Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.52 KB, 107 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
-------

Mai Thị Ngọc Hoa

Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi
và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Chuyên ngành:Văn học Việt Nam
Mã số: 5.04.33

Người hướng dẫn khoa học: GS - Viện sĩ Phan Cự Đệ

Hà Nội 2005


Mục lục
Trang
Mục lục
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Nhiệm vụ của luận văn
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc luận văn
Phần nội dung
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về thể loại sử thi và tiểu thuyết sử thi


1.1. Khái quát về sử thi
1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa sử thi và tiểu thuyết - sử thi
Chương 2:
Kết cấu Vỡ bờ và những vấn đề về tiểu thuyết sử thi hiện đại
2.1. Một số vấn đề về kết cấu
2.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Vỡ bờ
Chương 3:
Sự kết hợp sự kiện và nhân vật trong tiểu thuyết - sử thi
3.1. Sự kết hợp các tuyến sự kiện và tuyến nhân vật
3.2. Phân tích một số nhân vật cụ thể trong mối quan hệ với
sự kiện lịch sử
Chương 4:
Sự kết hợp giữa sử thi và tâm lý
4.1. Sự kết hợp các yếu tố sử thi và tâm lý trong tiểu thuyết
Chiến tranh và hồ bình của L.Tolstơi
4.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du và Nam Cao
4.3. Sự kết hợp sử thi và tâm lý trong tiểu thuyết Vỡ bờ của
Nguyễn Đình Thi
Kết luận
Thư mục tham khảo

1
1
1
8
8
9
10
10
11

14
24
25
28
59
62
65
83
85
90
95
100
104


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói
riêng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu lớn về mặt
nội dung và nghệ thuật, phản ánh chân thực và sinh động sự nghiệp Cách
mạng vĩ đại của dân tộc.
Lần đầu tiên từ những năm 60, chúng ta có những bộ tiểu thuyết
nhiều tập, mang cảm hứng và qui mô sử thi, những bức tranh nghệ thuật
hồnh tráng xứng đáng với tầm vóc của dân tộc trong thời đại mới. Đó là
những bộ tiểu thuyết - sử thi như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của
Nguyên Hồng, Vùng Trời của Hữu Mai, Dòng sông phẳng lặng của Tô
Nhuận Vĩ... Luận văn này muốn nêu lên một số vấn đề lý luận của loại hình
tiểu thuyết - sử thi thơng qua một tác phẩm tiêu biểu: Vỡ bờ < 2 tập > của
Nguyễn Đình Thi.
2. Lịch sử vấn đề.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập dân tộc, mở ra những bước tiến mới về mọi phương diện nhất
là về văn học nghệ thuật. Đây là thời kỳ đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh
về văn học, đồng thời lịch sử Việt Nam cũng bước sang một trang sử mới,
trang sử hào hùng đấu tranh anh dũng chống lại hai thế lực bạo tàn, giặc Pháp
và giặc Mỹ. Sức mạnh của trí tuệ và lịng căm thù giặc của người Việt Nam
đã trở thành truyền thống, nó có sẵn trong tâm hồn và trong cốt cách của
dòng giống con Hồng cháu Lạc. Con người Việt Nam nhỏ bé, giản dị và u
hồ bình là thế nhưng khi đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi
để dành lại độc lập thì mn người như một, nhất tề đứng dậy không chịu
khuất phục. Thực tế hào hùng đó là chất liệu để tạo nên cảm hứng sử thi
trong văn học. Văn học là phương tiện duy nhất dùng những hình ảnh vừa
1


sinh động, vừa chân thực, những ngôn từ đầy sáng tạo ghi lại một chặng
đường lịch sử đã qua. Văn học Việt Nam thời kỳ này đi theo đường lối lãnh
đạo của Đảng, Đảng luôn hướng cảm hứng sáng tạo của văn học nghệ thuật
vào nhiệm vụ phản ánh chân thực sự nghiệp cách mạng của dân tộc, phục vụ
kịp thời cuộc kháng chiến trường kỳ có một khơng hai trong lịch sử.
“Nước Việt Nam từ máu lửa, rũ bùn đứng dậy sáng lồ” văn học
ln vận động cùng với sự vận động của xã hội. Cảm hứng sử thi đã trở
thành một cảm hứng chủ đạo của nền văn học Việt Nam hiện đại và cũng chỉ
có cảm hứng sử thi mới có khả năng bao qt tồn cảnh bức tranh của xã hội
Việt Nam trong mọi thời kỳ, nhất là thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám vĩ
đại. Thời kỳ bão táp, xã hội chìm trong máu và nước mắt. Trong kho tàng
văn học của dân tộc, sử thi có vai trị quan trọng đã làm sống mãi giá trị tịnh
thần, duy trì mãi nguồn sức mạnh vơ song của nhân dân trong quá trình dựng
nước và giữ nước, bảo vệ Tổ Quốc. Vì vậy, cảm hứng sử thi đã trở thành cảm
hứng chủ đạo của văn học hiện đại. Nhiều đội ngũ nhà văn, nhà thơ có tư

tưởng mới đã trưởng thành từ đây. Họ vừa là những nhân chứng của lịch sử,
trực tiếp cầm súng tham gia cuộc kháng chiến, vừa là “thư ký” trung thành
ghi lại một chặng đường đã qua. Vì vậy văn học thời kỳ này đã đạt được
những thành tựu đáng kể cả về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ
thuật, có sự đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và nền
văn học nước nhà thêm phong phú. Đặc biệt phải kể đến từ những năm 60,
tiểu thuyết đã có một tiếng nói đặc biệt, có một sự đổi mới sâu sắc cả về nội
dung thể tài và các nguyên tắc xây dựng hình thức thể loại. Năm 1960 là năm
kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, 15 năm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
và cũng là năm bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

ở Miền Nam đồng

khởi nổi lên mạnh mẽ ở khắp các vùng nông thôn rộng lớn. Những năm 60
cũng chính là những năm văn học mang cảm hứng sử thi. Đồng thời xuất
2


hiện hàng loạt hồi ký cách mạng như “Trong xà lim án chém”Hùng và Lê Văn Lương>... Một cấu trúc thể loại mới mẻ chưa từng có trong
lịch sử phát triển tiểu thuyết Việt Nam đã ra đời với đặc trưng của loại hình
tiểu thuyết - sử thi. Thể loại đã hình thành do yêu cầu của thời đại phải đáp
ứng những nhiệm vụ nặng nề mà vinh quang. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn
này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
Tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi là một minh chứng.
Bộ tiểu thuyết từ khi ra đời tuy có những ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung
đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình và được nhiều nhà nghiên cứu phê bình
đánh giá cao, mang nhiều sức thuyết phục. Đây được coi là bộ tiểu thuyết sử thi. Một bộ tiểu thuyết có qui mơ lớn với sự kết hợp những kiểu tổ chức
nghệ thuật của tác phẩm, từ kết cấu, các tuyến chủ đề, cốt truyện cho đến việc
xây dựng các tuyến nhân vật. Bằng vốn sống và sự tích luỹ kinh nghiệm hơn

