Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đã có sự biến đổi rõ rệt trong những năm gần
đây, hiện nay nền kinh thế giới mang tính hội nhập, cạnh tranh cùng phát
triển. Chính vì vậy, khi bước vào thời kỳ hội nhập thì sự phát triển của
khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Sự phát triển của xã hội dẫn đến sự xã hội
hóa thông tin, đây là vấn đề được quan tâm đối với tất cả các ngành bưu
chính của các quốc gia trên thế giới và cũng như là của ngành bưu chính
Việt Nam nói riêng.
Ngành Bưu chính Việt Nam đi vào hoạt động từ khá lâu, cho đến
nay ngành bưu chính đã trở thành một tập đoàn: Tập Đoàn Bưu Chính Viễn
Thông Việt Nam được thành lập theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTG ngày
09/01/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ , Tổng công ty Bưu Chính Viễn
thông được thành lập theo quyết định số 16/2007/QĐ-BBCVT ngày
15/6/2007. Mục tiêu đặt ra khi thành lập Tập đoàn Bưu chính viễn thông và
Tổng công Ty là: trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh, kinh doanh đa
ngành nghề và có ngành nghề chủ chốt, Bưu chính viễn thông hoạt động
một cách độc lập, tự chủ.
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì nền
kinh tế bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới, nền kinh tế hội nhập phát
triển, Đây là một bước chuyển mình cho các ngành nghề trong nước, nó sẽ
tao ra những cơ hội những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp
Việt Nam đặc biêt là Doanh nghiệp Bưu chính viễn thông.
Trước tình hình đó bưu chính viễn thông Việt Nam phải thực hiện
các chiếm lược phát triển dịch vụ bưu chính, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng phát triển
các dịch vụ mới. Để giữ vững vị trí của mình trên thị trường trong nước và
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
19
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
mở rộng thị trường ra ngoài nước.
Bước vao nền kinh tế mở thì sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp bưu
chính viễn thông trong và ngoài nước cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn
thông trên thị trường, phạm vi lĩnh vực họ cung cấp bao gồm tất cả các loại
hình sản phẩm dịch vụ ma chúng ta đang cung cấp, hơn thế nữa họ có sự áp
dụng khoa học công nghệ cao trong quá trinh tạo ra sản phẩm dịch vụ và tất
nhiên các sản phẩm dịch vụ của chúng ta sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt.
Đứng trước tình hình đó thì Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam phải
thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao vị
thế của ngành, phát huy những thế mạnh sãn có để giữ vững thị trường.
Hoạt động này diễn ra rông khắp trên tất cả các bưu điện Tỉnh, bưu điện
Huyện, các bưu cục, các đại lý, các điểm văn hóa xã.
Trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu tại bưu điện Tỉnh Hà
Nam, xuất phát từ yêu cầu đó tôi xin chọn đề tài khóa luân tốt nghiệp: Một
số giải pháp phát triển dịch vụ bưu chính tại bưu điện tỉnh Hà Nam
Nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương I Lý luận chung về phát triển dịch vụ bưu chính.
Chương II Thực trạng về hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính
tại bưu điện tỉnh Hà Nam
Chương III Một số giải pháp phát triển dịch vụ bưu chính tại bưu
điện tỉnh Ha Nam
Hà nội ngày 20 tháng 08 năm 2008
Sinh viên : Nguyễn Văn Sang
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
20
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1.1.1 Khái niệm dịch vụ bưu chính
Dịch vụ Bưu chính là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát thư, báo chí, ấn
phẩm, chuyển tiền, vật phẩm, hàng hoá và các vật phẩm vật chất khác
thông qua mạng lưới Bưu chính công cộng do các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ Bưu chính cung ứng. Dịch vụ Bưu chính bao gồm dịch vụ Bưu
chính cơ bản và dịch vụ Bưu chính cộng thêm.
- Dịch vụ Bưu chính cơ bản là các dịch vụ nhận gửi, chuyển và phát
bưu phẩm, bưu kiện, qua mạng Bưu chính công cộng.
- Dịch vụ Bưu chính cộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm (theo
từng công đoạn hoặc toàn bộ dịch vụ) vào dịch vụ Bưu chính cơ bản để đáp
ứng yêu cầu cao hơn về chất lượng của dịch vụ đó, có thể bao gồm một số
loại dịch vụ như: dịch vụ máy bay, dịch vụ lưu ký, dịch vụ khai giá, dịch vụ
báo phát, dịch vụ ghi số, phát nhanh, dịch vụ phát tận tay, phát tại địa chỉ ...
Điều 16 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông quy định về:
Dịch vụ bưu chính công ích bao gồm:
- Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ bưu chính được cung cấp tới
người dân theo điều kiên về khối lương, chất lượng và giá cước do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định:
- Dịch vụ bưu chính bắt buộc là dịch vụ bưu chính được cung cấp
theo yêu cầu của nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vàd đảm
bảo quốc phòng, an ninh.
Căn cứ vào yêu cầu của nhà nước, tình hình phát triển kinh tế xã hội
bưu chính trong từng thời kỳ, các cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính,
viễn thông quy định cụ thể về việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích.
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
21
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ bưu chính công
ích thông qua dịch vụ bưu chính dành riêng và cơ chế hỗ trợ tài chính khác.
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông quy định cụ thể về dịch vụ Bưu
chính công ích. Dịch vụ Bưu chính công ích được hiểu là các dịch vụ do
Chính phủ cam kết cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết của
mọi tầng lớp dân cư, không phân biệt địa giới hành chính, được người dân
chấp nhận cả về chất lượng và giá cả.
