Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.92 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH QUỐC ĐƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH CHỢ LỚN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 52340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM
2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH QUỐC ĐƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH CHỢ LỚN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 52340201
NGƯỜI
TS.
BÙI
HƯỚNG


DIỆUDẪN
ANHKHOA HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM
2021


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Khóa luận “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
CHỢ
LỚN” thực hiện nghiên cứu, phân tích CLTD (chất lượng tín dụng) tại Chi nhánh
trong 3 năm từ năm 2018 - 2020.
Dựa vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến CLTD tại Ngân hàng
thương
mại (NHTM), tác giả đã vận dụng vào đề tài nghiên cứu để phân tích và đánh giá
CLTD tại Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn (Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn). Kết quả nghiên cứu đạt được:
Thứ nhất: Hệ thống được một số lý luận cơ bản về tín dụng NHTM, CLTD và
nâng cao CLTD của NHTM.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng CLTD tại Techcombank - Chi nhánh
Chợ Lớn với những kết quả đạt được của Chi nhánh, hạn chế tồn tại trong nâng cao
CLTD và nguyên nhân của nó.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao CLTD của
Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn.
Nhìn chung Khóa luận có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý
về việc sử dụng
các giải pháp phù hợp với điều kiện tại địa bàn ngân hàng
mình nhằm nâng cao CLTD

tại Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn nói riêng và cho các chi
nhánh NHTM nói
chung. CLTD là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các
Ngân hàng. Với thực
trạng CLTD, các nguyên nhân hạn chế được phân tích cùng với
các giải pháp đề xuất,
tác giả mong muốn đề tài nghiên cứu của mình được vận dụng và
mang lại lợi ích
thực tiễn, thành cơng bền vững cho hệ thống Techcombank trong
thời gian tới.


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu cùng Quý thầy cơ khoa Tài Chính, khoa Ngân hàng Trường Đại học Ngân Hàng TP. HCM.
Tôi tên là Huỳnh Quốc Đông, tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tơi
thực hiện và được sự hướng dẫn của giảng viên TS. Bùi Diệu Anh. Các nội dung
nghiên cứu, số liệu thu thập trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét,
đánh giá có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa và được chính tác giả thu
thập từ các tài liệu, các website và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu,
nội dung được sử dụng trong báo cáo đã được điều chỉnh để đảm bảo tính bảo mật
của ngân hàng, được sự đồng ý của người đại diện ngân hàng, tuy nhiên không làm
thay đổi quy mơ, tỷ trọng của số liệu. Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng
của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã
được
cơng bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Mọi sự sai phạm, vi phạm hay gian lận, tôi
xin chịu mọi kỷ luật đến từ nhà trường.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2021

Tác giả
(Ký, ghi rõ Họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Ngân
Hàng TP. HCM, đã giảng dạy tận tình cho quá trình học tập của tôi tại trường suốt
hơn 3 năm qua, mang lại cho tôi những kiến thức quý giá. Nhận được sự hỗ trợ nhiệt
tình của Trường, tơi đã có cơ hội trải nghiệm thực tập thực tế tại đơn vị, để sau khi ra
trường tơi có một hành trang tốt.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến cô Bùi Diệu Anh, giảng viên hướng
dẫn
khóa luận của tơi đã giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận một cách chỉn chu nhất.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cũng nhờ anh chị
tại
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn đã tạo điều kiện, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi tiếp xúc với môi trường làm việc suốt thời gian thực tập của mình.
Kính chúc Ban giám hiệu Nhà trường cùng Q thầy cô nhiều sức khỏe, giúp
đỡ sinh viên trên con đường giảng dạy. Kính chúc Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP
Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn và anh chị Phịng Dịch vụ Ngân hàng Tài
chính Cá nhân (PFS) đạt được nhiều thành cơng trong cơng việc của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả
(Ký, ghi rõ Họ tên)


