PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đang và sẽ đặt
cho chúng ta một loạt vấn đề nổi cộm, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của cả cộng
đồng. Con người phải luôn có tri thức để phù hợp nền kinh tế tri thức. Vì vậy,
để phát triển xã hội thì nhân tố quan trọng nhất của quốc gia là nguồn nhân lực
có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tương lai của đất nước phụ thuộc vào nguồn
nhân lực này.
Giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cho mọi quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu: “Phát
triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực;
phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề
việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân”.
Báo cáo của BCH T.Ư Đảng khóa IX về các văn kiện ĐH X của Đảng
tiếp tục khẳng định: “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực
này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu thông qua
việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Những biện pháp cụ thể là: đổi
mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng "chuẩn
hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực
hành của người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình
xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa
các bậc học, ngành học. Phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và
hệ thống hướng nghiệp, dạy nghề. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau
đại học; gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ với sử dụng, trực tiếp
1
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
For Evaluation Only.
phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực
hiện phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến
hành giáo dục. Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các
chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện miễn giảm việc đóng
góp và cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối tượng chính sách, học sinh
giỏi”.
Như vậy, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta đã có. Vì
vậy ngay từ lúc này cần thiết hơn bao giờ hết là phải cải cách đổi mới nền giáo
dục nước ta một cách toàn diện và triệt để. Ngành giáo dục mạnh là “cái gốc
rễ”, “cốt lõi” của mọi vấn đề, từ đó để tạo ra được động lực phát triển đất nước
toàn diện. Do đó, Đảng và Nhà nước ta phải “cải cách giáo dục toàn diện về
mọi mặt giống như công cuộc đổi mới đất nước mà Đại hội lần thứ VI của
Đảng năm 1986” đã đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàng và lạc hậu. Giáo dục
cũng vậy, xem đây là một trong sự đột phá để đưa đất nước phát triển mạnh
mẽ, như Singapo đã làm.
Để thực hiện được những điều nêu trên thì các nhà quản lý giáo dục phải
có sự năng động sáng tạo trong công tác quản lý giáo dục. Chất lượng giáo
dục được nhiều người quan tâm, nhưng khái niệm này rất khó định nghĩa và
có thể nói chất lượng giáo dục có thể đo bằng năng lực thực tiễn của người
học được ứng dụng cụ thể qua việc làm của mình, đóng góp sức lao động và
sự sáng tạo trong sản xuất và xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng
giáo dục, các yếu tố đó bao gồm: đội ngũ GV, cơ sở vật chất, nội dung chương
trình, kế họach đào tạo…, nhưng đội ngũ GV quyết định trực tiếp đến chất
lượng giáo dục. Quá trình dạy học sẽ đạt kết quả tốt nếu người GV nắm được
các qui luật vận động của nó và tìm ra các mối quan hệ giữa các nhân tố.
2
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 8 về công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, Hội nghị BCH Trung ương II đã đưa ra những định hướng
và mục tiêu cơ bản cho công tác Giáo dục – Đào tạo và Khoa học công nghệ.
Các trường Trung học chuyên nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc đào tạo kỹ thuật viên, công nhân lành nghề có đầy đủ phẩm chất và
năng lực nghề nghiệp cao có, năng động, sáng tạo,… đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy nhanh chóng
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việc nâng cao chất lượng
đào tạo và tạo thế phát triển bền vững, lâu dài của từng trường là một việc hết
sức cấp bách và cần thiết.
Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (Broadcasting College II -
viết tắt là BC2) thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Trường đứng chân trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh - nơi có hoạt động báo chí được đánh giá là đa dạng
và sôi động nhất của cả nước. Sau hơn ba thập kỷ xây dựng và trưởng thành
(Trường được thành lập từ năm 1977), Trường đang tiếp tục khẳng định sứ
mạng là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, kỹ thuật phát thanh -
truyền hình hàng đầu của các tỉnh, thành phía Nam. Trường cũng đồng thời là
đầu mối quan trọng trong các hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cơ quan báo chí phát thanh - truyền
hình, đào tạo đội ngũ công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông và tin học ứng
dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, kinh tế v.v… thuộc địa bàn TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo
nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin. Công việc của những người
học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy
móc hiện đại. Trước sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội, Linh kiện điện tử là kiến
thức bước đầu và căn bản của ngành điện tử. Môn học này yêu cầu SV phải
3
hiểu thấu đáo ý nghĩa về mặt lý thuyết thì SV mới có thể ứng dụng lý thuyết
này sang thực hành. Hiện nay khi tham gia giảng dạy môn học, các GV đều
tham khảo nội dung môn học qua các giáo trình tham khảo khác, chưa có giáo
trình của Trường và đa số SV gặp khó khăn trong quá trình học tập. Điều này
được phần lớn đội ngũ GV giảng dạy môn này cũng như Nhà trường rất quan
tâm và đang tìm giải pháp để khắc phục. Trong quá trình giảng dạy, người
nghiên cứu định hướng tìm biện pháp khắc phục điều này bằng cách: xây
dựng giáo trình bám sát nội dung chương trình môn học.
