Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những vấn đề lý luận về năng suất lao động, thực trạng và các giải pháp tăng năng suất lao động ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.37 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG , THỰC TRẠNG VÀ CÁC
GIẢI PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và Tên:
Mã số sinh viên:
Nhóm:
GV hướng dẫn:
GVC.ThS Nguyễn Tuấn Vương

Hà Nội, 6/2021

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
Đi cùng với sự phát triển của xã hội thì q trình sản xuất cũng khơng
ngừng được biến đổi và năng suất lao động từ đó cũng được nâng cao. Đặc
biệt trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, xu hướng tồn cầu hóa và sự cạnh tranh thì vấn để tăng năng suất lao
động trở thành mục tiêu sống còn của một doanh nghiệp.
Tự do hóa thương mại và Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang
ngày càng phát triển, đây vừa là cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng
đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Việt Nam cần có định
hướng phát triển đúng và giải pháp hiệu quả để không bị tụt lại phía sau so với
các quốc gia khác. Một trong những điểm nhấn căn bản để thúc đẩy tăng
trưởng, chính là cải thiện năng suất lao động (NSLĐ). Bài viết phân tích


những điểm yếu khiến NSLĐ Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia trong
cùng khu vực. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao NSLĐ nhằm mục tiêu
dùng NSLĐ để phát triển kinh tế.

2


Những vấn đề lý luận về năng suất lao động

I.

1. Khái niệm năng suất lao động là gì?
1.1.

Năng suất là gì?

Trong kinh tế học, năng suất (tiếng Anh: Productivity) là một khái niệm
được dùng để chỉ mối quan hệ giữa sản phẩm hay sản lượng của một đơn vị
kinh tế nào đó so với đầu vào dùng để sản xuất ra một loại sản phẩm hay sản
lượng đó. Ví dụ như năng suất lao động sẽ được dùng để chỉ mối quan hệ giữa
sản lượng với một đơn vị lao động hoặc là một đơn vị thời gian lao động.
Hoặc hiểu theo cách đơn giản thì năng suất sẽ được đo lường bằng yếu tố đầu
ra so với các yếu tố đầu vào. Trong đó thì kết quả đầu ra có thể kể đến chính là
giá trị gia tăng hay sản phẩm, sản lượng, số lượng,... Còn kết quả đầu vào có
thể nhắc đến như vốn, lao động, thời gian, năng lượng, ngun liệu,... Dễ thấy
nhất thì năng suất chính là yếu tố chủ chốt quyết định tốc độ tăng trưởng của
mức sống.
1.2.

Năng suất lao động là gì?


Năng suất lao động (NSLĐ) được định nghĩa theo nhiều khía cạnh nhận định
khác nhau, trong đó:


Theo Karl Marx: Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động của
thể có ích. Chúng thể hiện thông qua kết quả hoạt động sản xuất có ích



của con người ở trong một đơn vị thời gian nhất định.
Theo quan điểm truyền thống: Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu vào
và đầu ra, là lượng lao động để tạo ra đầu ra đó. Theo đó năng suất lao
động sẽ được đo bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một
3


đơn vị thời gian cụ thể. Hoặc là bằng thời gian lao động hao phí để sản


xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Theo Ủy ban năng suất của HĐ năng suất châu Âu: Năng suất lao động
là một trạng thái tư duy, một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những
gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hơm nay con người có
thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ làm việc tốt hơn
ngày hơm nay. Thêm vào đó nó cịn là sự địi hỏi những cố gắng khơng
ngừng nghỉ để thích ứng với hoạt động kinh tế trong trường hợp điều

kiện luôn thay đổi, ứng dụng phương pháp mới.
 Kết luận: Từ những quan niệm trên ta có thể nhận thấy rằng năng suất lao

động chính là hiệu quả sản xuất của lao động có ích trên một đơn vị thời
gian. Việc tăng năng suất lao động không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh
lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó cịn phải chỉ ra được những mối quan hệ
giữa năng suất - chất lượng - cuộc sống - việc làm cùng sự phát triển bền
vững.
1.3. Mối quan hệ của năng suất lao động cá nhân và xã hội

Năng suất lao động cá nhân và xã hội sẽ có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Việc tăng năng suất cá nhân sẽ tăng được năng suất xã hội và việc tăng
4


năng suất lao động xã hội là hiểu hiện của tăng năng suất cá nhân. Tuy nhiên
không phải lúc nào cũng có thể nói tăng năng suất lao động cá nhân dẫn đến
tăng năng suất lao động xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao động sống nếu rõ
đặc điểm của tăng năng suất lao động cá nhân.
Còn việc hạ thấp chi phí lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc
điểm tăng năng suất lao động xã hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ
hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham gia vào
sáng tạo ra những công cụ hiện đại đó. Tóm lại để tăng NSLĐ xã hội thì
NSLĐ cá nhân phải tăng lên, tiết kiệm lao động sống giảm nhanh hơn sự tăng
lên của lao động quá khứ.
1.4.

