Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

De an sap xep CSGDNN_Du thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.35 KB, 15 trang )

ĐỀ ÁN
Sắp xếp, tổ chức lại
cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc tỉnh quản lý

DỰ THẢO

Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
I. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Lâm Đồng
1. Về số lượng
Lâm Đồng hiện có 39 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm:
- 7 trường: 5 cao đẳng công lập, 02 trường trung cấp tư thục
- 20 trung tâm: 11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên
(GDNN-GDTX) công lập, 01 trung tâm hỗ trợ và dạy nghề nông dân, 08 trung tâm
giáo dục nghề nghiệp ngồi cơng lập.
- 12 doanh nghiệp1 ngồi cơng lập đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Về cơ quan quản lý cơ sở GDNN công lập
- UBND tỉnh: Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, Cao đẳng y tế Lâm Đồng
- Sở Lao động – TB&XH: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng
- Bộ Văn hóa - thể thao du lịch: Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế Bảo Lộc
- UBND các huyện: Các trung tâm GDNN-GDTX cơng lập (11 trung tâm).
II. Tình hình tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động
Tổng số lao động 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có 1.242
người, trong đó cán bộ quản lý 149 người chiếm 12,0%, nhà giáo 1.013 người chiếm
81,6%, lao động khác chiếm 6,4%.
1.1. Đơn vị công lập
Tổng số có 603 cán bộ, viên chức, người lao động, chiếm 48,6% trên tổng số,
trong đó cán bộ quản lý 109 người chiếm 73,2% trên tổng số cán bộ quản lý, nhà


giáo 407 người chiếm 40,2% trên tổng số nhà giáo GDNN của tỉnh, lao động khác
87 người chiếm 14,4% trên tổng số người làm việc của đơn vị công lập.
1

Thực trạng cơ sở GDNN chỉ thống kê trường và trung tâm, không thống kê doanh nghiệp đăng ký hoạt động do tính
chất hoạt động khơng liên tục của doanh nghiệp nên sự so sánh khơng mang tính đại diện.


Khối trường cao đẳng2 có 425 người, gồm: cán bộ quản lý 82 người chiếm
19,3%, nhà giáo 275 người chiếm 64,7% và lao động khác 68 người chiếm 16%;
Trường cao đẳng thuộc tỉnh quản lý có 300 người làm việc gồm: 56 cán bộ quản lý
chiếm 19%, 176 giảng viên, 68 lao động khác chiếm 23%.
Khối trung tâm có 178 người gồm: cán bộ quản lý 27 người chiếm 15,2%,
nhà giáo 132 người chiếm 74,2% và lao động khác 19 người chiếm 10,6%.
1.2. Đơn vị ngồi cơng lập3
Tổng số có 639 người, chiếm 51,4% trên tổng số lực lượng hoạt động giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đó cán bộ quản lý 40 người chiếm
26,8%, giáo viên 606 người chiếm 59,8% trên tổng số của tỉnh.
2. Kết quả đào tạo 2016 - 2020
2.1. Kết quả tuyển sinh:
Trong 05 năm, cơ sở GDNN của tỉnh tuyển sinh được 147.335 người, gồm:
cao đẳng 6.752 người chiếm 4,6%, trung cấp 9.667 người chiếm 6,6%, sơ cấp và đào
tạo thường xuyên 130.916 người chiếm 88,8%.
So với giai đoạn 2011- 2015, tuyển sinh GDNN 05 năm qua tăng hơn khối
trung cấp, cao đẳng nhưng chưa có sự đột phá, tổng chung giảm qua các năm. Năm
2016 tuyển sinh đạt cao nhất 36.376 người, năm 2020 tuyển sinh thấp nhất 20.975
người, giảm 15.519 người so với năm 2016.
a) Cơ sở công lập: gồm 5 trường cao đẳng và 11 trung tâm GDNN-GDTX cấp
huyện.
Tổng số tuyển sinh: 98.314 người chiếm 66,7% trên tổng số tuyển sinh của