Với yêu cầu cấp bách và thiết thực như vậy người nghiên cứu chọn đề
tài: “Xây dựng tài liệu tham khảo học phần Linh kiện điện tử, bậc cao đẳng
chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình” làm đề tài luận văn của
mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng tài liệu tham khảo học phần Linh kiện điện tử, bậc cao đẳng
chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình dành cho sinh viên trường
Cao đẳng phát thanh truyền hình II. Tài liệu phù hợp với đối tượng học, điều
kiện cơ sở vật chất của trường và được cập nhật sự phát triển khoa học…góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường nói riêng và cho xã hội nói
chung.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề cương môn học Linh kiện điện tử.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
− Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp dạy học
trong đào tạo môn Linh kiện điện tử.
− Cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của việc lựa chọn phương pháp
giảng dạy môn học.
4
− Khảo sát thực trạng giảng dạy môn Linh kiện điện tử, bậc cao
đẳng chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình trường
Cao đẳng phát thanh truyền hình II tại Thành phố Hồ Chí Minh.
− Xây dựng tài liệu tham khảo học phần Linh kiện điện tử, bậc cao
đẳng chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình dành cho
sinh viên trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II.
5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Do thời gian có hạn, người nghiên cứu chỉ tập trung Xây dựng tài liệu
tham khảo học phần Linh kiện điện tử, bậc cao đẳng chuyên ngành Công
nghệ phát thanh truyền hình dành cho sinh viên trường Cao đẳng phát
thanh truyền hình II.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã lựa chọn và phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
6.1 Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu và tổng hợp:
Sưu tầm, dịch thuật phân tích và tổng hợp các nội dung liên quan đến đề
tài. theo hướng tiếp cận công nghệ hiện đại.
6.2 Phương pháp khảo sát hiện trạng, tổng kết kinh nghiệm:
Dùng phương pháp trực tiếp phỏng vấn, sử dụng phiếu khảo sát nhằm
mục đích thăm dò ý kiến GV, SV và các cơ sở sản xuất về nội dung, thái độ,
niềm say mê khi tiếp cận môn học.
6.3 Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm về việc giảng dạy theo giáo trình cho môn Linh
kiện điện tử.
5
7. DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI VÀ YÊU CẦU KHOA HỌC
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TẠO RA:
Kết quả đề tài bao gồm:
− Bảng báo cáo tổng hợp đề tài.
− Tài liệu tham khảo tham khảo học phần Linh kiện điện tử, bậc cao
đẳng chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình dành cho sinh
viên trường Cao đẳng phát thanh truyền hình II.
Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra:
− Tựa đề tài liệu đúng với tên môn học trong chương trình.
− Tài liệu có giới thiệu hệ thống các chữ viết tắt, phụ lục, mục lục.
− Hình thức trình bày lôi cuốn người học
− Câu từ sử dụng đơn giản, giải thích từ ngữ chuyên môn, cách trình
bày dễ theo dõi, dễ hiểu.
− Đảm bảo tính chân thực khoa học, chuẩn mực về ngôn ngữ, thuật
ngữ khoa học và ngữ pháp.
− Tài liệu có cấu trúc phù hợp; có hệ thống các ví dụ minh họa bằng
hình ảnh, hình vẽ, bảng biểu…
− Giáo trình đảm bảo tính cập nhật kiến thức công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến.
8. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ DỰ KIẾN LỢI ÍCH MANG LẠI:
Kết quả nghiên cứu này thành công, sẽ mang lại cho gíao viên và sinh
viên tài liệu hữu ích trong quá trình giảng dạy và học tập. Tài liệu tham khảo
này sẽ được xem là tài liệu tham khảo chính cho môn học.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ:
1.1.1 Xu thế và định hướng phát triển đào tạo nghề ở
TPHCM tới năm 2020.
Nghị quyết về
Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2020
của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục
đại học với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an
ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế phát triển của khoa
học – công nghệ”.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011 - 2020. Chiến lược xác định những con số cụ thể cho các
ngành nghề được cho là cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo tính
toán của Chính phủ, hiện nay nhân lực chất lượng cao lĩnh vực
Công nghệ
thông tin (CNTT)
đang dừng ở con số 180.000 người. Sau 4 năm nữa, con số
này phải tăng lên 350.000 người. Và năm 2020, nhân lực chất lượng cao lĩnh
vực này cần phải có là 550.000 người.
Lĩnh vực
Khoa học - Công nghệ đứng thứ tư với chỉ tiêu đến năm 2015
cần có 60.000 người, và đến năm 2020 tăng lên 80.000 người.
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 là chiến lược
tổng hợp quốc gia để định hướng làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển
khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của
các ngành, chuyên ngành, tổ chức và các địa phương.
Chiến lược cũng nêu những giải pháp đột phá để phát triển và sử dụng
nhân lực.