Dịch vụ bưu chính phổ cập xuất hiện từ rất lâu, và nó mang chức
năng cơ bản của bưu chính.cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, do
xuất hiện những thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh bưu chính và
cũng từ đó bưu chính mới trở thành vấn đề được chính phủ quan tâm đến.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, thực trạng của ngành
Bưu chính và yêu cầu của Nhà nước trong từng thời kỳ, Bộ Bưu chính Viễn
thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) sẽ quy định về việc cung cấp
dịch vụ Bưu chính công ích. Pháp lệnh cũng ghi nhận rằng Nhà nước sẽ có
chính sách hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ Bưu chính công ích thông qua dịch
vụ dành riêng và các cơ chế hỗ trợ tài chính khác.
Các loại dịch vụ Bưu chính
* Dịch vụ Bưu phẩm EMS
Là dịch vụ Chuyển phát nhanh thư, tài liệu, hàng hoá, quà tặng trong
nước và Quốc tế theo chỉ tiêu thời gian toàn trình được thông báo trước.
Chuyển phát thư, báo chí, hàng hoá bưu phẩm với phương thức nhận
chuyển và phát thuận tiện đến địa chỉ của khách hàng.
* Dịch vụ PTN.
Là dịch vụ nhận gửi, vận chuyển các loại tài liệu, vật phẩm, hàng hoá
và phát đến địa chỉ người nhận trong cùng ngày gửi hoặc phát theo thời
gian thoả thuận với người gửi.
*Dịch vụ Bưu phẩm:
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
22
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Dịch vụ bưu phẩm bao gồm:
- Thư.
- Bưu thiếp.
- Ấn phẩm ( Đến 5kg nếu là sách).
- Gói nhỏ (Đến 2kg).
- Học phẩm người mù.
* Dịch vụ Bưu kiện: Là vật phẩm gửi qua Bưu điện có kích thước:
Chiều dài tối đa là 1,05m, chu vi không đo qua chiều dài tối đa là 2m.
- Bưu kiện trong nước
- Bưu kiện Quốc tế
* Dịch vụ Bưu chính uỷ thác (BCUT).
Là dịch vụ khách hàng thoả thuận và uỷ quyền cho bưu điện thực
hiện một phần hay toàn bộ việc chấp nhận, điều phối và phân phát hàng
hoá với các yêu cầu về địa điểm, phương tiện vận chuyển, thời gian giao
nhận và các yêu cầu khác biệt khác.
* Dịch vụ Điện hoa
Dịch vụ điện hoa đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn gửi điện
chúc mừng hoặc điện chia buồn kèm theo hoa hoặc tiền hoặc cả vật phẩm,
hàng hoá (được phép lưu thông) làm tặng phẩm đến tay người nhận cùng
thiếp chúc mừng hoặc chia buồn.
* Dịch vụ chuyển tiền
Bưu chính Việt nam có dịch vụ thư chuyển tiền và điện chuyển tiền
tới tận tay người nhận trên toàn bộ lãnh thổ Việt nam. Tại các bưu cục
khách hàng chỉ cần điền chi tiết vào phiếu gửi in sẵn và trong thời gian
ngắn nhất số tiền của người gửi sẽ đến tay người nhận.
* Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện.
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
23
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Là hình thức huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp
dân cư được thực hiện trên mạng lưới Bưu chính - Viễn thông công cộng.
* Dịch vụ phát hành báo chí (PHBC).
Do có mạng lưới ở khắp mọi nơi nên Bưu điện phục vụ việc phát
hành báo chí cả hai phương thức đặt dài hạn phát tận nhà và bán lẻ. Dịch
vụ này bao gồm:
- Báo chí xuất bản trong nước.
- Báo chí nước ngoài nhập khẩu.
- Báo chí bán lẻ:
* Tem Bưu chính Việt nam.
Tem Bưu chính làm chức năng thanh toán cước phí bưu phẩm và
phục vụ người chơi tem.
* Dịch vụ Datapost.
Dịch vụ Datapost là dịch vụ lai ghép giữa Bưu chính - Viễn thông -
Tin học giúp người gửi có thể gửi một số lượng lớn có nội dung giống nhau
hoặc khác nhau cùng một lúc cho khách hàng của mình ở các địa điểm
khác nhau. Trung tâm Datspost nhận thông tin từ người gửi dưới dạng dữ
liệu rồi xử lý, in ấn, lồng gấp phong bì và chuyển phát theo chu trình tự
động khép kín, nhanh chóng đảm bảo an toàn, bí mật thông tin.
* Dịch vụ Chuyển tiền điện tử quốc tế (Money Gram).
Là dịch vụ chuyển tiền từ thân nhân nước ngoài gửi về cho người
nhận ở trong nước một cách nhanh chóng thuận tiện. Người nhận đến các
Bưu cục Trung tâm Tỉnh, Thành phố có mở dịch vụ chuyển tiền Quốc tế,
để làm thủ tục nhận tiền.
* Dịch vụ khai giá.
Sử dụng dịch vụ khai giá khách hàng được bảo hiểm BP, BK gửi đi
theo giá tự khai được bưu điện chấp nhận. Dịch vụ khai giá ngoài việc chấp
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
24
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
nhận trong nước còn được áp dụng giữa các nước liên quan thoả thuận mở
dịch vụ này.
