Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những ''''''''bước chuẩn'''''''' khi săn việc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.11 KB, 5 trang )

Những ''bước chuẩn'' khi săn việc
Thấy mẩu tuyển dụng ưng ý, ứng viên lập tức nộp hồ sơ và chờ cơ hội phỏng vấn.
Tuy nhiên, tiến trình này lại bị xem là một trong những cách xin việc thiếu hiệu
quả nhất.

Hãy trực tiếp gửi hồ sơ nếu có thể (Ảnh minh hoạ)
Thay vào đó, Richard Deems - tiến sĩ kiêm đồng tác giả cuốn “Make Job Loss
Work for You” - khuyến khích các ứng viên áp dụng “Hệ thống Kỹ năng Khai
thác công việc của Deems” với 5 bước "chuẩn".
“Cách tiếp cận công việc của hệ thống này hoàn toàn khác với những gì người tìm
việc được chỉ dẫn trước kia. Nó bắt đầu với nét khác biệt đơn giản: trước lúc nộp
đơn ứng tuyển một vị trí, ứng viên nên tìm hiểu nhiều hết mức có thể về vị trí đó
để xem mình quan tâm đến đâu. Dĩ nhiên, những ai làm việc này sẽ không nộp
đơn vào đủ loại vị trí như một người săn việc điển hình, bởi không có lý do gì phải
lãng phí thời gian và công sức cho điều họ không thật sự quan tâm ngay từ đầu!",
Deems giải thích.
Bước 1: “Ngâm cứu” vị trí định ứng tuyển
Khi đọc được hay nghe nói về một vị trí bạn quan tâm, hãy liên hệ với người chịu
trách nhiệm tuyển dụng. Nói với anh/chị ấy rằng bạn biết họ đang cần người và
muốn trao đổi thật chi tiết về các yêu cầu đặt ra.
Nếu mẩu quảng cáo tuyển dụng không đề cập đến người cần liên lạc, bạn vẫn có
thể tìm được thông tin này bằng cách gọi trực tiếp đến công ty đó, vào website
công ty hoặc lướt qua những bài báo và blog viết về công ty.
Theo Deems, mục đích của ứng viên ở bước 1 nên là:
- Tạo dấu ấn cho tên mình với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên
- Nắm bắt thông tin về vị trí nhiều hơn các ứng viên khác
- Quyết định xem đây có phải là vị trí mình muốn theo đuổi hay không
Bước 2: Tìm hiểu về công ty dự tính xin vào
Trước khi nộp đơn xin việc, có rất nhiều thông tin liên quan đến công ty mà những
người tìm việc nên nắm bắt trước bao gồm cả lịch sử, sản phẩm hoặc dịch vụ, liên
doanh hoặc công ty con, các cơ sở, môi trường lao động và những vị lãnh đạo then


chốt.
Để thu thập những thông tin này, Deems tư vấn:
- Hỏi xin nhà tuyển dụng bản báo cáo thường niên hoặc tài liệu phù hợp khác về
công ty (nếu nó không có sẵn trên mạng).
- Dùng Internet để khám phá về công ty bạn định xin vào làm. Đừng bỏ qua các
đường link và blog liên quan.
- Tận dụng các quan hệ trực tuyến lẫn ngoài đời để tìm ra ai đó nắm thông tin. Hỏi
người này xem họ nghĩ gì về công ty ấy, cả mặt ưu lẫn khuyết.

Tận dụng các quan hệ trực tuyến lẫn ngoài đời để tìm ra ai đó nắm thông tin (Ảnh
minh hoạ)
Bước 3: Đánh giá thế mạnh và độ quan tâm của bạn
Sau khi tìm hiểu vị trí định ứng tuyển và công ty, bạn cần ngừng lại, đánh giá và
đưa ra quyết định. Đây có phải là việc bạn làm tốt nhất và thích làm nhất không?
Liệu môi trường làm việc mới có thể giúp bạn phát huy khả năng ở mức cao nhất?
Bạn có cần công việc đó không? Một cách để đánh giá hiệu quả là đề ra các tiêu
chuẩn cho việc lựa chọn vị trí và kiểm tra xem cơ hội mới đáp ứng tiêu chuẩn của
bạn thế nào.
Bước 4: Lên kế hoạch định vị bản thân
Nên liên hệ với người có quyền quyết định trong quá trình tuyển dụng và cho
ông/bà ấy biết bạn muốn được nhìn nhận là ứng viên hàng đầu. Thông thường,
đơn giản là người này sẽ hỏi xem resume của bạn, nhưng ứng viên có thể áp dụng
nhiều “chiêu” khác để đảm bảo mình nổi bật hơn số còn lại.
Deems gợi ý: “Kế hoạch định vị cần phải vượt ra khỏi khuôn khổ của bản sơ yếu
lý lịch. Phải làm sao giữ cho tên bạn luôn ở vị trí nổi bật trong tâm trí nhà tuyển
dụng, ngay cả khi người đó đang xem qua các bản resume khác. Để làm được điều
này, có thể bạn cần bám sát resume, nhờ ai đó quen biết thay mặt bạn gọi điện hỏi
thăm tình hình… Và đừng quên dành thời gian viết ra những việc phải làm!”
Bước 5: Bắt tay vào hành động
Theo Deems, có 3 điều mà các ứng viên nên làm khi đã sẵn sàng thực hiện kế

hoạch xác định vị trí của họ, bao gồm:
- Tập hợp giấy tờ cần thiết theo đúng hướng dẫn của nhà tuyển dụng.
- Trực tiếp gửi hồ sơ nếu có thể. Nếu không, chuyển nó qua email, đường gửi thư
thông thường hoặc cả hai.
- Theo sát đường đi của hồ sơ. Hãy chờ hai, ba ngày cho nhà tuyển dụng nhận
được hồ sơ sau đó gọi điện thoại xác nhận. Lúc ấy, nhớ chuẩn bị trước các câu hỏi
nhằm xin contact của họ và cố gắng sắp xếp cuộc gặp ngắn để đích thân bạn có thể
ngồi trò chuyện với người này.
Những bước trên có thể khiến ứng viên thấy phiền toái và e ngại lúc ban đầu,
nhưng chúng lại là cách làm chủ động và có ích để đạt hiệu quả trong quá trình săn
việc. Deems nhấn mạnh: “Những ai năng nổ, hay gặp gỡ và trò chuyện với người
khác là những người luôn duy trì sức sống và lòng tự tin. Còn đối tượng chỉ ngồi
nhà và đơn thuần gửi resume đi thường dễ trở nên chán nản. Cuối cùng, họ cũng
sẽ có việc làm nhưng tiến trình tìm việc lại kéo dài lâu hơn mức cần thiết và vị trí
có thể không như mong đợi!”

×