điều trị đủ 12 tuần, chiếm tỉ lệ 96,5%. Tỉ lệ khỏi bệnh là 80,5% (KTC 
95% là: 71,9% ‐ 89,1%), với tiêu chuẩn khỏi bệnh là nồng độ Hb ≥ 11 g/dl và nồng độ Ferritin huyết thanh ≥ 
12ng/ml. Nồng độ Hb trung bình sau điều trị tăng: 1g/dl (KTC 95%: 0,8 – 1,3), nồng độ Ferritin trung bình sau 
điều trị tăng: 15,4ng/ml (KTC 95%: 2,4 – 18,4). Tỉ lệ các tác dụng không mong muốn của viên sắt trong nghiên 
cứu là: táo bón 18,3%, buồn nôn hoặc nôn 15,9%, tiêu chảy 6,1%, đau thượng vị 6,1%. 
Kết luận: Việc bổ sung Fe có hiệu quả cao trong điều trị thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ. Các 
tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị chiếm tỉ lệ thấp. 
Từ khóa: thiếu máu thiếu sắt, thai kỳ 

ABTRACT 
THE EFFECTIVENESS OF TREATMENT OF IRON DEFICIENCY ANEMIA I 
N THE FIRST TRIMESTER OF PREGNANCY IN SOC TRANG GENERAL HOSPITAL 
Le Thi Anh Thu, Nguyen Duy Tai  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 110‐113 
Objective:  To  determine  the  cure  rate  of  the  treatment  of  iron  deficiency  anemia  in  the  first  trimester  of 
pregnancy by taking iron supplements in general hospital Soc Trang. 
Materials and methods: This study is a case reports study. After evaluating 484 pregnant at from 6 to 14 


weeks of gestational age, we found 85 women with iron deficiency anemia. These women after that used 2 tablets 
Ferrovit per day for three months. 
Results:  There  are  82  pregnant  women  treated  for  12  weeks,  accounting  for  96.5%  rate.  Cure  rate  was 
80.5% (95% CI: 71.9% ‐ 89.1%), with standard cure Hb concentrations ≥ 11 g / dl and serum ferritin levels ≥ 
12ng/ml.  Mean  hemoglobin  concentration  increased  after  treatment:  1g/dl  (95%  CI:  0.8  to  1.3),  mean  ferritin 
levels increased after treatment: 15.4 ng / ml (95% CI: 2.4 ‐ 18.4). The rate of adverse effects of iron in the study: 
18.3% constipation, nausea or vomiting, 15.9%, 6.1%, diarrhea, abdominal pain 6.1%. 
Conclusion:  The  addition  of  Fe  is  highly  effective  in  the  treatment  of  iron  deficiency  anemia  in  the  first 
trimester of pregnancy. Side effects such as constipation, nausea, diarrhea, abdominal pain have low proportion. 
Keywords: iron deficiency anemia, pregnancy. 

MỞ ĐẦU 
Thiếu máu thiếu sắt là bệnh khá phổ biến ở 

thai phụ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. 
Theo tổ chức Y tế thế giới (2008), tần suất thiếu 

* Bộ môn phụ sản Đại học Y dược TPHCM  
Tác giả liên lạc: GS.TS. Nguyễn Duy Tài 

110

 ĐT: 0903856439 

Email:  