- Mức khai giá tối đa cho BP hàng hoá khai giá là 100 triệu Việt nam
đồng.
- Mức khai giá tối đa cho BP khai giá nội dung là giấy tờ, tài liệu là
30 triệu Việt nam đồng.
* Dịch vụ phát hàng thu tiền COD.
Dịch vụ phát hàng thu tiền COD là dịch vụ Bưu chính mới được
triển khai trên mạng lưới. Với dịch vụ này khách hàng có thể ủy quyền cho
Bưu điện thu hộ một khoản tiền của người nhận khi phát bưu gửi là hàng
hóa và chuyển trả khoản tiền đó cho người gửi.
* Các dịch vụ sẽ được triển khai trong tương lai
- Dịch vụ trả lương hưu
- Dịch vụ kho vận
- Dịch vụ bán hàng qua mạng...
- Dịch vụ thư trực tiếp
Trong nửa sau thế kỷ XX, nhiều quốc gia thấy cần thiết đảm bảo cho
công dân của họ quyền được hưởng thông tin, là quyền được hưởng cơ bản của
con người được khẳn định trong hiến chương của Liên Hợp Quốc. Do vậy bưu
chính được coi là quyền quan trọng của con người vì các lý do sau đây:
- Mạng lưới bưu chính công cộng rộng khắp mỗi nước và liên kết với
mạng lưới bưu chính quốc tế.
- Chi phí sử dụng dịch vụ bưu chính chấp nhận được với đa số người
dân.
- Dịch vụ bưu chính quen thuộc với tất cả người dân bình thường và
dễ sử dụng
1.1.2 Vai trò của dịch vụ bưu chính
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
25
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
- Là công cụ phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, các cấp chính quyền trong mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa, an
minh quốc phòng
- Đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt đường lối,chủ
chương, chính sách của Đảng và nhà nước, phổ cập pháp luật tới
nhân dân, phục vụ trực tiếp và rộng rãi đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân
- Tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân
- Ngành BCVT thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, tạo
ra những điều kiện cần thiết chung nhất cho tất cả các lĩnh vực
của sản xuất xã hội.
- Phục vụ nhu cầu giao lưu tình cảm của mọi tầng lớp xã hội.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá vai trò
của bưu chính trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tức là
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân của việc phát triển bưu
chính nói riêng và của bưu chính viêcn thông nói chung. Theo các tài liệu
nghiên cứu cho thấy nghiên cứu bưu chính là yếu tố tiếp kiệm lao động,
vật tư, tiền vốn cho tất cả các ngành kinh tế sử dụng các phương tiện thông
tin trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Các dịch vụ bưu chính có thể thay thế cho một số dịch vụ giao tiếp
khác và thường có hiệu quả hơn trong việc sử dụng thời gian, năng lượng,
vật liệu, và do vậy có ảnh hưởng tốt đến môi trường. Lợi ích của các dịch
vụ thể hiện rất rõ trong công nghiệp và trong thương mại.
Sự phát triển công nghiệp đòi hỏi sự phối hợp của hàng loạt các hoạt
động: cung ứng, tuyển dụng, điều phối lao động, kiểm tra các kho hàng,
chế biến vật liệu, thanh toán, lưu trữ, chuyển hàng hóa cho người mua , các
hoạt động nghiên cứu thị trường…
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
26
Chng II: Thc trng kinh doanh dch v Bu chớnh ti Bu in tnh H Nam
Hot ng thng mi bao gm cỏc khõu nh: trao i thụng tin,
thanh toỏn, vn chuyn. hot ng thng mi cú hiu qu bờn bỏn v
bờn mua cn phi cú thụng tin kp thi v giỏ c, mc tiờu th, mc
cung, i vi hng lot cỏc loi hng húa dch v. Bu chớnh cú th tham
gia vo tt c cỏc khõu ú trong giao dch thng mi.
Vi vai trũ l là một ngành kinh tế hạ tầng quan trọng của nền kinh tế,
vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội,
Tổng công ty Bu chính Việt Nam đã phát triển về mạng lới, dịch vụ vừa đáp
ứng nhu cầu thị trờng vừa góp phần hoàn thành chiến lợc phát triển kinh tế xã
hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nớc.
Ngnh bu chớnh vi quy mụ v c s h tng rng khp bao gm
mng li vn chuyn , khai thỏc, giao dch trờn phm vi ton quc cú kh
nng cung cp nhiu dch v bu chớnh, chuyn phỏt,dch v ti chớnh, cỏc
dch v mang tớnh cụng ớch, dch v cú ý ngha chớnh tr xó hi, gúp phn to
ln n vic thỳc y s nghip cụng nghp húa, hin i húa t nc.
Bu chớnh vin thụng cú vai trũ l c s h tng l iu kin phỏt
trin kinh t - xó hi, va l mt ngnh kinh t quan trng tin hnh cỏc
hot dng kinh doanh ton cu i hi phi s dng cỏc dch v bu chớnh
mi.
Dch v bu chớnh cú vai trũ ht sc quan trng i vi mi quc gia
trờn th gii, nú phn ỏnh trc tip tỡnh hỡnh phỏt trin ca t nc c v
con ngi ln trỡnh phỏt trin tri thc ti t nc ú, c bit l trong
thi k xó hi phỏt trin mnh m nh ngy nay thỡ dch v bu chớnh cú
vai trũ quan trng i vi s phỏt trin kinh t ca quc gia.
ng trc nhn inh ny mi quc gia u phi thc hin vic tip
cn cỏc dch v bu chớnh ti ngi dõn v nõng cao cht lng dch v,
m bo cung cp cỏc dch v ti ngi dõn vi mc giỏ chp nhn c.