hai chục năm rịng Nguyễn Đình Thi cho ra đời “đứa con ”tinh thần dài hơn
1000 trang - hai tập, mỗi tập cách nhau 8 năm. Tiểu thuyết Vỡ bờ là tấm lịng
u thương tha thiết của Nguyễn Đình Thi đối với vận mệnh, lịch sử đất
nước, là những suy nghĩ sâu lắng, ấp ủ của nhà văn về những đặc điểm tâm
hồn và tính cách con người Việt Nam. Những con người giàu chất trí tuệ, và
một thiên nhiên mang đầy chất thơ, chất trữ tình. Một đất nước màu mỡ, xanh
tươi mặc dù trên mình vẫn đang phải chịu những vết thương do chiến tranh
gây ra.
Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung và tiểu thuyết
Vỡ bờ nói riêng “khơng từ bỏ nhiệm vụ tấn cơng vào những giai cấp thù địch,
phê phán những tàn tích xấu xa của xã hội cũ nhưng nhiệm vụ hàng đầu của
nó là phải khẳng định, ca ngợi những anh hùng mới trong quần chúng lao
động, là những chủ nhân mới của xã hội ”<6, tr360>. Ca ngợi những người
con anh dũng của dân tộc, những người chủ đất nước một cách thực sự và lúc
3


này đây hơn bao giờ hết những người nông dân, những chủ nhân của cái cày,
cái cuốc đi vào trong văn học hết sức sinh động. Họ khơng cịn là những đám
đơng mờ ảo, vơ danh, thậm chí họ cịn mang nguồn gốc xuất thân, tên tuổi cụ
thể...
Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi đem đến cho bạn đọc những cảm
xúc mới lạ, chất văn trong sáng, tươi trẻ, đặc biệt là ở đây ơng có một cách
viết mang sức tổng hợp, khái quát hơn thời kỳ trước. Ông nắm bắt được
những nét đẹp của đời sống hiện thực trong những năm chiến đấu dành độc
lập của nước nhà. Vì thế bộ tiểu thuyết Vỡ bờ ra đời đã được nhiều nhà
nghiên cứu phê bình cũng như bạn đọc đón nhận một cách hồ hởi. Sức tái
hiện đời sống và chất liệu làm nên tác phẩm đã tạo ra một bộ tiểu thuyết có
giá trị lớn, mà nhiều người gọi là tiểu thuyết - sử thi. Nguyễn Đình Thi tái tạo
được cả một thời kỳ lịch sử thành một bức tranh hồnh tráng, trong đó cảm

hứng nhân dân và cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo. Bộ tiểu thuyết đã
nêu bật lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một sức mạnh vô song diệu kỳ
của “biển cả nhân dân ” “tức nước vỡ bờ ”.
Vỡ bờ gồm hai tập, mỗi tập cách nhau tám năm <1962 - 1970>
cho nên dư luận đánh giá tập sách cũng tập trung vào hai thời điểm trên. Bộ
tiểu thuyết đạt được những thành tựu đáng kể, và khi mới ra đời đã có những
bài viết, bài nghiên cứu phê bình về bộ tiểu thuyết này, xuất hiện trên các Tạp
chí Văn học, Tạp chí Cộng sản, Văn nghệ Quân đội, qua nhiều bài báo khác
nhau... Phong Lê “Chung quanh vấn đề Vỡ bờ”, Nguyễn Văn Hạnh “Vỡ bờ
và nghệ thuật tiểu thuyết” của Nguyễn Đình Thi, Hà Minh Đức “Vỡ bờ một
thành cơng mới” của Nguyễn Đình Thi, Vũ Ngọc Phan <<Vỡ bờ>> một> của Nguyễn Đình Thi, Phan Cự Đệ “Tiểu thuyết Vỡ bờ” của Nguyễn
Đình Thi... mỗi nhà phê bình đều có cách đánh giá, nhìn nhận theo quan điểm
riêng của mình nhưng nhìn chung khen hơn là chê. Bởi điều mà Nguyễn
4


Đình Thi đạt được chính là quan điểm đánh giá, nhận thức đúng đắn, sâu sắc
một thời kỳ lịch sử. Sức mạnh của tiểu thuyết Vỡ bờ chính là tác giả đã có
một ngịi bút thấm đẫm tình cảm u thương, trong sáng và những lý tưởng
đẹp đẽ, cao quí, một trình độ tổng hợp và khái quát tài hoa, thơng minh.
Chính tư chất đó đã tạo đà cho Nguyễn Đình Thi trong việc tổ chức kết cấu
tác phẩm, cốt truyện hiện đại không đi theo lối truyền thống, nhiều chủ đề
phức tạp, nhiều tuyến nhân vật đan xen nhau... Một điều chúng ta không thể
phủ nhận là tác giả có ý thức học hỏi kinh nghiệm của các nhà tiểu thuyết lớn
đặc biệt là Lep.Tônxtôi tác giả của bộ sử thi nổi tiếng “ Chiến tranh và hồ
bình”.
Chu Nga đã đánh giá sự thành công trong tiểu thuyết Vỡ bờ ở
chỗ, Vỡ bờ hầu như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã xây dựng được một hình
ảnh chân thực và tương đối hoàn chỉnh về người Đảng viên cộng sản, đó là

Khắc. “Khắc chỉ là một Đảng viên bình thường, nhưng trước con mắt chúng
ta, anh hiện lên như một mẫu người lý tưởng. Con người ấy sắt đá trước kẻ
thù, thà chết chứ không khi nào chịu đầu hàng khuất phục. Nhưng cũng chính
con người ấy lại có một tình yêu thương đằm thắm với gia đình, bạn bè, sẵn
sàng hy sinh đời mình cho Cách mạng ”<Chu Nga>. Hầu hết các nhà lý luận
cho rằng Nguyễn Đình Thi vốn sở trường về mặt miêu tả các nhân vật thuộc
tầng lớp trí thức tiểu tư sản như Tư, Hội... Và miêu tả các nhân vật phụ nữ
nông thôn đều đẹp, một vẻ đẹp thuần khiết của làng quê, họ giàu có về tình
cảm như Xoan, Qun... “Nguyễn Đình Thi thường thành cơng khi xây dựng
những con người chính diện. Ngược lại, các nhân vật phản diện của anh hiện
lên khơng sắc nét ”<11, tr46>.

