Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

LYMPHOMA ( Ung thư hạch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.08 KB, 5 trang )

UNG THƯ HẠCH
(LYMPHOMA)
Mục tiêu: Sau khi học xong bài nầy học viên phải:
1. Trình bày định nghĩa thế nào là k hạch.
2. Kể 5 yếu tố thuận lợi gây k.hạch.
3. Trình bày 3 nhóm triệu chứng thường gặp trong Hodgkin.
4. Nêu xét nghiệm để chẩn đốn.
5. Mơ tả 4 giai đoạn của bệnh và Liệt kê 4 biện pháp dự phịng.
I. U LYMPHO HODGKIN (HODGKIN LYMPHOMA)
• Bệnh u lympho Hodgkin được bác sĩ Thomas Hodgkin mô tả lần đầu tiên
năm 1832. Bệnh Hodgkin là một trong các loại lymphoma (ung thư hạch
bạch huyết), là ung thư có nguồn gốc từ hệ bạch huyết.
• Ung thư hạch bạch huyết gồm hai loại chính: Hodgkin và Non-Hodgkin.
• Tế bào lymphơ nằm trong hạch bạch huyết, nếu sự phát triển bị rối loạn và
trở thành ung thư, thì gọi là ung thư nguyên phát tại hạch. Phân biệt với
hạch do ung thư di căn.
• Khi bị ung thư Hodgkin, các tế bào trong hệ bạch huyết trở nên bất
thường, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và sinh sản vô trật tự. Hệ bạch
huyết hiện diện ở nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể, do đó khi ung thư
bạch huyết xuất hiện, nó có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
• Bệnh Hodgkin có thể khởi phát từ một hay nhiều hạch bạch huyết, hoặc từ
một bộ phận chứa hạch bạch huyết như lá lách hoặc tủy xương. Loại ung
thư này thường phát triển từ nhóm hạch bạch huyết này sang nhóm hạch
kế cận. Ví dụ, bệnh Hodgkin khởi phát từ hạch bạch huyết ở cổ sẽ lan đến
những hạch bạch huyết ở vùng lân cận như vùng xương địn, sau đó lan
đến những hạch bạch huyết dưới nách và lồng ngực. Cuối cùng, bệnh sẽ
lan rộng đến khắp cơ thể.
1.2. Các yếu tố gia tăng nguy cơ bị bệnh Hodgkin:
Tuy nguyên nhân gây bệnh Hodgkin chưa biết rõ, cũng đã xác định được
một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
• Tuổi và giới tính: Bệnh Hodgkin thường gặp ở những người tuổi từ 15-34


và trên 55 tuổi, nam nhiều gấp đơi nữ
• Người có thân nhân bị Hodgkin có nguy cơ bị ung thư Hodgkin cao hơn
những người khác
• Nhiễm trùng: Virus Epstein-Barr (EBV) có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh
• Người bị suy yếu hệ miễn dịch do bất kỳ nguyên nhân nào (HIV/AIDS, do
sử dụng thuốc, sau đợt điều trị ung thư, do mẹ truyền sang con...)
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh Hodgkin mà không thấy các
yếu tố nguy cơ trên.
1


II. TRIỆU CHỨNG:
• Hạch thường xuất hiện đầu tiên ở hố thượng đòn bên trái (gấp 6 lần nhiều
hơn bên phải), kích thước có thể nhỏ như hạt táo nhưng cũng có thể to
bằng quả cam. Lúc đầu các hạch mọc riêng rẽ nên dễ nắn, giới hạn rõ rệt.
Về sau các hạch có thể dính vào thành từng đám. Hạch ít khi bị lt gây
nên lỗ rị ngồi da. Hạch thường khơng đau và khá chắc.
• Bệnh thường gặp ở người lớn, tiến triển thành từng đợt. Mỗi đợt người
bệnh thường bị sốt, ngứa và có số lượng hạch tăng nhiều hơn. XN máu có
thể thấy tăng bạch cầu ái toan.
• Cần chú ý tìm hạch ở nội tạng như trung thất, mạc treo. Trường hợp bệnh
khởi đầu bằng các hạch to ở trung thất thì rất khó chẩn đốn, vì có khi cần
phải chờ đến những đợt tiến triển kế tiếp để hạch xuất hiện ở ngoại vi.
Chẩn đốn xác định bằng sinh thiết hạch, thấy có hình thái đa dạng tế bào
và nhất là tìm thấy tế bào Sternberg.