Nguyn Vn Sang-D04QTKD
27
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
1.1.3 Khả năng, thách thức sử dụng bưu chính phổ cập trong môi
trường cạnh tranh ngày nay
Trong mội trường ngày nay vấn đề phát triển dịch vụ bưu chính
phổ cập là hết sức quan trọng đặc biệt là những nước đang phát triển bởi vì
dịch vụ bưu chính phổ cập phát triển sẽ nâng cao đời sống vật chất đời
sống tinh thần của con người mang lại tri thức những hiểu biết cho con
người.
Vấn đề phát triển dịch vụ bưu chính ngày càng trở nên quan trọng
khi mà thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập, sẽ có rất nhiều các
dịch vụ trên thị trường có nhưng chức năng tương tự như là dịch vụ bưu
chính phổ cập vì vậy đòi hỏi khi phát triển dịch vụ bưu chính phổ cập phải
xác định xu hướng phát triển trong tương lai để có thể cạnh tranh với các
dịch vụ khác.
Những thách thức về vấn đề phát triển dịch vụ bưu chính phổ cập là
không nhỏ đối với mỗi quốc gia khi mà thế giới bước giai đoạn hội nhập phát
triển, chính vì vậy nhà nước phải có những chính sách, điều lệ, thể lệ…
Trong việc phát triển dịch vụ bưu chính nói chung và dịch vụ bưu
chính phổ cập nói riêng.
1.2 LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1.2.1 Thực chất việc phát triển dịnh vụ
Phát triển dịch vụ là sự phát triển dịch vụ hiện hành và dịch vụ mới
Đối với dịch vụ hiện hành: phát triển dịch vụ là quá trình duy trì,
thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu thụ sản phẩm đó
trên thị trường hiện tại và thị trường mới
Đối với dịch vụ mới: phát triển dịch vụ là việc triển khai thêm các
dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu mới của thị trường hiện tại và thị trường mới
Phát triển dịch vụ là nội dung quan trọng mà bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng phải thực hiện để đảm bảo sự phát triển của chính doanh
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
28
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
nghiệp đó vì vậy đòi hỏi sự quan tâm đến phát triển dịch vụ, nâng cao sức
cạnh tranh của mình trên thị trường.
1.2.2 Khái niệm dịch vụ mới
Bản chất vô hình của dịch vụ dẫn tới khả năng tạo ra một dịch vụ có
sự khác biệt đối với dịch vụ hiện hành. Do vậy khái niệm dịch vụ có thể
hiểu là bất kỳ sự thay đổi nhỏ đến các thay đổi dịch vụ cơ bản một dịch vụ
đã có, dịch vụ mới có thể là :
Hoàn thiện dịch vụ hiện hành: là việc thay đổi một số công đoạn trong
quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ để hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng
những nhu cầu của người sủ dụng
Dịch vụ hoàn toàn mới chưa từng có ở đâu: là dịch vụ lầ đầu tiên được
cung cấp trên thị trường hoàn toàn mới và chưa từng xuất hiện trên thị
trường, loại dịch vụ này thường ít có, do phải đầu tư nghiên cứu nhiều thời
gian tốn nhiều công sức
Dịch vụ du nhập từ nước ngoài, từ các đối thủ cạnh tranh: đây là loại
dịch vụ mới đối với quốc gia được du nhập dịch vụ, và là dịch vụ cũ đối
với quốc gia ban đầu có dịch vụ này. Các nước có trình độ thấp thường
phải du nhập một số dịch vụ mới từ nước ngoài và nó trở thành một dịch vụ
mới đối với quốc gia đó.
1.2.3 Các chiến lược phát triển thị trường dịch vụ
Chiếm lược phát triển dịch vụ được phản ánh qua ma trận Sản phẩm-
Thị trường của Ansoff
Thị trường hiện tại Thị trường mới
Dịch vụ hiện tại Xâm nhập thị trường Mở rộng thị trường
Dịch vụ mới Phát triển dịch vụ Đa dạnh hóa
Hình 1.1 Ma trận Ansoff
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
29
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Ma trận này vạch ra các chiếm lược kinh mở rộng kinh doanh của
doanh nghiệp dịch vụ, còn gọi là các chiếm lược phát triển thị trường-dịch
vụ. ma trân này có hai biến số với hai giá trị là giá trị hiện tại và giá trị mới
của hai biến số
Xâm nhập thị trường
Nội dung của chiếm lược này là đưa dịch vụ hiện tại xâm nhập sâu
hơn nữa vào thị trường hiện tại. Nói cách khác đó là việc tăng sự tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường hiện tại. Các biện pháp được sử dụng cho dịch vụ
này là: quảng cáo, khuyến mại, giảm giá…
Mở rộng thị trường
Nội dung của chiếm lược này là tìm thêm những khách hàng mới cho
sản phẩm hiện tại, thị trường có thể được mở ra các địa phương khác, các
thị trường mục tiêu khác,hoặc mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Phát triển dịch vụ
Nội dung của chiếm lược này là đưa dịch vụ mới vào thị trường hiện
tại , hay phát triển dịch vụ mới cho thị trường hiện t ại để đáp ứng nhu cầu
mới của thị trường.
Đa dạng hóa:
Nội dung chiếm lược này là nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm
dịch vụ nhằm mục đích tiếp cận khách hàng theo chiều rộng, thu hút khách
hàng bởi tính đa dạng của sản phẩm.