ở những nhân vật chính diện có những phẩm

chất nổi bật là anh hùng và nhân văn. Phẩm chất nhân văn biểu hiện qua vẻ
đẹp tâm hồn với mối quan hệ tình cảm của nhân vật với tình u q hương
đất nước, đồng chí, đồng bào và người thân. Mối quan hệ tình cảm hết sức
5


trong sáng, mặn nồng. Những cung bậc tình cảm ấy được tác giả đặt vào trong
thử thách khắc nghiệt để bộc lộ rõ phẩm chất cao đẹp, tiềm ẩn trong sự mộc
mạc giản dị.
Riêng về nhân vật Phượng thì có nhiều ý kiến khác nhau, tác giả
dành cho nhân vật này hơi nhiều tình cảm và nhẹ phần phê phán. Tác giả xây
dựng nhân vật này như một nhân vật phức tạp đầy mâu thuẫn “Phượng sống
trong cuộc sống giàu sang nhung lụa, Phượng bị lôi cuốn theo tiền tài danh vị
khối lạc trong mối tình với Huyện Mơn, và chuyện sa ngã với Thanh Tùng.
Nhưng ở Phượng cũng có những mong muốn chân thật, muốn thoát khỏi sự
xấu xa, giả dối. Những tình cảm thực của Phượng với hoạ sĩ Tư, tâm trạng của

Phượng trước thái độ của chồng, cũng gợi lên được hình ảnh của Phượng ngày
xưa trong lứa tuổi học trị trong trắng”<11, tr134>. Nhưng lại có nhà phê bình
cho rằng khi xây dựng Phượng người ta chỉ thấy được Phượng là một cô gái
con nhà giàu, có sắc đẹp, bất mãn với chồng, rồi để trả thù chồng... lắm thủ
đoạn, như mồi chài Thanh Tùng, rồi “đá” hắn, như tích trữ đầu cơ... chứ
khơng phải là người “khơng có nét giả dối ” “sự tự tử của Phượng có một vẻ
lãng mạn, khơng mang một ý nghĩa xã hội gì đáng kể”<Phong Lê>. Việc
Phượng may cờ, thậm chí Phượng giác ngộ Cách mạng cũng khơng sao, bởi
không hiếm những con em tư sản, địa chủ đã đi theo cách mạng... nhưng
Phượng với những tính cách như trên, có thể đi theo Cách mạng được khơng?
Hay nói sát hơn, một cơ Phượng như vậy đã có thể trang bị cho mình những gì
để đi theo Cách mạng ? ”<16>. Phải chăng Nguyễn Đình Thi miêu tả Phượng
bằng tất cả tình cảm, u mến của mình, chính điều đó mà hình tượng Phượng
lại làm cho người đọc khó chịu. “Một con người vô dụng, quen ăn bám, sống
một cuộc sống vô vị, mang một nhân sinh quan rất “lắm vấn đề ”một cô
nương ”“phè phỡn” đang chán ứ lên trong cảnh sống trưởng giả, như cách nói
của Lê Nin, thử hỏi có gì khiến cho tác giả băn khoăn nhiều đến thế. Nhân vật
6


đó có ý nghĩa gì? Tác giả đấu tranh cho cái gì ở họ? ”<16, tr173>. Nguyễn
Đình Thi giới thiệu cho bạn đọc “một cô Phượng đáng thương hơn là đáng
giận” <Nguyễn Văn Hạnh>. Riêng Phượng, người ta chưa thể hình dung
Phượng muốn đổi một cuộc đời như thế nào, và có khả năng đổi được khơng,
trong khi Phượng chẳng có một “vốn liếng” gì cả, ngồi sắc đẹp, ngồi khả
năng ăn chơi, đầu cơ, và những ham muốn hưởng thụ của đời sống tư sản.
Những cô gái như thế có lẽ chỉ có khả năng may cờ và mặc quần áo đẹp. Mà
cách mạng thì khơng phải như thế <Phong Lê>. Đối với nhân vật Phượng cịn
có nhiều ý kiến bàn luận nữa, nhưng trong khuôn khổ của bài viết này người
viết chỉ đưa ra những ý kiến nổi bật hơn cả.

Vỡ bờ đã phản ánh một hiện thực khá rộng lớn của xã hội Việt
Nam trước Cách mạng tháng tám 1945. Thời kỳ chiến tranh thế giới bùng nổ,
Pháp thua trận, Nhật đến chiếm đóng Đơng Dương, nhân dân ta phải ở dưới
hai ách thống trị, Cách mạng do Đảng lãnh đạo âm ỉ rồi bùng cháy trong quần
chúng. Sự đè nén áp bức cũng chỉ đến độ và cảnh “tức nước vỡ bờ ”đã diễn ra.
Nhiều tầng lớp người đã được khắc hoạ trong Vỡ bờ, các thành phố lớn, nhỏ là
nơi các nhân vật hoạt động đi về. Các nhân vật hiện lên sinh động, có cá tính
và nhất là những diễn biến trong q trình phát triển nội tâm của nhân vật. Vỡ
bờ đã miêu tả được một trường rộng lớn, khái quát hiện thực cuộc sống toàn
xã hội. Tiểu thuyết mang nhiều chủ đề và nhiều tư tưởng, nhiều tuyến nhân
vật, đủ các loại người. Vỡ bờ là bức tranh nhiều màu vẻ về cuộc sống xã hội
nước ta trong những năm 39- 40 và đầu năm 41. Mỗi nhân vật đều có một
hình, một vẻ, một ngôn ngữ riêng biệt...
Trong quá khứ, lịch sử nhân loại chúng ta đã có một kho tàng
văn học nghệ thuật. Ngay trong buổi bình minh của các dân tộc, con người đã
biết sống thành tập đoàn người chống lại những khốc liệt, thử thách của thiên
nhiên. Cơ sở đó đã gợi những nguồn cảm hứng và sức mạnh cộng đồng trẻ
7


trung tạo ra một dòng văn học tươi mát khoẻ khoắn như chính lịch sử, thuần
khiết và mãnh liệt về phương diện cảm xúc và thẩm mỹ, mang tầm vóc hồnh
tráng về phương diện bao qt cuộc sống. Có nghĩa ngay từ đầu tiểu thuyết đã
được làm bằng chất bột đặc biệt, được xây dựng ở khu vực tiếp xúc trực tiếp
với cái thời hiện tại khơng hồn thành. Và ở nó đã nảy sinh tương lai của tồn
bộ văn học.
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung và tiểu thuyết - sử thi
Vỡ bờ nói riêng, có giá trị vô cùng lớn lao đã ghi lại một chặng đường lịch sử
anh dũng hào hùng. Bên cạnh đó nó cịn bồi dưỡng cho tâm hồn người Việt
Nam biết trân trọng, q mến hơn những tình cảm chân thành đối với Tổ Quốc

của những thế hệ đi trước, đặc biệt là những nhà văn xông pha nơi chiến
trường để ghi lại những “thước phim ”quí giá đi cùng năm tháng. Thế hệ
chúng ta, lớp con cháu cần ghi nhớ, học hỏi và gìn giữ.
3. Nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Đánh giá lại tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi
3.2. Nêu lên những vấn đề lý luận của loại hình tiểu thuyết - sử
thi như:
- Các tuyến chủ đề nhân vật, cốt truyện trong kết cấu.
- Mối liên hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật
- Sự kết hợp giữa các yếu tố sử thi và tâm lý
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn vận dụng một
số phương pháp nghiên cứu như sau:
4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp - nhằm nghiên cứu một
cách khái quát từ chi tiết cụ thể đến tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu có sức
thuyết phục cao.