các cơ sở GDNN, gồm cao đẳng 6.752 người chiếm 6,9%, trung cấp 9.667 người
chiếm 9,8%, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 130.916 người chiếm 83,3%.
+ Tuyển sinh khối trường cao đẳng 38.723 người chiếm 26,3% trên tổng số
tuyển sinh toàn tỉnh, gồm: 13.750 người học trung cấp, cao đẳng chiếm 35,5% và
đào tạo sơ cấp, thường xuyên 24.973 người chiếm 64,5%.
So sánh tuyển sinh của 05 trường cao đẳng thời gian qua cho thấy, trường cao
đẳng nghề Đà Lạt có số tuyển sinh chung cao nhất 22.236 người chiếm 15,1% trên
tổng số tuyển sinh toàn tỉnh, chiếm 57,4% trên tổng số tuyển sinh của khối trường
2

Số liệu Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng đã bao gồm Trường Trung cấp nghề Bảo Lộc sáp nhập (29
người gồm 08 quản lý và 21 giáo viên)
3

Số liệu thống kê bao gồm trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp


cao đẳng và là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống cơ sở GDNN của tỉnh; trường cao
đẳng y tế Lâm Đồng có số tuyển sinh thấp nhất (2.093 người) trong khối trường cao
đẳng do đặc thù đào tạo chuyên ngành.
(Bảng 1. Cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và tuyển sinh 2016 – 2020
trường cao đẳng)
Tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng của 03 trường cao đẳng thuộc tỉnh
quản lý:
+ Nghề Đà Lạt: 3.686 HSSV, bình quân mỗi năm tuyển mới 737 HSSV, tương
ứng 9,2 HSSV/giảng viên.
+ Y tế: 2001 HSSV, bình quân mỗi năm tuyển mới 400 HSSV, tương ứng 7
HSSV/giảng viên.
+ Kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng: 3.214 HSSV, bình quân mỗi năm tuyển mới
643 HSSV, tương ứng 6,8 HSSV/giảng viên.

Kết quả tuyển sinh của trường cao đẳng thuộc tỉnh còn hạn chế về quy mơ so
với lực lượng nhà giáo hiện có.
+ Tuyển sinh của 11 trung tâm GDNN-GDTX công lập là 59.591 người chiếm
60,6% trên tổng số tuyển sinh khối công lập và chiếm 45,5 trên tổng số tuyển sinh
đào tạo trình độ sơ cấp tồn tỉnh trong 5 năm qua. Bình qn quy mơ đạt 61,6 học
viên/nhà giáo là vượt quy định hiện hành 18 học viên/nhà giáo.
(Bảng 2. Số lao động và tuyển sinh tại 11 trung tâm GDNN-GDTX công lập)
Quy mô cũng như số lượng tuyển sinh trong những năm qua không đồng đều
giữa các trung tâm. Đơn vị có số tuyển sinh cao nhất là trung tâm GDNN-GDTX Di
Linh chiếm 23% trên tổng số tuyển sinh của 11 trung tâm cơng lập 4; Có 2/11 đơn vị
(Đơn Dương, Đạ Huoai) nhìn chung được đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết
bị đào tạo nhưng có số tuyển sinh chưa cao, tuyển sinh đào tạo GDTX hoặc kết hợp
với trường cao đẳng đào tạo trung cấp còn hạn chế nhiều so với các trung tâm khác.
Đào tạo thường xuyên (dưới 03 tháng) là chủ yếu tại các trung tâm cơng lập,
đào tạo trình độ sơ cấp chỉ chiếm 18,1% (tương ứng 10.688 người).
b) Cơ sở ngoài công lập: gồm 2 trường trung cấp và 05 trung tâm GDNN
Tổng số tuyển sinh trong 05 năm đạt 49.021 người chiếm 33,3% trên tổng số
tuyển sinh chung của tỉnh. Tuyển sinh trung cấp được 2.125 người, sơ cấp 46.896
người chiếm 35,8% trên tổng số tuyển sinh sơ cấp và thường xuyên toàn tỉnh. Đào
tạo sơ cấp của khối ngoài công lập chủ yếu là đào tạo lái xe ô tô tại các trung tâm
GDNN.
4