=>Các chiếm lược trên đều có sự mạo hiểm khác nhau tùy theo các
biến số mà sẽ làm thay đổi đến độ an toàn của các chiếm lược, ngoài ra độ
rủi ro các chiếm lược còn phụ thuộc vào sức mạnh của đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược thâm nhập thị trường có độ rủi ro thấp nhất,chiếm lược đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ có độ rủi ro cao nhất vì vậy các nhà làm kinh tế
phải thận trọng trong việc ra quyết định đối với các chiếm lược xâm nhập
vào thị trường.
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
30
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
1.2.4 Khi nào cần phát triển dịch vụ mới tại các doanh nghiệp
Phát triển dịch vụ mới chiếm lược hết sức quan trọng đối với bất kỳ
doanh nghiệp nào đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế hội nhập ngày nay, khi
mà nhu cầu thị trường biến đổi liên tục. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các
chiếm lược phát triển dịch vụ mới, dưới đây là một số trường hợp mà
doanh nghiệp cần phải phát triển dịch vụ mới:
- Khi dịch vụ hiện hành đã đạt tới giai đoạn chin muồi, chuẩn bị bước
vào giai đoạn suy thoái.
- Khi có dư thừa công suất hoạt động các phương tiện các thiết bị và
dư thừa nguồn nhân lực
- Khi muốn giảm độ mạo hiểm nếu nhà cuung cấp chỉ phụ thuộc vào
một vài dịch vụ
- Khi doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển mối quan hệ với khách
hàng
- Khi có cơ hội đáp ứng các một nhu cầu không được thỏa mãn trên thị
trường.
1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lưc chọn dịch vụ mới
Khi phát triển một dịch vụ mới nhà sản xuất sẽ gặp phải rất nhiều
những thách thức những khó khăn khi xâm nhập vào thị trường, chính vì
vậy nhà sản xuất cần phải quan tâm tới nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc
phát triển dịch vụ mới. Dưới đây là một số nhân tố quan trọng mà nhà sản
xuất phải quan tâm tới:
Nhu cầu thị hiếu của thị trường
Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ
Thế mạnh của doanh nghiệp (nhân tố bên trong)
Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Chính sách quản lý của nhà nước
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
31
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Nhu cầu thị hiếu của thị trường
Đây là yếu tố quyết định chủ yếu tới quyết định của nhà sản xuất khi
dự kiến phát triển dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh để tồn tại và phát
triển trên thị trường các nhà quản lý cần chuyển sang tư duy kinh doanh
mới : “khách hàng là thượng đế”, “hướng tới khách hàng”, “bán những gì
mà khách hàng cần”. Đây là những phương trâm kinh doanh trong môi
trường cạnh tranh mới, để thực hiện những hướng kinh doanh này thì
doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường nắm bắt chính xác nhu cầu, thị
hiếu của thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ
Chu kỳ sống của dịch vụ chia thành 4 giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn triển khai sản phẩm dịch vụ mới
- Giai đoạn tăng trưởng
- Giai đoạn bão hòa
- Giai đoạn suy thoái
Thế mạnh của doanh nghiệp (nhân tố bên trong)
Thế mạnh của doanh nghiệp phản ánh cơ sở vật chất hạ tầng, thiết bị
máy móc của chính doanh nghiệp đó như là : nguồn nhân lực, trình độ
người lao động... Đây được xem là lợi thế riêng của mỗi doanh nghiệp trên
thị trường cạnh tranh
Một doanh nghiệp có cơ sở vật chất hạ tầng tốt thì doanh nghiệp đó
có nền tảng vững chắc để thực hiện các chiếm lược mới thâm nhập vào thị
trường mới.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh trên thị trường là yếu tố quyết định tới sự tồn tại hay suy
vong của doanh nghiệp, một doanh nghiệp mà sản phẩm dịch vụ của họ
không có khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ không
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
32
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
thể tồn tại, và ngược lại nếu sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao
trên thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển
Cạnh tranh là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc khi lựa
chọn các quyết định kinh doanh. Nói cách khác doanh nghiệp cần hiểu rõ
các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các quyết định kinh doanh thích hợp nhằm
nắm bắt được cơ hội trên thị trường, vượt qua những thách thức, phát huy
thế mạnh, đồng thời khác phục những nhược điểm của mình.
Chính sách quản lý của nhà nước
Chính sách của nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc
điều tiết vĩ mô, cân bằng thị trường. Đối với việc lựa chọn các chiến lược
phát triển dịch vụ thì các nhà sản xuất cần phải trú trọng tới chính sách của
nhà nước về lĩnh vực mà doanh nghiệp định phát triển dịch vụ mới, tận
dụng mọi điều kiện ưu đãi của nhà nước để thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
1.2.6 Những yêu cầu khi lựa chọn và phát triển sản phẩm, dịch vụ
Đối với bất kỳ sản phẩm dịch vụ mới nào đều đòi hỏi tính khả thi,
sản phẩm dịch vụ nào có tính khả thi nhất thì sẽ được lựa chọn phát triển.