7
Trong đó nhấn mạnh, mỗi bộ ngành, địa phương phải xây dựng quy
hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung
của mình. Việc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực
thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lí và hiện tượng quá coi
trọng và đề cao "bằng cấp" hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực
Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,0 55,0 75,0
2.Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) 25,0 40,0 55,0
3. Số sinh viên ĐH, CĐ trên 10.000
dân (sinh viên)
200 300 400
6. Nhân lực có trình độ trong các lĩnh
vực đột phá (người)
Quản lý nhà nước, hoạch định chính
sách và luật quốc tế
15.000 18.000 20.000
- Giảng viên ĐH, CĐ 77.500 100.000 160.000
- Khoa học - Công nghệ 40.000 60.000 100.000
- Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000
- Tài chính - Ngân hàng 70.000 100.000 120.000
- Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000
8
Việc tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề định
hướng theo nhu cầu được coi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình
cải cách (hiện đại hoá, phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hỗ trợ tạo
việc làm và xóa đói giảm nghèo). Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020
(Chiến lược của Bộ LĐTBXH). Việc Luật Giáo dục được thông qua vào năm
2005 và Luật Dạy nghề được thông qua vào năm 2006 đã tạo cơ sở vững chắc
cho việc tiếp tục xây dựng các quy định và chức năng điều hành của Chính
phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như vai trò của nền
kinh tế
1.1.2 Vai trò của các trường đào tạo nghề:
Trước thực tế khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng
kéo theo sự biến động của thị trường lao động, việc đổi mới kỹ thuật và công
nghệ, đồng thời các ngành nghề mới xuất hiện…Những yếu tố này đòi hỏi
chuyên môn hoá cao hơn về trình độ khoa học kỹ thuật Thực hiện nghị quyết
đại hội Đảng lần thứ 8 về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hội nghị
BCH Trung ương II đã đưa ra những định hướng và mục tiêu cơ bản cho công
tác Giáo dục – Đào tạo và Khoa học công nghệ. Các trường Trung học chuyên
nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo kỹ thuật viên,
công nhân lành nghề có đầy đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cao, năng
động, sáng tạo,… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học
kỹ thuật, góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Việc nâng cao chất lượng đào tạo và tạo thế phát triển bền vững,
lâu dài của từng trường là một việc hết sức cấp bách và cần thiết.
1.1.3 Đào tạo theo yêu cầu sản xuất:
Các tiến bộ của công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học, tự
động hóa…, đã thúc đẩy một số nước trước đây chậm phát triển đã rút ngắn
9
khoảng cách với các nước đã phát triển. Nền kinh tế chuyển tiếp từ nông
nghiệp sang chủ yếu là công nghiệp, nền kinh tế tri thức này đòi hỏi người lao
động một loạt những kỹ năng mới, họ cần có trình độ học vấn cao hơn, có khả
năng suy nghĩ độc lập và linh hoạt, và nhất là có khả năng học tập suốt đời.
Trước những yêu cầu này, giáo dục đào tạo phải đảm bảo tỉ lệ cơ cấu
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu chất lượng theo từng giai đoạn phát triển
kinh tế xã hội.
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giáo dục – đào tạo với kinh tế – xã hội.
Hệ thống đào tạo nghề đang từng bước đoi mới, nhưng cũng chưa bắt kịp
với cơ chế thị trường theo quan hệ cung cầu. Số lượng và chất lượng đào tạo
lao động kỹ thuật chưa đáp ứng được cho doanh nghiệp và xã hội. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho đào tạo kỹ năng nghề vừa thiếu vừa lạc hậu, chỉ đáp
ứng một phần cơ bản so với quy trình công nghệ mới sử dụng hiện nay.
Các nhà quản lý đào tạo đã có những ý kiến cho thấy mối quan hệ giữa
đào tạo và sản xuất không thể tách rời:
− “Nền kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định, sự nghiệp giáo dục và
đào tạo có những tiến bộ đáng kể, đã hình thành thị trường sức lao
động, thị trường việc làm với quy mô ngày càng lớn.”[1]
− “Thực hiện nguyên lý đào tạo với sản xuất, quá trình đào tạo phải gắn
với cơ sở sản xuất, để một mặt tận dụng trang thiết bị, công nghệ sẳn
có, mặt khác giúp cho SV làm quen với vị trí lao động sau này. Gắn
đào tạo (đầu vào) với việc làm (đầu ra), từ thị trường việc làm hình
10
thành thị trường sức lao động và qua đó xác định thị trường đào tạo
nhân lực. [2]
Các trường Chuyên nghiệp và Dạy nghề phải luôn tiếp cận với sản xuất,
nhà trường và doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Mối
quan hệ chặt chẽ này đem lại những lợi điểm sau:
− SV sẽ học những kỹ năng cơ bản ở trường, rèn luyện kỹ năng chuyên
sâu tại xí nghiệp. Người học vừa giải quyết tay nghề thực tiễn, vừa áp
dụng lý thuyết đã học vào thực tế.
− Tạo điều kiện hứng thú cho người học, vừa giải quyết khâu thực tập
khi SV ra trường, vừa đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân khi cơ
quan sở tại có yêu cầu.
− Do tiếp cận nhiều nơi sản xuất, nhà máy… nên nhà trường có thể nhận
định, nắm bắt nhu cầu thực tế từng ngành nghề trong từng giai đoạn,
từng thời kỳ. Từ đó xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình,
phương pháp đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của công nghệ
sản xuất, tạo sự cân bằng nhu cầu lao động trong xã hội, tránh lãng phí
lớn một lương lao động đã qua đào tạo.
1.1.4 Sản xuất tác động đào tạo:
Đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, ngược lại sản xuất
cũng phải có nghĩa vụ đối với đào tạo như đóng góp ngân sách nhà nước, trực
tiếp tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất trang bị cho đào tạo, tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc tiếp nhận SV thực tập. “Trường dạy
nghề gắn với xí nghiệp đã trở thành một nguyên tắc để thực hiện nguyên lý
học đi đôi với hành “[3-6 ].