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

máu ở phụ nữ mang thai trên toàn thế giới trung 
bình là 41,8% (39,9% ‐ 43,8%), trong đó chủ yếu 
là thiếu máu thiếu sắt(5). 
Thiếu  máu  trong  thai  kỳ  là  một  trong 
những  nguyên  nhân  gây  sẩy  thai,  sinh  non, 
suy  dinh  dưỡng  bào  thai,  giảm  khả  năng  làm 
việc  ở  mẹ,  cũng  như  có  nguy  cơ  băng  huyết 
sau  sinh,  nhiễm  trùng  hậu  sản,  có  thể  gây  tử 
vong  cho  mẹ  và  thai(4,9),  đối  với  bé  có  thể  gây 
chậm phát triển tâm thần(1), nhẹ cân lúc sinh và 
là  nguyên  nhân  chính  của  chứng  thiếu  máu 
thiếu sắt ở trẻ em(2,10). Ngay tại Mỹ, thiếu máu 
vẫn  còn  là  một  trong  ba  yếu  tố  nguy  cơ  hàng 
đầu trong thai kỳ sau cao huyết áp do thai và 
đái tháo đường thai kỳ(8). 
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước 
về tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ 
nữ  mang  thai  và  các  yếu  tố  liên  quan,  nhưng 
những nghiên cứu về tác dụng phụ và sự chấp 
nhận của thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt với việc 
bổ  sung  viên  sắt  trong  thai  kỳ,  đặc  biệt  là  ở  3 
tháng đầu của thai kỳ trên thế giới còn rất ít. Ở 
Việt  Nam  có  rất  ít  nghiên  cứu  về  điều  trị  thiếu 
máu  thiếu  sắt  ở  phụ  nữ  mang  thai,  các  nghiên 
cứu  này  chưa  đề  cập  một  cách  đầu  đủ  các  tác 
dụng  không  mong  muốn  và  tiêu  chuẩn  khỏi 
bệnh trong các nghiên cứu này chưa đề cập đến 
nồng độ Ferritin sau điều trị.  
Điều trị thiếu máu thiếu sắt ngay từ ba tháng 
đầu của thai kỳ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thai 

phụ và thai nhi vì không những giúp ngăn ngừa 
được các biến chứng xấu của thiếu máu lên thai 
kỳ  mà  còn  giúp  chúng  ta  có  đủ  thời  gian  để 
hoàn  thành  việc  điều  trị  thiếu  máu  trước  thời 
điểm  sinh,  từ  đó  tránh  được  các  tai  biến  do 
truyền  máu.  Để  đánh  giá  hiệu  quả  của  điều  trị 
thiếu máu thiếu sắt ngay từ ba tháng đầu thai kỳ 
và  góp  phần  hiểu  them  về  cách  điều  trị  thiếu 
máu thiếu sắt trong giai đoạn này, chúng tôi tiến 
hành  nghiên  cứu:  “Hiệu  quả  của  điều  trị  thiếu 
máu  thiếu  sắt  trong  ba  tháng  đầu  thai  kỳ  tại 
BVĐK Sóc Trăng” được tiến hành tại BVĐK Sóc 
Trăng từ 01/08/2013 – 30/04/2013. 

Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Báo cáo loạt ca 

Đối tượng nghiên cứu 
Thai phụ có tuổi thai từ 6 đến 14 tuần (theo 
siêu  âm  3  tháng  đầu),  khám  thai  tại  BVĐK  Sóc 
Trăng có kết quả xét nghiệm máu là thiếu máu 
thiếu  sắt  (Hb  <  11g/dl  và  ferritin  huyết  thanh  < 
12 ng/ml) thì được đưa vào nghiên cứu. 

Tiến hành nghiên cứu 

Tất cả các thai ph ụ tham gia nghiên cứu đều 
được: Khám thai và cho siêu âm để xác định tình 
trạng  thai,  xét  nghiệm  tổng  phân  tích  tế  bào 
máu, nếu  nồng  độ  Hb  <  11  g/dl  thì  định  lượng 
Ferritin huyết thanh. Nếu nồng độ Hb < 11 g/dl 
và  ferritin  huyết  thanh  <  12ng/ml  thì  thai  phụ 
được cho  uống  Ferrovit:  2  viên  mỗi  ngày  trong 
ba tháng (Mỗi viên Ferrovit có chứa: 53,25mg sắt 
nguyên  tố  hóa  trị  II  dưới  dạng  fumarate  sắt, 
0,75mg  acid  folic  và  7,5mcg  vitamin  B12.  Các 
thai phụ được tư vấn về cách uống thuốc, các tác 
dụng  không  mong  muốn  có  thể  có  của  thuốc, 
hẹn tái khám thai định kỳ mỗi tháng hoặc khi có 
bất thường về thai hoặc khi có tác dụng  không 
mong muốn nặng của thuốc thì tái khám ngay. 
Khi tái khám các thai phụ được: khám thai, ghi 
nhận các tác dụng không mong muốn của thuốc 
nếu có, đáp ứng lâm sàng của điều trị và làm lại 
xét máu vào thời điểm kết thúc ba  tháng  bằng: 
tổng  phân  tích  tế  bào  máu  và  nồng  độ  ferritin 
huyết thanh. 

