Một số lưu ý về chế độ ăn cho phụ
nữ mang thai bị tiểu đường
Một số phụ nữ, bình thường không có triệu chứng đái tháo đường,
nhưng khi mang thai lại phát hiện mình mắc bệnh. Lúc này, việc ăn uống cần
lưu ý như thế nào để kiểm soát lượng đường huyết trong máu?
Bình thường, hoóc-môn insulin được tuyến tụy nội tiết vào máu để điều hòa
lượng đường trong máu. Trong thời kỳ mang thai, bánh nhau đôi khi làm rối loạn
cơ chế sản xuất insulin, tụy tạng giảm sản xuất insulin, dẫn đến thiếu insulin và
làm lượng đường trong máu tăng (phát hiện này ngẫu nhiên trên khoảng 3%-6% ở
phụ nữ mang thai). Những người có nguy cơ cao thường trên 35 tuổi, thừa cân,
béo phì, hoặc trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.
Trường hợp này, ngay sau khi biết đã thụ thai nên đi thử máu làm trắc
nghiệm Sullivan. Không cần phải nhịn đói, bà bầu được cho uống một dung dịch
50g glucose và một giờ sau lấy máu, xác định tỷ lệ đường trong máu.
- Nếu dưới 1,3g/l là tốt, không có đái tháo đường.
- Trên 2g/l, mới là đã bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai.
- Trong khoảng cách 1,3 – 2g/l bác sĩ có thể khuyên kiểm tra tiếp khả năng
dung nạp glucose của thai phụ, nhưng khi làm trắc nghiệm này, thì phải nhịn đói
trước khi lấy máu.
Về chế độ ăn uống, vẫn ăn theo tháp dinh dưỡng như bình thường nhưng
cần lưu ý:
- Độ ngọt (hay sức ngọt) là một yếu tố cần được quan tâm vì nhiều người
cứ yên chí rằng đường có tính ngọt và ăn cái gì càng ngọt thì càng có nhiều chất
đường. Thực tế điều này khác hẳn nếu tham khảo "Bảng so sánh độ ngọt và chỉ số
đường huyết của các chất bột – đường" sau đây:
Chất bột - đường và tạo ngọt
Độ ngọt
Tinh bột 0
Lactose (trong sữa) 15
Dextrin - Maltose (mạch
nha)
30
Glucose 70
Sucrose hay Saccharose ( =
chuẩn )
100
Fructose 150 - 175
Các loại đường Chỉ số đường huyết
Fructose (đường trái cây) 26
Đường kép Lactose (trong
sữa)
57
Đường kép Sucrose (trong
mía, củ cải)
83
Mật ong 126
Đường đơn Glucose 138
Đường mạch nha Maltose 152
Do đó, phụ nữ mang thai bị tiểu đường chỉ nên chọn một loại đường có sức
ngọt cao mà chỉ số đường huyết thấp là được. Có thể ăn trái cây chín tự nhiên vì
vừa có độ ngọt cao, vừa chứa cả chất xơ trì hoãn sự hấp thu của chúng nên mức
chỉ số đường huyết thấp nhất (hấp thụ chậm ở đây không có nghĩa là kém hấp thu
mà là hấp thu từ từ và dần dần hấp thu hết ở ruột già). Trái lại bánh qui lạt, đường
mạch nha maltose mặc dù ít ngọt nhưng những thức ăn bột - đường này có chỉ số
đường huyết cao nhất, vì vậy cần giới hạn khi có mức đường huyết cao bất
thường.
Nhìn vào "Bảng chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm" bên dưới
này, chúng ta nên ưu tiên dùng các chất có chỉ số đường huyết index glycemique
(IG) thấp như khoai luộc, cơm, xôi, nui, mì luộc Tránh ăn những chất quá ngọt
và quá béo.
1. Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc
Chỉ số đường huyết
Mì ống nấu 5 phút 64
Cơm ăn liền nấu 1 phút 65
Mì sợi to trắng nấu 15 phút 67
Xôi nấu chín sau 15 phút nấu 68
Ngũ cốc điểm tâm kiểu Âu loại
nguyên cám
74
Bánh quy bột yến mạch 78
Bắp nấu 80
Bỏng bắp 99
Bánh mì bột trắng tinh 100
Bánh mì bột nguyên hạt 100
Bánh quy lạt 100
Kê 103
Cốm bắp giòn điểm tâm 121
2. Khoai và sản phẩm từ khoai Chỉ số đường huyết
Khoai lang luộc 70
Khoai tây mỏng chiên giòn 77
Khoai tây bỏ lò 116
Bột khoai tây ăn liền 120
3. Trái cây Chỉ số đường huyết
Nước ép táo 45
Táo tây 52
Cam 59
Nước cam vắt 71
Chuối 84
Nho khô 93
4. Đậu hạt Chỉ số đường huyết
Đậu phộng 15
Đậu nành khô 20
Đậu nành đóng hộp 22
Tới kỳ thăm thai nhớ đo tỷ lệ đường – huyết mỗi tháng, ít nhất là một lần.
Chỉ cần hoạt động chân tay vừa phải, có chế độ ăn gần như bình thường là ổn định
được đường – huyết, không cần tiêm insulin.
Nếu cần, bác sĩ thăm thai có thể chỉ định cho uống thuốc metformin, như
hiện hay được dùng để điều trị đái tháo đường type 2 thay thế insulin.