Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh đái tháo đường và biến chứng tê chân tay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178 KB, 5 trang )

Bệnh đái tháo đường và biến
chứng tê chân tay

Hỏi: Tại sao khi bị tê ở bàn tay hay bàn chân, người ta thường khuyên
đi khám xem có bị tiểu đường không?
Trả lời:
Bệnh đái tháo đường có nhiều biến chứng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể;
chủ yếu là biến chứng thần kinh. Biến chứng thần kinh trong bệnh đái tháo đường
được chia thành các nhóm tổn thương sau:

Biến chứng thần kinh ngoại vi:
Thường xuất hiện sớm cùng với tình trạng tiến triển của bệnh. Tổn thương
chủ yếu ở chi trên và chi dưới, bao gồm các triệu chứng: đau cơ, cảm giác tê bì,
kiến bò, kim châm; nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón
chân.
Đau hay tê tự phát xảy ra vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú ở
một chỗ. Điều đặc biệt là đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động.
Đây là dấu hiệu phân biệt với tổn thương các mạch máu ở chi dưới trong bệnh đái
tháo đường (viêm động mạch chi dưới).
Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có
thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Do cảm giác ở bàn chân giảm, mức độ sừng hoá ở da tăng
lên; có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không
biết.

Biến chứng thần kinh vận động:



Thường ít gặp hơn và có khả năng hồi phục tốt nếu được điều trị tích cực
bệnh đái tháo đường. Trong biến chứng này, các dây thần kinh bị viêm với các
biểu hiện: sụp mi mắt (do tổn thương dây thần kinh số 3), lác ngoài (dây thần kinh


số 4), liệt mặt (dây thần kinh số 7), mất vận động nhìn ngoài (dây số 6), điếc (dây
số 8).

Biến chứng thần kinh thực vật (nội tạng):

Các biến chứng này thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại vi,
nên được coi là rối loạn thần kinh nội tạng.

Có thể gặp:
Nhịp tim nhanh khi nghỉ, giảm sự tiết mồ hôi, giảm sự co giãn của đồng tử
(ảnh hưởng đến việc điều tiết của mắt), giảm trương lục cơ hệ tiêu hoá (gây buồn
nôn, nôn hay đầy bụng sau khi ăn, có thể bị táo bón hay tiêu chảy về đêm), giảm
co bóp cơ bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), liệt dương hay xuất tinh sớm ở nam
giới.

Các biến chứng thần kinh nói trên cũng có thể gặp ở một số bệnh lý khác.
Nhưng nếu đã bị bệnh đái tháo đường thì bạn nên quan tâm đến việc theo dõi các
biến chứng và kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
chuyên khoa.

(Theo Khoa học & đời sống)

×