Phương pháp tính năng suất lao động

Để đo lường năng suất lao động, ta có thể áp dụng hai phương pháp tính thơng
dụng cụ thể là:
-


Năng suất lao động tính theo sản phẩm hiện vật:

Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này đo lường khối lượng hàng hoá
bằng đơn vị vốn có của nó. Chẳng hạn như nơng sản đo bằng tấn, kg, bao; các
mặt hàng điện tử đo bằng chiếc… Trong phương pháp tính năng suất lao động
theo hiện vật, ta có hai cách: tính theo năng suất sản phẩm trung bình hoặc
tính theo năng suất sản phẩm cận biên.


Ưu điểm: Phương pháp tính năng suất lao động theo hiện vật thể hiện
mức năng suất lao động một cách cụ thể, và không chịu bất cứ tác động
nào của giá cả. Do đó, ta có thể dễ dàng so sánh năng suất lao động giữa
các doanh nghiệp, các nền kinh tế khác nhau khi họ cùng sản xuất một
loại sản phẩm.

5




Nhược điểm: Phương pháp năng suất lao động tính theo sản phẩm hiện
vật không thể áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm. Điều này không
phù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay vì các doanh nghiệp có

-

xu hướng sản xuất nhiều loại sản phẩm hàng hóa.
Năng suất tính theo sản phẩm doanh thu:

Năng suất tính theo sản phẩm doanh thu là phương pháp tính năng suất theo tỷ

lệ tổng giá trị của sản phẩm được quy về đơn vị tiền tệ đang được lưu hành
trên tổng số lao động. Phương pháp này cũng bao gồm hai cách tính là tính
theo tổng giá trị doanh thu cận biên và tính theo tổng giá trị doanh thu bình
qn.


Ưu điểm: Phương pháp tính năng suất theo sản phẩm doanh thu được
sử dụng tương đối phổ biến vì phương pháp này khá đơn giản, dễ đo
lường cũng như có thể áp dụng để tính cho tất cả các loại sản phẩm, phù
hợp với thị trường hiện nay, nơi mà các doanh nghiệp thường sẽ sản



xuất nhiều loại sản phẩm hàng hóa.
Nhược điểm: Phương pháp này biểu hiện mức năng suất lao động một
cách không cụ thể và chịu ảnh hưởng từ yếu tố giá cả. Chính vì vậy, khi
sử dụng phương pháp năng suất tính theo sản phẩm doanh thu, ta khó có
thể so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp, các nền
kinh tế khác nhau khi một loại sản phẩm được sản xuất ra. Thậm chí, độ
chính xác khi so sánh năng suất lao động của một doanh nghiệp trong

các mốc thời gian khác nhau cũng khơng chính xác hồn tồn.
1.5. Tầm quan trọng của việc đo lường năng suất lao động
Có bao giờ bạn tự hỏi mục đích của việc tăng năng suất lao động là gì khi mà
tất cả các doanh nghiệp đều đề cao việc này hay không?

6





Thứ nhất, đo lường giúp cho doanh nghiệp kiểm soát, quản lý chặt chẽ
được hiệu quả làm việc của từng cơng nhân hoặc là của tồn doanh



nghiệp trong cụ thể từng ngành nghề, từng lĩnh vực.
Thứ hai, đo lường chính là cơ hội để cho các doanh nghiệp có thể so
sánh được mức độ cạnh tranh giữa các ngành nghề, các công ty hay các
lĩnh vực khác nhau. Và từ đó có cho mình phương hướng để thay đổi,
thúc đẩy gia tăng năng suất một cách mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường



hiệu quả.
Thứ ba, đo lường năng suất chính là yếu tố bắt buộc cần có đối với hầu
hết mọi doanh nghiệp. Để có thể đề xuất đãi ngộ với đối tượng nhân
viên một cách nghiêm minh, công bằng và khách quan nhất cũng như
xử phạt, khen thưởng, loại bỏ hay giữ lại đúng đắn nhất.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ, chúng ta sẽ chia
thành hai nhóm chính, cụ thể: Các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội
& Các yếu tố làm tăng năng suất lao động cá nhân.
2.1. Các yếu tố làm tăng năng
• Sự phát triển khoa học - kỹ