8


4.2. Phương pháp loại hình thuyết - sử thi, và loại hình tiểu thuyết nói chung >.
5. Cấu trúc luận văn.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được triển
khai trong 4 chương.
Chương 1:
Một số vấn đề lý luận về thể loại sử thi và tiểu thuyết sử thi.
Chương 2:
Kết cấu Vỡ bờ và những vấn đề về tiểu thuyết - sử thi hiện đại.


Chương 3:
Sự kết hợp giữa sự kiện và nhân vật trong tiểu thuyết - sử thi.
Chương 4:
Sự kết hợp giữa sử thi và tâm lý.
Kết luận.
Thư mục tham khảo.

9


Phần nội dung

Chương 1
Một số vấn đề lý luận về thể loại sử thi
và tiểu thuyết - sử thi
1.1. Khái quát về sử thi.
Sử thi cổ đại là những tác phẩm văn học thuộc loại tự sự ra đời
từ rất sớm, khi cộng sản nguyên thuỷ đã tan rã, nhưng xã hội phong kiến
chưa hình thành. Một thời đại có những biến cố lịch sử đặc biệt quan trọng,
quyết định lớn đến toàn bộ đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và
nhân dân. Đó là xung đột giữa các bộ tộc, bộ lạc người, cách làm ăn sinh
sống, những phong tục tập quán... để đi đến một sự thống nhất chung, một
khát vọng cao cả mang lý tưởng nhân loại. Cho nên những tác phẩm văn học
này nó vừa mang nét tươi mới hồn nhiên, ngây thơ của buổi hồng hoang vừa
có tầm vóc về khối lượng và qui mô lớn trong sự phản ánh thực tại. Vì vậy
mà được gọi là thời đại của sử thi, thời đại anh hùng. Hơn nữa đây là những
tác phẩm có màu sắc dân gian, nội dung kể lại các sự kiện và các nhân vật
lịch sử hoặc tôn giáo đã được trí tưởng tượng dân gian tơ vẽ thêm thành
những huyền thoại. Nếu như trong tiểu thuyết - sử thi số phận cá nhân còn
chiếm địa vị trọng tâm và lịch sử đôi khi chỉ là đường viền cho các nhân vật

hoạt động, thì trong sử thi vị trí trung tâm là các biến cố lịch sử đối với đời
sống, và vận mệnh của các dân tộc. Trong tác phẩm sử thi nổi bật là tính khái
10


quát cao và nhiều giá trị nhận thức, giáo dục tư tưởng và thẩm mĩ lớn, vì vậy
nó đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc: Ramayana,
Mahabharata, Illiade, Odyssée, Đam san, Xinh nhã... là những tác phẩm
thuộc các nền văn học khác nhau nhưng dường như chúng có những tiêu
điểm chung là đều đem đến cho bạn đọc những lý tưởng tốt đẹp, xứng đáng
là những tác phẩm được lưu truyền mãi mãi không bị mai một theo thời gian.
Ra đời từ một thế giới “khởi nguyên‟‟, một thế giới tốt đẹp, thế
giới “ban mai”, đặc biệt là một thế giới mang tính cộng đồng và ý thức cộng
đồng sâu sắc, đồn kết mn người như một là động lực mạnh mẽ tạo ra một
sức mạnh phi thường để hướng tới một cuộc sống cao đẹp. Mỗi cá nhân đều
có ý thức, trách nhiệm hồ đồng vớí mục đích chung của cộng đồng.
Sử thi được chia làm hai loại: sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại. Thời
đại của sử thi cổ sơ là thời đại chưa có giai cấp và đối kháng giai cấp. Sử thi
Ê Đê ra đời trước khi hình thành nhà nước chiếm hữu nơ lệ. Cịn sử thi cổ đại
ra đời sau khi hình thành nhà nước: “Sự liên kết thành nhà nước của các bộ
tộc là một nhân tố quyết định của sự phát triển của sử thi. Chính yếu tố nhà
nước này trong tuyệt đại đa số tác phẩm, qui định sự khác nhau giữa sử thi cổ
sơ và sử thi cổ đại‟‟. Vấn đề này ta thấy rõ trong sử thi ấn Độ. Xã hội trong
Mahabharata có sự mâu thuẫn lớn giữa “dân chủ bộ lạc và chiếm hữu nô lệ,
mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp bao gồm mâu thuẫn các dòng họ và các cá
nhân”<4, tr577>. Những mâu thuẫn trên, là nguyên nhân của chiến tranh.
Chiến tranh làm nhiệm vụ “bà đỡ của lịch sử”, thống nhất lực lượng đưa cộng
đồng thành bộ lạc đến bộ tộc và liên minh bộ tộc dần dần đến dân tộc. Vậy
chiến tranh chính là đề tài của sử thi. Bởi nó mang những xung đột dữ dội từ
xã hội đến tư tưởng tình cảm con người. Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều mang

những sắc thái dân tộc khác nhau. Tuy nhiên điều khác biệt ở sử thi ấn Độ
khi miêu tả chiến tranh là nhằm phục vụ cho tư tưởng “phi bạo lực”<4, tr
11


577>. Sự tàn sát thảm hại của chiến tranh cho người ta bài học về tự kìm chế,
phẫn nộ và căm thù. Mọi sự kiện, mọi vấn đề phong tục, nghi lễ, các tầng lớp
trong xã hội... đều được phản ánh trong sử thi ấn Độ, nó được coi như “bộ
bách khoa toàn thư‟‟. Nhưng tất cả các vấn đề đó khơng phải đều là sự thật.
Bởi họ cho rằng huyền thoại và tưởng tượng luôn gắn chặt với nhau. Khối
sản phẩm tinh thần này tạo nên một thứ lịch sử vừa thật, vừa không thật, gọi
chung là “lịch sử tưởng tượng”. Điều đó ta dễ hiểu, mỗi một dân tộc, một đất
nước đều có cách suy nghĩ và phong cách riêng. Vì vậy người ấn Độ xưa nay
vẫn tơn sùng và tu dưỡng theo những châm ngơn: “điều gì mình khơng thích
thì đừng làm cho kẻ khác ” “chân lý, tự kìm chế khổ hạnh, lịng quảng đại,
phi bạo lực, kiên trì, đạo đức - đó là những phương tiện thành công ” “đạo
đức tôn hơn sự trường sinh và cuộc sống”. Tuy nhiên “lịch sử tưởng tượng”
nhiều khi không giống với cuộc sống thực tại của xã hội, nhưng dù sao ta
cũng biết được bản chất con người và mục đích của nhân dân của thời đại đặc
biệt đó .
Sử thi ấn Độ cũng như Iliade, Odyssée đưa ra một cái nhìn tổng
hợp hơn là phân tích, sau này tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết thế kỷ 19 của
Phương Tây như Bà Bovary của Flaubert, Anna-Karenina của Tolstôi đi sâu
vào phân tích tâm lý con người. Cịn sử thi của thời đại mới tranh và hồ bình của Tolstôi, Sông Đông êm đềm của Cholokhov >là kiểu
sử thi kết hợp hài hoà giữa tổng hợp và phân tích, giữa biện chứng pháp lớn
của lịch sử và biện chứng pháp nhỏ của tâm hồn >.
Cũng như sử thi ấn Độ, sử thi Êđê cũng chứa đựng nhiều mặt,
nhiều sự kiện của đời sống người Êđê như cưới hỏi, đi săn, bắt cá, làm rẫy, kể
cả tục nối dây... những nhân vật trung tâm trong sử thi Êđê là những anh