Không đánh giá trung tâm GDNN-GDTX Bảo Lộc do mới sáp nhập cuối năm 2019


2.2. Kết quả tốt nghiệp
Học viên tốt nghiệp trong 05 năm qua thuộc hệ thống cơ sở GDNN là 127.243
người, đạt 86,4% trên tổng số tuyển sinh. Trong đó, cao đẳng 5.218 người chiếm
4,1% trên tổng số tốt nghiệp và đạt 77,3% sinh viên tốt nghiệp so với kết quả tuyển

sinh; trung cấp 6.797 người chiếm 5,3% trên tổng số tốt nghiệp và đạt 70,3% so với
kết quả tuyển sinh; sơ cấp và đào tạo thường xuyên 115.228 người chiếm 96,6% trên
tổng số tốt nghiệp và đạt 88% so với kết quả tuyển sinh.
a) Cơ sở công lập:
Kết quả người học tốt nghiệp 05 năm của khối công lập gồm 05 trường cao
đẳng, 11 trung tâm GDNN-GDTX là 85.358 người, chiếm 67,1% trên tổng số học
viên tốt nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Trong đó: cao đẳng 5.218, trung cấp 5.600 người,
chiếm 82,4% và sơ cấp, đào tạo thường xuyên 74.540 người, chiếm 64,7% so với số
tốt nghiệp tồn tỉnh cùng trình độ đào tạo.
+ Khối trường cao đẳng có 27.106 người tốt nghiệp chiếm 21,3% trên tổng số
tốt nghiệp toàn tỉnh gồm: 5.218 sinh viên cao đẳng, 5.411 học sinh trung cấp, 16.477
học viên trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên.
(Bảng 3. Học viên tốt nghiệp 2016-2020 của trường cao đẳng)
Các trường cao đẳng thuộc tỉnh quản lý có 7.846 sinh viên, học sinh trình độ
cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp chiếm 57,1% trên tổng số tốt nghiệp cùng trình độ
của 05 trường cao đẳng, đóng góp của 02 trường trung ương quản lý là 42,9%.
So sánh tỉ lệ tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng với số tuyển sinh cho thấy duy trì
sỹ số của các trường cao đẳng địa phương bình qn có mức cao hơn (trên 80%) so
với các trường cao đẳng trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh.
+ Khối trung tâm GDNN-GDTX
Tổng số tốt nghiệp 58.252 học viên, chiếm 45,8% trên tổng số tốt nghiệp tồn
tỉnh, chiếm 78,1% trên tổng số tốt nghiệp trình độ sơ cấp và thường xuyên toàn tỉnh
và chiếm 82,6% trên tổng số tốt nghiệp cùng trình độ của khối công lập.
(Bảng 4. Kết quả tốt nghiệp 2016-2020 của trung tâm GDNN-GDTX)
Học viên tốt nghiệp trình độ sơ cấp và thường xuyên của trung tâm công lập
05 năm qua chiếm số lượng lớn khối công lập nhưng giảm rõ qua các năm. Tỉ lệ duy
trì sĩ số của trung tâm công lập đạt 97,8% cao hơn so với các trường cao đẳng (67%)
đối với đào tạo trình độ sơ cấp và thường xun.
b) Cơ sở ngồi cơng lập: gồm 02 trường trung cấp và 05 trung tâm GDNN có
tổng số học viên tốt nghiệp trong 05 năm là 41.885 người chiếm 32,9% trên tổng số

tốt nghiệp của tỉnh, trong đó trung cấp 1.197 học sinh chiếm 17,6% trên tổng số tốt