Mối quan hệ giữa đào tạo và sản xuất là mối quan hệ mật thiết, chịu tác
động lẫn nhau, không thể tách rời.
11
Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa đào tạo với sản xuất.
1.2 NHỮNG YẾU TỐ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY:
Chất lượng giáo dục được quyết định bởi các yếu tố:
− Đội ngũ giáo viên
− Sinh viên
− Mục tiêu
− Nội dung chương trình
− Phương pháp dạy học
− Cơ sở vật chất
− Qui trình quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Các yếu tố này tương tác lẫn nhau, nó là các yếu tố thành phần trong
chỉnh thể có tính hệ thống của giáo dục.
1.2.1 Đội ngũ giáo viên:
Trong mối tương quan giữa các yếu tố nhằm đảm bảo chất lượng giáo
dục thì đội ngũ GV góp phần rất quan trọng nhất. Ông cha ta đã nói “ không
thầy đố mày làm nên”. Câu nói này khẳng định vai trò to lớn và không thể
12
thiếu được của người thầy đối với sự phát triển và thành đạt của con người.
Bất cứ người nào trong xã hội nói chung và hoạt động lao động nói riêng, đều
được gia đình nuôi nấng và cần đến sự dạy bảo của thầy.[4]
Trong thời đại ngày nay của cuộc cách mạng tri thức, các tiến bộ của
công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học, tự động hóa … Khi kiến
thức trở nên quan trọng thì đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao. Nền
giáo dục hiện đại cùng với các phương tiện thông tin đại chúng đã xóa đi sự
độc tôn về nguồn tri thức xuất phát từ người thầy. Vai trò, vị trí và chức năng
của người GV không chỉ được coi là người truyền thụ kiến thức, được coi là
chính thống có sẵn mà là người tổ chức, thiết kế, dạy cho SV cách học, cách
thu nhận và xử lý thông tin, cách tự rèn luyện … có như vậy, khi ra trường
người học sinh có thể đáp ứng được nhu cầu trong xã hội.
Đội ngũ GV ở các trường Chuyên nghiệp và Dạy nghề còn thiếu, cần
được chuẩn hóa theo qui định. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
của GV chưa có chuyển biến đáng kể. Trong quá trình giảng dạy còn nặng về
dạy chữ, nhẹ về dạy nghề, đặc biệt còn yếu về phương pháp dạy học, thiếu
kinh nghiệm thực tế sản xuất, chậm được bổ sung tri thức mới về sư phạm,
khoa học – công nghệ, ngoại ngữ.
Chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề quan trọng hàng đầu, mang tính
sống còn của một nhà trường. Ở trường, chức năng cơ bản của người GV là
dạy học, nhưng khả năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm không đạt
yêu cầu thì dù chương trình đào tạo hay, thiết bị máy móc hiện đại…cũng khó
có thể sử dụng với hiệu quả cao.
Như vậy muốn nâng cao chất lượng đào tạo, giải pháp ưu tiên là quan
tâm đến đội ngũ làm công tác đào tạo, quan tâm đến SV sinh viên.
13
1.2.2 Sinh viên:
Số lượng HS phổ thông hàng năm tập trung vào các trường cao đẳng,
đại học cao hơn các trường dạy nghề cho thấy sự thiếu định hướng phân luồng
đào tạo.
Hiện nay tâm lý của các gia đình và SV thường quan niệm rằng vào đại
học là con đường vinh quang nhất, nh
ưng vẫn không ít bậc phụ huynh thừa
nhận rằng: không biết con mình có tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại
học hay không.Trong khi đó, theo nhận định chung của các nhà tuyển dụng
lao động là còn thiếu những người lao động kỹ thuật lành nghề, thừa lao động
có bằng đại học. Nói chung, hiện nay vẫn còn tâm lý chuộng tấm bằng đại
học, chưa coi trọng việc học lấy một nghề.
Số lượng SV vào học nghề gần đây tuy có tăng, nhưng hiệu quả chưa
cao do nhiều nguyên nhân như: điều kiện kinh tế gia đình khó khăn mới vào
học vì không thể vào học các ngành nghề “thời thượng“ khác, né tránh nghĩa
vụ quân sự, chưa có động cơ học tập. Theo ý kiến của các nhà tuyển dụng,
một số ngành nghề trong đó có điện, điện tử đang trong tình trạng thừa lao
động. Hiện nay các đơn vị sản xuất liên doanh tại thành phố Hồ Chí Minh đã
trang bị công nghệ, kỹ thuật hiện đại, những công việc chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực hệ thống máy với các thiết bị điều khiển theo chương trình số
NC, CNC, tự động điều khiển PLC, khí nén, thủy lực ngày càng phát triển,
cho nên nội dung kiến thức và kỹ năng hiện đại cần được nhanh chóng cập
nhật để phù hợp với trình độ sản xuất khu vực, hội nhập thế giới. Các nhà
tuyển dụng đánh giá rằng, số lượng đào tạo ra không đủ cho nhu cầu, nhưng
các tiêu chí quan trọng nhất để tuyển dụng: trình độ chuyên môn, sức khoẻ,
trình độ văn hóa và kiến thức cơ bản, có kỷ luật, đạo đức, trình độ ngoại ngữ
và tin học.