Ung thư hạch loại khơng Hodgkin nhiều gấp 5 lần loại Hodgkin.
Phì đại (nhưng khơng đau) các hạch bạch huyết ở cổ, nách, bẹn
Sốt hồi quy không rõ nguyên nhân;
Ra mồ hôi ban đêm
Sút cân
Ngứa

Các triệu chứng này không nhất thiết phải do bệnh Hodgkin gây ra, nhưng
nên đi khám để tìm nguyên nhân. Đừng đợi đến khi hạch bạch huyết trở
nên đau.
Bệnh Hodgkin lúc khởi đầu thường không gây đau.
III. CẬN LÂM SÀNG:
Ngoài việc hỏi bệnh sử, cần khám tổng quát để phát hiện tình trạng phì đại
các hạch bạch huyết. Có thể dùng thêm một số xét nghiệm để chẩn đốn
như:
• Xquang phổi, xương
• Siêu âm bụng
• CT scan nhiều bộ phận của cơ thể
• MRI nhiều bộ phận của cơ thể
• PET (Positron Emission Tomography) scan
• Chụp mạch bạch huyết (lymphangiogram): Tiêm một loại hóa chất cản
quang vào tĩnh mạch, rồi chụp Xquang để có được hình ảnh của hạch và
mạch bạch huyết
• Sinh thiết hạch bạch huyết để xét nghiệm, tìm dấu vết các tế bào ReedSternberg: là những tế bào bất thường, rất lớn thường gặp trong bệnh
Hodgkin. Số lượng tế bào càng cao, ung thư càng nặng.
• Xét nghiệm tuỷ đồ
IV. XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN CỦA UNG THƯ:
2








Sau khi chẩn đoán bệnh Hodgkin, cần xác định giai đoạn của ung thư, xem
ung thư đã di căn chưa, và nếu có, đã di căn đến đâu, trước khi quyết định
điều trị.
Giai đoạn I: Một nhóm các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
Giai đoạn II: Hai hoặc nhiều hơn các nhóm hạch bạch huyết bị ảnh hưởng
và u lympho chỉ bị ở một phía của cơ hồnh.
Giai đoạn III: Có các tế bào u lympho trong các hạch bạch huyết ở trên
và dưới cơ hồnh. Lách cũng có thể bị tổn thương.
Giai đoạn IV: U lympho đã lan tràn ra ngồi các hạch bạch huyết, ví dụ
như đến gan, phổi hoặc tuỷ xương.

H1- Các giai đoạn của bệnh Hodgkin
V. ĐIỀU TRỊ:
5.1. Chuẩn bị cho việc chữa trị.
Người bị bệnh Hodgkin nên tiêm phòng cúm, viêm phổi, viêm màng não.
5.2. Các phương thức điều trị: Xạ trị và hóa trị là hai phương thức điều trị
thông thường nhất. Các phương pháp điều trị khác như cấy ghép tủy
xương, ghép tế bào gốc, và trị liệu sinh học (biological therapy), điều trị
trúng mục tiêu (target therapy) còn đang trong vòng thử nghiệm lâm sàng
(clinical trial).
VI. THEO DÕI:
• Khoảng 9/10 trẻ em bị u lympho Hodgkin được chữa khỏi. Nếu ung thư tái
phát, cần phải điều trị với liều cao hơn hoặc sử dụng các loại thuốc khác.