KẾT QUẢ 
Qua tầm soát 484 thai phụ có tuổi thai từ 6 
đến  14  tuần  và  tìm  ra  85  thai  phụ  thiếu  máu 
thiếu  sắt,  chiếm  tỉ  lệ  17,6%.  Tất  cả  85  thai  phụ 
thiếu  máu  thiếu  sắt  trên  đều  tham  gia  điều  trị 
thiếu  máu  thiếu  sắt,  trong  đó  tham  gia  điều  trị 
đủ 12 tuần là 82 thai phụ, chiếm tỉ lệ 96,5%. 


111


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

Bảng 1: Đặc điểm nồng độ Hb ban đầu của thai phụ 
thiếu máu thiếu sắt điều trị đủ.  

Phần lớn các trường hợp thiếu máu thiếu sắt 
trong nghi ên cứu là thiếu máu nhẹ  

Trong 82 thai phụ thiếu máu thiếu sắt uống 
viên sắt, có 31 thai phụ có ít nhất một tác dụng 
không mong muốn, chiếm tỉ lệ 37,8% (KTC 95%: 
27,3 – 48,3). Trong đó, các tác dụng không mong 
muốn thường gặp là táo bón và buồn nôn hoặc 
nôn, chiếm tỉ lệ lần lượt là 18,3% và 15,9%. Các 
tác dụng không mong muốn khác ít gặp hơn là 
tiêu chảy và đau thượng vị. 

Bảng 2: Tỉ lệ khỏi bệnh sau điều trị thiếu máu thiếu sắt.  

Bảng 6. Phân tích hồi qui đa biến 

Nồng độ Số thai
Hb (g/dl) phụ
Thiếu máu nhẹ
10 – 10,9 79

Thiếu máu trung bình 7 – 9,9
3
Tổng
82
Mức độ thiếu máu

Kết quả điều trị Số thai phụ
Khỏi bệnh
66
Không khỏi bệnh
16
Tổng
82

Tỉ lệ
KTC 95%
(%)
96,3 92,2 – 100
3,7
0 – 7,8
100

Tỉ lệ (%)
80,5
19,5
100

KTC 95%
71,9 – 89,1
10,9 – 28,1


Tỉ lệ khỏi bệnh khi điều trị thiếu máu thiếu 
sắt  ba  tháng  đầu  thai  kỳ  là  80,5%,  KTC  95%  là 
71,9%  ‐  89,1%,  còn  19,5%  thai  phụ  thiếu  máu 
thiếu sắt sau 12 tuần điều trị. 
Bảng 3. Mức tăng nồng độ Hb trung bình sau điều 
trị thiếu máu thiếu sắt 
Trước điều trị
Sau điều trị
Tăng sau điều trị

Nồng độ Hb trung
bình (g/dl)
10,7
11,7
1

Độ lệch chuẩn
0,4
1
1,1

Nồng  độ  Hb  trung  bình  sau  12  tuần  điều 
trị tăng 1 g/dl (KTC 95%: 0,8 – 1,3) 
Bảng 4. Mức tăng nồng độ Ferritin huyết thanh 
trung bình sau điều trị 
Trước điều trị
Sau điều trị
Tăng sau điều trị


Độ lệch
chuẩn
1
13,4
13,5

(Phân phối không chuẩn, NPar Tests: Z = 7,8 và p = 
0,001 < 0,05, có ý nghĩa thống kê).  