nghiệp trung cấp của tỉnh, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 40.688 học viên chiếm
35,3% trên tổng số học viên tốt nghiệp cùng trình độ của tồn tỉnh.
Tỉ lệ duy trì sĩ số học viên đạt 85,4%. Người học tốt nghiệp sơ cấp của khối
ngồi cơng lập chủ yếu là học lái xe ô tô.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở công lập
3.1. Khối trường:
05 trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh đều xuất phát từ trường trung cấp và đã
hoạt động trên 10 năm, do đó cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động
đào tạo tại các trường.
Ký túc xá: trong 03 trường cao đẳng thuộc tỉnh quản lý, trường Cao đẳng kinh
tế kỹ thuật Lâm Đồng chưa được đầu tư ký túc xá (kể cả địa điểm cơ sở 2), năm
2020 nhà trường đã cải tạo một số phòng học để làm địa điểm lưu trú cho người học
với sức chứa tối đa 60 người tại địa điểm trụ sở chính và 30 người tại địa điểm cơ sở
2. Ký túc xá của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt và Trường Cao đẳng y tế Lâm Đồng
đáp ứng đảm bảo cho số người học có nhu cầu lưu trú.
Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt thuộc nhóm 40 trường theo Quyết định số
761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển
trường chất lượng cao đến năm 2020”, hiện nay nhà trường lập Đề án trình cơ quan
trung ương xem xét tiếp tục đầu tư để đạt trường chất lượng cao giai đoạn 20212025.
3.2. Khối trung tâm GDNN-GDTX
11 trung tâm GDNN-GDTX công lập thuộc 10 huyện và thành phố Bảo Lộc
nhìn chung ổn định cơ sơ vật chất để hoạt động. Trong đó 02 trung tâm tại huyện
Đơn Dương và Đạ Huoai được đầu tư tương đối đồng bộ về cơ sở vật chất và trang
thiết bị. Còn 04 trung tâm (Cát Tiên, Bảo Lộc, Đức Trọng, Lạc Dương) chưa được
đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề từ khi được thành lập mới theo Quyết định số
770/QĐ-UBND.
Hiện trạng cơ sở vật chất tại các trung tâm GDNN-GDTX chưa phát huy hết

hiệu quả đầu tư. Trong đó tại Đơn Dương, Đạ Huoai, Bảo Lâm (cơ sở trung tâm dạy
nghề Bảo Lâm trước đây) hiệu quả sử dụng rất hạn chế.
4. Ngành nghề đào tạo
39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh tổ chức đào tạo 86 nghề (biểu kèm
theo):


+ 26 ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng,
+ 37 ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp,
+ 55 ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên.
Khối cơ sở công lập tổ chức đào tạo 82/86 nghề, khối cơ sở ngồi cơng lập tổ
chức đào tạo 31/82 nghề. Trình độ trung cấp của 02 trường ngồi cơng lập tham gia
đào tạo 11 nghề, trong đó nghề có thế mạnh vượt trội so với khối cơ sở công lập là
nghề hàn-cắt gọt kim loại, điện lạnh, lái xe ơ tơ và các nhóm nghề thủ cơng, nghề
truyền thống (đan thủ công, may, thêu).
Các ngành nghề đào tạo hiện có của cơ sở GDNN đáp ứng được nhu cầu học
nghề của đại đa số lao động của tỉnh và vùng lân cận.
4.1. Khối trường cao đẳng
Căn cứ Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 05 trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng được lựa chọn đầu tư 15 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, ASEAN, quốc
tế. (Bảng 5. Ngành nghề được phê duyệt đầu tư tại 05 trường cao đẳng)
Đến tháng 10/2020, 05 trường cao đẳng vẫn tiếp tục đã và đang được đầu tư từ
ngân sách trung ương với nghề được chọn.
Trong 03 trường cao đẳng thuộc tỉnh, ngành nghề đào tạo cũng như ngành
nghề được đầu tư đạt chuẩn cấp độ nhiều nghề trùng nhau của Trường Cao đẳng
nghề Đà Lạt và Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Lâm Đồng.
03 trường cao đẳng thuộc tỉnh quản lý được đầu tư theo chương trình mục tiêu
quốc gia giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020:
+ Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt: 07 nghề được phê duyệt, trong đó đã đầu tư