Có rất nhiều cách để xác định tính khả thi của dự án, và các cách đều phải
đảm bảo những yêu cầu sau:
- Về giá trị sử dụng: dịch vụ cần đạt tới mức chất lượng nào, tiêu
chuẩn ra làm sao, công dụng hữu đối với người tiêu dùng…chất
lượng sản phẩm dịch vụ phải được thể hiện nổi trội hơn so với các
dịch vụ đã và đang cung cấp trên thị trường
- Về giá trị được thể hiện qua giá cả. Giá ở đây có phù hợp với túi
tiền của người tiêu dùng hay không? Đồng thời phải so sánh với
giá của sản phẩm dịch vụ của các sản phẩm dịch vụ cũ trên thị
trường xem có hợp lý không? Với mức giá đó thì có mang lại lợi
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
33
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
nhuận cho doanh nghiệp không?.. Mục tiêu cuối cùng của nhà sản
xuất là tạo ra sản phẩm dịch vụ có mức giá cả phù hợp với người
tiêu dùng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp.
- Tính khả thi của dịch vụ được thể hiện ở sự hợp lý với thị trường
hiện tại và khả năng hiện tại của doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ
có khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không.
1.2.7 Các nhân tố tạo lên cơ hội phát triển dịch vụ
Cơ hội để phát triển dịch vụ là do thị trường mang lại cho doanh
nghiệp, chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt thị trường, nắm
bắt những cơ hội những thách thức để từ đó xác định những thuận lợi và
những khó khăn do thị trường mang lại.
Nhà sản xuất cần phải xác định những nhân tố dưới đây để phát triển
dịch vụ
- Những biến đổi về kinh tế
Biến đổi về kinh tế sẽ làm thay đổi môi trường kinh doanh
Chẳng hạn khi thu nhập của người lao động tăng lên thì kéo theo nhu
cầu về tinh thần, nhu cầu về vật chất của họ cũng tăng lên, điều này làm
cho cầu trên thị trường tăng và sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh
nghiệp đi vào nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển dịch vụ
mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Biến đổi về chính trị
Sự biến đổi về chính trị có thể làm thay đổi hoàn toàn môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong một quốc gia mà không có sự ổn định về
chính trị thì môi trường kinh doanh không được đảm bảo khi đó sẽ không
có doanh nghiệp nào dám mạo hiểm phát triển dịch vụ hay phát triển dịch
vụ mới.
- Biến đổi về văn hóa xã hội
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
34
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Những biến đổi về văn hóa xã hội rất ít xảy ra và nếu có xảy ra thì là
rất chậm, tuy nhiên biến đổi văn hóa xảy ra nó sẽ tạo lên một số đông
người có những thay đổi về nhu cầu thị hiếu và sẽ tạo ra nhiều những cơ
hội để phát triển dịch vụ.
- Những thay đổi trên thị trường sản xuất
Là sự thay đổi về giá nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm dịch vụ.
Nhân tố này quyết định tới giá cả của sản phẩm dịch vụ, đầu vào càng cao
thì càng làm giảm cơ hội đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ
- Những biến đổi trên thị trường tiêu thụ
Đó là sự biến đổi về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Dựa trên sự
biến đổi này mà nhà sản xuất quyết định loại dịch vụ cần cung cấp cho thị
trường
- Những biến đổi về khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật phát triển tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có khả
năng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới thỏa mãn được các nhu cầu về tâm lý
thị hiếu của khách hàng mà trước đây họ chưa làm được, giúp các doanh
nghiệp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Những thay đổi về chủ chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước
Sự thay đổi này tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh,
đặc biệt là đối với quốc gia đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường
Xu hướng thay đổi các chính sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội phát triển các dịch vụ
mới.
1.2.8 Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
35
Ra đời Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái
Thời Gian
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Hình 1.2 chu kỳ sống của sản phẩm
Bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào được chấp nhận trên thị trường cũng
phải trải qua các giai đoạn của chu kỳ sống: ra đời, tăng trưởng, bão hòa,
suy thoái. Đây là một quy luật không thể tránh khỏi, quy luật này loại bỏ sẽ
loại bỏ những sản phẩm dịch vụ nào không phù hợp và thúc đẩy phát triển
sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
1.2.9 Quá trình phát triển dịch vụ mới
Việc phát triển dịch vụ mới theo một quá trình đã được nghiên cứu
sẽ giảm được độ rủi ro, thông thường quá trình phát triển dịch vụ mới được
mô tả như hình 1.3
- Bước 1: Hình thành ý tưởng
Ý tưởng về dịch vụ mới được hình thành dựa trên những điều kiện
kinh doanh mà thị trường mang lại, ý tưởng có thể xuất phát từ mọi thành
viên trong doanh nghiệp (từ Giám đốc cho tới nhân viên) nó xuất hiện một
cách chủ động hoặc ngẫu nhiên mà phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng,
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Bước 2: Sàng lọc ý tưởng
Là quá trình đánh giá tính khả thi của các ý tưởng, loại bỏ các ý tưởng
không phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện của doanh nghiệp.
- Bước 3: Xây dựng khái niệm và đưa vào thử nghiệm
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
36
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Sau khi đã sàng lọc được ý tưởng cần phẩi xây dựng các khái niệm
dịch vụ, sau đó dịch vụ này mới được đưa vào thử nghiệm
Việc thử nghiệm phải được tiến hành một cách tự nhiên khách quan
thì mới có thể đánh giá đúng tầm quan trọng của dịch vụ đối với thị trường.
- Bước 4: Phân tích kinh doanh
Ý tưởng được thử nghiệm thành công tiếp theo là phân tích những
phương án kinh doanh trên thị trường, trong quá trình phân tích thì vẫn còn
nhiều yếu tố dựa trên giả thiết mà chưa có tính xác thực. dịch vụ mới hình
thành vẫn còn có tính giả định.