suất lao động xã hội
thuật: Có thể nói, khoa học kỹ thuật là yếu


tố mạnh nhất giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động. Sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật bắt đầu từ sự phát triển của công cụ sản xuất,
lấy máy móc thay thế cho lao động thủ cơng, lấy máy móc hiện đại thay


thế cho máy móc cũ.
Con người và quản lý con người: Nâng cao trình độ văn hóa chun
mơn là một yếu tố khơng thể thiếu. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật
phát triển nhanh chóng, địi hỏi nguồn nhân lực cũng cần có sự phát

7


triển tương ứng để bắt kịp với công nghệ hiện đại. Đồng thời cũng cần


nâng cao trình độ quản lý con người và phân công lao động.
Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố khách quan
như thời tiết, khí hậu, độ phì nhiêu của đất, rừng… Các yếu tố này phần
nào sẽ gây ra những thuận lợi hoặc khó khăn đối với năng suất lao
động. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính đến các yếu tố điều kiện tự
nhiên, đặc biệt là đối với các ngành liên quan đến nơng nghiệp, xây



dựng, khai thác...
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội: Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế quốc dân là các yếu tố gắn với sự phát triển các tư liệu sản xuất.
Chính vì thế, bất kỳ một quốc gia nào muốn gia tăng năng suất lao động


xã hội đều phải đặc biệt quan tâm.
2.2. Các yếu tố làm tăng năng suất lao động cá nhân
• Bản thân người lao động: Đây được xem là các yếu tố có liên quan và
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của người lao động. Nó bao gồm các
yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc, tinh thần
trách nhiệm, sự gắn bó đối với doanh nghiệp… Để có thể tăng NSLĐ,


đây là một yếu tố quan trọng, cần được quan tâm hàng đầu.
Quản lý con người: Việc tổ chức, quản lý lao động một cách hợp lý,
hiệu quả sẽ góp phần tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và



ngược lại.
Điều kiện lao động: Là các yếu tố có tác động gián tiếp tới NSLĐ. Tuy
nhiên, việc cải thiện điều kiện lao động (ánh sáng, tiếng ồn, bụi bẩn,
chất độc hại…) trở nên tốt hơn không những làm tăng năng suất mà cịn
tác động tích cực đến tâm lý, trạng thái của người lao động.

8


II.

Thực trạng và các giải pháp tăng năng suất lao
động ở Việt Nam hiện nay

1. Thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay
Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam liên tục gia tăng cả về

giá trị và tốc độ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Năm 2019, NSLĐ của Việt Nam đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương
4,791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018). Theo sức mua tương
đương (PPP) 2011, NSLĐ Việt Nam năm 2019 đạt 11.757 USD, tăng 1.766
USD; tăng 6,2% so với năm 2018, là năm có mức tăng NSLĐ cao nhất trong
giai đoạn 2016-2019. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những nước
có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, NSLĐ của Việt
Nam vẫn được cho là thấp. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn
Bích Lâm: Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam
giai đoạn 2011-2019 tăng bình quân 4,87%/năm, cao hơn mức tăng bình quân
của Singapore (1,4%/năm); Malaysia (2%/năm); Thái Lan (3,2%/năm);
Indonesia (3,6%/năm); Philippines (4,3%/năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp
được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao
hơn. (Biểu đồ 1)

9


Nếu năm 2011, NSLĐ của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần
lượt gấp NSLĐ của Việt Nam 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần và 2,4 lần thì đến năm
2019 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,1 lần; 5,1 lần;
2,6 lần và 2,2 lần. Theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2019 chỉ bằng
7,6% mức năng suất của Singapore (Singapore gấp 13,2 lần); 19,5% của
Malaysia (Malaysia gấp 5,1 lần); 37,9% của Thái Lan (Thái Lan gấp 2,4 lần);
45,6% của Indonesia (Indonesia gấp 1,8 lần) và bằng 56,9% NSLĐ của
Philippines; chỉ cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6 lần). Điều này cho
thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời
gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.Có thể thấy mặc dù NSLĐ
Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng vẫn còn thấp và

có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.

