Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Phim độc lập & tình yêu điện ảnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.65 KB, 8 trang )

Phim độc lập & tình yêu điện ảnh

Làm phim với kinh phí cực thấp!
Khái niệm phim độc lập (indie film) ra đời vào đầu thập niên 1980 tại
Hollywood khi xuất hiện một thế hệ đạo diễn trẻ chưa có tên tuổi tự tìm kiếm kinh
phí để thực hiện những bộ phim của họ. Những bộ phim “ngoài luồng” không nằm
trong tầm kiểm soát hay chi phối của các hãng phim lớn lập tức tạo nên một làn
sóng tại Mỹ. Có thể coi Blood Simple của anh em đạo diễn Coen (đạo diễn
Trương Nghệ Mưu đã mua lại kịch bản phim này và đang quay tại Trung Quốc) là
dấu mốc son cho phim độc lập tại Mỹ.

LHP Sundance và giải thưởng Tinh thần độc lập ra đời ngay sau đó tôn
vinh Blood Simple và trở thành bà đỡ cho các nhà làm phim độc lập sau đó, với
những đạo diễn trẻ mà ngày nay trở thành những tên tuổi lớn của điện ảnh Mỹ và
thế giới như Martin Scorsese, Oliver Stone, anh em nhà Coen, David Lynch, Spike
Lee, Lý An, Steven Soderbergh, Sofia Coppola, Danny Boyle Ngày nay, phim
độc lập trở thành một đối trọng với những bộ phim chính thống tại Mỹ. Nhiều bộ
phim đạt doanh thu cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần kinh phí, nhiều
phim lọt vào đề cử các giải thưởng điện ảnh lớn như Oscar hay các LHP như
Cannes, Venice, Berlin. Năm 2008 vừa qua, hai bộ phim độc lập đình đám là
Slumdog Millionaire và The Wrestler chiến thắng vang dội tại giải Oscar và LHP
Venice là những ví dụ mới nhất. Nhưng thực tế không đơn giản. Mỗi năm, tại Mỹ
có hàng trăm bộ phim độc lập được sản xuất và hầu hết chúng đều không có cơ hội
phát hành ở rạp chiếu. Đạo diễn gốc Việt Tony Bùi thực hiện Ba mùa tại Việt Nam
với dàn diễn viên người Việt vô danh tại Mỹ, nhưng đoạt đến 3 giải thưởng lớn tại
LHP Sundance (1999) và thu được hơn 2 triệu USD tiền bán vé.

Nhưng 10 năm sau, anh chưa thực hiện thêm được bộ phim nào. Anh trai
của Tony Bùi là Timothy Linh Bùi năng động hơn, với hai bộ phim được thực
hiện tại Mỹ. Bộ phim độc lập mới nhất của anh Powder Blue (2009), với dàn diễn
viên tên tuổi của Hollywood như Forest Whitaker (đã đoạt Oscar), Jessica Biel,


Patrick Swayze phải phát hành bằng DVD, không có cơ hội ra rạp vì quá dở
(?). Cây bút phê bình Jason McKiernan của trang filmcritic.com chấm phim này
1/5 sao với câu mở đầu không thể “phũ” hơn: “Powder Blue là một trong những
bộ phim tệ hại nhất từng được sản xuất!”. Tất nhiên Powder Blue của Timothy
Linh Bùi không phải là trường hợp hi hữu mà ngay cả những bộ phim có dàn diễn
viên lớn tham gia cũng chịu cảnh tương tự, nếu phim dở. Crossing Over (với dàn
diễn viên Harrison Ford, Ashley Judd) và The Horsemen (Chương Tử Di, Dennis
Quaid) là những ví dụ.

Những mốc son chói lọi hay những “kẻ chìm xuồng” của dòng phim độc
lập là hai mặt của một vấn đề. Cơ hội chỉ đến với những tài năng và tình yêu điện
ảnh mãnh liệt.

Đây đó, bạn vẫn nghe về chuyện một cô giáo làng cùng học sinh thực hiện
một bộ phim tình cảm rất xuất sắc với kinh phí 11.000 USD hay thậm chí là một
bộ phim kinh dị chỉ có 70 USD vẫn được phát hành chính thức tại rạp chiếu. Biết
đâu vài năm nữa, điện ảnh thế giới lại có thêm những tên tuổi lớn từ những bộ
phim nhỏ như thế?!

Một lần nữa, chuyện về phim độc lập trở lại, nhưng sẽ có nhiều câu chuyện
mới
Làm phim với kinh phí cực thấp !
(TT&VH Cuối tuần) - Tìm đủ tiền để làm một phim truyện dài là một
vấn đề lớn, ngay cả với những ông chủ hãng phim, chứ không nói chi đến
những sinh viên điện ảnh mới tốt nghiệp.