6

MỤC LỤC



7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK


8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

CVKH

Chuyên viên khách hàng


KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

PGD

Phòng giao dịch

QHKH

Quan hệ khách hàng

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

TCTD


Tổ chức tín dụng

TDNH

Tín dụng ngân hàng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

UBND

Uỷ ban Nhân dân


9

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
DANH MỤC BẢNG


1
0

GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Ngày nay, sau khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO,
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, mang tính sống cịn, địi hỏi mỗi lĩnh vực
phải trang bị cho mình một năng lực cạnh tranh tốt nhất. Ngân hàng là một trong
những lĩnh vực được đánh giá là sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt nhất. Cho đến thời
điểm hiện tại, nhiều ngân hàng trong nước đã và đang chuẩn bị sẵn sàng cho những
thách thức sắp tới. Sức ép mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng trong q trình hội
nhập kinh tế quốc tế bắt buộc các ngân hàng trong nước phải chủ động tăng cường
hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng nếu
không muốn bị sát nhập hay mua lại hoặc thậm chí phá sản. Trước tình hình đó,
ngành
ngân hàng nói chung và Techcombank chi nhánh Chợ Lớn nói riêng buộc phải nhìn
nhận lại quá trình hoạt động của mình để khắc phục những vấn đề tồn tại, đặc biệt
trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng khi
mà thu nhập của các ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng. Chính vì vậy,
việc đưa ra các phương thức, các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng, đảm bảo an tồn cho hoạt động ngân hàng
ln là vấn đề được đưa lên hàng đầu và không thể thiếu trong hoạt động của tất cả
ngân hàng. Mặt khác, để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng được các
đòi hỏi ngày càng cao của thị trường thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là một
vấn
đề sống cịn của tất cả ngân hàng. Nhận thấy, đây tuy không phải là một vấn đề mới
mẻ nhưng lại là một vấn đề quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng, cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế tại
Techcombank chi nhánh Chợ Lớn trong thời gian thực tập vừa qua, em quyết định
chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn".
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu



1
1

Mục tiêu của khóa luận là phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng
tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn. Trêncơ
sở chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, khoá luận
đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn.
Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương
Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn như thế nào? Có những thành công, hạn chế
nào?
Nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó là gì?

-

Giải pháp và kiến nghị nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn trong thời gian tới?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng
tại Ngân hàng thương mại .
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là Techcombank chi nhánh Chợ Lớn qua các năm từ năm
2018 đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, khóa luận sử dụng các phương
pháp: thống kê, phân tích, logic,...
Thu thập số liệu qua các Báo cáo thống kê về tình hình cho vay; báo cáo kết
quả
hoạt động kinh doanh tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn; tài liệu báo cáo thường
niên năm 2018, 2019, 2020 và các văn bản liên quan đến cơng tác tín dụng trong hệ
thống Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.


1
2

5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài chủ yếu có ý nghĩa về mặt thực tiễn: Những giải pháp đề xuất của khoá
luận sẽ là gợi ý cho các nhà quản trị ngân hàng (Techcombank chi nhánh Chợ Lớn)
có thể đưa ra các chính sách, quyết định phù hợp trong việc nâng cao chất lượng tín
dụng tại ngân hàng trong thời gian tới.


1
3

6. Tổng quan về nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chất lượng tín dụng đã có khá nhiều cơng trình đề cập
đến,
trong đó đáng chú ý có một số cơng trình sau đây:
-

Ngơ Thanh Phúc (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô”, Luận văn

thạc sỹ ngành tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

-

Lê Hải Nhung (2015), “Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội”, Luận
văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

-

Lê Thị Thanh Mỹ (2017), “Hoàn thiện phân tích chất lượng tín dụng tại các
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Học Viện Tài Chính
Trong các cơng trình khoa học được đề cập trên, vấn đề nâng cao chất lượng tín

dụng tại các ngân hàng đã được nhiều tác giả đề cập, tuy nhiên mỗi đề tài lại có một
cách tiếp cận, nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy vào tình hình
thực
tế và đặc điểm của từng ngân hàng, địa phương.
Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn” là đề tài nghiên cứu với mục đích
tìm ra định hướng và giải pháp giúp nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank
Chi nhánh Chợ Lớn trong thời gian sắp tới, đề tài được lựa chọn trên cơ sở công tác
thực tế và những mong muốn đóng góp của tác giả đối với chất lượng tín dụng tại
đơn vị mình đang công tác.
Đề tài này đề cập đến những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về chất lượng
tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn; nghiên cứu hoạt động tín dụng tại
Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp, kiến nghị
nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn trong thời gian

sắp tới.
7. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:


1
4

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân
hàng thương mại


1
5

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Techcombank chi nhánh Chợ
Lớn
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
Techcombank Chợ Lớn


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN

HÀNG
1.1.1.


Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một khái niệm đã xuất hiện từ sớm trong xã hội lồi người. Tín
dụng
theo nghĩa latinh là creditim, là sự tín nhiệm, tin tưởng, tên gọi này xuất phát từ bản
chất của quan hệ tín dụng. Trong quan hệ đó, người cho vay tin tưởng rằng người đi
vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng các thỏa thuận, làm ăn sinh lời và có
khả năng hồn trả đủ và đúng thời hạn.
Như vậy, ta có thể hiểu tín dụng ngân hàng như sau:
“Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín
dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo ngun tắc có
hồn
trả cả gốc và lãi.” (Bùi Diệu Anh, 2020, trang 07)
1.1.2.

Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Từ khái niệm trên, để hiểu rõ hơn về tín dụng ngân hàng, ta đi sâu vào các nội
dung mang tính đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới
dạng
tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký. Đây là điểm khác biệt với việc cấp tín dụng của các
tổ chức cấp tín dụng phi ngân hàng, theo đó tín dụng mà các tổ chức này chuyển
giao
cho khách hàng ln dưới dạng tiền mặt.
Thứ hai: Tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi
tín dụng khơng những phụ thuộc vào chính bản thân khách hàng, mà cịn phụ thuộc
vào mơi trường hoạt động, vượt ngồi tầm kiểm sốt của khách hàng như sự biến
động về lãi suất, tỷ giá, giá cả, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai



dịch
bệnh,... khi khách hàng gặp khó khăn do mơi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến
khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng.


Thứ ba: Tín dụng ngân hàng trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện. Các
chứng
từ được hình thành trong quan hệ tín dụng dựa trên những căn cứ pháp lý chặt
chẽnhư: Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo lãnh... Đây chính là
những
ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng
ngân
hàng.
1.1.3.

Phân loại tín dụng ngân hàng

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân biệt tín dụng ngân hàng thành
nhiều loại, phục vụ cho các mục đích quản trị hoạt động tín dụng
1.1.3.1.

Phân loại theo mục đích sử dụng tín dụng

Tín dụng sản xuất và lưu thơng hàng hóa là loại tín dụng được cung cấp cho
các
doanh nghiệp để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa, với thời hạn cấp tín dụng
chủ yếu dưới 1 năm nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp có nguồn vốn thiếu hụt trong
ngắn

hạn bổ sung để sản xuất hàng hóa, thanh tốn các khoản tiền hàng,...
Tín dụng tiêu dùng là loại hình tín dụng dành riêng cho khách hàng cá nhân để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, thường là các khoản vay mua sắm trang
thiết bị nội thất, mua phương tiện vận tải, mua nhà, sửa chữa, xây dựng nhà,....Loại
hình tín dụng này đang có xu hướng tăng lên trong thời gian qua, bởi nguồn khách
hàng cá nhân rất lớn, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đặc biệt các ngân hàng đang
theo đuổi hướng ngân hàng bán lẻ nên các dòng sản phẩm cho khách hàng cá nhân
được các ngân hàng chú trọng triển khai mạnh.
Tín dụng đối với các tổ chức tài chính khác là loại hình tín dụng được các ngân
hàng lớn tài trợ cho các tổ chức tín dụng nhỏ giúp đáp ứng một phần nhu cầu vốn
của
các tổ chức này. Đây được xem là những khoản tín dụng cung cấp dưới dạng “bán
sỉ/buôn”.


1.1.3.2.

Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng

Tín dụng ngắn hạn: là hoạt động tín dụng có thời hạn dưới 1 năm được sử dụng
để: bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, ứng trước tiền hàng, duy
trì hàng tồn kho; phục vụ nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình. Đây
là loại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hồn vốn nhanh, tránh được rủi ro về
lãi suất, lạm phát nên lãi suất ngắn hạn thấp hơn các loại khác.


Tín dụng trung hạn: là hoạt động tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được sử
dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư trang thiết bị máy móc, xây
dựngcác dự án mới có quy mơ nhỏ và thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, nó cịn là
nguồn

hình thành vốn lưu động thường xun của các doanh nghiệp.
Tín dụng dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn vay trên 5 năm. Các khoản
vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh hay dự án dài hạn như: Xây
dựng
nhà xưởng mới, xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận
tải... .Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường giải ngân
nhiều
lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn vì những biến
động khơng dự tính có thể xảy ra càng lớn.
1.1.3.3.

Phân loại theo phương thức tổ chức cấp tín dụng

Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng. trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp
cho khách hàng có nhu cầu vay vốn. đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp
cho ngân hàng.
Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian.
được
thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn
trong thời hạn thanh tốn.
1.1.3.4.

Phân loại theo tính chất đảm bảo/ mức độ tín nhiệm của người vay

Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh
của người thứ ba (theo quy định trong bộ luật dân sự). Hình thức này áp dụng với
những khách hàng vay mới, ít quan hệ đều phải áp dụng đảm bảo mới được ngân
hàng cấp tín dụng.
Tín dụng khơng có bảo đảm: Là tín dụng khơng có tài sản cầm cố, thế chấp hay
khơng có bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những khách

hàng truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao.
1.1.3.5.