- Bước 5: Phát triển
Đây là giai đoạn ý tưởng được nâng lên thành dịch vụ cung cấp cho
khách hàng. Để hạn chế rủi ro thấp nhất thì nàh sản xuất thực hiện thử
nghiệm dịch vụ mới trên một địa bàn nhỏ nhằm mục đích đúc rút kinh
nghiệm hoàn thiện sản phẩm dịch vụ trước khi đưa ra thị trường.
- Bước 6: Thương mại hóa
Khi dịch vụ đã có danh tiếng trên thị trường, được nhiều người tiêu
dùng biết đến thì dịch vụ sẽ được cung cấp trên một quy mô rộng lớn
Trong giai đoạn này đòi hỏi nhà sản xuất phải lựa chọn được đối
tượng khách hàng , thời điểm, các vùng tiêu thụ sản phẩm mới sao cho đảm
bảo thành công của thương mại hóa
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
37
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
1.3 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Trong những năm qua các dịch vụ bưu chính đã được chú trọng phát
triển, các dịch vụ bưu chính đã được mở rộng, nâng cao chất lượng, phát
triển thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của xã hội cả về số lượng và
chất lượng. Bưu chính Việt Nam đã cung cấp được nhiều dịch vụ mà đạt
được nhiều hiệu quả cao.
* Phát triển dịch vụ:
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
38
Hình thành ý tưởng
Sàng lọc ý tưởng
Xây dựng khái niệm và đưa vào thử nghiệm
Phân tích kinh doanh
Phát triển
Thương mại hóa
Hình 1.3 Quá trình phát triển dịch vụ mới
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Các sản phẩm, dịch vụ Bưu chính ngày càng được đa dạng hóa, chất
lượng dịch vụ truyền thống nâng cao, nhiều dịch vụ mới được cung cấp.
Dịch vụ truyền thống : Các dịch vụ truyền thống đều được cung cấp tại
tất cả các bưu cục trong cả nước. Sản lượng bình quân năm 10-20% và tốc
độ tăng dần : bưu phẩm thường 10-15%, bưu phẩm ghi số là 12%, bưu kiện
15-20%.
Mặc dù bị cạnh tranh mạnh, đặc biệt tại các trung tâm thành phố, thị
xã, song vẫn duy trì khai thác, phát hành 836 loại báo, tạp chí sản lượng
hàng năm tăng trưởng 7,5% đạt trung bình 4 tờ cuốn/ người, trong đó các
báo phục vụ Đảng, Nhà nước chiếm 40% sản lượng. Dịch vụ tem chơi tăng
bình quân 10%/năm.
- Dịch vụ điện hoa phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
chiếm tủ trọng 1% doanh thu bưu chính.
- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế có doanh số chuyển tiền đạt khoảng 180
tỷ đồng.
Dịch vụ mới: Phát triển thêm nhiều dịch vụ mới như dịch vụ khai giá,
Phát hàng thu tiền, bưu phẩm thu cước ở người nhận, Vnexpres, mua hàng
qua mạng… Các dịch vụ tuy mới triển khai song có những kết quả nhất
địch và dự kiến có nhiều tiềm năng phát triển. Dịch vụ EMS được mở tại
64/64 tỉnh, thành phố. Dịch vụ chuyển tiền có mạng lưới cung cấp rộng nên
có nhiều ưu thế phát triển. Phong trào chơi tem tiếp tục phát triển với việc
thành lập thêm nhiều hội tem và tổ chức các cuộc triển lãm tem tại các địa
phương và khu vực.
Tốc độ tăng bình quân năm sản lượng các dịch vụ mới EMS 11,6%
PTN 10-20%,. Sản lượng dịch vụ chuyển tiền tăng 15- 20% /năm, đặc biệt
dịch vụ CTN có tốc độ tăng cao (22%/năm). BCUT tăng 36%/năm. Dịch
vụ DATAPOST đã đáp ứng nhu cầu dịch vụ trọn gói, dịch vụ này có tốc độ
tăng trưởng hàng năm trên 30%.
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
39
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Các dịch vụ truyền thống như bưu phẩm, bưu kiện trước nay vẫn là
dịch vụ chủ yếu của tập đoàn và nay là Tổng công ty Bưu Chính Việt Nam.
Bởi vì mang lại nguồn thu chủ yếu trong lĩnh vực BC-PHBC. Tuy nhiên
hiện nay các dịch vụ BC-PHBC truyền thống đang bị nhiều các phương
thức thông tin khác thay thế. Với sự tham gia ngày càng tích cực của viễn
thông, tin học trong việc quản lý và khai thác các dịch vụ BC-PHBC, kỹ
thuật công nghệ khai thác cung cấp các sản phẩm dịch vu BC-PHBC sẽ
được cải thiện. Cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải ngày càng
được cải thiện, sẽ tạo ra điều kiện tăng vận tốc các phương tiện chuyển phát
rút ngắn thời gian toàn trình. Công nghệ thông tin (CNTT) tạo điều kiện
khai thác các dịch vụ E-Commerce, bán hàng qua bưu chính, bưu chính ảo,
E-Post…, chất lượng dịch vụ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của mọi
khách hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ NAM
2.1.1. Khái quát về bưu điện tỉnh Hà Nam
Bưu điện tỉnh Hà Nam là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu
chính Việt Nam, có nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ các dịch vụ Bưu
chính trên địa bàn tỉnh.