thiết bị 56.332 triệu đồng (TW 34.000 triệu đồng, ĐP 1.250 triệu đồng, nguồn khác
3.402 triệu đồng) với các nghề: Công nghệ sinh học, Điện công nghiệp, Nhà hàng,
kỹ thuật chế biến món ăn, Cơng nghệ ơ tơ, Cơng nghệ thông tin.
Mức độ đầu tư thiết bị đầu tư đáp ứng được 35% so với danh mục yêu cầu của
nghề đào tạo.
Các nghề được đầu tư đã đưa trang thiết bị vào phục vụ đào tạo nghề trong
những năm qua. Trong đó nghề cơng nghệ sinh học đã thực hiện đào tạo theo
chương trình quốc tế, nghề cơng nghệ ơ tô đã thực hiện kiểm định.


+ Trường Cao đẳng y tế Lâm Đồng: 02 nghề được phê duyệt đã được đầu tư
trang thiết bị 7.440 triệu đồng (TW 6.000 triệu đồng, ĐP 1.440 triệu đồng, nguồn
khác 0 triệu đồng).
Nghề được đầu tư đã tổ chức tuyển sinh đào tạo 364 sinh viên điều dưỡng,
684 dược sỹ và đào tạo liên thông cho đội ngũ 696 điều dưỡng của các cơ sở y tế
trong tỉnh.
+ Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Lâm Đồng: Được phê duyệt 5
ngành/nghề trọng điểm (Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Quản trị lữ hành,
Điện công nghiệp, Công nghệ sinh học), đã được đầu tư 7.257 triệu đồng (trung
ương: 6.000 triệu đồng, địa phương: 917 triệu đồng, nguồn khác: 370 triệu đồng)
mua một số trang thiết bị cho 03 nghề (quản trị khách sạn, điện công nghiệp và công
nghệ thông tin).
Các nghề được đầu tư chỉ đáp ứng khoảng 20% thiết bị cơ bản so với danh
mục. Hiện nay nhà trường đã tuyển sinh đang đào tạo 120 sinh viên cho ngành quản
trị khách sạn; 70 sinh viên ngành công nghệ sinh học, 70 sinh viên cho ngành công
nghệ thông tin, 65 sinh viên ngành điện công nghiệp.
4.2. Khối trung tâm GDNN-GDTX
Có 07/11 trung tâm GDNN-GDTX được đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề.
Thiết bị đầu tư tại các trung tâm nhìn chung đã được sử dụng để tổ chức đào tạo
nghề theo chính sách của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020”. Một số thiết bị đầu tư theo nghề đào tạo nhưng chưa phát huy được hiệu quả.
Chưa có giải pháp điều chuyển thiết bị đến đơn vị cần sử dụng nên tình trạng nơi
thừa nơi thiếu thiết bị đào tạo cịn phổ biến tại các trung tâm GDNN-GDTX công
lập.
(Bảng 6. Ngành nghề đầu tư tại các trung tâm GDNN-GDTX)
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Đánh giá chung:
Cơ sở GDNN cơng lập đóng vai trò quan trọng và chủ đạo của hệ thống
GDNN tỉnh Lâm Đồng.
Nguồn lực của cơ sở công lập là động lực chính để tiếp tục đào tạo nguồn
nhân lực qua đào tạo nghề cho thị trường lao động trong tỉnh và các vùng lân cận, là
nguồn lực chia sẽ về chương trình đào tạo, giáo viên, khuyến khích khối ngồi công
lập tham gia đào tạo lao động là công nhân kỹ thuật. Trong đó đảm đương vai trị