hùng chiến đấu vì sự giàu có, mạnh mẽ về tài năng, trí tuệ sáng ngời, ln toả
sáng vẻ đẹp phi thường và họ chiến đấu cho sự yên vui của thơn bản. Ngồi
12


ra cịn có đề tài lấy vợ và làm lụng. Thực ra đề tài chiến tranh của sử thi Êđê
là nhằm mục đích hồ bình, no ấm cho mọi người. Sử thi Êđê ra đời khi mà
đời sống của họ cịn rất ngun sơ, xã hội chưa có đẳng cấp, tồn bộ cơng xã
sống trong tinh thần cộng đồng hồ hợp theo tinh thần đồn kết, bình đẳng
thương u nhau và đặc biệt là chưa hình thành nhà nước. Bên cạnh đó sử thi
ấn Độ ra đời khi ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trình độ văn hố phát triển
cao, có nhiều ngành nghề như luyện kim, trong xây dựng đã biết chế biến đá,
gỗ và gạch ngói, biết chế biến nhiều loại thuốc trong đó có cả loại thuốc ướp
được xác chết... có nghĩa là tình hình công nghiệp, thủ công nghiệp, nội ngoại
thương... phát triển cao.
Những đặc trưng trên đã chi phối toàn bộ các phương diện, các
thành tố của cấu trúc xã hội và ý thức xã hội. Khi đó con người chưa có ý
thức tách khỏi cộng đồng của nó cả trong sinh hoạt thực tiễn lẫn trong ý thức.
“Cá nhân mang trong mình một phân số nào đó của lực lượng thể chất của
tập thể, và đồng thời lại có được tất cả những hiểu biết, tất cả sức mạnh tinh
thần của tập thể”. Thời kỳ có sự thống nhất giữa cá nhân và cộng đồng, sự
thống nhất trong cơ cấu cộng đồng được phản ánh trong ý thức, và làm thành
sự thống nhất nội tại của tâm lý, và tính cách con người .
Theo Bielinxki, anh hùng ca chỉ xuất hiện trong thời đại chưa có
sự phân rã của đời sống thành những yếu tố biệt lập. Phải có sự gắn kết giữa
cá nhân và cộng đồng cả trong cách cảm, cách nghĩ và trong hành động. Sự
thống nhất này chính là đặc trưng tiêu biểu của đời sống cổ đại. Thậm chí nó
cịn nằm ở nhiều mặt, xét cả ở chiều sâu <trong tâm hồn con người>, chiều
rộng <qui mô cộng đồng, tập thể > cả chiều dài <giữa quá khứ và hiện tại>.
Đó chính là cơ sở tâm lý và xã hội cho sự hình thành, sự tồn tại và sức tác

động mãnh liệt của những cảm hứng lịch sử, và cảm hứng nhân dân vốn là
linh hồn của sử thi cổ đại.
13


1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa sử thi và tiểu thuyết - sử
thi.
Tiểu thuyết ra đời cách xa với sử thi, vì vậy cuộc sống được miêu
tả trong tiểu thuyết hướng đến cuộc sống bình thường hàng ngày của quần
chúng, những nhân vật trong tiểu thuyết sinh động như trong cuộc đời. Bằng
sức mạnh của nghệ thuật điển hình hố, tiểu thuyết nâng cái cá biệt, cái cụ
thể lên tới chiều cao của lý tưởng và sự khái quát. Sức mạnh phi thường, tài
năng, lý tưởng, khát vọng hy sinh cho dân tộc... vẫn được nối tiếp, và đổi mới
trong hệ thống hình tượng nhân vật anh hùng. Vẻ đẹp của hiện đại ln hồ
quyện với những phẩm chất sử thi được chắt lọc, tạo nên phẩm chất anh hùng
trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Trong sử thi cổ đại thần linh chiếm
giữ một vai trò quan trọng, trực tiếp tham gia vào diễn biến của đời sống con
người và lý giải các hiện tượng của đời sống. Cái hiện thực bện kết với “lịch
sử tưởng tượng”. Những ảnh hưởng của thế giới siêu thần khơng dẫn đến sự
bóp méo thực tại và xố đi chân lý nghệ thuật. Đó là những lý tưởng, là khát
vọng là niềm tin và sức mạnh tinh thần “nó trở thành một nhân tố sinh động
trong đời sống của họ”, luôn luôn vực họ từ một cuộc sống sơ đẳng, từ kiếp
đời nô lệ và xấu xa lên một lĩnh vực cao hơn. Vì vậy mà các nhân vật đã có
sự hố thân vào các hình tượng thần thoại. Mặc dù những suy nghĩ rất thô sơ,
hoang tưởng nhưng đây là phương thức duy nhất mà thời đại nguyên thuỷ có
để giải thích thế giới, đúc kết kinh nghiệm và biểu hiện nguyện vọng của
nhân dân .
Khi lịch sử tiến lên, xã hội có sự biến đổi thì cách nghĩ, cách cảm
của người xưa cũng dần qua đi cùng với thời gian. Bởi khi mà giai cấp và
giai cấp đối kháng xuất hiện, thì những điều kiện sản sinh ra những tác phẩm

sử thi khơng cịn, thì sử thi cổ đại cũng khơng cịn lý do để tiếp tục tồn tại, nó
vĩnh viễn qua đi cùng với thời thơ ấu của nhân loại .
14


Đặc trưng của sử thi là lời tiên tri, lời sấm truyền được thực hiện
hồn tồn trong khn khổ q khứ tuyệt đối. Những lời sấm truyền đó đơi
khi chỉ là những ước mơ mang màu sắc huyễn tưởng. Còn đối với tiểu thuyết,
là lời tiên đoán, lời dự báo, tiểu thuyết có tham vọng tiên đốn những sự
thực, dự báo và ảnh hưởng đến cái tương lai hiện thực, tương lai của tác giả
và độc giả. Vì thế thời đại của tiểu thuyết cách xa với thời đại của sử thi, đó
là thời đại của chủ nghĩa hiện thực, một thời đại mà khoa học chiếm vị trí
quan trọng trong đời sống, nó khơng cịn là thế giới của thần bí, siêu hình.
Trước đây con người nằm trong sự thống nhất trực tiếp với cộng đồng, thì giờ
đây con người được tách riêng với tư cách là một cá nhân. Con người làm
chủ bản thân mình theo nghĩa chung của nó, khơng cịn lệ thuộc vào bất cứ sự
hoang đường hay viễn tưởng nào cả. Nó khơng cịn là khát vọng, là ước mơ
mà nó đã trở thành hiện thực .
Tiểu thuyết và sử thi là sản phẩm của những thời đại khác nhau.
Sử thi tuyệt đối hoá quá khứ, phân cách nó với hiện tại bằng “khoảng cách sử
thi tuyệt đối ”. Sử thi kể những gì ngược trở lại với thời gian, một quá khứ
tuyệt đối” vốn đã hồn tất, và khép kín cả trong tổng thể cũng như ở từng bộ
phận của nó. Vì thế bộ phận nào cũng có thể có được bố cục và trình bày như
một chỉnh thể. ở trong đó diễn ra các sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối
với tồn thể cộng đồng. Trong đó họ xây dựng nhân vật anh hùng có thể là
một tù trưởng, người đứng đầu một bộ tộc, một buôn làng và tập trung tất cả
những mặt tốt đẹp, sức mạnh của cả cộng đồng. Theo quan niệm của tác giả
sử thi, đó là tổ tiên của cộng đồng. Sử thi không dành chỗ cho hiện tại, nó
quan tâm đến những cái đã hình thành, cái hồn thiện, có nghĩa cái đã thuộc
về phạm trù q khứ. “Sử thi khơng tranh luận mà nó khẳng định, sử thi