2. Nguyên nhân khiến cho NSLĐ Việt Nam thấp hơn so với các
quốc gia cùng khu vực

10


Có nhiều nguyên nhân khiến cho mức NSLĐ của Việt Nam thấp hơn các
nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó tập trung vào một số nguyên
nhân chủ yếu:
-Một

là, rào cản từ thể chế. Thể chế kinh tế thị trường còn thiếu đồng bộ, đặc

biệt là thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường bất động sản.
Do xuất phát điểm thấp và đang trong giai đoạn chuyển đổi, việc phát triển
những thị trường có thể chế đặc thù trên gặp nhiều khó khăn, hệ thống pháp
luật, chính sách cho việc phát triển các loại thị trường chưa hoàn chỉnh,
chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao và chưa theo kịp sự phát triển của các
loại thị trường này.
-Hai là, quy mơ nền kinh tế Việt Nam cịn nhỏ. Với xuất phát điểm thấp, quy
mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân
và NSLĐ của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là một thành tựu
đáng ghi nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị
NSLĐ so với các nước trong khu vực.
-Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng cịn
chậm. Các ngành cơng nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang
tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng,
du lịch của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp.

-Bốn là, máy móc, thiết bị và quy trình cơng nghệ còn lạc hậu.
-Năm là, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo còn thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao
động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu
của thị trường lao động cịn lớn.
-Sáu là, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn bất
cập
-Bảy là, khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng
trưởng NSLĐ của nền kinh tế. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là
11


doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp, khả năng đầu tư công
nghệ hạn chế, kinh nghiệm quản lý sản xuất yếu và kém năng lực cạnh
tranh. Thực tế, quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé, số doanh
nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp của
cả nước.

3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao NSLĐ
Để nâng cao NSLĐ, có một số giải pháp cần được đặc biệt quan tâm:
3.1.

Nhóm giải pháp cho khu vực doanh nghiệp

Khu vực doanh nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế; nâng
cao NSLĐ khu vực doanh nghiệp đóng vai trị quyết định tới việc nâng cao
NSLĐ của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, các doanh nghiệp cần tập trung vào
một số giải pháp chủ yếu sau:
-Cần


xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và sở

trường, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Lựa chọn quy mơ phù hợp,
phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ
cao. Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Giữ vững các thị trường
truyền thống và từng bước thâm nhập vào các thị trường hoặc những phân
đoạn thị trường cao cấp.
-Đổi mới tư duy để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động thông
qua việc ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới có điều
chỉnh cho phù hợp vớiđặc thù và văn hóa của doanh nghiệp Việt Đẩy mạnh
việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời
gian và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
-Có chiến lược và thực thi chiến lược nâng cao NSLĐ thông qua chú trọng tăng
trưởng dựa vào tri thức và công nghệ; tập trung đầu tư nâng cao năng lực
12


khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện
đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp.
-Tập trung đào tạo kỹ năng cho người lao động; tổ chức lại lao động, trong đó
chú trọng kết hợp hiệu quả giữa lao động và người máy theo từng công
đoạn sản xuất, giúp tăng NSLĐ. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và
đổi mới biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp… Các doanh nhân phải
chủ động nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, nâng cao năng lực và kỹ năng
quản lý, năng động, sáng tạo tìm kiếm phương pháp làm việc mới và hiệu
quả, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
-Cung cấp sản phẩm hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy phát
triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa, tích hợp cơng
nghệ tiên tiến.
3.2.

-Chính

Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách

phủ sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia, trong đó thiết lập một

cơ quan thường trực, chuyên sâu về năng suất lao động có nhiệm vụ phối
hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Cử các đoàn sang
học tập kinh nghiệm của Xin-ga-po, Nhật Bản và Hàn Quốc để áp dụng vào
Việt Nam.
-Xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất
lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn
để năng suất lao động của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực.
-Phát động phong trào tăng năng suất trong tất cả các khu vực của nền kinh tế;
chọn một số lĩnh vực (may mặc, sản xuất máy móc thiết bị, điện tử), một số
địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao
động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chọn một tháng trong năm là
“Tháng Năng suất Quốc gia” nhằm thúc đẩy phong trào tăng năng suất lao
động, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của
toàn xã hội đối với việc thúc đẩy tăng năng suất lao động.
13


-Ban

hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ

chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực
đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần đặt doanh
nghiệp vào vị trí trung tâm của các chính sách đổi mới, tạo mơi trường

chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhằm
tăng NSLĐ với các sản phẩm mới, công nghệ cao.
-Hỗ trợ doanh nghiệp tạo liên kết chặt chẽ với khu vực FDI, tăng cường chuyển
giao công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, tỷ trọng cung ứng sản phẩm, linh
kiện, chi tiết nội địa cho các doanh nghiệp FDI.
-Cải cách chính sách tiền lương, tiền cơng theo ngun tắc thị trường, phù hợp
giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động. Tăng cường chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần của người lao động trong các doanh nghiệp, nhất
là lao động trong các khu công nghiệp.
-Đổi mới phương thức thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài hàng đầu thế giới, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI
và doanh nghiệp nội địa.
3.3.
-Duy