đầu tàu trên hầu hết các nghề đào tạo cần cho thị trường lao động mà khối ngồi
cơng lập khơng đảm đương được.
Bước đầu đã có sự phối hợp, liên kết giữa các trung tâm GDNN- GDTX với
các trường Cao đẳng để tuyển sinh và mở lớp đào tạo tại các trung tâm
Hệ thống cơ sở giáo dục công lập đã có nhiều nỗ lực, vượt khó thực hiện
nhiệm vụ từ khi thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Các trường đã chủ động phối hợp, hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện xây
dựng chương trình và đưa chương trình gần với thực tế hơn, tạo cơ hội việc làm, môi
trường thực tập, thực hành ngày càng sát với thị trường lao động hơn cho người học.
Góp phần quan trọng trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Đối với trường cao đẳng thuộc tỉnh
Hoạt động của 03 trường cao đẳng của tỉnh đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
trong đào tạo lao động có kỹ năng nghề ở trình độ cao đằng, trung cấp, bồi dưỡng kỹ

năng nghề cho lao động… đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề đào tạo, cơ hội
trang bị nghề nghiệp cho lao động trẻ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên thực
trạng trường cao đẳng công lập thuộc tỉnh quản lý còn một hạn chế, tồn tại:
- Cấp quản lý trường cao đẳng chưa đồng nhất đã tạo sự phân tán trong hoạt
động.
- Quy mơ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng còn khiêm tốn so với thiết kế
cũng như ngành nghề được đầu tư.
- Một số ngành nghề được phê duyệt đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 trùng lắp
giữa Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt và Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Lâm
Đồng dẫn đến chi phối nguồn lực đầu tư từ ngân sách và hạn chế phát huy tối đa
hiệu quả trong những năm tiếp theo.
- Trong 03 trường cao đẳng thuộc tỉnh quản lý, nhiệm vụ Trường Cao đẳng
Kinh tế -Kỹ thuật Lâm Đồng và Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt nhìn chung trùng lắp;
vị trí địa lý rất gần nhau… do đó bị chia sẽ và phân tán nguồn lực.
2. Đối với Trung tâm GDNN-GDTX
Phát huy hiệu quả tốt hơn về nguồn lực đã được đầu tư (cơ sở vật chất, trang
thiết bị), tập trung được nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề
nghiệp, đào tạo thường xuyên và các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác trên địa bàn do
UBND cấp huyện giao nhiệm vụ.


Các trung tâm đã năng động phối hợp với các đơn vị khác để tổ chức các lớp
đào tạo, bồi dưỡng cho lao động địa phương có nhu cầu, liên kết, phối hợp với
trường trung cấp, cao đẳng mở các lớp đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho học
sinh sau trung học cơ sở đáp ứng cho thực hiện nhiệm vụ phân luồng học sinh trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, sau 05 năm sáp nhập, hiện trạng các trung tâm GDNN-GDTX cịn
một số khó khăn:
- Một số UBND cấp huyện, sở ngành liên quan ít quan tâm chỉ đạo nên mạng
lưới trung tâm cấp huyện chưa hoạt động đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả sau sáp

nhập.
- Cơ sở vật chất, bộ máy tăng lên nhưng quyền hạn và chức năng liên kết
giảm (mở lớp liên kết đào tạo đại học, sau đại học, lớp đào tạo, bồi dưỡng khác).
- Giáo viên dạy văn hóa tại một số trung tâm (Đơn Dương, Đam Rông, Lạc
Dương, Đạ Huoai, Cát Tiên) bố trí việc làm khó khăn do số lượng học sinh học học
giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp tại các trung tâm giảm, cơ sở chưa đảm bảo
được nguồn lực để bồi dưỡng, đào tạo chuyển đổi vị trí việc làm.
- Chưa có cơ chế phối hợp để điều chuyển sử dụng chung trang thiết bị giữa
các trung tâm công lập nhằm nâng cao hiệu quả thiết bị được đầu tư.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư tại Trung tâm Đơn Dương, Đạ
Huoai, cơ sở vật chất được đầu tư tại Trung tâm dạy nghề Bảo Lâm trước đây chưa
có điều kiện phát huy.