khơng gợi ý, nó khuyến cáo, khơng đề nghị suy nghĩ mà địi hỏi thừa nhận ;
khơng giả định mà mặc nhiên tự coi là đã giải quyết trọn vẹn, một lần cho
15


mãi mãi ”<8>. <sáng tạo cơ bản của văn học cổ đại... truyền thống về quá khứ là thiêng liêng.
Khơng thể nào lại có ý thức về tính tương đối của bất kỳ quá khứ nào hết” sử
thi tuyệt đối hố q khứ, nó bị tách rời hiện tại “nó bị phân cách bằng một
ranh giới tuyệt đối với tất cả những cái hiện đại kế tiếp và trước hết là với
hiện đại của ca sỹ và thính giả của nó; cái ranh giới đó nằm trong bản chất
của hình thức sử thi với tư cách là một thể loại”.
Khác với sử thi, tiểu thuyết tiếp xúc trực tiếp với cái hiện thực
đang phát triển và tiếp diễn, cái chưa hồn thành. Nó hình thành chính trong
q trình phá bỏ khoảng cách sử thi, nó cụ thể, nó bám sát lịch sử và nó mang
tính xã hội hơn các thể loại khác. Tiểu thuyết khơng hề khép kín, luôn luôn
biến động và hướng về tương lai. Cơ sở của nó chính là những kinh nghiệm,
vốn sống cá nhân và sự hư cấu sáng tạo tự do. Sử thi chính là sự thống nhất,
tính cộng đồng được đẩy lên cao độ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Như
vậy, ngay từ đầu trong tiểu thuyết đã có sự hình thành những chất liệu khác
biệt so với sử thi cổ đại. Hình tượng nghệ thuật mới mẻ, các tác giả có những
suy nghĩ và hành động bắt nguồn từ cuộc sống thực tại, họ làm chủ về tư
tưởng và ngôn từ. Vì vậy những con người nhỏ bé nhất trong xã hội, có
những vị trí nhất định, cũng có thể có lịch sử cá nhân và có một tính cách
riêng. Cịn trong sử thi cổ đaị, ngơn ngữ dường như đã có sẵn, những nhân
vật khơng có ngơn ngữ riêng được cá thể hố, họ sử dụng những ngơn ngữ
giàu hình ảnh, thậm chí sử dụng một cách đắc địa, tạo nên một thứ “ma thuật
”nào đó, khiến cho các cảm quan trong con người như thị giác, thính giác có
một sự giao lưu hài hồ, nhạy bén lạ thường. Ngơn ngữ giàu hình ảnh mang
tính ước lệ, tính biểu tượng không chỉ được sử dụng để khắc hoạ các nhân

vật, hoặc để miêu tả các cảnh lớn như cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của buôn
làng, cảnh sinh hoạt hội hè đông vui với tiếng chiêng ngân không ngớt... mà
16


cịn được sử dụng ngay trong q trình giao tiếp hàng ngày. Cách sử dụng
ngôn ngữ như vậy khiến cho các nhân vật khơng mang được cá tính riêng
biệt, chúng là những con người được lý tưởng hoá của cộng đồng. Muốn
phân biệt con người, hay xây dựng những nhân vật được cá thể hố phải dựa
vào những vị trí khác nhau và những số phận khác nhau. Những nhân vật
trong sử thi cổ đại là những con người khổng lồ của một thời đại, được xây
dựng trong một chỉnh thể, họ mang tầm vóc của cả một cộng đồng người,
mang sức mạnh tinh thần, sức mạnh thể chất lớn lao chưa từng có. Là con
người của sự hồn thiện hồn mĩ, phẩm giá của nó ở tất cả các mặt, sức mạnh
cũng như tài năng, đạo đức cũng như ngoại hình đều tương xứng với vị trí
hiển q của nó. Ngược lại với sử thi cổ đại, tiểu thuyết - sử thi có khả năng
xây dựng một kết cấu ngơn ngữ đa thanh, bởi trong tiểu thuyết nói chung và
tiểu thuyết - sử thi nói riêng, các nhân vật trong tác phẩm có những thế giới
quan và nhân sinh quan khác nhau, từ đó có những quan điểm sống, cách
sống khác nhau. Có nghĩa là trong tiểu thuyết xuất hiện những tư tưởng và
ngôn từ của các nhân vật khác nhau. Cùng một sự vật, hiện tượng có thể được
hiểu theo nhiều cách khác nhau, và được đánh giá từ nhiều phía, được soi rọi
từ nhiều khía cạnh và ai cũng tự cho mình là chân lý. Vấn đề này đối với
người này thì có giá trị, nhưng đối với người khác nó lại khơng mang ý nghĩa
gì. Như vậy ngôn ngữ trong tiểu thuyết - sử thi rất đa dạng và phong phú, nó
mang tầm rộng lớn của tri thức, địi hỏi các tác giả phải có vốn sống lớn và
phải tiếp nhận thế giới thực tại để rồi lại mở rộng, phản ánh một cách tồn
diện. Ngơn ngữ trong sử thi khơng có khả năng đi sâu vào thế giới bên trong
của từng nhân vật. Tiểu thuyết - sử thi của chúng ta có một lợi thế là có khả
năng phân tích. Phân tích thực tại, phân tích thế giới vơ cùng bí ẩn nó nằm

sâu trong tâm hồn con người một cách sâu sắc .