Bạn học của tôi, trong năm thứ ba, đã bỏ ra 5.000 đô-la Mỹ để làm một
phim ngắn, thời lượng 8 phút, quay bằng phim nhựa 16mm. Nếu muốn làm một
phim truyện 80 phút, họ sẽ phải bỏ ra bao nhiêu? Ít nhất 50.000 đô-la Mỹ - nhiều
hơn tổng cộng số tiền họ đã phải trả để theo học trường điện ảnh. Do đó, thật là

thú vị khi biết rằng: bộ phim El Mariachi của Robert Rodriguez (RR), một phim
truyện dài, thời lượng 80 phút, nhiều pha hành động ngoạn mục, chỉ được làm với
7.000 đô la Mỹ. Bộ phim thắng vô số giải thưởng, trong đó có giải Independent
Spirit và LHP Sundance.

Poster phim El Mariachi
Trong bài viết này, tôi muốn bàn luận về cách mà Robert Rodriguez, lúc đó
mới 23 tuổi, đã xoay sở để hoàn thành El Mariachi với kinh phí ít ỏi. Nói một cách
khác, làm sao RR trở thành “tay chơi” trong làng Hollywood chỉ với 7.000 đô?
RR chưa bao giờ chính thức là sinh viên điện ảnh. Anh đã không tìm ra
cách nào để xin vào học tại khoa Điện Ảnh của trường ĐH Texas vì điểm trung
bình GPA của anh quá thấp. Tuy nhiên, anh đã tập làm phim từ khi còn nhỏ. RR
sử dụng bất cứ thiết bị nào trong tầm tay, từ chiếc máy quay cũ kỹ đến những cây
đèn rẻ mạt. Anh “chơi” với hình thức điện ảnh với 10 anh chị em trong gia đình -
được xem như là nguồn cung cấp diễn viên dồi dào.
RR thú nhận: anh đã làm ra một đống tầm phào trước khi anh làm được thứ
gì đó xem được. Điều này có nghĩa là anh không hề sợ việc “thử và sai”. Kỹ năng
làm phim của RR được mài giũa mỗi lần làm được một bộ phim ngắn và nó chỉ
tốn ít hơn 10 đô-la Mỹ. Thêm nữa, anh đã tự học để có thể làm công việc của cả
một đoàn làm phim: từ bố trí đèn, thao tác máy quay, chỉ đạo diễn xuất đến dựng
phim.

Lấy (phim) ngắn nuôi (phim) dài
Thành công đầu tiên của anh là một phim ngắn 8 phút, Bedhead. Phim được
quay bằng một máy 16mm, sau đó chuyển sang băng từ ¾” để dựng. Với cách này,
anh tiết kiệm được rất nhiều tiền, vì có thể dựng phim ngay tại một thư viện công
cộng và không phải trả tiền in tráng phim cho mỗi bản gửi đi dự LHP. Tư duy của
RR chọn băng từ là một cách tiếp cận điện ảnh như là cách những nhà làm phim
độc lập hiện giờ chọn video kỹ thuật số để tiết kiệm chi phí.
Bây giờ, cứ cho là El Mariachi đã được làm xong, RR phải nhắm trước có

thể bán được bộ phim này ở đâu. Và đó là thị trường video nói tiếng Tây Ban Nha
ở Mỹ. Có ba lý do dẫn đến quyết định này: thứ nhất, bối cảnh của phim là tại một
thị trấn biên giới Mexico - Mỹ, do đó ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Tây Ban Nha; thứ
hai, đồng sản xuất với anh, Carlos Gallardo có một vài mối quen biết ở thị trường
này; và thứ ba thị trường phim video của Mỹ chỉ nhận băng từ 1 chứ không nhận
băng từ ¾. RR sẽ thu được bao nhiêu? Khoảng 20.000 đô-la Mỹ! Do đó, để có thể
tiếp tục làm phim, bộ phim đầu tay này chỉ được phép ngốn ít hơn 10.000 đô la
Mỹ. Nói một cách khác, từ trước khi bộ phim khởi động. RR phải tính được số
tiền tối đa có thể bỏ ra để đảm bảo xoay vòng vốn.
Có người sẽ thắc mắc: làm sao anh ta có thể tự tin rằng mình có thể làm
một phim truyện 80 phút với kinh phí chỉ 10.000 đô la Mỹ? Trả lời: RR cho rằng
nếu chỉ cần bỏ ra 800 đô để làm Bedhead, một phim ngắn 8 phút, thì làm một
phim 80 phút với 8.000 đô là điều hoàn toàn trong tầm tay!
Thế làm sao mà RR có được 800 đô trong tay để làm Bedhead? Anh đến
một trung tâm thí nghiệm, nơi người ta thử các loại thuốc mới trên người, để làm
chuột bạch. Sau một tuần khổ ải, nốc đủ các loại thuốc men, anh được trả 2.000 đô.
Đối với RR, đó là một kết thúc có hậu vì ít ra anh cũng có đủ tiền để làm Bedhead.
Để có kinh phí cho El Mariachi, RR cũng đi theo con đường này.
RR không mượn tiền của ai cả bởi vì anh ta nghĩ: nếu dùng tiền của chính
mình thì sẽ tiêu xài thận trọng hơn dùng tiền của người khác. Thêm nữa, phim
ngắn Bedhead cũng mang về cho RR một mớ tiền thưởng từ các LHP (ngắn). Đây
hẳn cũng là một chiến lược tốt, nhất là đối với các sinh viên điện ảnh. Chẳng phải
Việt Nam ta có câu: “lấy (phim) ngắn nuôi (phim) dài” đó sao? Phần lớn bối cảnh
mà RR chọn chỉ nằm trong bán kính 2-3 khu nhà tính từ “trung tâm chỉ huy”. Đây
cũng là một yếu tố quan trọng bởi cả đoàn làm phim sẽ tiết kiệm được nhiều thời
gian, năng lượng và tiền bạc cho việc di chuyển (với trang thiết bị). Thậm chí, RR
còn tính đến chuyện quay thật nhanh, hoàn thành ngày làm việc trước bữa ăn chiều,
để không phải tốn thêm tiền ăn uống.
RR bắt đầu viết kịch bản cho El Mariachi vào thời điểm anh ở trong trung
tâm thí nghiệm. RR thậm chí còn tuyển luôn anh bạn cùng phòng Peter Marquardt

