Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Thuốc đông y điều trị Đái tháo đường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.05 KB, 9 trang )

Thuốc đông y điều trị Đái tháo đường

Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý thì việc sử dụng thảo mộc
trong điều trị bệnh ĐTĐ cũng được biết đến với nhiều tác dụng tích cực. Dưới
đây là một số thảo mộc rất sẵn trong nước và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh
ĐTĐ.
1. Bầu đắng: Trong quả bầu đắng có nhiều insulindưới dạng tự nhiên,
không có tác dụng phụ với sức khỏe, giúp hạ mức độ đường trong máu.
Nên uống nước ép trái bầu đắng 2 lần mỗi ngày khi bụng đói để đạt hiệu
quả tối ưu.
2. Tỏi : Tỏi không những có tác dụng giảm cholesterol mà còn giúp giảm
đuờng máu. Uống 3-4gr nước ép tỏi tươi với nước mỗi ngày giúp giảm đường
trong máu hiệu quả.


3. Cỏ cari: Là loại thảo mộc giúp điều chỉnh lượng đường máu, có thể
dùng dưới dạng bột hoặc gia vị cho vào thức ăn khi đun nấu.
4. Nghệ: Nghệ có tác dụng tăng cường hoạt dộng của các tế bào thuộc
tuyến tụy giúp sản sinh ra nhiều insulin hơn. Nên uống bột nghệ với nước ấm.



5. Quế: Quế có tá dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường máu, nên cho
quế vào thức ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho những người bị bệnh ĐTĐ.
6. Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu bởi một số
chất vẫn thường gây ÐTÐ trên động vật thí nghiệm. Trên lâm sàng, cho bệnh nhân
ÐTÐ uống dịch ép hành tây đã có tác dụng làm giảm đường máu. Hành tây sống
cho vào thức ăn hàng ngày của bệnh nhân ÐTÐ type 2 đã có tác dụng hiệp đồng
và làm giảm liều thuốc cần thiết để điều trị bệnh.
7. Mướp đắng : Quả mướp đắng còn xanh có tác dụng hạ đường máu trên
động vật đã được gây ÐTÐ thực nghiệm. Khi cho động vật uống hàng ngày trong


thời gian dài, nó làm chậm sự phát triển bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể của
mắt.

Mướp đắng có tác dụng chống oxy hóa, type bỏ những gốc tự do - là một
trong những nguyên nhân gây ÐTÐ. Quả mướp đắng có tác dụng làm tăng khả
năng dung nạp glucose của bệnh nhân ÐTÐ. Hoạt chất chính trong mướp đắng có
tác dụng hạ đường máu là charantin, glycosid steroid.
8. Khoai lang: Khoai lang là một loại thức ăn tốt cho bệnh nhân đái tháo
đường. Các nghiên cứu cho thấy, củ khoai lang trắng chứa caiapo - một hoạt chất
giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu ở người mắc Đái tháo
đường type 2.
9. Chuối hột - Vị thuốc chữa bệnh đái tháo đường.
Theo kinh nghiệm dân gian, chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà
lại không tốn tiền, không độc hại.Cây chuối hột tên khoa học là Musra barjoo sieb,
họ Musaceae, có nơi gọi chuối chát, là cây mọc hoang và cũng được trồng nhiều
(lấy lá gói bánh và quả để ăn) tỉnh nào cũng có.
Quả chuối hột tròn dài, lúc chín sắc vàng, ăn ngọt, có nhiều hột đen. Lá và
vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng
sưng chân (cước khí). Rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả
chứng tiêu khát và bệnh lâm lậu. Ngoài việc dùng nước sắc quả chuối hột chữa
bệnh đái rắt, lá và vỏ quả chuối khô làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng (sắc uống)
nhưng hay dùng nhất là để điều trị các bệnh đái tháo đường.


Chữa trị theo quan niệm YHCT và theo kinh nghiệm dân gian :
Có những kinh nghiệm từ dân gian và bài thuốc cổ phương YHCT về chữa
trị bệnh ĐTĐ rất hay. Về kinh nghiệm dân gian, có những phương cách chữa như:
 Dùng 200gr cây lô hội (nha đam - Aloe Vera) tươi, rửa sạch, gọt vỏ,
bỏ gai, ép nát, thêm vào 200ml nước chín, rồi ép lấy nước cốt uống, hoặc xay bằng
máy xay sinh tố để tủ lạnh uống cả ngày; có thể dùng 500gr cây đậu bắp tươi