14
Như vậy đối tượng học nghề có ý nghĩa rất quan trọng. Nhằm đạt những
tiêu chí trên, nhà trường cần phải có kế hoạch đào tạo sao cho trong quá trình
học tập, người công nhân đạt được kỹ năng chuẩn mực chính xác hình thành
nhân cách. Nội hàm phẩm chất bao gồm: sẵn sàng nhận nhiệm vụ, lao động
với chất lượng và hiệu suất cao, có tác phong công nghiệp, mở rộng tính khả
năng hòa đồng, khả năng hợp tác.
1.2.3 Nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo nghề.
1.2.3.1Xác định mục tiêu:
Mỗi chương trình đào tạo đều phải có mục tiêu đào tạo chung, mục tiêu
chung sẽ định hướng việc xây dựng chương trình đào tạo với các môn học và
một lịch trình giảng dạy cụ thể. Nó là những yêu cầu về sự thay đổi nhận thức,
kỹ năng, tình cảm mà SV có được từ một chương trình học, môn học. Từ mục
tiêu chung đó giúp ta xác định môn học và từng bài học một cách chính xác,
không ngoài chương trình đã qui định.
Mục tiêu môn học là cụ thể hóa mục tiêu đào tạo chung, đó là những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phẩm chất thái độ nghề nghiệp cần được
hình thành ở SV. Đối với một môn học, có thể xác định mục tiêu chung cho
toàn bộ môn học. Tiếp đó là sự cụ thể hóa hơn trong các tiêu chí, mục tiêu
từng bài học. Mục tiêu môn học phải cụ thể, chi tiết, có thể mô tả đo đếm
được quá các thay đổi hành vi người học trong các lĩnh vực về nhận thức, kỹ
năng và thái độ. Các mục tiêu càng cụ thể, chúng càng dễ dàng được dùng để
đánh giá quá trình học tập của SV.
Xác định mục tiêu có vai trò rất quan trọng và cần thiết, nó quyết định
việc chọn lựa nội dung, PPGD và phương thức đánh giá môn học.
Việc xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt có những lợi điểm sau:[5]
− Làm cho việc kiểm tra đơn giản hơn và việc đánh giá được công bằng.
15
− Làm cho mục tiêu môn học, nội dung môn học, qui trình đánh giá vừa
nhất quán vừa chặt chẽ với nhau.
− Mục tiêu giúp giáo viên xác định hoạt động giảng dạy và tài liệu học
tâp nào có hiệu quả.
− Dễ dàng đối chiếu kết quả đào tạo giữa nội dung giáo viên truyền đạt
và kiến thức học sinh tiếp thu được.
− Cải tiến mối quan hệ trong ban giảng huấn, giữa GV với nhân viên
phục vụ.
− Khuyến khích SV tự đánh giá.
− Hỗ trợ hiệu quả việc học của SV và giảm bớt lo lắng vì có hướng dẫn
và xác định rõ các ưu tiên trong giảng dạy. [3 ]
1.2.4 Phương pháp dạy học:
1.2.4.1 Mối liên hệ trong PPDH:
Dạy và học là hai mặt thống nhất biện chứng trong quá trình dạy học,
trong đó hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học. Phương pháp khoa học quyết
định phương pháp sư phạm. Phương pháp dạy có ý nghĩa quyết định, ảnh
hưởng rất lớn đến dạy và học. Nếu thầy dạy theo phương pháp thuyết giảng thì
chắc chắn sẽ là thầy đọc trò ghi. Thầy coi trọng phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp dạy học = Phương pháp dạy + Phương pháp học
Trong đó: Phương pháp dạy mang tính chủ đạo.
Phương pháp dạy = Phương pháp khoa học + Phương pháp sư phạm
Phương pháp khoa học quyết định phương pháp sư phạm.
16
thì trò sẽ phải tích cực làm việc nhóm, vv…Người thầy sẽ phải chịu trách
nhiệm rất lớn về kết quả học tập của trò.
Như vậy, người thầy có phương pháp dạy tốt, đảm bảo tính khoa học và
sư phạm thì chắc chắn hiệu quả dạy và học sẽ được nâng cao. Trong nền giáo
dục hiện đại người GV không chỉ được coi là người truyền thụ những kiến
thức chính thống có sẵn mà phải là người đề xướng, thiết kế nội dung và
phương pháp dạy nhằm làm thay đổi những thị hiếu hứng thú người học, là
người giúp cho SV biết cách học, cách tự rèn luyện.
Nếu chúng ta chỉ hiểu hiệu quả đào tạo theo một hướng là : người thầy
có phương pháp dạy tốt thì học trò sẽ học giỏi. Hiểu như vậy đồng nghĩa với
cách hiểu phiến diện, cục bộ mà ta đã quên mất nhiệm vụ của người học trò.
Người học không thể tiếp thu bài một cách thụ động, thầy dạy sao thì học vậy,
mà người học phải trang bị cho mình một cách học riêng (tức phương pháp
học) không phụ thuộc hoàn toàn vào thầy.
Giữa phương pháp dạy và phương pháp học có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, hình thành nên phương pháp dạy học. Muốn có chất lượng đào tạo
cao thì phải đổi mới cả hai phương pháp dạy và học, lấy người học làm vị trí
trung tâm trong quá trình dạy học.