17


“illiade”là bài ca về thành Iliông, Achille - người anh hùng trong
chiến trận, nhân vật chính của tác phẩm đã được tác giả miêu tả thành một
biểu tượng về sức mạnh thể chất của người Hi Lạp và cũng là hình ảnh lý
tưởng của người anh hùng bộ tộc trong chiến tranh thời đại Homerơ. Hay
Ramayana là thiên sử thi vĩ đại đầy chất bi hùng, chói lọi hào quang huyền
thoại, đây là bức tranh xã hội rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng
của nhân dân ấn Độ cổ đại. Nó cịn là bài ca vĩ đại, ca ngợi chiến cơng hiển
hách, khí phách hào hùng của những vị anh hùng, mẫu người lý tưởng mà
nhân dân ấn Độ đề cao và ngưỡng mộ. Rama con người thiện của đẳng cấp
Kơ-xatrya và tấm lòng chung thuỷ kiên trinh của Xita - người phụ nữ mẫu
mực của thời đại. Tác phẩm là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của nhân dân
ấn Độ. Sử thi đi ngược lại thời gian trong quá khứ. Còn trọng tâm nhận thức
của tiểu thuyết là hiện tại chứ không phải quá khứ. Hay nói như Bakhtin, một
trong những đặc điểm cơ bản, phân biệt về nguyên tắc giữa tiểu thuyết và tất
cả các thể loại cịn lại là ở chỗ nó có một phạm vi mới, hình tượng trong tiểu
thuyết được khai thác trong “vùng tiếp xúc tối đa với cái hiện tại thời>trong sự khơng hồn thiện của nó”.
Trong q khứ sử thi là anh hùng ca, thì trong thời đại của chúng
ta tiểu thuyết chính là “anh hùng ca của thời đại mới”. Tiểu thuyết tái hiện
toàn bộ thực tại với tính chân thực của nó là “sự mơ tả bức tranh xã hội, sự
phân tích nghệ thuật đời sống xã hội”. Sử thi trang trọng oai nghiêm lộng lẫy
như cái q khứ huyền thoại hố của nó. Đối với tiểu thuyết thì lại cần cái
sống thực, sức mạnh của nó gắn bó với cái cịn đang làm nên, cái còn dang dở,
đang mở ra một chân trời rộng lớn, cái có thể nhìn nhận lại, mọi cái đều nằm
trong sự trở thành chứ không phải sự kết thúc. Bakhtin viết “tiểu thuyết là thể

loại duy nhất đang trở thành, vì thế nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản, tinh tế và
nhanh nhạy hơn sự trở thành của bản thân thực tại. Chỉ có cái đang trở thành
18


mới có thể hiểu được sự trở thành”. Tất cả cái đang trở thành ln ln mới
mẻ, chưa có sẵn, cho nên hiện tại chứ không phải ký ức, ở đây tư duy nhận
thức kinh nghiệm cá nhân có ý nghĩa quyết định”.
Đối tượng của sử thi cận đại là số phận của dân tộc, đời sống của
nhân dân, là các cảnh tượng lịch sử vĩ đại. Sử thi quan tâm trực tiếp đến những
vấn đề lớn lao đối với xã hội và con người, cố gắng xây dựng những bức tranh
tồn cảnh về thế giới, trong đó thống nhất chặt chẽ với nhau cái cá nhân và cái
toàn dân, cái tâm lý và cái xã hội. Không gian và thời gian nghệ thuật nới giãn
đến mức tối đa. Con người bước vào dòng thác lớn của lịch sử, nằm trong
quan hệ trực tiếp với các sự kiện có tầm vóc tồn xã hội, được lý giải, đánh giá
từ góc độ của những vấn đề chung, những sự kiện cộng đồng đó. Tiềm năng
nhận thức, ưu thế về tầm vóc bao quát thực tại được mở rộng, được khai thác
đến mức tối đa trong sử thi cận đại, với những mẫu mực của nó như: <tranh và hồ bình” của L.Tolstôi. Và người ta lại thấy xuất hiện trong nghệ
thuật một cái gì đó ngang bằng về tầm vóc, kích thước, cũng toàn vẹn, hoành
tráng, sâu sắc và hùng mạnh như sử thi truyền thống xa xưa. Với tư cách là
một dạng, một biến thể của tiểu thuyết, một hiện tượng nghệ thuật có quan hệ
sinh thành trực tiếp với tiểu thuyết, sử thi cận đại nằm trong “vùng tiếp xúc
trực tiếp với cái hiện tại” sự chú ý của nó, trọng tâm nhận thức của nó hướng
vào cái hiện tại chứ không phải là vào quá khứ truyền thuyết như trong sử thi
cổ đại nữa .
Đối với tiểu thuyết, khơng cịn sự phân tách thực tại ra thành cái
cao quí và cái thấp hèn, cái đáng tái hiện nghệ thuật và cái không đáng được
tái hiện như thế một cách tiền định nữa. Đời sống được cảm thụ biện chứng
hơn. Những cái gì trước kia ở cách biệt nhau thì ngày nay hố ra tất cả đều

chịu sự chi phối chung của qui luật. Với chủ nghĩa hiện thực, tiểu thuyết đã
diễn ra một q trình dân chủ hố rõ rệt trong nghệ thuật, kể từ đề tài đến cách
19


xử lý đề tài, phương thức nhìn nhận, đánh giá thế giới và con người cho đến
quan niệm về công chúng và phương thức tác động của nghệ thuật về cơng
chúng. Đứng từ góc độ khác, đây là q trình mở rộng, quá trình trở nên bớt
khắc nghiệt, cứng đờ tuyệt đối của ranh giới giữa cái thẩm mĩ và cái phi thẩm
mĩ, giữa thông tin nghệ thuật và thông tin phi nghệ thuật.
Tiểu thuyết và sử thi cổ đại là những thể khác nhau trong loại
hình tự sự, sản phẩm của những thời kỳ nhất định và mang những giá trị thẩm
mĩ độc đáo khác nhau.
Tiểu thuyết - sử thi gần như một thể loại đứng giữa tiểu thuyết và
sử thi. Nó qui mơ hơn, hồnh tráng hơn tiểu thuyết nhưng lại chưa đạt đến
chất lượng của sử thi như Chiến tranh và hồ bình của L.Tơnxtơi hay Sơng
Đơng êm đềm của Cholokhov. Trong những bộ sử thi đã nêu, lịch sử được coi
là một cảm hứng chủ đạo, lịch sử được tái hiện chứ không phải được kể lại và
chỉ được coi như một đường viền như trong tiểu thuyết - sử thi, một cái phơng
trên đó các nhân vật hành động. Những sự kiện lịch sử lớn như Hội nghị Tân
Trào, cuộc Tổng khởi nghĩa trong Vỡ bờ... hoặc không được tái hiện hoặc chỉ
được kể lại dưới dạng một phóng sự ghi nhanh. Mặt khác hình tượng nhân dân
rộng lớn đi vào lịch sử, chưa được khắc hoạ rõ nét, trong khi tuyến đời tư,
tuyến số phận cá nhân trong Cửa biển> lại được dành quá nhiều không gian, quá nhiều ánh sáng .
Chúng tôi cho rằng Vỡ bờ, Cửa biển, Vùng trời nên gọi là tiểu
thuyết - sử thi hơn là sử thi .
Sự kết hợp giữa các yếu tố sử thi, kịch và trữ tình là đặc trưng của
tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ những năm 60 trở về sau .
Tiểu thuyết là bức tranh có tầm khái quát, có qui mô rộng lớn về

thế giới <như sử thi >; tiểu thuyết khai thác những mâu thuẫn, những xung đột
căng thẳng giữa ý chí chủ quan của con người với tính tất yếu lịch sử 20