Phần thứ hai
NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC TỈNH QUẢN LÝ
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
- Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định
điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Nghị định
số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung
ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của

Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập;
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về
thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập;
- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và
tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;
- Thơng tư số 46/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng;


- Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp;
- Thông tư số 05/TT-BLĐTBXH ngày 16/8/2020 của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội quy định quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề
nghiệp cấp huyện;
- Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng
phê duyệt đề án tổng thể về việc thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy
nghề cấp huyện;
- Kế hoạch số 7813/KH-UBND ngày 23/9/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng
thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và
tăng năng lực canh tranh quốc gia trong tình hình mới;
2. Sự cần thiết
Tổ chức, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nâng cao năng lực, phát

huy hiệu quả đầu tư trong tổ chức đào tạo nghề, khắc phục những bất hợp lý về cơ
cấu nguồn nhân lực, ngành nghề đào tạo được đầu tư, tạo thế cạnh tranh về chất
lượng nguồn nhân lực để hỗ trợ thu hút đầu tư; xã hội hóa thành lập cơ sở đào tạo
nghề, hình thành cơ sở đào tạo có qui mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo hợp lý phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của các ngành, các vùng
kinh tế của địa phương;
Góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động qua đào tạo
nghề, lao động có kỹ năng nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành, các vùng kinh tế; đáp ứng nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trong cạnh tranh vị trí việc làm của người lao động và
nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp;
Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở cho việc xây dựng, triển khai hiệu quả các chính sách về
dạy nghề, bố trí nguồn vốn từ ngân sách và thực hiện xã hội hóa, huy động các
nguồn lực ngồi nhà nước để đầu tư nâng cao năng lực đào tạo nghề ở tỉnh và khắc


phục những hạn chế, tồn tại của mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện
nay.
II.
PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI
1. Thống nhất cơ quan quản lý đơn vị cùng cấp, cùng chức năng.
2. Hợp nhất đơn vị cùng cấp có chức năng trùng lắp.
3. Phát huy tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư các trung tâm giáo dục
nghề nghiệp công lập.
4. Nâng cấp một số trung tâm GDNN-GDTX lên trường trung cấp đáp ứng
yêu cầu đào tạo lao động có kỹ năng nghề cao và tạo thuận lợi cho người học trong
thực hiện đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
III. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI
1. Thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật hiện hành

của nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đáp ứng yêu cầu đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo, theo chương trình, kế hoạch
đã được phê duyệt và đang thực hiện; sử dụng toàn bộ nhân sự, cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện có của các đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại (nếu có) để thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị được giao; khơng làm thất thốt tài sản, tài chính của nhà nước;
không làm ảnh hưởng đến đời sống của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động
và người học tại các đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại.
IV. PHƯƠNG ÁN, LỘ TRÌNH TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI
1. Đối với trường cao đẳng thuộc tỉnh quản lý
1.1. Tổ chức, sắp xếp lại cơ sở:
- Chuyển cấp quản lý Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng thuộc
cơ quan quản lý Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian thực hiện: tháng 5/2021
- Thành lập Trường Cao đẳng trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng và Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt.
Thời gian thực hiện: năm 2025
1.2. Điều chỉnh ngành nghề đầu tư giai đoạn 2021 – 2025
- Rà soát ngành nghề đã được đầu tư tại các trường cao đẳng thuộc tỉnh quản
lý, tiếp tục xây dựng Đề án xem xét đầu tư giai đoạn 2021- 2025 trên cơ sở không
trùng lắp ngành, nghề đầu tư, ngành nghề đầu tư cấp độ cao không tiếp tục đầu tư
cùng nghề có cấp độ thấp hơn.


Phối hợp với Trường Cao đẳng du lịch Đà Lạt thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch để rà soát ngành, nghề đầu tư, cấp độ được đầu tư để xây dựng Đề án đầu tư
ngành nghề đạt cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế trong giai đoạn 2021 - 2025
theo nguyên tắc nêu trên.
Thời gian thực hiện: tháng 4/2021
2. Đối với các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện quản lý
- Thành lập 02 trường trung cấp tại huyện Di Linh, Đạ Tẻh với mơ hình, tên