(hoặc 100gr nếu dạng khô), thái nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn lại 1 lít, để uống
trong ngày
 Dùng trái trâm chín bóc bỏ vỏ, phơi khô, giã nát. Mỗi ngày lấy
100gr nấu nước để uống cả;
 Hằng ngày dùng 200gr nấm bào ngư nấu nước để uống;
 Lấy 30gr hoa đậu ván trắng và 30gr mộc nhĩ đen (mấm mèo) phơi
khô giòn (hay sấy khô), tán thành bột mịn, trộn đều.Mỗi lần dùng 10gr với nước
chín (ngày dùng 3 lần trước bữa ăn);
 Lấy 7 quả táo đỏ và 7 con kén tằm nấu với 1 lít nước, nấu cho chín
nhừ, rồi lấy nước để dùng trong ngày;
 Dùng 60gr cọng rau muống và 30gr râu bắp, rửa sạch nấu nước
uống;
 Đem nửa ký rau cần tây rửa sạch, giã nát, thêm vào 200ml nước
chín, vắt lấy nước cốt để uống cả ngày;
 Dùng 200gr rau cải soong, 20gr nấm mèo và 15gr kê nội kim, đem
nấu nước để uống cả ngày;
 Dùng 100gr lá ổi non còn tươi nấu nước uống cả ngày; mỗi ngày ăn
300gr đậu đũa luộc, đồng thời giảm bớt lượng cơm
Về bài thuốc thuốc cổ phương chữa bệnh ĐTĐ, YHCT có bài “Lục vị gia
giảm”. Bài này gồm những vị thuốc như: sinh địa, hoài sơn (mỗi vị 50gr), đơn bì,
bạch linh, trạch tả (mỗi vị 12gr), sơn thù (16gr), gia sinh huỳnh kỳ, cát căn, thiên
hoa phấn (mỗi vị 20gr). Đem sắc uống cả ngày. Nếu âm hư cực thịnh (khát nước,
uống nhiều, môi khô, họng khô, người gầy, da khô, lưỡi đỏ, khó ngủ ) thì gia
thêm các vị: ngũ vị tử, thiên môn, mạch môn (mỗi vị 16gr).
Sắc uống nóng. Để điều trị hiệu quả chứng tiêu khát, với các triệu chứng
chủ yếu như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều (y học hiện đại gọi là đái tháo
đường không phụ thuộc insulin- type 2), y học cổ truyền dùng nhiều bài thuốc với
các dược thảo dễ kiếm sau đây:
Bạch truật
Bạch truật có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây đái tháo

đường (ÐTÐ) thực nghiệm. Trong y học cổ truyền, bạch truật được dùng
phối hợp với một số dược thảo khác để trị ÐTÐ. Các hoạt chất gây hạ đường máu
là các atractan A, B và C.
Bài thuốc :
Bạch truật 12g, hoàng kỳ 65g, đảng sâm 25g, hoài sơn 15g, phục linh 12g.
Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.
Cam thảo đất
Hoạt chất amellin trong cam thảo đất có tác dụng làm giảm đường máu và
các triệu chứng của bệnh ÐTÐ, sự giảm nồng độ đường trong máu và nước
tiểu diễn ra dần dần. Nó làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở bệnh nhân ÐTÐ và
giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
Câu kỷ
Câu kỷ có tác dụng hạ đường máu trên động vật ÐTÐ và tác dụng ức chế
men aldose reductose. Men này gây tích lũy sorbitol trong tế bào, là nguyên nhân
quan trọng sinh những biến chứng nghiêm trọng của ÐTÐ như bệnh về võng mạc,
thần kinh và thận. Câu kỷ được dùng phối hợp với các vị khác trong y học cổ
truyền để làm thuốc chống ÐTÐ.
Phát hiện hợp chất mới chữa bệnh ĐTĐ từ cây giảo cổ lam việt Nam:
Trong một nghiên cứu được sự tài trợ của Cơ Quan Hợp Tác Phát Triển
Thuỵ Điển, Hội Đái Tháo Đường Thuỵ Điển, Hội đồng nghiên cứu Thụy Điển và
Viện Nghiên cứu Karolinska Institutet, các nhà khoa học Việt Nam (viện Dược
liệu Trung ương và Đại học Y Hà Nội) đã tìm thấy một hoạt chất hoàn toàn mới,
chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới từ dịch chiết của cây
Gynostemma pentaphyllum Makino (Cucurbitaceae), một loại



thảo dược tại Việt Nam với tên gọi Giảo Cổ Lam, được báo cáo là có rất
nhiều tác dụng tốt như ngăn chặn sự phát triển của khối u, tác dụng hạ cholesterol,
tác dụng tăng cường, kích thích miễn dịch, chống ôxy hoá và tác dụng hạ huyết áp

rất tốt Một điều đặc biệt là cây Giảo cổ lam đã được nghiên cứu và sử dụng từ lâu
đời tại Trung quốc, Nhật bản nhưng chỉ đến khi nghiên cứu đến cây Giảo cổ lam
thu hái tại Việt Nam mới phát hiện ra chất này. Đây là một điều tự hào đối với
những nhà khoa học phát hiện ra Phanosid và là tin vui cho những bệnh nhân mắc
bệnh Đái tháo đường trong nước. Điều này cho thấy Dược liệu của nước ta rất tốt
và có tiềm năng rất to lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Dùng
Giảo cổ lam hàng ngày giúp chống lại quá trình lão hoá cơ thể, giải độc gan, tăng
miễn dịch, ăn ngủ tốt, chống lại sự hình thành và phát triển của khối u trong cơ
thể.
Các sản phẩm từ cây GCL Việt nam không những đem lại nhiều sức khoẻ
cho mọi người mà còn mở ra triển vọng xuất khẩu rất tốt, nhất là tới các quốc gia
phát triển, nơi có tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường cao.

×