Phương pháp học = Phương pháp tiếp thu + Phương pháp tự học + Phương pháp nghiên cứu.
Để chất lượng SV ngày càng được nâng cao, điều này đòi hỏi người GV
phải có PPGD hợp lý. Song khi thực hiện thì PPGD phải gắn liền phương tiện
dạy học hợp lý. Do đó việc đổi mới PPGD cổ điển như hiện nay bằng việc ứng
dụng công nghệ thông tin chỉ là yếu tố quyết định việc lựa chọn PPGD mới,
việc này không có nghĩa là CNTT sẽ thay thế tất cả các phương pháp và
phương tiện trước đây.
17
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là người thầy phải tìm ra
cái gì đó hoàn toàn mới, mà là phải biết vận dụng một cách sáng tạo cách tổ
chức họat động nhận thức cho SV nhằm đạt mục tiêu đào tạo. Lúc này người
đóng vai trò chủ đạo, sáng tạo, đưa những tri thức mình lĩnh hội vào thực tiễn.
Như vậy việc đổi mới là kết hợp các phương pháp, các phương tiện, các công
nghệ cho phù hợp đối tượng, phù hợp với nội dung giảng dạy, điều này người
thầy sẽ giúp SV nhanh chóng hiểu bài và nhớ lâu hơn vì người thầy đã phát
huy tất cả các giác quan và sự tập trung của SV. Như vậy trong quá trình học,
SV dễ dàng nhận biết mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng từ những khái
niệm, định luật.
1.2.4.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học
Theo PTS Bùi Ngọc Oánh, việc lựa chọn các phương pháp là do GV gắn
bó hình thức, tổ chức trang bị… Để lựa chọn phương pháp dạy học sao cho
phù hợp, ta phải dựa vào các căn cứ các yêu cầu sau: nội dung bài giảng, thời
gian lên lớp, đặc điểm đối tượng, hoàn cảnh đặc điểm GV.
Việc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào tài năng GV, quan điểm đó là
nghệ thuật dạy học.
Ngày nay việc lựa chọn PPGD người ta thường kết hợp nhiều phương
pháp dạy học, và sử dụng phương tiện hiện đại cùng với phương pháp truyền
thống.
Theo Davies, hiệu quả làm việc của GV là GV phải biết quản lý thời
gian, lựa chọn phương pháp và thiết bị phù hợp, biết áp dụng thế mạnh của
mình vào đâu và cách nào để có hiệu quả tốt nhất, ấn định đúng những điều ưu
tiên giảng dạy. Sau đó kết hợp tất cả lại với nhau bằng cách lấy những quyết
định có hiệu quả. Khi GV quyết định về một phương pháp nào đó thì tất cả
những điểm kể trên đã xét tới rồi, đôi khi GV có thể dạy nhanh hơn bằng
phương pháp thuyết trình hơn là bằng phương pháp cho người học làm việc
18
một mình. Vấn đề là khi nào phải quyết định, khi nào GV phải cung cấp thông
tin mà SV đòi hỏi, khi nào GV để SV tự tìm hiểu lấy thông tin. Nói chung có
thể sử dụng ba tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn PPGD thích hợp:
− Loại mục đích cần thực hiện.
− Nhu cầu kinh tế hóa kinh nghiệm học tập để củng cố động cơ học tập
− Khả năng của người học để thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV cần phải khéo léo thành thạo để cân đối điều kiện này với điều kiện
khác. Khi lựa chọn các PPGD cần chú ý các yếu tố sau:
− Mục đích dạy học
− Tính chất của tài liệu học, nội dung học
− Thời gian đào tạo
− Nghề đào tạo môn học
− Mục đích sư phạm
− Trình độ phát triển của người học
− Sử dụng các phương tiện dạy học
− Yếu tố chủ quan của người dạy
Hiện nay chất lượng đào tạo chưa cao có nhiều nguyên nhân, một trong
những nguyên nhân đó là chưa phát huy được tính tích cực của SV, chưa biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. PPGD ảnh hưởng nhiều đến
phương pháp học tập, theo một ý nghĩa khác, người học nhìn người dạy để tìm
ra cách học cho chính mình. Làm thế nào qua PPGD để nâng cao tính sáng
tạo, chủ động nơi SV. PPGD phải giúp SV xác định kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho ngành nghề của mình. Đa số GV ở các trường dạy nghề vẫn còn sử
dụng phương pháp truyền thống “Phấn trắng, bảng đen“, “Thầy đọc, trò chép“,
19
việc rèn luyện kỹ năng tay nghề là do người học theo dõi, bắt chước làm theo
toàn bộ quá trình thao tác mẫu của thầy. Với phương pháp ấy chẳng những
biến SV thành thụ động, học vẹt mà còn mất nhiều thời gian, tiền của mà chất
lượng đào tạo không cao.
Đổi mới PPGD là một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả việc dạy
học, do đó cần nhanh chóng ứng dụng các PPGD tích cực nhằm nâng cao tính
chủ động và sáng tạo của SV, phục vụ ngày càng tốt hơn cao hơn việc hình
thành và phát triển nhân cách con người.