vào một trong những vai chính. RR viết: “Cậu ta đã diễn bao giờ chưa? Chưa!
Nhưng thật ra đó lại là điều tốt. Bởi cậu ta sẽ giống như tất cả mọi người tham gia
bộ phim này”. Rõ ràng, chi phí dành cho diễn viên nhờ đó sẽ thấp hơn nhiều.

Đầu xuôi đuôi lọt
Robert cũng đã tính đến chuyện đánh bóng bộ phim để dễ bán hơn, bằng
việc mời một ngôi sao truyền hình Mexico nhưng không thành công. Do đó, cách
duy nhất để khiến cho bộ phim này có vẻ đáng tiền là có những góc máy thật ngầu.
Vấn đề nảy sinh là anh chẳng có nhiều tiền để đốt phim, vì thế phải chuẩn bị thật
kỹ càng. El Mariachi được quay trong 3 tuần rưỡi, với trang thiết bị và diễn viên
tối thiểu. RR vừa làm sản xuất/đạo diễn/quay phim/thu âm. Quá trình hậu kỳ thật
dài và vất vả vì RR phải làm tất cả mọi thứ trong một thư viện địa phương, với các
trang thiết bị lạc hậu. Tuy nhiên, sau khi cắt được vài đoạn trailer, và làm những
người xem chúng kinh ngạc, đã khiến cho RR có thêm nghị lực để hoàn thành
dựng bộ phim dài 80 phút này. Như vậy, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của
một trailer tốt, đóng vai trò như một tiên phong đi đầu để lôi kéo khán giả và
những tay mua bán phim.
Thật vậy, ngay sau khi xem trailer, Robert Newman, của International
Creative Management, Inc đã rất phấn khích và hỏi RR đã chi bao nhiêu tiền. RR
đoán rằng: ông ta có ý muốn hỏi giá để mua bộ phim này. RR trả lời: “30.000 đô
la Mỹ!”. Ông trùm gật gù: “Ừ, bình thường tao dựng cái trailer kiểu này cũng mất
30.000 đô!”. RR ngã ngửa, hóa ra ông cá mập kia chỉ muốn hỏi RR dựng trailer
hết bao nhiêu tiền. Thật sự, giá mà một công ty trả để làm một trailer 1 phút, đã
gấp mấy lần số tiền RR bỏ ra để làm nguyên một bộ phim 80 phút.
Ông trùm Newman đã quyết định mua El Mariachi sau khi xem cả bộ phim.
Ông ta còn gợi ý RR nên có một nhà đại diện, với ý là có một đại diện, những lợi
ích của anh sẽ được đảm bảo, không có đại diện, anh sẽ như kẻ rày đây mai đó.
RR thậm chí còn có cả luật sư riêng ngay khi cuộc chiến giành giật quyền phát
hành El Mariachi nổ ra giữa các đại gia TriStar, Miramax, Disney, và Columbia.
Cuối cùng, Columbia là kẻ chiến thắng với bản hợp đồng trị giá 150.000 đô ứng

trước và 25% lợi nhuận bán video.

Khi RR được Hollywood đón nhận, anh đã thực hiện tiếp bộ phim ăn khách
Desperado

El Mariachi được gửi đi nhiều LHP phim và mang về Giải khán giả của
LHP Deauville, Giải khán giả của LHP Sundance, Giải Phim truyện đầu tay của
Independent Spirit Award, Giải Tác phẩm đầu tay của Premios ACE. Bộ phim
chính thức ra rạp ngày 26/2/ 1993 và thu được 2 triệu đô. Bộ phim còn thu thêm
khoảng 4,5 triệu đô-la Mỹ tiền bán băng video nữa. Sau đó, RR được Hollywood
đón nhận và thực hiện tiếp hai phần phim ăn khách (Desperado và Once Upon a
Time in Mexico). RR hiện là một trong những đạo diễn “dòng chính” tại
Hollywood.
Kết luận: Với một kinh phí hạn hẹp, Robert Rodriguez đã chứng minh được
việc sản xuất một phim truyện dài là điều có thể.

×