Phân loại tín dụng theo hình thức cấp tín dụng

Các hình thức cấp tín dụng hiện nay tại NHTM bao gồm:


• Cho vay


Cho vay là hình thức cấp tín dụng. theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Đây nghiệp vụ
đặc trưng nhất của NHTM. Ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn
vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động. điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi
thiếu,bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ
quan

trọng

nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu.

• Chiết khấu chứng từ có giá
Ngân hàng thương mại đứng ra trả trước các hối phiếu hoặc các chứng từ có
giá
khác chưa đến hạn thanh tốn theo u cầu của người thụ hưởng bằng cách khấu trừ
ngay một số tiền nhất định được gọi là chiết khấu, số tiền khấu trừ được tính theo trị
giá chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác. Người thụ

hưởng muốn nhận số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền
hưởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối với các chứng từ xin chiết khấu. Trong
nghiệp
vụ chiết khấu, ngân hàng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp sở hữu chứng từ.
Nhưng khi chứng từ đến hạn ngân hàng lại gửi chứng từ đi để địi tiền người có
nghĩa
vụ trả tiền.

• Bảo lãnh ngân hàng
Là hình thức cấp tín dụng được thực hiện thơng qua sự cam kết bằng văn bản
của ngân hàng với bên thụ hưởng bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng của mình, khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và
hoàn trả lại cho ngân hàng số tiền đã được trả thay.

• Bao thanh tốn
Là nghiệp vụ tín dụng gián tiếp của ngân hàng thương mại, theo đó, ngân hàng
thương mại đồng ý cung cấp tín dụng cho nhà cung cấp nếu nhà cung cấp xuất trình


một bộ chứng từ thanh toán, trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký kết với bên mua.
Nói cách khác, bao thanh toán là việc ngân hàng thương mại đứng ra trả tiền ngay
cho nhà cung cấp, theo bộ chứng từ mà nhà cung cấp xuất trình. Sau đó, ngân hàng
sẽ đòi tiền người mua theo hợp đồng bao thanh tốn đã ký kết.

• Cho th tài chính


Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho thuê máy móc thiết
bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài

chính giữa Bên cho thuê là các cơng ty Cho th tài chính và Bên th là khách
hàng.
Bên cho th là các cơng ty tài chính cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện
vận
chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đối
vớicác tài sản thuê trong suốt quá trình thuê. Bên thuê được sử dụng tài sản thuê,
thanh
toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được
hủy
bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển
quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã được hai
bên thoả thuận.
1.2.

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1.

Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng
trong quan hệ tín dụng và đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, quy định
của
ngành, lợi nhuận cho ngân hàng và hạn chế rủi ro về vốn, phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội từng thời kỳ. (Đặng Văn Dơn 2012).
Như cách định nghĩa trên, ta xem xét chất lượng tín dụng được đánh giá trên 3
góc độ: khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.
i. Đối với NHTM: Đứng ở góc độ NHTM, chất lượng tín dụng phản ánh mức
độ rủi ro và khả năng sinh lời của các khoản tín dụng trên danh mục của
NHTM


trong

một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, có thể thơng qua các chỉ số đo lường về
độ

rủi

ro của các nhóm nợ, về khả năng sinh lời mà NHTM tạo ra trong tương quan
so

sánh

với các chuẩn mực quy định và so sánh qua các thời kỳ khác nhau để nhìn


nhận

về

chất lượng tín dụng của một NHTM.
ii. Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng xét ở góc độ khách hàng được phản
ánh thơng qua sự hài lịng của khách hàng trên cơ sở đáp ứng sự kỳ vọng và
thoả

mãn

nhu cầu mong đợi của khách hàng về sản phẩm NH đã cung cấp. Nói cụ thể
hơn,


đó

là NHTM đáp ứng về sự tin cậy, sự bảo đảm, sự tiện lợi.. .và các yêu cầu khác

khách hàng đòi hỏi đối với sản phẩm tín dụng. Nếu sự đáp ứng như kỳ vọng
của
khách hàng thì sản phẩm tín dụng được đánh giá là chất lượng tốt và ngược
lại.
iii. Đối với nền kinh tế: đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chất lượng tín dụng
được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hố, góp phần tạo
ra

cơng

ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích
tụ



tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và
tăng
kinh tế, hoà nhập với nền kinh tế quốc tế.

trưởng


×