bi kịch >; tiểu thuyết còn đi sâu vào thế giới nội tâm, vào cái tôi mang màu sắc
chủ quan trong cảm thụ thẩm mĩ, vào thiên nhiên đầy thanh sắc và cảm xúc
<như trữ tình>.
Bước tổng hợp trên chỉ diễn ra trong tiểu thuyết Việt Nam những
năm 60, trong nền văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Trong những cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và cách
mạng những năm 60, 70 có thể nói đã diễn ra q trình sử thi hố tiểu thuyết.
Thực tế, chúng ta đã phải đương đầu với một cuộc chiến tranh trường kỳ gian
khổ và khốc liệt. Trong suốt một chặng đường dài 30 năm <1945- 1975> nhân
dân ta đã phải đổ không biết bao máu và nước mắt. Cuộc chiến tranh chống lại
hai tên đế quốc đầu sỏ giàu mạnh và nguy hiểm đã làm rung động khắp năm
châu bốn biển. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống anh hùng đã sát cánh
bên nhau “từ gốc lúa bờ tre hồn hậu, cũng đứng lên thành những anh hùng”
chống lại kẻ thù cướp nước và bè lũ tay sai. Một lần nữa những con người
thần đồng của thế kỷ 20 lại được thử thách trong khói lửa của chiến tranh và
cách mạng. Chính hiện thực hào hùng đó đã tạo nên cảm hứng sử thi cho
nhiều bộ tiểu thuyết.
Nhìn chung, trước năm 1945 trong nhiều tác phẩm các nhân vật
của văn học hiện thực phê phán thường đi về hoạt động trong một mơi trường
hẹp, hoặc một góc chợ ở làng quê hay trong một gia đình... Nhưng giờ đây
hiện thực của chiến tranh và cách mạng không cho phép chỉ miêu tả nhân vật
trong một hoàn cảnh tù đọng, mà phải tạo điều kiện cho nhân vật tiếp xúc với
hồn cảnh xã hội rộng lớn, tắm mình trong dịng sông bao la cuồn cuộn của
lịch sử, của thời đại. Hiện thực đó địi hỏi các nhà văn phải nâng cao tầm khái
quát, tổng hợp vốn sống từ nhiều mặt, cho phép mở ra những hoàn cảnh rộng

với nhiều thành phố, nhiều vùng nông thôn rộng lớn... Trong các nhà văn hiện
thực phê phán, ngồi Nam Cao cịn có Ngun Hồng là những người có
21


chuyển biến rất nhanh ngay sau Cách mạng tháng Tám. Điều đó khơng phải là
ngẫu nhiên: ngay từ những năm 1938, 1939 Nguyên Hồng đã tham gia phong
trào Mặt trận dân chủ và viết được một vài tác phẩm chịu ảnh hưởng rõ rệt của
phong trào; năm 1943 Nguyên Hồng lại có chân trong nhóm Văn hố cứu
quốc bí mật.
Để có được những tác phẩm phù hợp với thời đại, các nhà văn
đều phải trải qua một bước ngoặt về thế giới quan và phương pháp sáng tác.
Sự chuyển biến về phương pháp sáng tác thường bắt đầu bằng một sự chuyển
biến về thế giới quan. Nguyên Hồng đã lao vào cuộc kháng chiến một lòng
một dạ đi theo cách mạng, nhưng tư tưởng nhà văn không phải lúc nào cũng
biến chuyển kịp với tình hình cách mạng. Cho nên phải đến bộ tiểu thuyết
Cửa biển <4 tập> thì tiểu thuyết của Ngun Hồng mới có quy mơ sử thi, bao
quát được những thời kỳ lịch sử quan trọng với hàng loạt sự kiện và biến cố,
với một khối lượng nhân vật đông đảo đi về hoạt động trong những mơi
trường, những hồn cảnh rộng lớn <Hải Phịng, Hà Nội, Nam Định>... Âm
hưởng sử thi, quy mô sử thi là nét nổi bật trong hàng loạt tiểu thuyết của
Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Nguyên Ngọc, Phan Tứ, Anh
Đức, Nguyễn Minh Châu... Nhưng không phải tất cả những cuốn tiểu thuyết
mang âm hưởng sử thi đều thuộc loại tiểu thuyết - sử thi, trong đó cảm hứng
lịch sử và cảm hứng nhân dân là hai cảm hứng chủ đạo. Những cảm hứng đó
đã qui định hình thức và qui mô của những bộ tiểu thuyết lớn.
Cùng với bộ tiểu thuyết Cửa biển của Nguyên Hồng, bộ tiểu
thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi là tác phẩm có qui mơ tương đối lớn của
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đã nêu lên hàng loạt vấn đề, kể cả
những vấn đề như số phận của tình yêu và sự sáng tạo nghệ thuật trong xã hội

cũ, vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình và trong toàn bộ đời sống xã
hội Việt Nam... nhưng chủ đề lớn nhất ở đây vẫn là đề tài chiến tranh và cách
22


mạng trên đất nước ta. Vỡ bờ thuộc vào loại tiểu thuyết nhiều chủ đề, nhiều
tuyến nhân vật và bình diện trong kết cấu và cốt truyện, nhiều phong cách và
thanh điệu trong ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả. Tác phẩm đã bao quát một
thời kỳ lịch sử dài, từ chiến tranh thế giới thứ hai đến Cách mạng tháng Tám
thắng lợi. Vỡ bờ đã dựng lên một bức tranh rộng lớn với mấy chục nhân vật
đại biểu cho nhiều tầng lớp người trong xã hội, mỗi nhân vật đều có một tâm
tư riêng trước những diễn biến lớn của thời đại và những vấn đề nóng hổi của
cuộc sống, có quan điểm và cách yêu đương khác nhau, có khuynh hướng
nghệ thuật khác nhau...
Như trên đã chứng minh tiểu thuyết - sử thi thường tái hiện một
thời kì lịch sử dài hoặc một sự kiện lịch sử cực kì quan trọng đối với vận
mệnh đất nước. Cửa biển <Nguyên Hồng> dựng lại toàn cảnh phong trào mặt
trận dân chủ, những hoạt động bí mật của Đảng cộng sản trong thời kỳ tiền
khởi nghĩa tiến tới cuộc Cách mạng Tháng Tám trong tồn quốc .

Tóm lại, sử thi và tiểu thuyết - sử thi là hai khái niệm gần gũi
nhau, mặc dù vậy nhưng chúng vẫn có những sắc thái khác nhau. Đó là sự vận
động theo thời gian, những điều kiện lịch sử xã hội, nhu cầu thẩm mĩ tạo nên
sự khác biệt về nội dung cũng như về phong cách nghệ thuật, kể từ những bộ
sử thi cổ đại đến sử thi cận đại cho đến những bộ tiểu thuyết mà chúng ta gọi
là tiểu thuyết - sử thi hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sử thi tuyệt đối hố q khứ,
xa rời thực tại, cịn tiểu thuyết - sử thi tiến đến thế giới thực tại và những gì
cịn đang ở trong tương lai.

23



×