3


• BN chỉ được phép có thai khi bệnh đã được điều trị khỏi hồn tồn và
khơng cần sử dụng bất kỳ phương thức điều trị nào khác trong khoảng thời
gian tối thiểu là 3 năm.
• Hóa trị & xạ trị đều gây suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó, song song với
việc điều trị, BN nhất thiết phải được nghỉ ngơi hồn tồn để phịng tránh
các bệnh cơ hội khác như cảm lạnh, cúm hoặc các viêm nhiễm hơ hấp, tiêu
chảy,
• Nên phịng tránh các vết cắt, trầy xước hoặc chấn thương có thể xảy ra
trong q trình tập thể dục. Nên tích cực vận động sớm, sau mỗi đợt điều
trị
• Một vài bệnh nhân bị suy sụp tinh thần sau những đợt điều trị, lúc đó vai
trị của các BS tâm lý là rất cần thiết. Người bệnh nên tham gia vào các
hoạt động xã hội, hiệp hội hoặc các nhóm bệnh nhân cùng cảnh ngộ để
cùng trao đổi với nhau tất cả những kinh nghiệm về bệnh và tâm tư tình
cảm của mình.
• Việc tái khám định kỳ rất quan trọng. Hầu hết lymphôm Hodgkin không
tái phát sau điều trị. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp bị tái phát.
Sau khi điều trị, hầu hết các bệnh nhân Hodgkin đều trở về cuộc sống bình
thường, vẫn có thể lập gia đình và sinh con như những người khác.
VII. U LYMPHO KHÔNG HODGKIN (Non Hodgkin Lymphoma)
U lymphô không Hodgkin nguyên phát là loại bệnh ung thư của hệ tạo
huyết.
Tại Mỹ, năm 2006 có 58.870 trường hợp mới và 18.840 ca tử vong.
Tại TP.HCM năm 2003, tỷ lệ bệnh ở nam giới là 4,6/100.000 dân và ở
nữ giới là 3,2/100.000 dân. Bệnh Viện Ung Bướu TP.HCM mỗi năm
tiếp nhận khoảng 500 trường hợp bệnh mới.

• Được hình thành từ những rối loạn của dịng tế bào lymphô, bệnh thường
hay xuất phát đầu tiên tại hạch. Ung thư hạch được xếp thành 2 nhóm lớn:
nhóm có diễn tiến chậm, thời gian sống sót hơn 10 năm và nhóm có diễn
tiến nhanh nên thời gian sống sót ngắn hơn.
• Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các
nghiên cứu đã cho thấy có một số yếu tố nguy cơ:
- Suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, do dùng thuốc chống thải ghép...
- Nhiễm trùng (HIV, Helicobacter pylori, HCV...).
- Tuổi trên 60.
- Các yếu tố khác như béo phì, ngộ độc thuốc diệt cỏ, dioxin v.v.
• Về triệu chứng: nổi hạch, sụt cân, sốt kéo dài, ho, khó thở , đau ngực, mệt
mỏi, suy kiệt kéo dài, đau trướng bụng, đầy bụng.
Khi các triệu chứng kéo dài quá 2 tuần thì phải đi khám để tìm ngun
nhân.
• Xác định bệnh Lymphơ khơng Hodgkin là một bệnh tồn thân rất khó chẩn
đốn, cần phải khám lâm sàng (cổ, nách, bẹn, bụng), làm xét nghiệm máu,
chụp X-quang ngực, siêu âm bụng và làm sinh thiết hạch.
4


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
• Lymphơ khơng Hodgkin có đến 35 thể bệnh khác nhau, phương pháp điều
trị cũng khác nhau. Một số trường hợp chỉ bắt đầu điều trị khi có triệu
chứng. Phác đồ điều trị tùy thuộc vào diễn tiến và giai đoạn bệnh.
• Xạ trị: có vai trị trong một số ca bệnh ở giai đoạn 1.
• Hóa trị: là liệu pháp chủ yếu. Phương pháp điều trị đúng mục tiêu: là liệu
pháp tiên tiến với các dược phẩm mới hữu hiệu, lại ít gây tác dụng phụ
như rituximab (Mab-Thera). Tuy nhiên giá thuốc rất cao.
• Ghép tế bào gốc (ghép tủy): được dùng trong các trường hợp có tiên lượng
rất xấu, hoặc tái phát, hoặc khơng đáp ứng với điều trị.

• Tại sao cần phân biệt lymphoma Hodgkin và non-Hodgkin mặc dù các
bệnh cảnh lâm sàng và phương thức điều trị gần như giống nhau vì nếu
BN được chẩn đoán là non-Hodgkin và được điều trị triệt để, tỷ lệ điều trị
dứt bệnh >70%. Ngay khi ung thư đã di căn thì vẫn cịn đến 40% khả năng
đáp ứng điều trị lâu dài.

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×