Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu French New Wave pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.24 KB, 5 trang )

French New Wave



Vào khoảng năm 1950, một số lớn khán giả điện ảnh trẻ tuổi nước Pháp đã
bắt đầu chán ngấy các phim đang trình chiếu ở khắp nơi trên thế giới. Họ cho rằng
phong cách làm phim này thiếu "năng lượng" và trí tưởng tượng, và còn gọi đó là
cinéma du papaThe 400 Blows, (rạp chiếu của ông già). Cho đến cuối thập kỉ đó,
một nhóm nhà phê bình gồm Francois Truffaut, Jean Luc Godrad, Claude Chabrol
và Eric Rohmer quyết định tự làm phim cho chính mình để chứng minh rằng điện
ảnh ngoài mục đích giải trí, nó còn phải thử thách và "kích thích" khán giả. Họ từ
bỏ mọi phương pháp dẫn chuyện điện ảnh đã được sử dụng trong suốt nửa thế kỉ
qua. Một loạt các phim như Breathless và Hiroshima, Mon Amour (Hiroshima tình
yêu của tôi) được ra mắt năm 1959. Họ đã khởi xướng một phong trào mà cho đến
nay vẫn được biết đến dưới tên gọi "Làn Sóng Mới kiểu Pháp".
Các đạo diễn phong cách Làn Sóng Mới thường được cảm hứng từ các tác
phẩm của người đi trước như Jean Renoir, Roberto Rossellini và Alfred Hitchcock.
Rất nhiều kĩ thuật mới được áp dụng nhưng các cảnh rung với máy quay cầm tay,
linh động trong cách quay phim để thay thế cho các phương pháp xưa cũ lỗi thời.
Phát minh đặc biệt nhất của họ là "cú cắt nhảy" ("jump" cut). Đó là cách cắt cảnh
đột ngột, bất ngờ khi phim đang trôi chảy nhằm "nhắc" khán giả rằng họ đang xem
phim truyện chứ không phải đời thực.
Bộ phim The 400 Blows (1959) của Fancois Truffaut là một trong những
phim đầu tiên của phong trào Làn Sóng Mới kiểu Pháp đã thu hút được nhiều sự
chú ý từ khắp nơi. Những điểm đáng nhớ trong phim này là cách sử dụng các cảnh
dài, "quét" máy quay và đặc biệt là cảnh cuối cùng của phim, cảnh phim "đóng
băng" lại ở gương mặt của nhân vật chính. Những phim nổi tiếng sau đó của ông
là "Shoot the Piano Player" (1960) và "Jules & Jim" (1961) với cách sử dụng hình
ảnh đầy sáng tạo. Truffaut sau đó còn phát hiện ra nhiều phương pháp mới trong
trong cách làm phim hài qua bộ phim Day for Night (1973).


Theo Jean-Luc Godard, một đạo diễn khác của phong trào Làn Sóng Mới,
thì một phim thường phải có 3 phần mở đầu, phần giữa và phần kết, nhưng không
nhất thiết phải đi theo một trật tự đó. Ông đã đưa tư tưởng đầy nổi loạn của mình
vào bộ phim Breathless (1959), phá vỡ mọi quy luật dẫn truyện trên màn ảnh.
Phim lấy phong cách và nền tảng từ các phim hạng B của Hollywood và film noir.
Nhưng sau những năm 1960, Godard bớt tập trung vào nội dung mà bắt đầu thử
nghiệm cách đưa những tuyên ngôn chính trị vào phim ảnh. Để đạt được điều này,
ông phát triển một ngôn ngữ điện ảnh hoàn toàn mới. Weekend (1967) chứa đầy
những cuộc phỏng vấn, phát biểu, tuyên ngôn chính trị như thật. Godard cũng là
một trong những đạo diễn đầu tiên thử nghiệm làm phim với băng video.
Rất nhiều đạo diễn tài năng khác đi theo trường phái Làn Sóng Mới. Mỗi
người phát triển một phong cách làm phim rất đặc biệt cho riêng mình, (ngoại trừ
Louis Malle một mình làm theo nhiều phong cách khác nhau). Alain Resnais sử
dụng cách chuyển động máy quay phức tạp và các cú cận sát cảnh để thể hiện cảm
giác về thời gian và kỉ niệm trong phim Hiroshima, Mon Amour (1959) và Last
Year at Marienbad (1961). Claude Chabrol thì chuyên về các phim rùng rợn theo
kiểu Hitchcock, trong khi Eric Rohmer thì thích làm phim về các mối quan hệ cá
nhân của chính mình. Agnès Varda làm phim dưới góc nhìn nam nữ bình quyền,
và luôn đề cao nữ quyền trên phim. Chris Narjer áp dụng những kĩ thuật của Làn
Sóng Mới để làm phim tư liệu theo 1 phong cách gọi là "cinéma-vérité" (cinematic
truth).
Làn Sóng Mới kiểu Pháp dần dần biến mất từ sau năm 1963. Nhưng nó đã
gây cảm hứng cho nhiều làn sóng mới khác trong công nghiệp điện ảnh toàn thế
giới. Phong trào này đã đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử điện ảnh. Cho đến
tận hôm nay, bạn vẫn có thể nhận ra sự ảnh hưởng của trường phái này trong các
mẫu phim quảng cáo cũng như một số phim truyện.