1.2.5 Tổ chức kiểm tra và quản lý chuyên môn :
1.2.5.1 Tăng cường công tác quản lý chuyên môn:
Sự quản lý chặt chẽ đòi hỏi phải có trong trường học, nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo mà nhiệm vụ trực tiếp là ban nghề, tổ bộ môn. Việc kiểm
tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên và định kỳ về công tác chuyên
môn, để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chính xác, khả năng, chất
lượng giảng dạy.
Thanh tra công tác chuyên môn của GV bao gồm: việc chấp hành các
quy chế, quy định ở tất cả các khâu trong quá trình giảng dạy trên lớp và
hướng dẫn thực hành như: biên soạn tài liệu, chuẩn bị giáo án, thực hiện
chương trình, nội dung và thời gian của các môn học, kết quả giảng dạy; việc
tổ chức kiểm tra, thi, chấm bài và tác phong sư phạm của GV. [7]
Việc kiểm tra đánh giá là cơ sở để uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, cổ
vũ động viên phong trào dạy tốt trong tập thể sư phạm của trường, từ đó dần
dần nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2.5.2 Kiểm tra công tác thi học kỳ, thi tốt nghiệp :
Vấn đề thi, kiểm tra đánh giá chất lượng một khóa học, môn học là quy
định bắt buộc trong quá trình đào tạo. Người thầy giảng dạy phải tham gia vào
20
việc kiểm tra, thi của SV, chỉ khi người thầy biết đến kết quả học tập của SV,
tiến bộ hay thụt lùi thì người thầy mới có ý thức cải tiến PPGD, tự đánh giá
lại công tác quản lý. Đổi mới hình thức lẫn nội dung kiểm tra thi để đánh giá
đúng năng lực của SV để lực lượng công nhân lành nghề có kiến thức chuyên
môn và kỹ năng đáp ứng yêu cầu xã hội.
1.3 QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG ĐÀO TẠO MÔN KỸ THUẬT
1.3.1 Khái niệm về quá trình dạy học:
Dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của thầy và trò, hai hoạt
động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất.
Quá trình dạy giữ vai trò chủ đạo, chi phối quá trình học. Trong mối quan hệ
này người thầy luôn đóng vai trò chủ đạo với chức năng cơ bản là tổ chức,
hướng dẫn, chủ đạo toàn bộ quá trình dạy-học và người học có vị trí trung tâm
tham gia quá trình tích cực chủ động và sáng tạo vào quá trình học tập.
Quá trình dạy học là hệ thống bao gồm các nhân tố cơ bản như mục
đích, nhiệm vụ dạy học, chương trình, nội dung phương pháp, hoạt động của
GV và SV.
Mối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học đã có
những biến đổi cơ bản. Mối quan hệ này đang chuyển dần từ quan hệ quyền
uy (người dạy) phụ thuộc (người học) sang mối quan hệ tương tác, hổ trợ lẫn
nhau trong khi vẫn tôn trong truyền thống tôn sư trọng đạo, đạo lý thầy- trò.
Thông điệp (nội dung) từ thầy giáo, tùy theo phương pháp dạy học được các
phương tiện chuyển đến SV. Giữa GV và SV có quan hệ qua lại lẫn nhau, GV
truyền đạt kiến thức cho SV qua việc uốn nắn, hướng dẫn…và SV phản hồi về
tiến bộ học tập qua kiểm tra.
21
1.3.2 Quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong đào tạo nghề:
Quá trình hình thành kỹ năng là quá trình nhận thức do đó nó cũng tuân
theo con đường nhận thức mà Lênin đã chỉ ra: sơ đồ sau thể hiện sự tóm lược
con đường đó như sau:
Sơ đồ 1-3: Quá trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp
a. Kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng cuả con người thực hiện công việc một cách có
hiệu quả về chất lượng trong một thời gian thích hợp, trong những đđiều kiện
nhất đđịnh. Người công nhân có kỹ năng tốt là người có thao tác nghề thành
thạo, thực hiện một nhiệm vụ xác định trong thời gian ấn định trước với chất
lượng đảm bảo.
Thực tế giảng dạy cho thấy, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một
hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, tức là nắm đuợc những
hiểu biết lý thuyết cơ bản liên quan đến nghề. Kỹ năng biểu hiện trình độ tư
duy, năng lực và kỹ thuật hành động. Kỹ năng là phải biết phân tích những
hoạt động phức tạp thành hoạt đong cơ bản mục đích là thu được kết quả. Để
22
có kỹ năng trong lao động cần phải phân tích mục đích, cách thức thực hiện và
phải kiên trì luyện tập theo một qui trình nhất định.
− Một cách chung nhất, kỹ năng thường đđược phân ra:
− Kỹ năng đđơn giản và kỹ năng phức tạp.
− Kỹ năng chung (đặt kế hoạch hoạt đđộng, tổ chức về kiểm tra các hoạt
đđộng đđiều chỉnh về điều khiển hoạt đđộng…) về kỹ năng chuyên
biệt (gắn với những lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp nhất định …).
b. Kỹ xảo:
Trong quá trình tập luyện hình thành các thao tác thành thạo, mỗi hành
động được thực hiện một cách hoàn hảo, các thao tác hoàn toàn tự động hóa,
không cần sự hiện diện của ý thức, đó là kỹ xảo.
