Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Dinh dưỡng và sức khoẻ răng miệng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.81 KB, 7 trang )

Dinh dưỡng và sức khoẻ răng miệng


Đánh răng sau khi ăn rất quan trọng



Ông bà xưa có nói: “Cái răng, mái tóc là gốc con
người”, hiểu một cách nôm na thì hàm răng đẹp, mái
tóc mượt mà là điều đẹp nhất của con người về mặt
hình thức. Nếu gạn lọc thêm một ý nghĩa khác trong câu
nói này thì hàm răng đẹp và mái tóc mượt chính là sự
biểu hiện tốt của việc chăm sóc chu đáo và toàn diện về
sức khỏe răng miệng và tóc.

1. Chăm sóc răng miệng cho bà mẹ mang thai như thế
nào?
Trong thời kỳ mang thai do có sự xáo trộn cân bằng nội tiết
tố (hormone), nướu dễ bị viêm và chảy máu. Cũng trong
thời kỳ này bà mẹ dễ bị mệt mỏi, nôn mửa và có cảm giác
khó chịu khiến cho bà mẹ chễnh mảng việc vệ sinh răng
miệng. Điều này sẽ làm cho bệnh sâu răng và nha chu sẵn
có tiến triển nặng thêm. Vì vậy, bà mẹ nên đi khám răng và
điều trị tất cả các bệnh răng miệng nếu có.

Bà mẹ nên ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, đặc biệt là can-xi là
chất rất cần cho người mẹ và thai nhi. Khi mang thai được
4 tháng thì răng và xương của thai nhi bắt đầu hấp thu can-
xi. Khi mang thai được 7-9 tháng thì thai nhi cần nhiều can-
xi và phốt-pho hơn. Các chất này có trong những thức ăn
hàng ngày. Sữa và những sản phẩm của sữa là nguồn chứa


can-xi tốt nhất.

Nhiều người cho rằng “Răng sẽ bị hư sau mỗi lần mang
thai” hay “Sanh một đứa con mất một chiếc răng”. Điều
này không đúng, thai nhi không lấy can-xi từ răng của
người mẹ. Nếu như người mẹ dinh dưỡng và giữ vệ sinh
răng miệng tốt thì chắc chắn rằng răng và nướu sẽ khỏe
mạnh.

Cần lưu ý là, khi trẻ mới sanh ra không có vi khuẩn gây sâu
răng trong miệng. Khi răng mọc, vi khuẩn gây sâu răng có
thể truyền qua trẻ chủ yếu là do người mẹ qua nếm thức ăn,
nhai nhuyễn thức ăn trong miệng của mẹ rồi đút cho con.
Do vậy các bà mẹ nên tránh làm những điều này vì có thể
gây sâu răng cho trẻ.

2. Chăm sóc răng miệng cho trẻ em trước tuổi đi học
như thế nào?

Bà mẹ phải giúp trẻ giữ gìn bộ răng sữa đầy đủ, góp phần
cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí sau này. Cần phải
làm sạch răng cho bé mỗi ngày bằng một miếng gạc hay
một miếng vải sạch, ướt. Sau đó dùng bàn chải có lông
mềm để chải tất cả các mặt răng cho bé, chỉ cần chải với
nước sạch. Các thói quen xấu ở lứa tuổi này cần tránh là:
mút núm vú giả, mút ngón tay, bú bình sữa lúc ngủ.

Khi trẻ được 2-3 tuổi nên cho trẻ đi khám răng sớm. Bác sĩ
răng hàm mặt sẽ phát hiện những dấu chứng sớm của bệnh
sâu răng và sẽ hướng dẫn những lời khuyên hữu ích. Việc

khám răng sớm còn giúp bé làm quen với phòng khám
răng, làm bé vui vẻ và tự tin trong các lần khám răng sau.

Việc sử dụng Fluor rất cần thiết để bảo vệ răng không bị
sâu vì:

• Fluor làm cho men răng cứng chắc hơn

• Ức chế sự hoạt động của vi khuẩn

• Ngăn chặn sự thành lập của mảng bám.

Fluor được dùng dưới dạng toàn thân (Fluor hóa nước máy,
viên fluor) hay dưới dạng tại chỗ (nước súc miệng có Fluor,
kem đánh răng có Fluor, gel Fluor).

3. Chăm sóc răng miệng cho thanh thiếu niên như thế
nào?

Trẻ em 9-10 tuổi có thể tự chải sạch răng. Nhà trường và
cha mẹ sẽ dạy cho trẻ phương pháp chải răng đúng cách.
Bệnh sâu răng và bệnh nha chu được phòng ngừa bằng
cách chải răng mỗi ngày, ngay sau khi ăn. Hạn chế ăn quà
vặt (nhất là thức ăn có nhiều chất ngọt, dễ bám dính lên mặt
răng: kẹo mạch nha, chocolate, kẹo đậu phộng, thức uống
ngọt…). Chú ý tránh các thói quen xấu có hại cho sự phát
triển của hàm răng: ngồi học chống cằm, đưa lưỡi ra trước,
cắn bút chì, thở bằng miệng, cắn móng tay, mút ngón tay
cái… Khi đến tuổi dậy thì, trẻ em hay bị viêm nướu nên
cần phải đặc biệt chú ý.


4. Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi như thế
nào?

Người cao tuổi có thể bị khô miệng, cảm thấy răng dài ra,
mòn răng, thay đổi thói quen ăn uống, có thể có những vết
loét ở niêm mạc miệng hay ở lưỡi. Khi gặp các triệu chứng
này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư
vấn.

Tóm lại, để có một hàm răng khỏe và đẹp chúng ta cần
phải:

- Ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, hợp lý. Thức ăn bổ cho cơ thể
cũng là thức ăn bổ cho răng và nướu. Hạn chế ăn quà vặt có
nhiều chất đường, bột dính.

- Sử dụng các dạng Fluor để ngừa sâu răng

- Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần

- Chải răng ngay sau khi ăn là điều quan trọng nhất và phải
thực hiện thành thói quen, suốt đời.

×