gọi phù hợp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp
trung tâm GDNN – GDTX Di Linh, Đạ Tẻh để đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ
trung cấp, liên thơng, liên kết đào tạo các trình độ khác cho lao động trên địa bàn và
vùng lân cận, đặc biệt là học sinh, lao động dân tộc thiểu số.
+ Trường trung cấp tại Di Linh: tập trung cho khu vực tuyến giữa của tỉnh,
đáp ứng yêu cầu đào tạo nội trú cho đào tạo trung cấp dân tộc nội trú.
+ Trường trung cấp tại huyện Đạ Tẻh: đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ trung
cấp khu vực 03 huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng và vùng lân cận.
Thời gian thực hiện: tháng 10/2021
- Rà soát trang thiết bị đã đầu tư, ngành nghề đầu tư giai đoạn 2021 – 2030
và xây dựng quy chế phối hợp quản lý, sử dụng trang thiết bị đào tạo giữa các trung
tâm GDNN-GDTX để điều chuyển trang thiết bị tại các trung tâm GDNN-GDTX
thuộc cấp huyện quản lý.
Thời gian thực hiện: tháng 6/2021
- Rà soát, xây dựng vị trí việc làm tại các trung tâm GDNN-GDTX để đảm
bảo phát huy hiệu quả số lượng viên chức, người lao động hiện có tại các trung tâm.
Thời gian thực hiện: tháng 5/2021
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, UBND CẤP HUYỆN
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các trường cao đẳng thuộc
tỉnh rà soát ngành nghề trọng điểm đã được phê duyệt đầu tư giai đoạn 2016 – 2020,
xây dựng đề án đầu tư ngành nghề trọng điểm giai đoạn 2021 – 2025, trường chất
lượng cao trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét
phê duyệt đầu tư giai đoạn 2021 – 2025.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND huyện Di Linh, Đạ Tẻh xem xét
xây dựng Đề án thành lập trường trung cấp theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố Bảo Lộc đánh giá
hiện trạng đầu tư, sử dụng trang thiết bị đào tạo nghề tại các trung tâm GDNN-



GDTX để đề xuất phương án quản lý, điều chuyển sử dụng trang thiết bị đào tạo
nghề của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố, các trường cao
đẳng thực hiện các nhiệm vụ liên quan thuộc Đề án.
2. Sở Nội vụ
- Báo cáo UBND tỉnh chuyển chức năng quản lý Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về Ủy ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng
phương án hợp nhất Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt và trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Lâm Đồng đúng quy định.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng trang thiết bị tại
các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thuộc UBND các
huyện, thành phố Bảo Lộc, hướng dẫn xây dựng Đề án đầu tư trang thiết bị đào tạo
nghề giai đoạn 2021 – 2025, đề xuất phương án quản lý, sử dụng trang thiết bị đào
tạo nghề chung của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đánh
giá hiệu quả đầu tư ngành nghề trọng điểm tại các trường cao đẳng thuộc tỉnh giai
đoạn 2016 – 2020, hướng dẫn các trường cao đẳng xây dựng đề án đầu tư ngành
nghề trọng điểm đạt cấp độ quốc gia, quốc tế giai đoạn 2021 – 2025 và đầu tư
trường chất lượng cao.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc
- Chủ trì, xây dựng Đề án đầu tư phát triển (nhân lực, cơ sở vật chất, trang
thiết bị) các trung tâm GDNN-GDTX giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn gửi Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định trong tháng 4 năm 2021, báo cáo
UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
- UBND huyện Di Linh, Đạ Tẻh phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội xây dựng Đề án thành lập trường trung cấp với mơ hình phù hợp tại huyện Di
Linh, Đạ Tẻh trên cơ sở nâng cấp Trung tâm GDNN-GDTX Di Linh, Đạ Tẻh. Nội

dung Đề án phải có phương án, lộ trình thực hiện trường trung cấp tự chủ đến năm
2025, không tăng biên chế.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG


CHỦ TỊCH
Nhằm phát huy hiệu quả của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập thuộc
tỉnh quản lý, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội dự thảo Đề án sắp xếp, tổ chức
lại cơ sở GDNN công lập để các cơ quan liên quan, đối tượng quan tâm… góp ý để
hồn chỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×