Ngày 01/07/1997 Bưu điện tỉnh Hà nam được chính thức thành lập sau
32 năm sát nhập với Bưu điện tỉnh Nam Định và Bưu điện Tỉnh Ninh Bình.
Hiện nay Bưu điện tỉnh Hà Nam gồm có 5 Bưu điện huyện và một trung
tâm Bưu điện thị xã đó là: Bưu điện Huyện Kim bảng, Bưu điện Huyện Lý
Nhân, Bưu điện Huyện Duy Tiên, Bưu điện Huyện Bình Lục, Bưu điện
Huyện Thanh Liêm và Bưu điện trung tâm thị xã Phủ Lý.
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
40
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Thực hiện phương án chia tác Bưu chính –Viễn thông của tập đoàn BC-VT Việt
Nam, ngày 06 tháng 12 năm 2007, Chủ tịch tập đoàn BC-VT Việt Nam Phạm Long Trận
đã ký ban hành quyết số 546/QĐ-TCCB/HĐQT về thành lập bưu điện tỉnh Hà Nam- đơn
vị thành viên hoạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu Chính Việt Nam, được thành lập
trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh bưu chính, phát hành báo chí của bưu điện
tỉnh Hà Nam cũ, sau khi thực hiện phương án chia tách BV-VT trên địa bàn tỉnh.
Bưu điện tỉnh Hà Nam còn có dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh,
được mở tài khoản ngân hàng, trụ sở chính đặt tại thị xã (nay là thành phố) Phủ Lý Tỉnh
Hà Nam
Bưu điện tỉnh Hà Nam thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh được nghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số
010600918 ngày 10/8/2007 của Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam. Ngoài ra, Bưu điện
tỉnh Hà Nam được phép kinh doanh các ngành nghề khác khi tổng công ty bưu chính Việt
Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. Bưu điện tỉnh Hà Nam chính thức
đi vào hoạt động từ 01/01/ 2008.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện Tỉnh Hà Nam.
2.1.2.1. Chức năng
Thiết lập, khai thác và phát triển mạng Bưu chính công cộng, cung
cấp các dịch vụ Bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
do Tổng công Ty bưu chính Việt Nam phê duyệt.
Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và Tổng công ty phê duyệt.
Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng,
chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế
xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính dành riêng theo quy định của
pháp luật và Tổng công ty.
Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát,
tài chính, ngân hàng…
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
41
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp các dịch vụ
viễn thông và công nghệ thông tin.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước được Tổng công ty
Bưu chính giao cho Bưu điện tỉnh Hà Nam quản lý nhằm phát triển kinh
doanh và phục vụ, bảo toàn phát triển phần vốn và ngồn lực được giao.
Có nghĩa vụ trả các khoản nợ mà Bưu điện tỉnh Hà Nam trực tiếp
vay theo quy định của pháp luật.
Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục, ngành nghề đã
đăng ký. Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Bưu chính về kết quả hoạt
động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch
vụ do đơn vị mình cung cấp.
Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng,
chính quyền các cấp, phục vụ an ninh quốc phòng, ngoại giao…, các yêu
cầu thông tin trong đời sống, kinh tế xã hội của các ngành và nhân dân trên
địa bàn tỉnh.
Xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh ngắn hạn, dài hạn
phù hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển của Tổng công ty Bưu
chính đề ra.
Chấp hành các quy định của nhà nước về điều lệ, thể lệ, quy trình,
quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cước và chính sách giá.
Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với người lao động, đảm
bảo cho người lao động tham ra quản lý đơn vị.
Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên
môi trường, quốc phòng an ninh quốc gia.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, bất thường, chế độ kiểm
toán theo quy định của nhà nước và của tập đoàn, chịu trách nhiệm trước
tính xác thực của báo cáo.
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
42
Chương II: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Bưu Điện tỉnh Hà Nam
Chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty Bưu chính,
tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Có nghĩa vụ nộp các khoản ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật, các khoản phải nộp về Tổng công ty Bưu chính theo quy định.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Nam.
Bưu điện tỉnh Hà Nam có nhiệm vụ tổ chức cung cấp dịch vụ Bưu
chính, phát hành báo chí và cung cấp dịch vụ viễn thông tại các giao dịch;
đảm nhận một số công đoạn trong quy trình cung cấp dịch vụ viễn thông,
tin học. Bưu điện tỉnh, quản lý toàn bộ số lao động cung cấp dịch vụ Bưu
chính tại các giao dịch, lao động tại các điểm Bưu điện - Văn hoá xã.
Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Nam bao gồm:
+ Ban lãnh đạo: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
+ Các phòng ban chức năng: có 7 phòng
+ Đảng bộ Bưu điện tỉnh Hà Nam: Trực thuộc tỉnh ủy Hà Nam
+ Công đoàn Bưu điện Tỉnh Hà Nam: Trực thuộc công đoàn Bưu
điện Việt Nam.
+ Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
+ Khối sản xuất: Gồm 5 Bưu điện huyện và một trung tâm Bưu điện thị
xã.
5 Bưu điện huyện gồm có: BĐ Huyện Kim bảng, BĐ Huyện Lý
Nhân Bưu điện Huyện Duy Tiên, Bưu điện Huyện Bình Lục, Bưu điện
HuyệnThanh Liêm
Nguyễn Văn Sang-D04QTKD
43
GIÁM ĐỐC BƯU ĐIỆN TỈNH
HÀ NAM
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC BƯU ĐIỆN
TỈNH HÀ NAM