Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc điều trị đái tháo đường và tác dụng phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.09 KB, 5 trang )

Thuốc điều trị đái tháo đường
và tác dụng phụ

Nên kiểm tra đường huyết định kỳ để kiểm soát đường huyết. Ảnh: TM
Với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tùy theo thể trạng, bác sĩ sẽ lựa
chọn thuốc hoặc kết hợp thuốc thích hợp. Tuy nhiên, những lo lắng của bệnh
nhân và gia đình thường là có quá nhiều thuốc khác nhau, thuốc có tác dụng
phụ không, nhất là thuốc được uống lâu dài.
Phân loại thuốc điều trị ĐTĐ
Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh ĐTĐ với tên gọi và cách thức
làm giảm đường máu khác nhau.
- Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: biguanide (metformin);
thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone); ức chế men DPP-IV (sitagliptine);
đồng phân của GLP-1 (exenatide).
- Thuốc gây tăng tiết insulin: sulphonylurea (glibenclamide; glipizide;
gliclazide; glimepiride); glinide (netiglinide; repaglinide).
- Thuốc làm chậm hấp thu đường glucose/chất béo từ ruột: thuốc ức chế
men tiêu hóa chất bột-đường alpha glucosidase (acarbose); thuốc ức chế men tiêu
mỡ lipase (orlistat).
- Insulin: insulin tác dụng nhanh; insulin tác dụng ngắn; insulin tác dụng
trung bình; insulin tác dụng chậm; insulin trộn sẵn.
Tác dụng phụ của thuốc ĐTĐ
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ (kể cả thuốc Đông y), nhưng đa
số các tác dụng phụ của các thuốc điều trị ĐTĐ thường không trầm trọng.
Trước tiên cần phân định rõ tác dụng tốt và mong muốn của thuốc nhưng bị
“thái quá”. Tất cả thuốc điều trị ĐTĐ đều làm giảm đường máu. Một số thuốc khi
được dùng không thích hợp, ví dụ như: dùng liều quá cao hoặc bệnh nhân bỏ bữa
ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết – nghĩa là đường máu xuống thấp hơn
mức bình thường. Nếu không kịp thời điều chỉnh đường máu tăng trở lại (ăn uống
thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê.
Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ bữa


ăn sao cho phù hợp với lượng thuốc đang dùng, tránh ăn kiêng thái quá...
Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đã được biết đến rõ và đa số các tác
dụng phụ này sẽ biến mất khi ngừng thuốc và không để lại di chứng về sau.
Một trong những tác dụng phụ cần nói đến là dị ứng thuốc. Biểu hiện bằng
ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt. Tác dụng phụ này có thể điều trị đơn
giản bằng cách ngừng thuốc. Cần nhớ rằng phản ứng dị ứng luôn luôn quay trở lại
nếu như ta lại tiếp tục uống thứ thuốc đó. Do vậy, không nên tiếc mà sử dụng lại
thuốc dưới bất kỳ dạng nào.
Một số thuốc lại gây rối loạn tiêu hóa: đầy bụng hoặc tiêu chảy (metformin
– glucophage). Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn
và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử
dụng theo đúng khuyến cáo, chắc chắn phải ngưng uống metformin.
Đôi khi triệu chứng đầy bụng và tiêu chảy lại chính là tác dụng của thuốc.
Đó là trường hợp bệnh nhân uống acarbose (glucobay), vì thuốc này làm chậm quá
trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột, do vậy sẽ có cảm giác đầy chướng
bụng. Tác dụng phụ này không gây vấn đề nghiêm trọng lâu dài, nó có thể đỡ hoặc
không còn khi giảm liều thuốc (hoặc là ngưng sử dụng thuốc).
Hiếm gặp hơn là các tác dụng phụ trên gan, thận khi uống sulphonylurea
hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu. Những
tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng uống thuốc.
Một số thuốc gây giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh
nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này (rosiglitazone và pioglitazone) không
được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim.
Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ thường gặp nhất. Phần lớn tác dụng
phụ này sẽ tránh được nếu sử dụng thuốc một cách thích hợp. Bác sĩ sẽ lựa chọn
thuốc phù hợp với từng bệnh nhân sao cho điều chỉnh tốt nhất đường máu với ít
tác dụng phụ nhất.
Thuốc trị ĐTĐ gây suy thận?
Đây là quan niệm sai lầm, bởi bệnh thận do ĐTĐ rất phổ biến, nhất là ở
những bệnh nhân điều trị không tốt. Vì thế, nhiều người cho rằng bệnh thận ĐTĐ

là do quá trình uống thuốc điều trị lâu dài gây ra.
Trên thực tế, việc điều trị tốt bệnh ĐTĐ bằng thuốc giúp giảm thiểu khả
năng bị bệnh thận do ĐTĐ (việc làm giảm 1% HbA1c sẽ giúp làm giảm biến
chứng mạch máu nhỏ như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, bệnh thận do ĐTĐ
khoảng 30%). Lý do là vì khi bị suy thận, nhiều loại thuốc không được tiếp tục sử
dụng nữa vì thuốc không thải loại ra khỏi cơ thể được như trước dẫn đến hiện
tượng tích lũy thuốc và do đó bệnh nhân dễ có nguy cơ bị hạ đường huyết hơn
(việc ngưng thuốc khiến mọi người cho là thuốc có tác dụng xấu đến thận). Trong
trường hợp như vậy, tiêm insulin là biện pháp an toàn hơn và ít có tác dụng phụ
hơn.
Insulin tiêm ngày nay là insulin giống hệt cấu trúc insulin do tụy người tiết
ra. Vấn đề chủ yếu là vượt qua trở ngại về mặt quan niệm rằng tiêm insulin làm
bệnh của mình đã nặng lên, rằng tiêm insulin gây nhiều phức tạp cho cuộc sống.
Ngày nay, với những bút tiêm insulin hiện đại, tiêm insulin rất thuận lợi và
gần như không đau, vì vậy cũng giúp cho bệnh nhân dễ chấp thuận dùng insulin
hơn trước rất nhiều.

×