Tiền Đề Của Làn Sóng Mới Ở Pháp (1959 - 1964)

Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, một thế hệ mới các nhà làm phim trên

thế giới đã trưởng thành. Ở các nước đều thấy sự nổi bật lên các đạo diễn sinh ra
trước Thế chiến II, nhưng lại trưởng thành ở thời kỳ tái thiết và phát triển phồn
thịnh sau chiến tranh. Ở Nhật, Canada, Anh, Italy, Tây Ban nha, Brazil va Mỹ đều
có những nhóm điện ảnh trẻ tuổi thuộc trào lưu làn sóng mới. Một số được đào tạo
trong các trường điện ảnh, một số khác thì cộng tác với các tạp chí điện ảnh
chuyên ngành. Phần lớn đều nổi dậy chống lại lớp người đi trước trong ngành
công nghiệp. Nhóm có nhiều ảnh hưởng nhất là ở Pháp.
Vào giữa thập niên 50, một nhóm thanh niên viết cho một tạp chí điện ảnh
tại Paris - Cahiers du cinema, tấn công dồn dập vào những nhà làm phim Pháp mà
thời đó đang được kính trọng nhất về mặt nghệ thuật. Francois Truffaut viết : "Tôi
chỉ công nhận giá trị của kịch bản khi nó được viết bởi chính con người của
điện ảnh. Aurenche và Bost (những người viết kịch bản phim hàng đầu của
thời đó) chủ yếu là những người thuộc giới văn chương, song việc tôi chê
trách hô ở đây là ở chỗ họ đã coi thường điện ảnh bằng việc đánh giá thấp về
nó."
Khi đề cập đến 21 đạo diễn chủ yếu, Jean-Luc Godard đã khẳng định : "Sự
di chuyển máy quay của các ông xấu, vì đối tượng của các ông xấu, các diễn
viên của các ông diễn kém, vì đối thoại không hay. Nói tóm lại là các ông
không biết làm thế nào để tạo ra điện ảnh, vì thậm chí các ông còn không biết
nó là cái gì nữa." Tuy Truffaut, Godard cùng với Claude Chabrol, Eric Rohmer
và Jacques Rivette có bênh vực một số đạo diễn, nhưng cho rằng họ phần nào lỗi
thời (Jean Renoir, Mã Ophuls) hoặc lập dị (Robert Bresson, Jacques Tati).
Điều quan trọng hơn là những thnah niên này cho rằng không có gì mâu
thuẫn khi một mặt họ bác bỏ ngành làm phim của Pháp, nhưng mặc khác lại rất
yêu thích điện ảnh thương mại Hollywood. Những người nổi loạn trẻ tuổi của tạp
chí Cahiers cho rằng tác phẩm của một số đạo diễn - auteurs (tác giả), nghệ thuật
đã thực sự tồn tại trong nền điện ảnh Mỹ. Một tác giả không phải đã biết kịch bản
phim một cách thực sự, nhưng họ tìm cách in dấu ấn tư chất của họ lên các thể loại
và các sản phẩm của xưởng phim và vượt qua hệ thống tiêu chuẩn hóa của
Hollywood. Howard Hawks, Otto Preminger, Samuel Fuller, Vincente Minnelli,

Nicholas Ray, Alfred Hitchcock đều có tầm vóc lớn hơn những người chỉ có tay
nghề. Những con người này công lại tạo ra cả một thế giới gắn kết.
Truffaut dẫn lại lời của Giraudoux nói rằng : "Không có những tác phẩm,
chỉ có những auteurs (tác giả)". Về sau Godard nhận xét thêm : "Chúng tôi đã
thắng vào cái ngày người ta thừa nhận về nguyên tắc rằng như một bộ phim
của Hitchcock cũng quan trọng như một cuốn sách của Aragon. Nhờ vào
công lao của chúng tôi, phim ảnh của các auteurs cuối cùng đã đi vào lịch sử
nghệ thuật."
Thật thế, nhiều nhà đạo diễn Hollywood được những nhà phê bình và nhà
làm phim này ca ngợi đã giành được danh vọng vang dội mãi cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, chỉ viết những bài phê bình không đủ thỏa mãn những thanh
niên này. Họ ngứa ngáy chuyện làm phim. Bằng cách vay tiền của bạn bè, quay
phim ngay tại địa điểm, mỗi người trong số họ bắt đầu làm những cuốn phim ngắn.
Vào năm 1959, họ đã trở thành lực lượng không thể thiếu. Trong năm đó, Rivette
quay bộ phim Paris Belongs To Us; Godard làm phim Breathless; Chabrol làm
bộ phim truyện thứ hai của anh, Les Cousins và vào tháng tư, The 400 Blows của
Truffaut giành được giải thưởng lớn tại liên hoan phim Cannes.

×