Nhóm giải pháp chung cho nền kinh tế

trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới

mơ hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức và sáng tạo.
-Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi phù hợp thực tế, gắn với thị trường và thích nghi biến
đổi khí hậu. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là công nghệ sinh
học, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Thu hút mạnh doanh
nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn để chuyển nhanh lao động nông
nghiệp sang cơng nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn.
-Tập trung phát triển sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu
lớn, sử dụng công nghệ cao, tự động hóa, giảm dần các ngành sử dụng
nhiều tài nguyên, khoáng sản và lao động giản đơn. Phát triển mạnh ngành
14



công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ; chuyển dịch trong nội bộ ngành
công nghiệp từ sản xuất dựa vào lao động sang dựa vào cơng nghệ, hàng
hóa có giá trị gia tăng cao.
-Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả các hiệp định thương
mại đã ký kết, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao
khả năng tiếp cận thị trường, liên kết với các tập đoàn nước ngoài. Tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp công nghệ phát triển sản phẩm mới,
tham gia đấu thầu mua sắm công, tạo thị trường hỗ trợ phát triển.
-Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ; phát triển đầy
đủ thị trường khoa học và công nghệ, tăng cường hiệu quả hoạt động các
chợ công nghệ, chuyển giao công nghệ.
-Giảm nhanh số lao động giản đơn, gia tăng số lao động có trình độ, tay nghề
phù hợp bằng cách đổi mới phương thức, chương trình đào tạo, kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành, dạy nghề theo hướng hiện đại,...
-Giải quyết có hiệu quả những bất cập liên quan đến q trình đơ thị hóa. Thúc
đẩy sự phát triển của các đô thị loại 2 để tạo ra những cụm liên kết ngành.
Có chính sách và giải pháp phù hợp với các đô thị loại 3 nhằm gắn các vùng
nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp với khu vực doanh nghiệp để hình thành
các trung tâm chế biến nơng sản phục vụ thị trường trong nước và xuất
khẩu.

KẾT LUẬN
NSLĐ Việt Nam hiện nay phải trở thành một động lực của tăng trưởng,
NSLĐ cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam. NSLĐ Việt Nam thấp
có liên quan rất lớn đến năng lực đổi mới, sáng tạo của người lao động. Người
lao động không được làm việc trong môi trường được tự do sáng tạo và có tư
tưởng khuyến khích sáng tạo. Tại Việt Nam, nhiều ngành, nghề và nhiều ý
15



tưởng của người dân, doanh nghiệp nếu cơ quan quản lý khơng quản được thì
bị cấm ngay. Muốn tăng NSLĐ địi hỏi phải hình thành một xã hội sáng tạo.
Mọi sáng kiến dù là nhỏ nhất cũng cần phải được xã hội ni dưỡng và trân
trọng mới có nền tảng để tăng NSLĐ. Không thể chần chừ và rơi mãi vào
vòng luẩn quẩn này được nữa.
NSLĐ liên quan mật thiết với thu nhập bình qn của người lao động,
bởi đó là thặng dư giá trị họ mang về cho mình. Tuy nhiên, người Việt Nam
hiện nay đang bị “giới hạn thặng dư”, hay nói khác là nhiều cách quản lý của
cơ quan bộ, ngành đang cản trở người dân làm giàu chính đáng bằng cơ chế
khơng “quản được thì cấm”. Muốn tăng trưởng phải cải thiện NSLĐ, giải
quyết ngay các nút thắt cổ chai về cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ để tăng giá
trị cho sản phẩm. Lâu nay, chúng ta chỉ giải quyết vấn đề theo cách xử lý hiện
tượng mà không đi vào bản chất vấn đề. Nay đã đến lúc Việt Nam phải thay
đổi cách làm.

Tài Liệu Tham Khảo
Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết về năng suất lao động,
< [Ngày truy cập 4/6/2021]
Thực trạng năng suất lao động của việt nam và một số giải pháp tăng năng
suất lao động, < [Ngày truy cập 4/6/2021]
16


Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động ở việt nam,
< [Ngày truy cập 4/6/2021]
Giải pháp tăng năng suất lao động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
< [Ngày truy cập 4/6/2021]


17



×