Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu 5 quan niệm sai lầm về bữa sáng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.19 KB, 9 trang )

5 quan niệm sai lầm về bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn vô
cùng quan trọng, cung
cấp đầy đủ năng
lượng cho hoạt động
trong cả ngày bận rộn,
không ăn sáng vô
cùng có hại cho sức
khỏe. Tuy nhiên bữa
sáng nên ăn thế nào,
nên ăn những thực
phẩm nào, ăn bao nhiêu là đủ… luôn là những
vấn đề chúng ta cần quan tâm để đảm bảo duy trì
cơ thể khỏe mạnh, thích nghi nhanh chóng với
nhịp sống ngày càng vội vã ngày nay.
1. Ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy

Rất nhiều người có thói quen buổi sáng ngay sau khi


ngủ dậy (khoảng 5h – 6h) đã ăn sáng, và cho rằng
làm như vậy sẽ kịp thời bổ sung năng lượng và
dưỡng chất cho cũng như khả năng hấp thụ tối đa
chất dinh dưỡng của cơ thể sau một giấc ngủ dài.
Tuy nhiên trên thực tế, ăn sáng quá sớm không
những không tốt cho cơ thể mà còn gây hại cho
đường ruột.
Các chuyên gia dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe
Trung Quốc cho biết, trong cả quá trình ngủ ban đêm,
phần lớn các cơ quan trên cơ thể đều nghỉ ngơi,


nhưng hệ tiêu hóa vẫn phải hoạt động để tiêu hóa hết
các thực phẩm của bữa tối, thông thường phải đến
rạng sáng cơ quan tiêu hóa mới đi vào trạng thái nghỉ
ngơi. Do vậy, nếu ăn sáng quá sớm sẽ gây ảnh
hưởng đến sự nghỉ ngơi của dạ dày và đường ruột,
từ đó làm tổn hại đến chức năng cũng như hiệu quả
hoạt động của các cơ quan này.

Nên: Ngay sau khi ngủ dậy nên uống nước để bổ
sung lượng nước đã tiêu hóa hết trong giấc ngủ dài,
20 – 30 phút sau ăn sáng là thích hợp. Tốt nhất nên
ăn sáng sau 7h sáng để đạt hiệu quả tiêu hóa và hấp
thụ chất dinh dưỡng cao nhất.

2. Bữa sáng quá nhiều chất dinh dưỡng

Ngày càng có nhiều người nhận ra sự quan trọng của
bữa sáng nên "ưu tiên" chú trọng thái quá cho bữa
sáng bằng những thực phẩm giàu protein, nhiệt
lượng và lượng mỡ cao như: pho mát, hambeger,
cánh gà rán hay đồ rán nhiều dầu, mỡ… Tuy nhiên
cách làm này chỉ tăng thêm "gánh nặng" cho cơ quan
tiêu hóa mà thôi, rất có hại cho cơ thể.

Cơ thể chúng ta thường trong trạng thái nghỉ ngơi
hay hoạt động ngưng trệ vào buổi sáng sớm, nếu ăn
quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng cơ quan tiêu hóa
sẽ "quá tải" do đó cơ thể không thể tiêu hóa cũng như
hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, lâu dần sẽ làm giảm
khả năng tiêu hóa, gây ra các bệnh về dạ dày và

đường ruột, béo phì…

Nên: Cần nắm rõ nguyên tắc cân bằng cho bữa sáng,
chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít mỡ ít đường,
hàm lượng xenlulozo(chất xơ) cao như: cháo, sữa bò,
sữa đậu nành, mỳ, bánh mỳ… và lưu ý không nên ăn
quá no.

3. Các loại sữa đều như nhau

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng sữa nào cũng
là sữa nên thường chỉ dùng 1 loại sữa cho bữa ăn
sáng của mình. Đặc biệt họ luôn nhầm lẫn giữa “sữa
nguyên chất” và “sữa dành cho bữa sáng”. Hai khái
niệm này khác nhau. Cùng chứa thành phần sữa
nhưng các phối liệu và thành phần dinh dưỡng khác
nhau.

