Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tình trạng tiền tiểu đường hay ranh giới của bệnh tiểu đường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.15 KB, 6 trang )

Tình trạng tiền tiểu đường hay ranh
giới của bệnh tiểu đường

Những người có tình trạng tiểu đường ở giai đoạn chưa khởi phát gọi là
bệnh tiền tiểu đường có lượng đường cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để
biểu thị bệnh tiểu đường. Tình trạng này gọi là ranh giới của bệnh tiểu đường. Hầu
hết những người trong gian đoạn tiền tiểu đường đều không có triệu chứng.
Bình thường cơ thể bạn sản xuất hocmon gọi là insulin giúp tế bào sử dụng
năng lượng (đường) trong thức ăn. Khi bệnh tiểu đường có thể là do cơ thể bạn
không sản xuất đủ insulin hay nó không thể sử dụng insulin mà nó sản xuất. Khi
đường tích trữ lại trong máu, nó có thể phá hủy những mạch máu nhỏ trong thận,
tim, mắt và hệ thần kinh.
Khi bị tiền tiểu đường thì cân bằng giữa glucose và insulin không còn. Tụy
không còn sản xuất đủ insulin sau bữa ăn để "dọn sạch" đường đến từ máu. Hoặc
tế bào kháng lại insulin. Khi tế bào kháng lại insulin, chúng sẽ không cho insulin
hộ tống đường từ máu vào tế bào. Quá nhiều đường trong máu gọi là tăng đường
huyết (hyperglycemia). Hạ đường huyết gọi là hypoglycemia.
Nếu như bạn có bệnh tiền tiểu đường thì bạn có nguy cơ phát triển thành
tiểu đường tuýp 2 cũng như những bệnh nghiêm trọng liên quan tới tiểu đường.
Bao gồm bệnh tim, đột quỵ, suy thận, mù lòa và bệnh chứng thần kinh. Với bệnh
tiền tiểu đường bạn có nguy cơ bệnh tim và đột quỵ cao hơn 50% so với những
người mà không có bệnh tiền tiểu đường.
Làm sao để chẩn đoán bệnh tiền tiểu đường?
Hai xét nghiệm máu thường dùng để quyết định bạn bị tiền tiểu đường hay
tiểu đường. Một là xét nghiệm glucose lúc bụng đói (the fasting plasma glucose
test – FPG). Hai là xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn (oral glucose tolerance
test – OGTT). Những xét nghiệm trên để đo cơ thể bạn có thể "dọn sạch" đường từ
máu nhanh hay không. Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ ủng hộ cả 2 xét nghiệm trên
để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.
Xét nghiệm đường huyết khi đói thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm glucose lúc bụng đói có thể thực hiện sau khi bạn nhịn ăn qua


đêm hay sau 8 tiếng đồng hồ nhịn ăn trong ngày. Nó khá dễ và không đắt lắm. Sau
khi nhịn ăn, một xét nghiệm máu đơn giản để đo lượng đường trong máu trước khi
bạn ăn lại. Kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng mức đường huyết của bạn bình thường
hay là bạn bị tiểu đường hay tiền tiểu đường:
· Bình thường : mức đường huyết bình thường đo được ít hơn 100
mg/dl sau khi xét nghiệm đường lúc bụng đói.
· Tiền tiểu đường : đường huyết từ 100 – 125 mg/dl sau khi nhịn đói
qua đêm hay nhịn ăn 8 tiếng thì được chẩn đoán là tiền tiểu đường. Những người
có kết quả như thế này được xem là có xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired
fasting glucose – IFG).
· Tiểu đường: tiểu đường được chẩn đoán là khi đường huyết là 126
mg/dl hay cao hơn.
Xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn (OGTT) như thế nào?
Xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn thường đòi hỏi bạn có xét nghiệm
glucose lúc bụng đói trước. Sau đó cho bạn dùng một liều dung dịch có lượng
đường cao để thách thức cơ thể bạn "dọn sạch" đường trong máu. Sau 2 giờ, một
xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện. Kết quả kiểm tra cuối cùng chỉ ra
bạn có đường huyết bình thường hay bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường:
· Bình thường: đường huyết bình thường đo được ít hơn 140 mg/dl
sau khi xét nghiệm dung nạp glucose sau khi ăn.
· Tiền tiểu đường: đường huyết từ 140-199 mg/dl sau xét nghiệm
OGTT thì được chẩn đoán là tiền tiểu đường. Những người có kết quả này được
xem là có sự xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance – IGT).
· Tiểu đường: được chẩn đoán là bị tiểu đường khi đường huyết là
200 mg/dl hay cao hơn.
Tiền tiểu đường phổ biến hay không?
Hiệp hội tiểu đường ước tính có 57 triệu người Mỹ tuổi từ 20 hay lớn hơn
có tình trạng tiền tiểu đường. Điều này dựa trên thống kê dân số những người
được chẩn đoán là có sự rối loạn glucose lúc bụng đói.
Tình trạng tiền tiểu đường không nên làm ngơ. Nó báo hiệu khả năng một