Hình thành kỹ xảo là một quá trình gồm bốn giai đoạn: giai đoạn làm
quen, giai đoạn làm thử, giai đoạn cơ bản, giai đoạn rèn luyện. Giai đọan đầu
người hoạt động hiểu được mục đích của hành động, nhưng chưa nắm rỏ cách
thức thực hiện, nên hành động còn nhiều sai lầm. Giai đoạn thử tiếp theo, đã
biết cách hành động nhưng chưa chính xác, còn nhiều thao tác thừa. Đến giai
đoạn rèn luyện, các thao tác thừa đã giảm, hành động được thực hiện một cách
nhuần nhuyễn, đều đặn tự động hoá hoàn toàn. Lúc này tay nghề của người
công nhân đạt đến mức độ kỹ xảo.
Kỹ xảo cũng thường phân ra:
− Kỹ xảo trí óc, biểu hiện khả năng nhạy cảm cuả hoạt động trí óc.
− Kỹ xảo cảm giác (tri giác) là khả năng cảm nhận cuả con người trong
quá trình luyện tập đạt đđến mức tự đđộng hóa, trong đó bộ máy phân
tích giữ vai trị chủ đđạo.
23
− Kỹ xảo vận động, thể hiện ở sự thuần thục các động tác cơ bắp trong
một dạng hoạt đđộng não bộ, nhờ bộ nhờ máy phân tích hoạt động
trong cơ thể. Nó được đặc trưng bởi độ chính xác (không có các động
tác sai thừa); độ bền vững - ổn đđịnh; tốc đđộ thực hiện; nhịp đđộ; sự
phối hợp tính mềm dẻo thể hiện không chỉ ở sự khéo léo của cơ bắp
mà còn ở sự nhịp nhàng hoạt động của trí óc (tư duy). Kỹ xảo này
mang tính chất nghề nghiệp.
Thực chất quá trình dạy thực hành là quá trình dạy kỹ năng, hình thành
kỹ xảo cho SV, yêu cầu họ thực hiện hệ thống bài thực hành dưới sự tổ chức
hướng dẫn của GV. Bài thực hành qui định trong chương trình gồm ba phần
chính:
Î Hướng dẫn ban đầu:
Thời gian thực hiện bài hướng dẫn ban đầu từ 45 đến 60 phút, GV phải
chuẩn bị nơi làm việc, các nguyên vật liệu, dụng cụ…Nội dung phần hướng
dẫn ban đầu gồm: xác định mục tiêu bài thực hành, giúp SV nắm đuợc các
bước thực hiện công việc sắp làm, các yêu cầu kỹ thuật cần đạt được khi thực
hiện và bản chất của phần này là GV sử dụng các dụng cụ, phương tiện trực
quan để làm mẫu diễn trình các thao tác, động tác, trên cơ sở đó SV nhận thức
được các kỹ năng bằng cách quan sát.
Î Hướng dẫn thường xuyên:
Giai đoạn này SV tự mình thực hiện công việc, làm lại các thao tác đã
được quan sát trước đó, thực hiện theo qui trình hoàn chỉnh, tự kiểm tra công
tác luyện tập. Công việc của GV ở giai đoạn này là quan sát theo dõi công
việc luyện tập của SV nhằm ngăn ngừa những sai lầm xảy ra, uốn nắn lại các
thao tác. Tuy nhiên GV không được làm thay cho SV, làm mất tính tự lực của
SV, đồng thời khơi gợi cho SV tìm ra những thiếu sót, nguyên nhân và biện
pháp khắc phục.
24
Î Hướng dẫn kết thúc:
Giai đoạn này là kiểm tra đánh giá, nghiệm thu sản phẩm. GV nhận xét,
tổng kết công tác thực hiện vừa qua, nhấn mạnh các mặt tích cực, mặt hạn chế
về tác phong, thái độ, các thao tác, tổ chức nơi làm việc khoa học…và giao
nhiệm vụ cho bài thực hành lần sau, thu dọn, vệ sinh nơi thực hành.
1.4 NHỮNG QUAN ĐIỂM MỚI TRONG DẠY HỌC
1.4.1 Dạy học theo hướng tích cực hóa người học:
Tính tích cực là được xem như bản chất chất vốn có trong mỗi con người,
nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục là tạo ra những con người năng động, hiểu biết
về công nghệ đồng thời có trình độ nghề nghiệp thích ứng với sản xuất, góp
phần phát triển cộng đồng.
Thuộc tính chung của tích cực hoá dạy học là làm tích cực hơn hoạt
động của thầy và trò trong quá trình dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả trí dục
ở SV. Thực tế, tích cực hoá quá trình dạy học chủ yếu là tích cực hoá quá trình
nhận thức của SV; phát huy tính tích cực nhận thức của SV; nâng cao tính tích
cực, tự giác, chủ động của SV; tích cực hoạt động học tập của SV; phát huy trí
lực của SV; phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng động của người học. [8]
Tích cực hoá học tập được biểu hiện như:
− Chăm chú tập trung vào việc học.
− Hăng hái tham gia hoạt động học.
− Chuẩn bị bài trước, hay nêu thắc mắc và đòi hỏi sự giải thích.
− Luôn hoàn thành bài tập
− Tìm tòi, tham khảo tài liệu, để giải quyết vấn đề học hữu hiệu
25