Nồng  độ  Ferritin  trung  bình  sau  12  tuần 
điều trị tăng 15,4ng/ml (KTC 95%: 12,4 – 18,4) 
Bảng 5. Tỉ lệ tác dụng không mong muốn khi uống 
viên sắt. 
Tác dụng không
mong muốn
Buồn nôn hoặc nôn
Tiêu chảy
Táo bón
Đau thượng vị

112

Số lượng
(n)
13
5
15
5

Tỉ lệ (%) KTC 95%

15,9
6,1
18,3
6,1

OR
2,442
1
0,164
1
0,229
1
0,340
1

KTC 95% Giá trị P*
0,719
0,147
8,290
0,152
0,032
0,034
0,845
0,031
0,059
0,035
0,883
0,032
0,077
0,166

1,500
0,154

P*: Giá trị P từ phân tích hồi qui đa biến 

Qua  phân  tích  hồi  qui  đa  biến  ta  thấy  có  2 
yếu  tố  sau  ảnh  hưởng  lên  sự  khỏi  bệnh  thiếu 
máu thiếu sắt là trình độ học vấn và trà.  

BÀN LUẬN 

(Phân phối không chuẩn, NPar Tests: Z = 6,5 và 
p=0,001 < 0,05, có ý nghĩa thống kê). 

Nồng độ Ferritin huyết
thanh trung bình (ng/ml)
11,4
26,8
15,4

Yếu tố nguy cơ
Khơmer
Dân tộc
Khác
≤ cấp 3
Học vấn
>Cấp 3
Không
Trà


Không
Cà phê


8 – 23,8
0,9 – 11,3
9,9 – 26,7
0,9 – 11,3

Trong  nghiên  cứu  này  tỉ  lệ  khỏi  bệnh  khi 
điều trị thiếu máu thiếu sắt ba tháng đầu thai kỳ 
là  80,5%,  với  KTC  95%  là  71,9%  –  89,1%.  Tỉ  lệ 
này thấp hơn trong nghiên cứu của Lê Thị Thu 
Vân  năm  2008  tại  bệnh  viện  Đa  khoa  Trung 
Ương Cần Thơ là 92,3%(3) do các thai phụ trong 
nghiên cứu của chúng tôi là những thai phụ có 
thai ba tháng đầu, là giai đoạn mà các thai phụ 
ăn uống kém nhất trong thai kỳ và việc bổ sung 
sắt bằng đường uống cũng gặp nhiều khó khăn 
do  buồn  nôn  hoặc  nôn  ói  và  tiêu  chuẩn  khỏi 
bệnh của chúng tôi có dựa trên nồng độ Ferritin 
sau  điều  trị  còn  nghiên  cứu  này  thì  không. 
Nghiên  cứu  RCT  của  Suharno  (1993)  ở 
Indonesia, các thai phụ thiếu máu thiếu sắt uống 
60mg sắt nguyên tố uống mỗi ngày trong 8 tuần, 
tỉ  lệ  khỏi  bệnh  sau  điều  trị  là  68%(7),  thấp  hơn 
trong nghiên cứu của chúng tôi. 
Mức  tăng  nồng  độ  Hb  trung  bình  sau  12 
tuần  điều  trị:  1g/dl  (KTC  95%:  0,8  –  1,3),  mức 
tăng  này  tương  tự  như  trong  nghiên  cứu  RCT 


Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
của  Zhou  và  cộng  sự  (2007)  là  1,19g/dl  ở  liều 
80mg sắt nguyên tố mỗi ngày, p = 0,006(11). Mức 
tăng  nồng  độ  Ferritin  huyết  thanh  trung  bình 
sau  điều  trị:  15,4  ng/ml  (KTC  95%:  12,4  –  18,4), 
mức  tăng  nồng  độ  Ferritin  huyết  thanh  trung 
bình  này  tương  tự  với  nghiên  cứu  RCT  ở 
Pakistan  của  Mumtaz  năm  2000,  vào  tuần  thứ 
mười  hai,  nồng  độ  Ferritin  huyết  thanh  trung 
bình  khi  uống  viên  sắt  mỗi  ngày  tăng  17,7  ± 
3,9ng/ml (p < 0,001)(6). 

2.

3.

4.

5.

6.