loạt những biến chứng nghiêm trọng hơn, và có thể nó bắt đầu một quá trình phá
hủy tim, thận, mắt và hệ thần kinh.
Sự thay đổi lối sống nào được đề nghị cho người tiền tiểu đường?
Sự thay đổi lối sống có thể giúp nhiều người tiền tiểu đường làm chậm -
hay thậm chí ngăn ngừa – sự bắt đầu của bệnh tiểu đường đang phát triển mạnh.
Thay đổi có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường bao gồm giảm cân để giảm trọng
lượng cơ thể xuống gần mức bình thường, tập thể dục hằng ngày, và có chế độ ăn
cân bằng.
Trong một nghiên cứu lớn có tên là chương trình ngăn ngừa bệnh tiểu
đường, sự tuân theo sự thay đổi lối sống có thể giảm sự phát triển của bệnh tiểu
đường hơn 3 năm lên tới 58%. Đối với những người 60 tuổi hay lớn hơn, mức
giảm thậm chí nhiều hơn lên tới 71%.
· Kiểm soát cân nặng. Béo phì và thừa cân là nguy cơ cao của tiền
tiểu đường chuyển sang tiểu đường. Giảm cân để đưa cân nặng trong giới hạn bình
thường so với chiều cao có thể giúp bạn giảm nguy cơ của tiểu đường tuýp 2.
Thậm chí giảm 5% đến 10% lượng cân thừa cũng có ích.
· Tập thể dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục vừa phải trong 30
phút mỗi ngày như là đạp xe, bơi lội, hay đi bộ nhanh, giúp ngăn ngừa và kiểm
soát bệnh tiểu đường. Tập aerobic là môn lý tưởng để giảm cân và ngăn ngừa tiền
tiểu đường chuyển sang tiểu đường tuýp 2.
· Dinh dưỡng. Bữa ăn khỏe mạnh phối hợp sự cân bằng của chất đạm
ít béo, rau và tất cả ngũ cốc có thể giúp ngăn ngừa tiền tiểu đường trở thành bệnh
tiểu đường thật sự. Kiểm soát calo, khẩu phần ăn, và ít đường, ít carbohydrate là
điều chủ yếu. Ăn đủ chất xơ mỗi ngày cũng có ích.
· Kiểm soát huyết áp. Bởi vì cao huyết áp có liên quan tới tiểu đường
tuýp 2, giữ cho huyết áp trong hay gần giới hạn bình thường có thể làm chậm hay
kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm giảm những nguy cơ gây bệnh tim khác mà
có thể bạn có như là hút thuốc hay lượng cholesterol cao.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng tiền tiểu đường bằng cách tạo ra lối sống

khỏe mạnh. Nếu như tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường tuýp 2, những lối
sống thay đổi – kiểm soát cân nặng, tập thể dục, dinh dưỡng, và kiểm soát huyết
áp – tạo nên nền tảng cho việc kiểm soát tiểu đường. Một lối sống khỏe mạnh có
thể giúp bạn ngăn ngừa hay làm chậm sự cần thiết phải bắt đầu dùng thuốc như là
insulin để kiểm soát đường huyết.




×