Sữa nguyên chất chính là sữa tươi, không “nêm
thêm” thành phần các nguyên liệu kết hợp khác, còn
sữa dành cho bữa sáng có thể bao gồm nhiều phối
liệu: sữa, nước, mạch nha, lạc, trứng, yến mạch, chất
sắt… Sữa dùng cho bữa sáng có hàm lượng protein
thường từ 2,3% trở lên, còn trong sữa nguyên chất
hàm lượng này thường từ 2,9% – 3,1%. Do đó cần
lưu ý phối hợp và điều chỉnh lượng thức ăn tương
ứng cho phù hợp bữa sáng mới đảm bảo hiệu quả
cao nhất.

Nên: Bữa ăn sáng có dinh dưỡng cân bằng là bữa ăn

sáng khoa học nhất, do đó chúng ta cần phải đặc biệt
lưu ý vấn đề dinh dưỡng cho bữa sáng để đảm bảo
cơ thể luôn khỏe mạnh. Hàm lượng đường và chất
béo trong sữa nguyên chất tương đối thấp, vì vậy cần
phối kết hợp đúng cách và phong phú các loại thực
phẩm giàu tinh bột, protein, các loại hoa quả…

4. Sữa thêm trứng gà làm thức ăn chính

Sữa thêm trứng gà làm thức ăn chính thường là lựa
chọn của rất nhiều người cho bữa sáng, tuy nhiên
cách kết hợp lại không khoa học chút nào. Cơ thể của
con người vào buổi sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy
cần dựa vào nguồn tinh bột phong phú do bữa sáng
cung cấp để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trứng
gà và sữa là hai loại thực phẩm tuy có hàm lượng
protein cao nhưng nguồn protein ấy chỉ cung cấp
năng lượng phần nào cho hoạt động của các cơ quan
riêng lẻ trên cơ thể chứ không thể cung cấp đầy đủ
năng lượng cho toàn bộ cơ thể, do vậy ngay sau khi
ăn chúng ta đã có cảm giác đói, hoặc cảm giác đầy
bụng khó chịu, điều đó gây ảnh hưởng không tốt cho
dạ dày và đường ruột đồng thời gián tiếp ảnh hưởng
đến hiệu quả công việc và học tập, đặc biệt ảnh
hưởng lớn nhất tới trẻ em.

Ảnh: TT&VH online


Nên: Thức ăn chủ đạo cho bữa sáng nhất định không

thể thiếu, tuy nhiên phải đặc biệt chú trọng vấn đề kết
hợp các loại thực phẩm với nhau. Khi bạn muốn ăn
đồng thời cả sữa và trứng nên kết hợp ăn cùng cháo,
bánh mỳ, bánh bao, màn thầu… làm thức ăn chính để
bổ sung năng lượng. Những loại thực phẩm làm từ
ngũ cốc này có thể cung cấp đầy đủ tinh bột cho cơ
thể đồng thời có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh
dưỡng từ sữa.

5. Kết hợp quẩy với sữa đậu nành cho bữa sáng

Cũng như cách kết hợp "rất Tây" của trứng và sữa thì
sự kết hợp giữa quẩy và sữa đậu nành là đặc trưng
phổ biến trong cách ăn sáng của người Trung Quốc
cũng không hề có lợi cho sức khỏe.

Trong quá trình rán (chiên) quẩy, lượng dầu mỡ hấp
thụ trong quẩy rất nhiều, chất dinh dưỡng bị phá hủy
đồng thời sinh ra mầm mống chất ung thư có hại cho
sức khỏe. Cũng như các loại đồ rán khác, quẩy chứa
hàm lượng mỡ rất cao gây khó tiêu hóa, lại thêm sữa
đậu nành thuộc loại thực phẩm cũng giàu protein,
bữa sáng của bạn sẽ thừa dinh dưỡng, gây khó tiêu
và có hại cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ảnh: TT&VH online


Nên: Bữa sáng nên ăn hạn chế ăn quẩy cùng sữa
đậu nành, 2 lần/ tuần là khá hợp lý. Đồng thời nên

chọn thực đơn “nhẹ nhàng” cho cả bữa trưa và bữa
tối, nên hạn chế ăn các loại đồ rán, chiên nhiều dầu
mỡ, thay vào đó nên bổ sung nhiều hoa quả và rau
xanh.

×