KẾT LUẬN 
Qua điều trị 82 thai phụ thiếu máu thiếu sắt 
có  tuổi  thai  từ  6  đến  14  tuần  bằng  cách  uống 
viên  sắt  hỗn  hợp  (gồm  sắt  fumarate,  vitamin  B 

12 và axit folic), chúng tôi có kết luận:Tỉ lệ điều 
trị khỏi bệnh thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng 
đầu  thai  kỳ  là  80,5%  (KTC  95%:  71,9  –  89,1). 
Nồng độ Hb trung bình sau điều trị tăng: 1g/dl 
(KTC  95%:  0,8  –  1,3).  Nồng  độ  Ferritin  trung 
bình sau điều trị tăng: 15,4ng/ml (KTC 95%: 2,4 – 
18,4). Tỉ lệ các tác dụng không mong muốn của 
viên  sắt  trong  nghiên  cứu  là:  táo  bón  18,3%, 
buồn  nôn  hoặc  nôn  15,9%,  tiêu  chảy  6,1%,  đau 
thượng vị 6,1%. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Bayoumeu  F,  Subiran‐Buisset  C,  Baka  NE,  Legagneur  H, 
Monnier‐Barbarino  P,  Laxenaire  MC  (2002),  “Iron  therapy  in 
iron deficiency anemia in pregnancy: intravenous route versus oral 
route”. Am J Obstet Gynecol; 186:518‐40. 

7.

8.
9.

10.
11.

Nghiên cứu Y học

Goonewardene  M.  Seekkuge  J.,  Liyanage  C.  (1995),  “Iron 

stores and its correlation to hemoglobin levels  in  pregnant  women 
attending an antenatal clinic”. Ceylon Med. J. 40 (2), pp. 67‐9. 
Lê thị Thu Vân (2008), “Hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt 
trong thai kỳ tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ”. 
Luận văn thạc sĩ, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 
Lumley  J,  Watson  L,  Watson  M,  Bower  C  (2003), 
“Periconceptional supplementation with folate and/or multivitamins 
for  preventing  neural  tube  defects”.  Cochrane  Database  of 
Systematic Reviews, Issue 3. 
McLean  E,  Cogswell  M,  Egli  I,  Wojdyla  D,  de  Benoist  B. 
(2008),  “Worldwide  prevalence  of  anemia  1993‐2005”.  WHO 
Global Database on Anemia, ISBN, pp18‐20. 
Mumtaz Z, Shahab S, Butt N, Rab MA, DeMuynck A (2000), 
“Daily  iron  supplementation  is  more  effective  than  twice  weekly 
iron  supplementation  in  pregnant  women  in  Pakistan  in  a 
randomized double‐blind clinical trial”. J Nutr; 130:2697‐702. 
Suharno,  West  CE,  Muhalil,  Karyadi  D,  Hautvast  JG  (1993), 
“Supplementation with vitamin A and iron for nutritional anaemia 
in  pregnant  women  in  West  Java,  Indonesia”.  The  lancet;  342; 
1325‐1328. 
WHO (2002), The World Health Report 2002, “Reducing Risks, 
Promoting Healthy Lifeʺ. 
WHO  (2006),  “Iron  and  Folate  Supplementation.  Standards  for 
Maternal and Neonatal Care. Integrated Management of Pregnancy 
and Childbirth (IMPAC)”. Vol. 1.8, Geneva, Switzerland: world 
Health Organization. Department of Making Pregnancy Safer 
(MPS), 2006:1‐6. 
William’S  Obstetric  23rd  Edition  (2010),  chapter  8:  “Prenatal 
care”. The McGraw‐Hill companies. 
Zhou  SJ,  Gibson  RA,  Crowther  CA,  Makrides  M  (2007), 

“Efficacy  and  side  effects  of  iron  supplements  fer  the  correction  of 
anaemia in pregnancy: a comparison of high dose vs low dose iron 
(abstract)”. Journal of Paediatrics and Child Health; 43 (Suppl 
1):A30. 

 
Ngày nhận bài báo 

 

 

: 30/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

: 02/12/2013 

Ngày bài báo được đăng 

: 05/01/2014 

 

 

Sản Phụ Khoa

113




×